Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Xác Định Một Số Thông Số Tối Ưu Cho Thiết Bị Rửa Các Chi Tiết Máy Sử Dụng Sóng Siêu Âm
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
THÁI LONG
NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH MỘT SỐ THÔNG SỐ TỐI ƯU
CHO THIẾT BỊ RỬA CÁC CHI TIẾT MÁY
SỬ DỤNG SÓNG SIÊU ÂM
LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT
Đồng Nai, 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
THÁI LONG
NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH MỘT SỐ THÔNG SỐ TỐI ƯU
CHO THIẾT BỊ RỬA CÁC CHI TIẾT MÁY
SỬ DỤNG SÓNG SIÊU ÂM
CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT CƠ KHÍ
MÃ SỐ: 60520103
LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT
NGƯỜI HƯỚNG DẪN:
PGS.TS.NGUYỄN NGỌC PHƯƠNG
Đồng Nai, 2014
1
MỞ ĐẦU
Sự cấp thiết của vấn đề nghiên cứu:
Ngày nay trong các ngành cơ khí, trong lĩnh vực cơ giới hóa nông lâm
nghiệp, trong lĩnh vực quốc phòng, dân dụng… các thiết bị làm sạch có vai
trò quan trọng.
Các phương pháp làm sạch cổ điển như sử dụng tay kết hợp các loại
dung dịch không đảm bảo độ sạch của các chi tiết cần làm sạch do môi
trường làm việc quá độc hại, con người luôn tiếp xúc trực tiếp với hóa chất
do đó sức khỏe không đảm bảo theo thời gian, đặc biệt đối với chi tiết có kết
cấu phức tạp, có độ bám dính tạp chất cao thì phương pháp làm sạch này
khó đảm bảo. Làm sạch bằng phương pháp điện phân ứng dụng trong lĩnh
vực xi mạ thì năng lượng tiêu hao khá lớn, bề mặt chi tiết sẽ không còn
nguyên vẹn khi thời gian rửa cao (do sự ăn mòn trong quá trình điện phân).
Thống kê cho thấy các phương pháp tẩy rửa thông thường độ bẩn trên
bề mặt chi tiết còn 70%. Rửa bằng phương pháp rung độ bẩn trên bề mặt chi
tiết còn 50%. Khi rửa chi tiết bằng tay độ bẩn trên bề mặt chi tiết còn 20%.
Trong phương pháp tẩy rửa bằng sóng siêu âm độ bẩn chỉ còn lại dưới 5%.
Với xu hướng sử dụng những công nghệ giảm tiêu hao năng lượng,
không gây ô nhiễm môi trường, không gây ra tác động độc hại đến sức khoẻ
con người như hiện nay, các thiết bị tẩy rửa sử dụng sóng siêu âm là lựa
chọn hàng đầu trong lĩnh vực làm sạch ở các ngành công nghiệp. Việc sử
dụng năng lượng sóng siêu âm sẽ mang lại hiệu quả tẩy rửa vượt trội hơn so
với các dung dịch tẩy rửa trước đây đặc biệt đối với các vật thể có hình dạng
phức tạp.
Kỹ thuật tẩy rửa dùng sóng siêu âm ra đời nhằm đáp ứng các yêu cầu
về công nghệ làm sạch được áp dụng rộng rãi trong các thiết bị tẩy rửa với
hiệu quả cao, tốc độ nhanh mà các phương pháp khác không đáp ứng được.
2
Hình a. Ví dụ rửa đai ốc bằng siêu âm.
Đối với các chi tiết cơ khí sau khi gia công, các chi tiết máy của các
động cơ đốt trong và các thiết bị cơ khí khi tháo ra để kiểm tra sửa chữa sẽ
không tránh khỏi việc bị các chất bám dính như dầu mỡ, chất bẩn…. thì
công đoạn rửa sạch là một công đoạn vô cùng quan trọng. Đối với các chi
tiết phức tạp về hình dáng cũng như kết cấu (có nhiều lỗ, rãnh…) (hình b)
việc tấy rửa vô cùng khó khăn nếu sử dụng các phương pháp tẩy rửa truyền
thống.
Sử dụng phương pháp sóng siêu âm để rửa làm sạch bề mặt các chi
tiết không chỉ đảm bảo độ sạch yêu cầu mà còn đảm bảo an toàn cho chi tiết.
Hình c trình bày độ sạch khi rửa bằng phương pháp siêu âm cho chi tiết bám
đầy bụi than.
3
Hình b. Các chi tiết cần rửa có các hình dạng phức tạp.
Hình c. Hình ảnh của chi tiết bám bụi than trước và sau khi rửa
Trên cơ sở nổi trội về công nghệ làm sạch của sóng siêu âm và để
triển khai ứng dụng công nghệ mới này ngày càng phổ biến và hiệu quả đã
thôi thúc, tôi thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu xác định một số thông số tối ưu cho thiết bị rửa các chi
tiết máy sử dụng sóng siêu âm ”.
4
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
+ Nghiên cứu cấu tạo và nguyên lý làm việc của thiết bị rửa sử dụng sóng
siêu âm.
+ Xác định thông số khoảng cách tác động tối ưu từ biến tử siêu âm đến đối
tượng cần rửa khi rửa chi tiết máy.
+ Xác định được chu trình rửa hợp lý cho thiết bị rửa sử dụng sóng siêu âm.
5
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng luận về làm sạch bằng sóng siêu âm
1.1.1. Tổng luận các công trình nghiên cứu về làm sạch bằng sóng siêu
âm ở trong nước
Ở Việt Nam hiện nay thì đa số nhập máy rửa siêu âm của các hãng
Elma- Đức, Telsonic AG -Thụy Sỹ ….
Năm 2013 Công ty TNHH GARAN đã đưa ra thị trường sản phẩm “bể
rửa siêu âm KS-1018”.
Hình 1.1. Bể rửa siêu âm KS-1018 của Công ty TNHH GARAN
Các máy rửa này chủ yếu dùng để rửa rau quả, bát đĩa ấm chén…
Ngày 12 tháng 07 năm 2013 CNC-VINA đã sản xuất máy rửa siêu âm
số 2 và bàn giao cho Công ty TNHH Denso Việt Nam.
Hình 1.2. Máy rửa siêu âm số 2 được sản xuất từ CNC-VINA.