Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu xác định mức protein thô, lysine/năng lượng trao đổi và tỷ lệ (methionine + cystine)/lysine thích hợp trong khẩu phần gà Ri lai  (♂ Ri x ♀ Lương Phượng) theo mùa vụ ở miền Bắc Việt Nam
PREMIUM
Số trang
143
Kích thước
1.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
985

Nghiên cứu xác định mức protein thô, lysine/năng lượng trao đổi và tỷ lệ (methionine + cystine)/lysine thích hợp trong khẩu phần gà Ri lai (♂ Ri x ♀ Lương Phượng) theo mùa vụ ở miền Bắc Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NCS. VÕ VĂN HÙNG

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH MỨC PROTEIN THÔ,

LYSINE/NĂNG LƯỢNG TRAO ĐỔI VÀ TỶ LỆ

(METHIONINE+CYSTINE)/LYSINE THÍCH HỢP

TRONG KHẨU PHẦN GÀ RI LAI (♂RI X ♀LƯƠNG PHƯỢNG)

THEO MÙA VỤ Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2017

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NCS. VÕ VĂN HÙNG

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH MỨC PROTEIN THÔ,

LYSINE/NĂNG LƯỢNG TRAO ĐỔI VÀ TỶ LỆ

(METHIONINE+CYSTINE)/LYSINE THÍCH HỢP

TRONG KHẨU PHẦNGÀ RI LAI(♂RI X ♀LƯƠNG PHƯỢNG)

THEO MÙA VỤ Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM

Ngành: Chăn nuôi

Mã số : 62.62.01.05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TS. Trần Thanh Vân - ĐH Thái Nguyên

2. TS. Trần Quốc Việt - Viện Chăn nuôi Quốc gia

THÁI NGUYÊN - 2017

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của riêng tôi, các số liệu

trong Luận án hoàn toàn trung thực do tôi thực hiện, có sự hợp tác của đồng

nghiệp, các thông tin trích dẫn trong Luận án đều được ghi rõ nguồn gốc, mọi

sự giúp đỡ đều được cảm ơn.

Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về các nội dung trong Luận án này.

Tác giả Luận án

Võ Văn Hùng

ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi khẳng định rằng, nếu không có sự giúp đỡ của các cơ quan, thầy

giáo, cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè, người thân và gia đình thì tôi không thể

thực hiện công trình nghiên cứu này được.

Nhân dịp hoàn thành Luận án tiến sĩ này, tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết

ơn sâu sắc tới người hướng dẫn khoa học của tôi: PGS.TS. Trần Thanh Vân,

cùng gia đình cô giáo TS. Nguyễn Thị Thúy Mỵ - Giảng viên Trường Đại học

Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên - đã tận tụy hướng dẫn, động viên, giúp đỡ tôi

suốt quá trình học tập, nghiên cứu, đã tạo điều kiện cơ sở vật chất để tôi thực

hiện toàn bộ thí nghiệm ở trang trại của gia đình.

Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Trần Quốc Việt - Viện Chăn nuôi Quốc

gia, giảng viên hướng dẫn, đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu,

đặc biệt lĩnh vực dinh dưỡng và lập khẩu phần thức ăn của gà thí nghiệm trên

phần mềm Brill.

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Nông

Lâm, Viện Khoa học Sự sống, Đại học Thái Nguyên và các nhà khoa học

khác đã giúp đỡ tôi, góp ý cho tôi để hoàn thành công trình nghiên cứu này.

Đặc biệt là sự góp ý của GS.TS. Từ Quang Hiển, GS.TS. Vũ Duy Giảng,

GS.TS. Nguyễn Duy Hoan, GS.TS. Lê Đức Ngoan, PGS.TS. Nguyễn Đăng

Vang, PGS.TS. Nguyễn Huy Đạt, PGS.TS. Bùi Hữu Đoàn, PGS.TS. Hoàng

Văn Tiệu đã giúp tôi có định hướng tốt ngay từ khi xây dựng đề cương nghiên

cứu đến khi hoàn thiện luận án tiến sĩ.

Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo UBND huyện Kỳ Anh, Trường Đại

học Hà Tĩnh, nơi tôi công tác, đã tạo điều kiện thuận lợi, cử tôi đi học, giúp

đỡ, khuyến khích để tôi có động lực tốt phấn đấu học tập, nghiên cứu.

Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thu Quyên, các học viên thạc sĩ,

sinh viên Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên về sự hợp tác

nghiên cứu trong suốt thời gian thực hiện Luận án.

Tôi xin chân thành cảm ơn Viện Chăn nuôi đã cung cấp con giống,

Công ty Ngôi sao Hy Vọng (Hope Star) Thái Nguyên đã cung cấp các nguyên

liệu thức ăn giúp tôi thực hiện tốt các thí nghiệm.

Đặc biệt, tôi xin dành tình cảm, biết ơn trân trọng nhất những người thân

yêu của tôi trong gia đình nhỏ của mình, cùng bạn bè, người thân của tôi, đã

giúp đỡ tôi cả về vật chất lẫn tinh thần để tôi hoàn thành Luận án này.

NCS.Võ Văn Hùng

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... ii

MỤC LỤC................................................................................................................ iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. vi

DANH MỤC BẢNG............................................................................................... vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH................................................................... vii

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1.Tính cấp thiết của đề tài ...........................................................................................1

2. Mục tiêu...................................................................................................................2

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................2

3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài .................................................................................2

3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài..................................................................................2

4. Những đóng góp mới của đề tài..............................................................................3

Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU....................................4

1.1. Những vấn đề chung về năng lượng, protein và axit amin ..................................4

1.1.1. Năng lượng........................................................................................................4

1.1.2. Protein ...............................................................................................................8

1.1.3. Axit amin.........................................................................................................10

1.2. Mối quan hệ giữa năng lượng, protein và axit amin ..........................................14

1.2.1. Mối quan hệ giữa năng lượng trao đổi và protein thô đối với gà thịt .............14

1.2.2. Mối quan hệ giữa năng lượng trao đổi và axit amin đối với gà thịt................16

1.2.3. Mối quan hệ giữa các axit amin với nhau và các axit amin với protein .........17

1.3. Ảnh hưởng của mùa vụ đến chăn nuôi gà..........................................................21

1.4. Tình hình nghiên cứu về mức lysine/năng lượng trao đổi và (methionine +

cystine)/lysine đối với gà thịt ...........................................................................23

1.4.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ................................................................23

1.4.2. Tình hình nghiên cứu trong nước....................................................................28

1.5. Một số thông tin liên quan đến đề tài.................................................................30

1.5.1. Khả năng sản xuất của gà Ri lai Lương Phượng.............................................30

iv

1.5.2. Sơ lược khí hậu miền Bắc Việt Nam ..............................................................32

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU................................................................................................33

2.1. Đối tượng, vật liệu nghiên cứu...........................................................................33

2.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................33

2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ...............................................................33

2.3.1. Bố trí thí nghiệm .............................................................................................33

2.3.2. Phương pháp lập khẩu phần thí nghiệm..........................................................37

2.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi........................................................................................38

2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu...............................................................................42

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................44

3.1. Thí nghiệm 1: Xác định mức lysine/ME, protein thô thích hợp trong khẩu

phần nuôi gà F1 (♂ Ri x ♀ Lương Phượng).....................................................44

3.1.1. Kết quả thí nghiệm 1 .......................................................................................44

3.1.2. Tổng hợp thảo luận mức dinh dưỡng thích hợp..............................................69

3.1.3. Kết quả chính đạt được từ thí nghiệm 1..........................................................72

3.2. Thí nghiệm 2 và thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của tỷ lệ (methionine +

cystine)/lysine trong khẩu phần đến sức sản xuất thịt của gà F1 (Ri x

Lương Phượng) nuôi vụ Đông - Xuân và vụ Hè - Thu. ...................................72

3.2.1. Kết quả và thảo luận thí nghiệm 2 và thí nghiệm 3 ........................................72

3.2.2. Kết quả chính đạt được từ thí nghiệm 2 và 3 ..................................................85

3.3. Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của các khẩu phần khác nhau (trên nền ngô

và gạo lật), theo mức dinh dưỡng mới đến khả năng sản xuất thịt của

gà F1 (Ri x Lương Phượng). ..........................................................................85

3.3.1. Kết quả và thảo luận thí nghiệm 4 ..................................................................85

3.3.2. Kết quả tính toán giả sử khi giá gạo lật giảm bằng giá ngô............................89

3.3.3. Kết quả chính đạt được từ thí nghiệm 4..........................................................91

3.4. Thí nghiệm 5: Khảo sát khả năng sản xuất thịt của gà F1 (♂ Ri × ♀ Lương

Phượng) theo mức dinh dưỡng mới khuyến cáo, trong điều kiện sản xuất

nông hộ tại Thái Nguyên ..................................................................................91

3.4.1. Kết quả và thảo luận........................................................................................91

v

3.4.2. Kết quả chính đạt được từ thí nghiệm 5..........................................................95

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.....................................................................................96

4.1. Kết luận ..............................................................................................................96

4.2. Đề nghị ...............................................................................................................96

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN

LUẬN ÁN........................................................................................................97

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................98

PHỤ LỤC...............................................................................................................109

vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ

Aa Axit amin

CP Protein thô

Cs Cộng sự

Cys Cystine

DCP Dicalcium Phosphate

DE Năng lượng tiêu hóa

ĐVT Đơn vị tính

ECH4 Năng lượng khí tiêu hóa

EN Chỉ số kinh tế

FCR Hệ số chuyển hóa thức ăn

FE Năng lượng thô trong phân

GE Năng lượng thô

HI Năng lượng sinh nhiệt

KLBQ Khối lượng bình quân

Lys Lysine

ME Năng lượng trao đổi

Met Methionine

n Số mẫu

NCNL Nhu cầu năng lượng

NL Năng lượng

NE Năng lượng thuần

NEm Năng lượng thuần cho duy trì

NRC Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Mỹ

P Xác xuất thống kê

PI Chỉ số sản xuất

SEM Sai số của số trung bình

T Nhiệt độ môi trường (oC)

TN Thí nghiệm

UE Năng lượng trong nước tiểu

W0,75 Khối lượng trao đổi

vii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Tỷ lệ axit amin thiết yếu so với lysine trong protein lý tưởng của

khẩu phần cho gà thịt.............................................................................. 14

Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1 .....................................................................34

Bảng 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2 và 3 ................................................................. 35

Bảng 2.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 4 ......................................................................... 36

Bảng 2.4. Mức dinh dưỡng nuôi gà thí nghiệm 5 .................................................... 37

Bảng 3.1. Ảnh hưởng của từng yếu tố CP, lys/ME trong khẩu phần đến các chỉ

tiêu giai đoạn 1 (1 - 21 ngày tuổi) .......................................................... 44

Bảng 3.2. Ảnh hưởng đồng thời của hai yếu tố CP và lys/ME đến các chỉ tiêu

giai đoạn 1 (1 - 21 ngày tuổi) ................................................................. 46

Bảng 3.3. Ảnh hưởng của từng yếu tố CP, lys/ME trong khẩu phần đến các chỉ

tiêu giai đoạn 2 (22 - 49 ngày tuổi) ........................................................ 49

Bảng 3.4. Ảnh hưởng đồng thời của hai yếu tố CP và lys/ME đến các chỉ tiêu

giai đoạn 2 (22 - 49 ngày tuổi) ............................................................... 51

Bảng 3.5. Ảnh hưởng của từng yếu tố CP, lys/ME trong khẩu phần đến các chỉ

tiêu cộng dồn đến 49 ngày tuổi............................................................... 52

Bảng 3.6. Ảnh hưởng đồng thời của hai yếu tố CP và lys/ME đến các chỉ tiêu

cộng dồn đến 49 ngày tuổi...................................................................... 54

Bảng 3.7. Ảnh hưởng của từng yếu tố CP, lys/ME trong khẩu phần đến các chỉ

tiêu giai đoạn 3 (50 - 84 ngày tuổi) ........................................................ 57

Bảng 3.8. Ảnh hưởng đồng thời của hai yếu tố CP và lys/ME đến các chỉ tiêu

giai đoạn 3 (50 - 84 ngày tuổi) ............................................................... 59

Bảng 3.9. Ảnh hưởng của từng yếu tố CP, lys/ME trong khẩu phần đến một số

chỉ tiêu toàn kỳ (1 - 84 ngày tuổi) .......................................................... 60

Bảng 3.10. Ảnh hưởng đồng thời của hai yếu tố CP và lys/ME đến một số chỉ

tiêu toàn kỳ (1 - 84 ngày tuổi) ................................................................ 63

Bảng 3.11. Ảnh hưởng của các mức protein thô, lys/ME trong khẩu phần đến

kết quả khảo sát thân thịt gà thí nghiệm 1 ............................................. 66

viii

Bảng 3.12. Ảnh hưởng đồng thời của hai yếu tố CP và lys/ME đến kết quả khảo

sát thân thịt gà thí nghiệm 1, lúc 84 ngày tuổi........................................ 68

Bảng 3.13. Một số chỉ tiêu sức sản xuất gà thí nghiệm 2 (vụ Đông - Xuân) và

thí nghiệm 3 (vụ Hè - Thu), giai đoạn 1 - 21 ngày tuổi.......................... 73

Bảng 3.14. Một số chỉ tiêu sức sản xuất gà thí nghiệm 2 (vụ Đông - Xuân) và

thí nghiệm 3 (vụ Hè - Thu), giai đoạn 1 - 49 ngày tuổi.......................... 74

Bảng 3.15. Một số chỉ tiêu sức sản xuất gà thí nghiệm 2 (vụ Đông - Xuân) và

thí nghiệm 3 (vụ Hè - Thu), giai đoạn 1 - 84 ngày tuổi.......................... 75

Bảng 3.16. Chỉ tiêu khảo sát thân thịt gà thí nghiệm 2 (vụ Đông - Xuân) và thí

nghiệm 3 (vụ Hè - Thu) .......................................................................... 76

Bảng 3.17. Một số chỉ tiêu sức sản xuất của gà thí nghiệm 4.................................. 86

Bảng 3.18. Kết quả khảo sát thân thịt gà thí nghiệm 4 ............................................ 87

Bảng 3.19. Một số chỉ tiêu của gà thí nghiệm đến 84 ngày tuổi giả sử giá gạo lật

giảm bằng giá ngô................................................................................... 90

Bảng 3.20. Một số chỉ tiêu sản xuất của gà thí nghiệm 5, giai đoạn 1 - 84 ngày tuổi...92

Bảng 3.21. Kết quả khảo sát thân thịt gà thí nghiệm 5.......................................................94

Bảng 3.22. Sơ bộ hạch toán thu - chi phí gà thí nghiệm 5 .......................................... ..95

ix

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH

Hình 3.1. Biểu đồ ảnh hưởng đồng thời các yếu tố đến sinh trưởng tuyệt đối toàn

kỳ của gà thí nghiệm 1 (giai đoạn 1 - 84 ngày tuổi)................................62

Hình 3.2. Biểu đồ ảnh hưởng đồng thời các yếu tố thí nghiệm đến FCR toàn kỳ của gà

thí nghiệm 1 (giai đoạn 1 - 84 ngày tuổi) ....................................................64

Hình 3.3. Biểu đồ ảnh hưởng đồng thời của các yếu tố thí nghiệm đến chi phí

thức ăn toàn kỳ gà của thí nghiệm 1.......................................................65

Hình 3.4. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm 2, vụ Đông - Xuân .........78

Hình 3.7. Biểu đồ chi phí thức ăn của gà thí nghiệm 3, vụ Hè - Thu ........................80

Hình 3.8. Đồ thị chi phí thức ăn và FCR của gà thí nghiệm 4 ..................................89

Hình 3.10. Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối cộng dồn của gà thí nghiệm 5.....................93

1

MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài

Mức năng lượng trao đổi (kcal ME) và protein thô trong thức ăn (%

CP) có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nên khi xây dựng khẩu phần cho gia

cầm người ta luôn hết sức chú trọng. Tuy nhiên, chất lượng protein thô phụ

thuộc vào số lượng và tỷ lệ các axit amin trong đó, đặc biệt số lượng và tỷ lệ

các axit amin thiết yếu.

Vì thế, theo đa số các nhà khoa học, việc nghiên cứu tỷ lệ giữa ME với

các axit amin trong khẩu phần sẽ cho kết quả chính xác hơn so với tỷ lệ giữa

năng lượng trao đổi với % protein thô trong khẩu phần (Nguyễn Duy Hoan,

2010 [13]). Ngoài ra, một hướng tiếp cận mới của một số tác giả nước ngoài

trong nghiên cứu về axit amin cho gà thịt là tính tỷ lệ (methionine +

cystine)/lysine trong khẩu phần, vì lysine và methionine là hai axit amin (aa)

giới hạn đầu tiên và thứ hai trong hầu hết các loại thức ăn cho gà. Theo

hướng nghiên cứu này, nhiều tác giả đã công bố kết quả cho đối tượng gà

broiler nuôi chuồng kín (Claudia và cs. (2011) [58]; Mingbin và cs. (2011)

[76]; Mohsen Farkhoy và cs. (2012) [77]; Fernando và cs. (2014) [59] ...). Ở

Việt Nam, trong những năm gần đây, bên cạnh phát triển mạnh chăn nuôi gà

broiler bằng các giống ngoại nhập năng suất cao thì phương thức chăn nuôi

chuồng hở, chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện thời tiết khí hậu theo mùa

vụ, với các nhóm đối tượng gà lai từ các giống gà lông mầu ngày càng có

tính phổ biến. Tiêu chuẩn ăn cho nhóm đối tượng gà thịt này chưa có tài liệu

nào công bố và khuyến cáo.

Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi đã thực hiện đề tài: "Nghiên cứu xác

định mức protein thô, lysine/năng lượng trao đổi và tỷ lệ (methionine +

cystine)/lysine thích hợp trong khẩu phần gà Ri lai (♂ Ri x ♀ Lương Phượng)

theo mùa vụ ở miền Bắc Việt Nam”.

2

2. Mục tiêu

Xác định được mức lysine/ME, protein thô thích hợp trong khẩu phần

nuôi gà F1 (♂ Ri x ♀ Lương Phượng).

Xác định được tỷ lệ (methionine + cystine)/lysine thích hợp trong khẩu

phần nuôi gà F1 (♂ Ri x ♀ Lương Phượng) theo mùa vụ khác nhau ở miền

Bắc Việt Nam.

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài

Xác định mức dinh dưỡng tối ưu cho gà F1 (♂ Ri x ♀ Lương Phượng)

thông qua mức protein thô, lysine/ME và tỷ lệ (methionine + cystine)/lysine

thích hợp trong khẩu phần là phương pháp có tính khoa học, tính thực tiễn và

tính khả thi cao; đồng thời kết quả nghiên cứu làm cơ sở cho việc xây dựng

các công thức thức ăn cho gà Ri lai nuôi thịt ở miền Bắc Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu góp phần hoàn thiện quy trình nuôi dưỡng gà thịt

lông mầu đang được nuôi phổ biến là gà F1 (♂ Ri x ♀ Lương Phượng).

Góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường chăn nuôi gà do gà được sử

dụng thức ăn cân đối các axit amin quan trọng với protein và năng lượng.

Kết quả của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo để phục vụ giảng dạy và

các nghiên cứu tiếp theo.

3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi gà Ri lai bằng việc sử dụng thức

ăn có mức protein thô, lysine/ME và (methionine + cystine)/lysine hợp lý.

Các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi, nông hộ, trang trại chăn nuôi gà thịt

lông mầu có thể ứng dụng kết quả để sản xuất, kinh doanh mang lại hiệu quả

kinh tế cao hơn.

3

Góp phần cung cấp cơ sở căn cứ khoa học cho các nhà quản lý ra quyết

định, chính sách liên quan đến thay thế một phần ngô trong khẩu phần nuôi gà

thịt lông mầu bằng gạo lật.

4. Những đóng góp mới của đề tài

Công bố tỷ lệ lysine/ME, tỷ lệ protein thô thích hợp trong khẩu phần

chăn nuôi gà thịt F1 (♂ Ri x ♀ Lương Phượng).

Công bố tỷ lệ (methionine+cystine)/lysine thích hợp trong khẩu phần

thức ăn chăn nuôi gà thịt F1 (♂ Ri x ♀ Lương Phượng) theo mùa vụ ở miền

Bắc Việt Nam.

Công bố khả năng sử dụng gạo lật thay thế ngô trong khẩu phần chăn

nuôi gà F1(♂ Ri x ♀ Lương Phượng) theo mức dinh dưỡng tối ưu mới

khuyến cáo.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!