Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu xác định thành phần hóa học của tinh dầu sả và ứng dụng làm tác nhân khử trong tổng hợp nano bạc từ dung dịch bạc nitrat.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HÓA HỌC
----------
TÓM TẮT BÁO CÁO
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Đề tài:
NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH TINH DẦU SẢ VÀ
ỨNG DỤNG
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Lê Tự Hải
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Trần Thiên Ân
Đàm Thị Lan Anh
Đà Nẵng, tháng 4 năm 2019
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tinh dầu là nguồn hương liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên cây cỏ, từ xa
xưa nó đã được mệnh danh là “báu vật của thiên nhiên” và đang được con người
chú ý và đầu tư khai thác. Mỗi loại tinh dầu đều có một mùi đặc trưng, có hương
thơm riêng và có tác dụng khác nhau. Cây Sả là một trong những nguyên liệu phổ
biến và quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Sả, ngoài chức năng làm gia vị
trong bữa ăn hàng ngày, nó còn có nhiều tác dụng phòng ngừa và chữa bệnh như
chữa các bệnh về tiêu hóa, giải độc, mất ngủ, nhiễm khuẩn, giảm huyết áp, giảm
cân, giảm stress...
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng thành phần trong Sả có tác
dụng ngăn chặn biến chứng của bệnh tiểu đường, bệnh thần kinh, bệnh thận và võng
mạc... Ngoài ra, nghiên cứu khác chỉ ra rằng, tinh dầu Sả có thể được coi là một
chất chống oxy hóa mạnh mẽ có khả năng chữa bệnh ung thư. Do đó, Sả được coi là
một loại cây có nhiều công dụng và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, có
nhiều phương pháp để rút chiết tinh dầu từ thực vật, trong đó có phương pháp
chưng cất lôi cuốn hơi nước đơn giản, dễ thực hiện và cho hiệu suất thu hồi tinh dầu
tương đối cao.
Tinh dầu Sả có nhiều công dụng và tiềm năng kinh tế nên đã có nhiều công
trình nghiên cứu. Tuy nhiên, có rất ít đề tài nghiên cứu ứng dụng tinh dầu sả vào
thực tế. Đề tài “Nghiên cứu chiết tách tinh dầu sả chanh và ứng dụng” giúp cho
việc sử dụng và bào chế thuận lợi, nâng cao giá trị của cây Sả vào trong đời sống
con người.
2. Mục tiêu của đề tài
+ Xác lập điều kiện tối ưu cho việc chiết tách tinh dầu từ củ Sả bằng
phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước.
+ Xác định thành phần hóa học của tinh dầu Sả chanh bằng sắc ký khí ghép
khối phổ (GC-MS)
+ Ứng dụng tinh dầu Sả làm nến thơm và nano bạc.
3. Phương pháp nghiên cứu
Để đặt ra được mục đích đề tài, nguyên cứu tiến hành theo các bước sau:
- Khảo sát thời gian và dung môi tối ưu ly trích tinh dầu
- Khảo sát ảnh hưởng của muối NaCl đến quá trình ly trích.
- Khảo sát thành phần hóa họ trong tinh dầu bằng máy sắc ký khí ghép khối
phổ (GC-MS)
- Ứng dụng tinh dầu Sả làm nến thơm
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Cây Sả thu mua tại chợ Hòa Khánh, TP. Đà Nẵng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
5. Bố cục
MỞ ĐẦU
Chương 1. TỔNG QUAN
Chương 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về tinh dầu Sả
1.1.1. Thành phần hóa học của tinh dầu Sả
1.1.2. Ứng dụng của tinh dầu Sả
1.2. Ứng dụng của tinh dầu Sả
1.2.1. Nến thơm tinh dầu Sả
1.2.2.
CHƯƠNG 2
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Dụng cụ, thiết bị và hóa chất
2.1.1. Dụng cụ
2.1.2. Thiết bị
2.1.3. Hóa chất
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Tỉ lệ NL/DM
Thời gian
Nồng độ NaCl
Làm khan bằng
Na2SO4
Hỗn hợp tinh dầu
Tinh dầu
Tổng hợp nano bạc
Ứng dụng làm nến thơm
Nguyên liệu
Xử lý
Nguyên liệu đã được xử lý
Hệ thống chưng cất hơi nước
Lắp hệ thống
Hình 2.1: Sơ đồ ly trích tinh dầu Sả
2.2.1. Thí nghiện 1: Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ly trích
- Khảo sát thời gian ly trích: Cân 200g nguyên liệu đã được xử lý, cho
nguyên liệu vào bình cầu. Thêm 500ml nước cất vào bình cầu. Khảo sát thời gian
trích ly trong vòng 5 giờ, khảo sát từng giai đoạn riêng, mỗi giai đoạn cách nhau 30
phút. Từ đó xác định được thời gian chiết tinh dầu tối ưu.
- Khảo sát thể tích dung môi: Cân 200g nguyên liệu đã xử lý với thời gian
ly trích tối ưu, khảo sát quá trình ly trích tinh dầu với những thể tích dung môi là
200ml, 300ml, 400ml, 500ml và 600ml. Từ đó chọn được thể tích thối ưu nhất.
- Khảo sát nồng độ NaCl: Cân 200g nguyên liệu đã xử lý, với thời gian ly
trích tối ưu, thể tích dung môi tối ưu. Tiến hành khảo sát với hàm lượng NaCl (w/v)
thay đổi: 0%, 5%, 10%, 15%.
- Xác định thành phần hóa học tinh dầu Sả: Phương pháp sắc ký ghép khối
phổ
2.2.2. Thí nghiệm 2: Ứng dụng sản xuất nến thơm
- Cân chính xác 40g sáp cọ mềm, 10g sáp ong trắng
- Tiến hành đun chảy sáp bằng phương pháp đun cách thủy. Đun chảy sáp ong
đến nhiệt độ 790C để sáp ong tan chảy hoàn toàn. Tiếp tục cho sáp cọ mền đã cân
vào. Khuấy đều nhẹ tay để sáp tan chảy hết đến dạng lỏng hoàn toàn.
- Cho dầu dừa và tinh dầu sả vào hỗn hợp trên khuấy đều theo tỉ lệ khảo sát
- Đỗ hỗn hợp sáp nóng chảy vào khuôn đã có tim nến. Để nguội ở nhiệt độ
phòng, ta thu được nến thành phẩm.
Bảng 2.1: Hàm lượng phụ gia thêm vào sáp nóng chảy
Phụ gia Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4
Dầu dừa (ml) - 1 1 1
Tinh dầu (ml) 0,5 0,5 1 1,5
2.2.3. Thí nghiệm 3: Khảo sát điều kiện ảnh hưởng đến quá trình tạo nano bạc
từ dung dịch AgNO3
- Khảo sát tỉ lệ tinh dầu và bạc nitrat: Cố định nồng độ bạc nitrat 100ppm,
thời gian phản ứng là 30 phút, nhiệt độ phòng. Thay đổi thể tích tinh dầu 1, 3, 5, 7,
9ml trong 30ml bạc nitrat.
- Khảo sát thời gian phản ứng: Cố định nồng độ bạc nitrat 100ppm, tỉ lệ tối
ưu đã khảo sát, thời gian phản ứng là 30 phút, nhiệt độ phòng. Thay đổi thời gian 10
, 20, 30, 40, 60 phút.
- Khảo sát nồng độ AgNO3: Cố định tỉ lệ và thời gian tối ưu đã khảo sát,
nhiệt độ phòng. Thay đổi nồng độ bạc nitrat 100, 200, 300, 400, 500 ppm.
- Đánh giá đặc tính của hạt nano bạc tạo thành thông qua đo TEM và EDX.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ly trích tinh dầu Sả
- Thời gian ly trích tinh dầu Sả: thời gian ly trích tối ưu là 240 phút
Hình 3.1: Đồ thị biểu diễn kết quả khảo sát thời gian ly
- Tỉ lệ NL/DM ly trích tinh dầu Sả: Thể tích dung môi tối ưu là 500ml
tương ứng với tỉ lệ NL/DM là 1/2,5 (w/v)
Hình 3.2: Đồ thị biểu diễn kết quả khảo sát thể tích dung môi
- Nồng độ NaCl đến dịch chiết: tỉ lệ muối cho vào mẫu là 10%
Hình 3.3: Đồ thị biểu diễn kết quả khảo sát nồng độ NaCl