Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu xác định mức độ dễ bị tổn thương do lũ lớn đến kinh tế - xã hội tỉnh An Giang và đề xuất các biện pháp quản lý thiên tai lũ lụt :Luận văn Thạc sĩ - Chuyên ngành : Quản lý Tài nguyên & Môi trường
PREMIUM
Số trang
103
Kích thước
3.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1160

Nghiên cứu xác định mức độ dễ bị tổn thương do lũ lớn đến kinh tế - xã hội tỉnh An Giang và đề xuất các biện pháp quản lý thiên tai lũ lụt :Luận văn Thạc sĩ - Chuyên ngành : Quản lý Tài nguyên & Môi trường

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGÔ THỊ PHƯƠNG ANH

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ DỄ BỊ TỔN

THƯƠNG DO LŨ LỚN ĐẾN KINH TẾ - XÃ HỘI

TỈNH AN GIANG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN

PHÁP QUẢN LÝ THIÊN TAI LŨ LỤT

Chuyên ngành: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Mã chuyên ngành: 60.850101

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGÔ THỊ PHƯƠNG ANH

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ DỄ BỊ TỔN

THƯƠNG DO LŨ LỚN ĐẾN KINH TẾ - XÃ HỘI

TỈNH AN GIANG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN

PHÁP QUẢN LÝ THIÊN TAI LŨ LỤT

Chuyên ngành: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Mã chuyên ngành: 60.850101

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019

Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh.

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đinh Đại Gái

Người phản biện 1: .......................................................................................................

Người phản biện 2: .......................................................................................................

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn thạc sĩ Trường Đại

học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh ngày . . . . . tháng . . . . năm . . . . .

Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:

1. .........................................................................- Chủ tịch Hội đồng

2. .........................................................................- Phản biện 1

3. .........................................................................- Phản biện 2

4. .........................................................................- Ủy viên

5. .........................................................................- Thư ký

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG VIỆN TRƯỞNG

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: Ngô Thị Phương Anh MSHV: 15001611

Ngày, tháng, năm sinh: 12/01/1990 Nơi sinh: Bình Thuận

Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường Mã chuyên ngành: 60.850101

I. TÊN ĐỀ TÀI:

Nghiên cứu xác định mức độ tổn thương do lũ lớn tới Kinh tế - Xã hội tỉnh An Giang

và đề xuất giải pháp quản lý thiên tai lũ lụt.

NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:

1. Đánh giá tình hình lũ lụt và điều kiện tự nhiên, KT-XH tỉnh An Giang

2. Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá mức độ dễ bị tổn thương do lũ lụt cho tỉnh An Giang

3. Áp dụng bộ tiêu chí tính toán chỉ số mức độ dễ bị tổn thương do lũ lụt cho TP Châu

Đốc, tỉnh An Giang.

4. Đánh giá các thách thức và định hướng các giải pháp quản lý thiên tai lũ lụt cho

TP Châu Đốc, tỉnh An Giang.

II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: Theo Quyết định Số 1064/QĐ-ĐHCN ngày

08/05/2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Công Nghiệp TP. HCM.

III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 22/03/2019

IV. NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Đinh Đại Gái

Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 20 …

NGƯỜI HƯỚNG DẪN

PGS.TS. Đinh Đại Gái

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

VIỆN TRƯỞNG

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

i

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của Quý

Thầy cô, các cán bộ chuyên môn cùng nhiều người thân và bạn bè.

Trước hết tôi xin chân thành cám ơn:

PGS.TS. Đinh Đại Gái là người Thầy hướng dẫn trực tiếp của tôi. Với những ý kiến

đóng góp tích cực cùng với những kinh nghiệm quý báu, những phương pháp luận

khoa học cụ thể đã giúp tôi định hướng đề tài ngay từ đầu và thực hiện hoàn chỉnh

luận văn.

Quý Thầy cô đang công tác tại Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường,

Trường Đại học Công nghiệp TPHCM. Chính nhờ sự tận tâm của họ trong trong công

tác giảng dạy đã giúp tôi tích lũy được rất nhiều kiến thức chuyên môn hữu ích, là cơ

sở trong quá trình thực hiện luận văn.

Đề tài cấp Bộ Tài nguyên và Môi trường “Nghiên cứu xây dựng phương pháp đánh

giá rủi ro lũ lụt vùng đồng bằng sông Cửu Long - Áp dụng thí điểm cho tỉnh An

Giang” mã số TNMT.2016.05.15. Thông qua việc tham gia đề tài này, Học viên đã

thu thập được các phương pháp luận và số liệu phục vụ thực hiện các nội dung của

đề tài Luận văn Thạc sĩ.

Tiếp đến là lời cám ơn của tôi dành cho những người cán bộ đang công tác tại Chi

cục thống kê Tỉnh An Giang, Sở TNMT Tỉnh An Giang, Phòng Thống kê thành phố

Châu Đốc và UBND các xã/phường trên địa bàn thành phố. Họ đã giúp tôi thu thập

số liệu làm cơ sở tính toán chỉ số dễ bị tổn thương do lũ lụt cho thành phố Châu Đốc.

Sau cùng tôi xin cám ơn sự quan tâm, động viên, giúp đỡ về mặt tinh thần của gia

đình và bạn bè trong suốt thời gian thực hiện luận văn.

ii

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Trên cơ sở kế thừa các bộ tiêu chí đánh giá mức độ dễ bị tổn thương đã được nghiên

cứu trong và ngoài nước, luận văn xây dựng bộ tiêu chí riêng, phù hợp với đặc điểm

lũ lụt tại vùng ĐBSCL cũng như đặc điểm điều kiện tự nhiên và KT-XH của tỉnh An

Giang. Bộ tiêu chí được áp dụng để thử nghiệm tính toán mức độ dễ bị tổn thương do

lũ lụt (theo 3 kịch bản lũ: lũ lớn, lũ trung bình và lũ nhỏ) tại TP Châu Đốc, tỉnh An

Giang. Từ đó, luận văn đề xuất giải pháp cải thiện, nâng cao năng lực trong quản lý

và phòng ngừa thiên tai do lũ lụt cho TP. Các kết quả chính của luận văn được tóm

tắt như sau: (1) Xây dựng bộ tiêu chí phù hợp để tính toán chỉ số dễ bị tổn thương –

FVI cho tỉnh An Giang bao gồm 42 thông số thuộc 8 chỉ thị của 3 tiêu chí; Xây dựng

quy trình tính toán chỉ số FVI và phân cấp mức độ dễ bị tổn thương theo 5 cấp: Rất

lớn; Lớn; Tương đối; Trung bình; Nhỏ. (2) Áp dụng tính toán thử nghiệm mức độ dễ

bị tổn thương cho 7 xã/phường thuộc TP Châu Đốc, tỉnh An Giang. Kết quả cho thấy,

trong cả 3 kịch bản lũ thì mức độ tổn thương của cả TP Châu Đốc chỉ ở mức Trung

bình, chỉ số FVI dao động từ 0,301 đến 0,331 với trận lũ lớn, từ 0,322 đến 0,351 trong

trận lũ Trung bình và từ 0,336 đến 0,371 trong trận lũ lớn. (3) Trên cơ sở phân tích

sâu giá trị các biến trong bộ tiêu đã được tính toán, một số giải pháp mang tính định

hướng nhằm giảm thiểu những tổn thương do lũ gây ra đã được đề xuất. Ngoài những

biện pháp giảm diện ngập lụt thì cần có những biện pháp làm giảm tính nhạy với lũ

của các đối tượng trên lưu vực, cũng như làm tăng khả năng chống chịu với lũ của

cộng đồng.

Keywords: Mức độ dễ bị tổn thương, Châu Đốc An Giang, FVI.

iii

ABSTRACT

On the basis of inheriting the set of criteria for assessing the vulnerability that have

been studied at home and abroad, the dissertation builds its own set of criteria,

suitable to the flood characteristics in the Mekong Delta region as well as the

characteristics of Natural and socio-economic conditions of An Giang province. The

set of criteria used to test the extent of vulnerability to flooding (according to 3 flood

scenarios: big flood, medium flood and small flood) in Chau Doc City, An Giang

province. Since then, the thesis proposes solutions to improve and improve capacity

in disaster management and prevention for the city. The main results of the thesis are

summarized as follows: (1) Develop an appropriate set of criteria to calculate

vulnerability index - FVI for An Giang province includes 42 parameters of 8

indicators of 3 criteria. - Develop a process of calculating FVI index and

decentralization of vulnerability levels according to 5 levels: Very large; Great;

Relatively; Medium; Small. (2) Applying the calculation of vulnerability test for 7

communes / wards of Chau Doc City, An Giang province. The results show that, in

all 3 flood scenarios, the level of vulnerability of all Chau Doc City is only average,

the FVI index ranges from 0.301 to 0.331 with a large flood, from 0.322 to 0.351 in

the average flood and from 0.336 to 0.371 in the big flood. (3) On the basis of in￾depth analysis of the values of the variables in the calculated pepper set, some oriental

solutions to mitigate flood-induced injuries have been proposed. In addition to

measures to reduce flooding, measures need to be taken to reduce the susceptibility

to flood in the basin, as well as to increase the resilience of the community.

Keywords: Vulnerability level, Chau Đoc An Giang, FVI.

iv

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu

trong Luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các công trình khác. Nếu

không đúng như đã nêu trên, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về đề tài của mình.

Học viên

Ngô Thị Phương Anh

v

MỤC LỤC

MỤC LỤC...................................................................................................................v

DANH MỤC HÌNH ẢNH ...................................................................................... viii

DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... ix

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................... xi

MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1

1. Đặt vấn đề ..............................................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................................3

4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ............................................................3

5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài....................................................................................6

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU .............................7

1.1 Khái niệm lũ lụt và phân cấp lũ .......................................................................7

1.2 Tổng quan các nghiên cứu về đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ trên thế giới

8

1.2.1 Tính dễ bị tổn thương do lũ lụt......................................................................8

1.2.2 Tính toán mức độ dễ bị tổn thương do lũ lụt...............................................10

1.2.2.1 Quan điểm tiếp cận.................................................................................11

1.2.2.2 Các mô hình áp dụng....................................................................................13

1.3 Tổng quan nghiên cứu trong nước .....................................................................17

1.4 Tổng quan vùng nghiên cứu...............................................................................20

1.4.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên của TP Châu Đốc....................................................20

1.4.1.1 Vị trí địa lý ...................................................................................................20

1.4.1.2 Đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng[30] .............................................................21

1.4.1.3 Đặc điểm khí hậu .........................................................................................23

1.4.1.4 Đặc điểm thuỷ văn .......................................................................................25

1.4.2 Hiện trạng phát triển Kinh tế - Xã hội [31, 32]...............................................26

1.4.2.1 Dân cư và lao động ......................................................................................26

vi

1.4.2.2 Phát triển kinh tế ..........................................................................................26

1.4.2.3 Giáo dục, y tế, văn hoá.................................................................................28

1.4.3 Tình hình lũ lụt ............................................................................................29

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................32

2.1 Khung tiến trình thực hiện đề tài.......................................................................32

2.2 Phương pháp tính toán chỉ số WSI.....................................................................33

2.2.1 Thiết lập bộ tiêu chí tính toán chỉ số FVI cho tỉnh An Giang.........................33

2.2.1.1 Bộ tiêu chí tham chiếu...................................................................................33

2.1.2.2 Nguyên tắc sàng lọc và thiết lập bộ tiêu chí .................................................36

2.2.2 Thu thập và tính toán số liệu đầu vào (số liệu thô) cho các biến số ................37

2.2.2.1 Phương pháp tính toán số liệu đầu vào cho các biến thuộc thành phần Hiểm

họa lũ lụt (H) .............................................................................................................37

2.2.2.2 Phương pháp tính toán số liệu đầu vào cho các biến thuộc thành phần Độ phơi

nhiễm (E)...................................................................................................................38

2.2.2.3 Phương pháp thu thập và biên tập số liệu đầu vào cho các biến thuộc thành

phần Tính chống chịu (C) .........................................................................................39

2.2.3 Tính toán chỉ số FVI ........................................................................................42

2.3 Xây dựng bản đồ đánh giá mức độ dễ bị tổn thương.........................................47

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...........................................................49

3.1 Kết quả thiết lập bộ tiêu chí đánh giá mức độ dễ bị tổn thương cho tỉnh An Giang

...................................................................................................................................49

3.1.1 Tiêu chí Hiểm họa lũ lụt (H)...........................................................................49

3.1.2 Tiêu chí Độ phơi nhiễm (E) ............................................................................49

3.1.3 Tiêu chí Tính chống chịu (C)..........................................................................50

3.2 Kết quả tính toán chỉ số FVI cho TP Châu Đốc, tỉnh An Giang........................52

3.2.1 Kết quả tính toán cho tiêu chí Hiểm họa lũ lụt (H).........................................52

3.2.1.1 Xác định trận lũ điển hình để mô phỏng .................................................52

3.2.1.2 Kết quả mô phỏng lũ và chuẩn hóa số liệu ...................................................54

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!