Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu xác định một số yếu tố gây bệnh của vi khuẩn Pasteurella multocida trong bệnh tụ huyết trùng trâu, bò tại Hà Giang, Cao Bằng và lựa chọn vắc xin phòng bệnh
PREMIUM
Số trang
163
Kích thước
2.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1846

Nghiên cứu xác định một số yếu tố gây bệnh của vi khuẩn Pasteurella multocida trong bệnh tụ huyết trùng trâu, bò tại Hà Giang, Cao Bằng và lựa chọn vắc xin phòng bệnh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

---------------------------

PHẠM THỊ PHƯƠNG LAN

Tên đề tài:

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH MỘT SỐ YẾU TỐ GÂY BỆNH

CỦA VI KHUẨN Pasteurella multocida TRONG BỆNH TỤ

HUYẾT TRÙNG TRÂU, BÒ TẠI HÀ GIANG, CAO BẰNG

VÀ LỰA CHỌN VẮC XIN PHÒNG BỆNH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ THÚ Y

Thái Nguyên, năm 2017

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

---------------------------

PHẠM THỊ PHƯƠNG LAN

Tên đề tài:

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH MỘT SỐ YẾU TỐ GÂY BỆNH

CỦA VI KHUẨN Pasteurella multocida TRONG BỆNH TỤ

HUYẾT TRÙNG TRÂU, BÒ TẠI HÀ GIANG, CAO BẰNG

VÀ LỰA CHỌN VẮC XIN PHÒNG BỆNH

Ngành: Ký sinh trùng và Vi sinh vật học thú y

Mã số: 9.64.01.04

LUẬN ÁN TIẾN SĨ THÚ Y

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Đặng Xuân Bình

2. TS. Nguyễn Ngọc Nhiên

Thái Nguyên, năm 2017

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,

kết quả trong luận án này là trung thực, không trùng lặp với những kết quả đã được

công bố và chưa từng sử dụng để bảo vệ một học vị nào.

Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đề tài và hoàn thành luận

án đều đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án đều đã được chỉ rõ

nguồn gốc.

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2017

Tác giả

Phạm Thị Phương Lan

ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của nhiều

tổ chức, cá nhân, của các thầy, các cô, các bạn đồng nghiệp và gia đình.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo và các thầy, cô của Đại học Thái

Nguyên, phòng Đào tạo, khoa Chăn nuôi Thú y, trường Đại học Nông Lâm đã trực

tiếp giảng dạy tôi trong suốt thời gian học tập.

Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể cán bộ khoa Chăn nuôi Thú y, trường Đại

học Nông Lâm; Bộ môn vi trùng - Viện Thú y; Bộ môn vi trùng – Trung tâm chẩn

đoán Thú y Trung ương đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi

hoàn thành đề tài nghiên cứu.

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ Chi cục Thú y

tỉnh Cao Bằng và Chi cục Thú y tỉnh Hà Giang đã hết sức tạo điều kiện, giúp đỡ tôi

trong quá trình thí nghiệm và thực hiện luận văn này.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Đặng Xuân Bình trường Đại học Nông Lâm và TS. Nguyễn Ngọc Nhiên

Bộ môn Vi trùng – Viện Thú y đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá

trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận án.

Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới các thày cô giáo, các anh, chị, em –

Viện Thú y Quốc gia đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện thí nghiệm, đóng góp

những ý kiến quý báu, cùng những kinh nghiệm nghiên cứu để tôi hoàn thiện đề tài

nghiên cứu.

Tôi luôn biết ơn gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên, hỗ

trợ tôi trong suốt thời gian qua.

Tôi xin chân thành cảm ơn./.

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2017

Tác giả

Phạm Thị Phương Lan

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................................ii

MỤC LỤC ...............................................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT.........................................................................vi

DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................................vii

DANH MỤC CÁC HÌNH......................................................................................................x

MỞ ĐẦU...................................................................................................................................1

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................................4

1.1. Vi khuẩn Pasteurella multocida...................................................................... 4

1.1.1. Phân loại vi khuẩn .................................................................................... 4

1.1.3. Đặc tính sinh hóa ...................................................................................... 7

1.1.4. Các yếu tố gây bệnh của vi khuẩn P. multocida....................................... 7

1.2. Bệnh tụ huyết trùng do vi khuẩn P. multocida gây ra................................... 18

1.2.1. Đặc điểm bệnh tụ huyết trùng trâu, bò ................................................... 18

1.2.2. Cơ chế sinh bệnh..................................................................................... 18

1.2.3. Đặc điểm dịch tễ học .............................................................................. 19

1.2.4. Triệu chứng lâm sàng và bệnh tích bệnh tụ huyết trùng trâu, bò ........... 23

1.2.5. Chẩn đoán bệnh ...................................................................................... 25

1.2.6. Phòng và trị bệnh tụ huyết trùng............................................................. 32

1.3. Vắc xin phòng bệnh tụ huyết trùng ............................................................... 35

1.3.1. Trên thế giới............................................................................................ 35

1.3.2. Ở Việt Nam............................................................................................. 38

1.4. Một số kết luận qua phân tích tổng quan....................................................... 40

Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................42

2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu..................................................................... 42

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 42

2.1.2. Nguyên vật liệu....................................................................................... 42

2.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu........................................................... 44

2.2. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 44

2.2.1. Nghiên cứu điều tra về dịch tễ bệnh tụ huyết trùng trâu, bò tại 2 tỉnh

Hà Giang và Cao bằng...................................................................................... 44

2.2.2. Nghiên cứu phân lập và xác định các đặc tính sinh vật, hóa học, yếu

tố độc lực của các chủng vi khuẩn P. multocida phân lập được....................... 45

iv

2.2.3. Xác định miễn dịch chủ động tự nhiên và đánh giá hiệu lực của vắc

xin P52 dạng keo phèn và nhũ dầu trong phòng bệnh tụ huyết trùng cho

trâu, bò tại 2 tỉnh Hà Giang, Cao Bằng............................................................. 45

2.3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 46

2.3.1. Phương pháp nghiên cứu dịch tễ học bệnh tụ huyết trùng trâu, bò ........ 46

2.3.2. Phương pháp lấy mẫu ............................................................................. 49

2.3.3. Phương pháp phân lập vi khuẩn P. multocida........................................ 49

2.3.4. Phương pháp xác định đặc tính sinh vật, hóa học của P. multocida ...... 51

2.3.5. Phương pháp xác định serotype của vi khuẩn P. multocida phân lập

được từ trâu, bò chết nghi mắc bệnh tụ huyết trùng bằng kỹ thuật PCR.......... 51

2.3.6. Phương pháp xác định LD50 của vi khuẩn P. multocida phân lập được

từ trâu, bò chết nghi mắc bệnh tụ huyết trùng tại Hà Giang và Cao Bằng....... 52

2.3.7. Phương pháp xác định độc lực của vi khuẩn P. multocida phân lập

được từ trâu, bò chết nghi mắc bệnh tụ huyết trùng đối với chuột nhắt trắng

(Carter và cs, 1995) [77]................................................................................... 53

2.3.8. Phương pháp xác định mức độ mẫn cảm với một số kháng sinh của

các chủng P. multocida phân lập được (Nguyễn Thanh Hà, 1991) [10]. ......... 53

2.3.9. Kiểm tra đáp ứng miễn dịch của trâu, bò sau khi tiêm vắc xin .............. 54

2.3.10. Phương pháp xác định hiệu giá kháng thể trong huyết thanh của

trâu, bò trước khi tiêm vắc xin và sau khi tiêm vắc xin bằng phản ứng

ngưng kết hồng cầu gián tiếp IHA (Indirect Haemaglunation Test). ............... 55

2.3.11. Phương pháp xác định hiệu lực bảo hộ đối với trâu, bò trước và sau

khi tiêm phòng vắc xin bằng phương pháp bảo hộ thụ động chuột nhắt trắng

(Bain và cs, 1982) [61]...................................................................................... 56

2.3.12. Phương pháp đánh giá tỷ lệ bảo hộ trung bình (Lê văn Tạo, Dương

thế Long, 1996) [42]......................................................................................... 58

2.3.13. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................... 58

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..........................................59

3.1. Nghiên cứu điều tra về dịch tễ bệnh tụ huyết trùng trâu, bò tại 2 tỉnh Hà

Giang và Cao bằng từ năm 2011 - 2015.............................................................. 59

3.1.1. Tỷ lệ trâu, bò mắc bệnh và tử vong do tụ huyết trùng tại tỉnh Hà

Giang và Cao Bằng........................................................................................... 59

3.1.2. Tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do tụ huyết trùng xét riêng ở từng loài

trâu, bò tại 2 tỉnh Hà Giang và Cao Bằng......................................................... 61

v

3.1.3. Tỷ lệ trâu, bò mắc tụ huyết trùng và tử vong ở các mùa vụ trong năm

tại 2 tỉnh Hà Giang và Cao Bằng ...................................................................... 63

3.1.4. Mức độ dịch và hệ số năm dịch đối với bệnh tụ huyết trùng trâu, bò

tại 2 tỉnh Hà Giang và Cao Bằng ...................................................................... 66

3.1.5. Thời điểm phát dịch, mùa dịch đối với bệnh tụ huyết trùng trâu, bò

tại 2 tỉnh Hà Giang và Cao Bằng ...................................................................... 67

3.2. Nghiên cứu phân lập và xác định các đặc tính sinh vật, hóa học, yếu tố

độc lực của các chủng vi khuẩn P. multocida phân lập được............................... 70

3.2.1. Phân lập vi khuẩn P. multocida từ dịch ngoáy mũi của trâu, bò khoẻ

tại 2 tỉnh Hà Giang và Cao Bằng ...................................................................... 70

3.2.2. Phân lập vi khuẩn P. multocida từ bệnh phẩm trâu, bò nghi mắc bệnh

tụ huyết trùng tại Hà Giang và Cao Bằng......................................................... 72

3.2.3. Giám định một số đặc tính sinh vật, hoá học của các chủng vi khuẩn

P. mutocida phân lập được................................................................................ 73

3.2.4. Xác định serotype các chủng vi khuẩn P. multocida phân lập được

bằng phản ứng PCR.......................................................................................... 76

3.2.5. Xác định độc lực của các chủng vi khuẩn P. multocida phân lập được . 78

3.2.6. Xác định LD50 của vi khuẩn P. multocida .............................................. 83

3.2.7. Kiểm tra khả năng mẫn cảm của các chủng vi khuẩn P. multocida

phân lập được với một số loại kháng sinh và hóa dược ................................... 85

3.3. Xác định miễn dịch chủ động tự nhiên và đánh giá hiệu lực của vắc xin

P52 dạng keo phèn và nhũ dầu trong phòng bệnh tụ huyết trùng cho trâu, bò

tại 2 tỉnh Hà Giang, Cao Bằng. ............................................................................ 88

3.3.1. Miễn dịch chủ động tự nhiên ở trâu, bò chưa được tiêm phòng vắc

xin trong vùng thường xuyên xảy ra dịch tụ huyết trùng địa phương .............. 88

3.3.2. Kiểm tra đáp ứng miễn dịch của trâu, bò sau khi tiêm vắc xin tụ

huyết trùng chủng P52 bằng phương pháp ngưng kết hồng cầu gián tiếp. ...... 94

3.3.3. Kiểm tra hiệu lực vắc xin tụ huyết trùng đối với trâu, bò được tiêm

phòng bằng phương pháp bảo hộ thụ động chuột nhắt trắng. ........................ 108

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...............................................................................................124

TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................127

vi

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

AGPT : Agar Gel Precipitin Test (Phản ứng kết tủa trên thạch)

DNA : Deoxyribonucleic acid

BHI : Brain Heart Infusion (Môi trường thạch BHI)

CFU : Colony forming units (Đơn vị khuẩn lạc)

CSY : Casein-sucrose-yeast (Môi trường thạch CSY)

CBPT7 : Chủng P. multocida phân lập tại Cao Bằng

cs : Cộng sự

DNT : Dermonecrotic toxin (Độc tố gây hoại tử)

ELISA : Enzyme Linked Immunosorbent Assay (Phương pháp ELISA)

FAO : Food and Agriculture Organization (Tổ chức Lương thực và Nông

nghiệp Liên Hiệp Quốc)

GMT : Geometic Mean Titer (Hiệu giá trung bình)

HE : Hemtoxylin Eosin (Phương pháp nhuộm HE)

HS : Haemorrhagic septicaemia (Nhiễm trùng huyết, xuất huyết)

HGXB5 : Chủng P. multocida phân lập tại Hà Giang

HSND : Hệ số năm dịch

HSTD : Hệ số tháng dịch

IHA : Indirect Haemaglunation Tets (Phản ứng ngưng kết hồng cầu gián tiếp)

LD50 : Lethal Dose 50 – Liều gây chết 50%

MAT : Microscopic Agglutination Test (Xét nghiệm huyết thanh học MAT)

NCCLS : National Committee for Clinical Laboratory Standards (Viện Tiêu

chuẩn Lâm sàng và Xét ngiệm)

OMP : Outer membrane protein (Protenin màng ngoài)

PCR : Polymerase Chain Reaction (Phản ứng nhân gen)

PMPT : Passive Mouse Protection Test(Phương pháp bảo hộ thụ động trên chuột)

P. multocida : Pasteurella multocida

REP-PCR : Repetitive extragenic palindrome (Nhân các đoạn gen lặp lại bằng

kỹ thuật PCR)

RR : Relative Risk (nguy cơ tương đối RR)

SDS : Sodium dodicyl sulphate

TEM : Transport enrichment medium (Môi trường vận chuyển)

TSI : Triple Sugar Iron (Môi trường 3 đường)

THT : Tụ huyết trùng

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Sự tương quan giữa các type của Roberts và Carter................................ 14

Bảng 1.2. Hệ thống phân loại serotype P. multocida............................................... 16

Bảng 2.1. Trình tự cặp mồi dùng để xác định serotype B của vi khuẩn

P. multocida............................................................................................. 51

Bảng 2.2. Thành phần các chất trong phản ứng PCR .............................................. 52

Bảng 2.3. Đánh giá mức độ mẫn cảm của vi khuẩn với một số loại kháng

sinh (NCCLS – 2014) [126] .................................................................... 54

Bảng 2.4. Bố trí thí nghiệm xác định hiệu lực bảo hộ của trâu, bò trước khi

tiêm phòng vắc xin .................................................................................. 57

Bảng 2.5. Bố trí thí nghiệm xác định hiệu lực bảo hộ của trâu, bò sau khi

tiêm phòng vắc xin .................................................................................. 58

Bảng 3.1. Tỷ lệ trâu, bò mắc bệnh và tử vong do tụ huyết trùng............................. 59

Bảng 3.2. Tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do tụ huyết trùng xét riêng ở từng loài

trâu, bò..................................................................................................... 61

Bảng 3.3. Tỷ lệ trâu, bò mắc tụ huyết trùng và tử vong ở các mùa vụ .................... 63

Bảng 3.4. Hệ số năm dịch bệnh tụ huyết trùng trâu, bò tại Hà Giang và Cao Bằng ........... 66

Bảng 3.5. Hệ số tháng dịch bệnh tụ huyết trùng trâu, bò tại 2 tỉnh Hà Giang

và Cao Bằng ............................................................................................ 68

Bảng 3.6. Phân lập vi khuẩn P. multocida từ dịch ngoáy mũi trâu, bò khỏe.......... 70

Bảng 3.7. Phân lập vi khuẩn P. multocida từ mẫu bệnh phẩm trâu, bò nghi

mắc bệnh tụ huyết trùng .......................................................................... 72

Bảng 3.8. Giám định một số đặc tính sinh vật, hoá học của các chủng vi

khuẩn P. mutocida phân lập được .......................................................... 74

Bảng 3.9. Kết quả thử phản ứng lên men đường của các chủng vi khuẩn

P. multocida phân lập được..................................................................... 75

Bảng 3.10. Xác định serotype các chủng vi khuẩn P. multocida phân lập

được bằng phản ứng PCR........................................................................ 77

Bảng 3.11. Xác định độc lực của các chủng vi khuẩn P. multocida phân lập được...... 79

Bảng 3.12. Dung quang khuẩn lạc của các chủng vi khuẩn P. multocida phân lập được...... 81

Bảng 3.13. LD50 của vi khuẩn P. multocida ........................................................... 84

viii

Bảng 3.14. Kiểm tra khả năng mẫn cảm với một số loại kháng sinh của................ 86

Bảng 3.15. Kiểm tra hiệu giá kháng thể kháng tụ huyết trùng trong huyết

thanh của trâu, bò chưa được tiêm phòng vắc xin................................... 88

Bảng 3.16. Kiểm tra đáp ứng miễn dịch của trâu, bò chưa tiêm vắc xin phòng bệnh tụ

huyết trùng bằng phương pháp bảo hộ thụ động chuột nhắt trắng ..................... 90

Bảng 3.17. Điều tra tình hình tiêm phòng vắc xin tụ huyết trùng trâu, bò tại

Hà Giang và Cao Bằng ............................................................................ 92

Bảng 3.18. Kiểm tra hiệu giá kháng thể trong huyết thanh trâu, bò tại thời

điểm 1 tháng sau tiêm vắc xin phòng bệnh tụ huyết trùng...................... 95

Bảng 3.19. Kiểm tra hiệu giá kháng thể trong huyết thanh trâu, bò tại thời

điểm 3 tháng sau tiêm vắc xin phòng bệnh tụ huyết trùng...................... 99

Bảng 3.20. Kiểm tra hiệu giá kháng thể trong huyết thanh trâu, bò tại thời

điểm 6 tháng sau khi tiêm vắc xin tụ huyết trùng ................................. 101

Bảng 3.21. Tổng hợp kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể trong huyết thanh

trâu, bò đối với từng loại vắc xin tại các thời điểm 1, 3, và 6 tháng

sau tiêm phòng....................................................................................... 103

Bảng 3.22. Kiểm tra hiệu giá kháng thể trong huyết thanh trâu, bò sau khi

tiêm vắc xin tụ huyết trùng nhũ dầu ...................................................... 106

Bảng 3.23. Tổng hợp kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể trong huyết thanh

trâu, bò đối với vắc xin tụ huyết trùng nhũ dầu tại thời điểm 9 và

12 tháng sau tiêm phòng....................................................................... 107

Bảng 3.24. Kiểm tra hiệu lực vắc xin tụ huyết trùng đối với trâu, bò sau tiêm

1 tháng bằng phương pháp bảo hộ thụ động chuột nhắt trắng. ............. 109

Bảng 3.25. Kiểm tra hiệu lực vắc xin tụ huyết trùng đối với trâu, bò sau tiêm

3 tháng bằng phương pháp bảo hộ thụ động chuột nhắt trắng. ............. 111

Bảng 3.26. Kiểm tra hiệu lực vắc xin tụ huyết trùng đối với trâu, bò sau tiêm

6 tháng bằng phương pháp bảo hộ thụ động chuột nhắt trắng .............. 113

Bảng 3.27. Kiểm tra hiệu lực vắc xin tụ huyết trùng nhũ dầu đối với trâu, bò

sau tiêm 9 và 12 tháng bằng phương pháp bảo hộ thụ động chuột

nhắt trắng ............................................................................................... 115

Bảng 3.28. Tổng hợp kết quả kiểm tra hiệu lực vắc xin tụ huyết trùng nhũ

dầu chủng P52 đối với trâu, bò sau khi tiêm tại thời điểm 1, 3 và 6

tháng bằng phương pháp bảo hộ thụ động chuột nhắt trắng ................. 117

ix

Bảng 3.29. Tổng hợp kết quả kiểm tra hiệu lực vắc xin tụ huyết trùng nhũ

dầu chủng P52 đối với trâu, bò sau khi tiêm tại thời điểm 9 và 12

tháng bằng phương pháp bảo hộ thụ động chuột nhắt trắng ................. 118

Bảng 3.30. Tổng hợp kết quả kiểm tra hiệu lực vắc xin tụ huyết trùng keo

phèn chủng P52 đối với trâu, bò sau khi tiêm tại thời điểm 1, 3 và

6 tháng bằng phương pháp bảo hộ thụ động chuột nhắt trắng .............. 120

x

DANH M1FỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Sơ đồ quy trình phân lập vi khuẩn P.multocida (Viện Thú y Quốc gia)............ 50

Hình 3.1. Tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do tụ huyết trùng ở từng loài trâu, bò

tại tỉnh Cao Bằng....................................................................................... 62

Hình 3.2. Tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do tụ huyết trùng ở từng loài trâu, bò

tại tỉnh Hà Giang ....................................................................................... 62

Hình 3.3. Tỷ lệ trâu, bò mắc bệnh và tử vong do tụ huyết trùng vụ Đông –

Xuân và Hè – Thu tại tỉnh Hà Giang........................................................ 65

Hình 3.4. Tỷ lệ trâu, bò mắc bệnh và tử vong do tụ huyết trùng vụ Đông –

Xuân và Hè – Thu tại tỉnh Cao Bằng ....................................................... 65

Hình 3.5. Diễn biến tình hình bệnh tụ huyết trùng trâu, bò tại 2 tỉnh Hà

Giang và Cao Bằng.................................................................................... 69

Hình 3.6. Thử phản ứng lên men đường .................................................................. 76

Hình 3.7. Phản ứng sinh Indol ................................................................................. 76

Hình 3.8. Phản ứng PCR xác định serotype của các chủng vi khuẩn P.

multocida phân lập được ........................................................................... 78

Hình 3.9. Thử độc lực trên chuột ............................................................................. 80

Hình 3.10. Dung quang khuẩn lạc chủng vi khuẩn P. multocida phân lập

được ........................................................................................................... 82

Hình 3.11. Khả năng mẫn cảm với kháng sinh của vi khuẩn P. multocida

phân lập được ............................................................................................ 87

Hình 3.12. Chỉ số miễn dịch của trâu, bò được tiêm vắc xin nhũ dầu và vắc

xin keo phèn chủng P52 sau 1, 3, 6 tháng tại tỉnh Cao Bằng................. 102

Hình 3.13. Chỉ số miễn dịch của trâu, bò được tiêm vắc xin nhũ dầu và vắc

xin keo phèn chủng P52 sau 1, 3, 6 tháng tại tỉnh Hà Giang ................. 102

Hình 3.14. Tỷ lệ trâu, bò được bảo hộ sau tiêm vắc xin nhũ dầu và vắc xin

keo phèn chủng P52 ................................................................................ 121

1

MỞ ĐẦU

Ở Việt Nam ngành chăn nuôi trâu, bò luôn giữ vai trò quan trọng trong sản

xuất nông nghiệp. Ngoài cung cấp thịt, sữa là 2 loại sản phẩm có giá trị dinh dưỡng

cao phục vụ cho nhu cầu đời sống của người tiêu dùng, còn cung cấp sức kéo, phân

bón cho trồng trọt. Bên cạnh đó, chăn nuôi trâu, bò cũng là nguồn cung cấp các sản

phẩm phụ như: da, lông, phủ tạng ... cho ngành nông nghiệp chế biến. Theo thông

báo của Cục thống kê (2015) [173] tính tới thời điểm 01/10/2015, đàn trâu cả nước

có 2,5 triệu con, tăng 0,1% so với cùng thời điểm năm trước; đàn bò có 5,4 triệu

con, tăng 2,5%, riêng đàn bò sữa đạt 275,3 nghìn con, tăng 21%. Song song với sự

phát triển của ngành chăn nuôi trâu, bò, công tác phòng chống dịch bệnh được đặc

biệt coi trọng, trước tiên phải nói đến bệnh tụ huyết trùng. Đây là một trong những

bệnh truyền nhiễm thường được đánh giá là nguy hiểm đối với trâu, bò hiện nay ở

Việt Nam và trên thế giới. Bệnh gây ốm và chết nhiều trâu, bò làm ảnh hưởng đến

sản xuất, gây thiệt hại kinh tế đáng kể cho người chăn nuôi. Báo cáo tại Hội nghị

phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản năm 2014 [1] và hội nghị tổng kết

năm 2015 và triển khai nhiệm vụ năm 2016 [2] của Bộ Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn cho biết, trong năm 2014 có 26 tỉnh thành có bệnh tụ huyết trùng với

7.682 trâu, bò mắc bệnh, năm 2015 cũng có 26 tỉnh thành báo cáo có bệnh với

7.278 trâu, bò mắc. Chính vì vậy bệnh này luôn được xác định là đối tượng nghiên

cứu của ngành Thú y trong những năm qua và những năm tiếp theo.

Một số tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó có Hà Giang, Cao Bằng, có diện tích

tự nhiên rộng chủ yếu là rừng núi, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi

gia súc, đặc biệt là chăn nuôi trâu, bò. Hiện nay, tổng đàn trâu, bò tỉnh Hà Giang

trên 265.000 con và tỉnh Cao Bằng trên 228.000 con. Trâu, bò là nguồn sức kéo

quan trọng và nguồn thu nhập đáng kể cho người chăn nuôi. Nhưng do có những

đặc thù riêng về địa lý, kinh tế xã hội và tập quán chăn nuôi, việc áp dụng kỹ thuật

và phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi còn hạn chế, đây chính là những nhân tố

tạo nên sự tồn tại và phát sinh nhiều ổ dịch tụ huyết trùng, gây thiệt hại trong chăn

nuôi. Theo các báo cáo tổng kết công tác thú y hàng năm của các địa phương và kết

quả nghiên cứu của Đặng Xuân Bình và cs (2010) [3]; năm 2008 tỉnh Hà Giang có

276 trâu, 157 bò chết vì bệnh tụ huyết trùng, tỉnh Cao Bằng năm 2008 có 455 trâu,

bò chết và năm 2009 có gần 400 trâu bò chết do bệnh tụ huyết trùng.

Để khống chế bệnh, cho đến nay đã có một số loại vắc xin tụ huyết trùng

trâu, bò được các cơ quan nghiên cứu, sản xuất, sử dụng để tiêm phòng cho đàn

2

gia súc, nhưng bệnh vẫn liên tục xảy ra ở nhiều địa phương, do đó mục tiêu

khống chế, thanh toán bệnh tụ huyết trùng ở từng tỉnh và trong cả nước vẫn còn

gặp nhiều khó khăn. Ở tỉnh Hà Giang và Cao Bằng hàng năm công tác tiêm phòng

được triển khai 2 lần/năm, nhưng do một số địa phương chưa quan tâm nhiều đến

công tác tiêm phòng, tuyên truyền vận động chưa tốt, một số người dân chưa thực

sự hưởng ứng việc tiêm phòng, số trâu, bò tiêm đủ 2 mũi không đạt nên tỷ lệ tiêm

phòng thấp, vì vậy dịch bệnh tụ huyết trùng vẫn thường xuyên xảy ra. Việc phân

lập xác định vi khuẩn Pasteurella để làm rõ đặc điểm dịch tễ của bệnh, tìm ra

quy luật lưu hành, tính gây bệnh của vi khuẩn để sản xuất và ứng dụng vắc xin

phù hợp trong từng vùng, hạn chế tiến tới thanh toán bệnh là cần thiết. Vì vậy

việc lựa chọn vắc xin phòng bệnh tụ huyết trùng trâu, bò phù hợp cho địa

phương có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả công tác kiểm soát, khống chế bệnh.

Mục tiêu của đề tài

Xác định đặc điểm dịch tễ bệnh tụ huyết trùng và tình trạng mang trùng vi

khuẩn Pasteurella multocida ở trâu, bò tại hai tỉnh Hà Giang và Cao Bằng.

Xác định một số đặc tính sinh vật, hoá học và yếu tố độc lực của vi khuẩn

Pasteurella multocida gây bệnh tụ huyết trùng cho trâu, bò trên thực địa.

Đánh giá mức độ tương đồng giữa kháng nguyên trong vắc xin phòng bệnh

tụ huyết trùng trâu, bò và kháng nguyên vi khuẩn Pasteurella multocida phân

lập được, từ đó đề xuất giải pháp, lựa chọn vắc xin phòng bệnh hiệu quả.

Ý nghĩa khoa học của đề tài

Bổ sung tư liệu khoa học về đặc điểm dịch tễ, serotype kháng nguyên, yếu tố

độc lực, và sự lưu hành của vi khuẩn Pasteurella multocida gây bệnh tụ huyết

trùng ở trâu, bò tại hai tỉnh Hà Giang, Cao Bằng.

Bổ sung tư liệu khoa học về hiệu lực bảo hộ của vắc xin khi thử thách với chủng

vi khuẩn Pasteurella multocida cường độc phân lập được; làm tiền đề cho việc

tuyển chọn chủng vi khuẩn Pasteurella multocida thích hợp, ổn định kháng nguyên

cho việc phát triển vắc xin nội địa để phòng bệnh tụ huyết trùng tại các tỉnh miền núi

phía Bắc Việt Nam.

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Việc đánh giá tình trạng mang khuẩn P. multocida ở trâu, bò khỏe là cơ sở cho

việc điều chỉnh chiến lược phòng bệnh tụ huyết trùng tại hai tỉnh Hà Giang, Cao Bằng.

Kết quả nghiên cứu đáp ứng miễn dịch của trâu, bò sau khi tiêm vắc xin tụ

3

huyết trùng tại thực địa là cơ sở thực tiễn để các nhà khoa học tiếp tục nghiên

cứu thay đổi công nghệ chế tạo vắc xin theo hướng tăng cường sự an toàn, đồng

thời kéo dài thời gian bảo hộ, hạn chế tỷ lệ mắc bệnh, góp phần nâng cao hơn

nữa hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi trâu, bò.

Kết quả đề xuất lựa chọn vắc xin phòng bệnh thích hợp tại địa phương giúp

cho cơ quan thú y và người chăn nuôi tại Hà Giang, Cao Bằng nói riêng và các tỉnh

miền núi phía Bắc nói chung rà soát, điều chỉnh kế hoạch sử dụng vắc xin thích

hợp, đạt tỷ lệ miễn dịch bảo hộ cao ở trâu, bò sau khi tiêm phòng.

Những đóng góp mới của đề tài

Sử dụng chủng vi khuẩn Pasteurella multocida phân lập được từ trâu bò mắc

bệnh tại thực địa để xác định độ dài đáp ứng miễn dịch và hiệu lực của vắc xin

phòng bệnh đã cho thấy sự tương đồng kháng nguyên giữa chủng vi khuẩn sản xuất

vắc xin thương mại với chủng vi khuẩn gây bệnh tụ huyết trùng phân lập được.

Xác định được vắc xin phòng bệnh tụ huyết trùng cho trâu, bò đạt hiệu quả

cao, phù hợp với điều kiện các tỉnh miền núi phía Bắc.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!