Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu xác định định lượng tổng hoạt độ anpha trong môi trường không khí, nước và đất phục vụ điều tra đánh giá môi trường
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
CỤC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
LIÊN ĐOÀN VẬT LÝ ĐỊA CHẤT
BÁO CÁO ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH ĐỊNH LƯỢNG TỔNG HOẠT ĐỘ
ANPHA TRONG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ, NƯỚC VÀ ĐẤT
PHỤC VỤ ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG
Chủ nhiệm : Nguyễn Ngọc Chân
7467
30/7/2009
HÀ NỘI - 2008
2
MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu 4
Chương I: Tình hình nghiên cứu áp dụng phương pháp xác định
định lượng tổng hoạt độ anpha trong môi trường không khí,
nước trên thế giới và ở trong nước 6
I.1. Tình hình nghiên cứu áp dụng phương pháp xác định
định lượng tổng hoạt độ anpha trên thế giới 6
I.2. Tình hình nghiên cứu áp dụng phương pháp xác định định lượng
tổng hoạt độ anpha trong môi trường không khí, đất, nước ở nước ta 8
Chương II: Nghiên cứu thử nghiệm phương pháp và lựa chọn các
tham số phục vụ cho việc xác định định lượng tổng hoạt độ α 10
II.1. Cơ sở xác định định lượng tổng hoạt độ anpha 10
II.1.1. Phương pháp Modified Kusnetz 10
II.1.2. Phương pháp Roll 11
II.1.3. Phương pháp Modified Tsiroglou 11
II.1.4. Phương pháp xác định định lượng tổng hoạt độ anpha
của con cháu thoron 13
II.2. Kết quả nghiên cứu lựa chọn các tham số đo 14
II.2.1. Kết quả lựa chọn thể tích lấy mẫu khí V và thời gian hút mẫu t 14
II.2.2. Kết quả lựa chọn phương pháp làm giàu mẫu,
lấy mẫu xử lý mẫu trước khi đo 16
II.2.3. Kết quả lựa chọn thời gian phơi mẫu, thời gian đo 17
II.2.4. Kết quả xác định hiệu suất đo của khay nhấp nháy 19
Chương III: Kết quả áp dụng đo thử nghiệm 21
III.1. Kết quả áp dụng đo thử nghiệm trên đối tượng đất đá có chứa phóng xạ 21
III.1.1. Mô tả sơ lược khu vực nghiên cứu 21
III.1.2. Khối lượng, hạng mục công việc đã thực hiện 22
III.1.3. Kết quả đạt được 25
III.2. Kết quả áp dụng đo thử nghiệm trên đối tượng khoáng sản
apatit có chứa phóng xạ 26
III.2.1. Mô tả sơ lược khu vực nghiên cứu 26
III.2.2. Khối lượng, hạng mục công việc đã thực hiện 27
III.2.3. Kết quả đạt được 29
3
III.3. Kết quả áp dụng đo thử nghiệm trên đối tượng cát sa khoáng ven biển 31
III.3.1. Mô tả sơ lược khu vực nghiên cứu 31
III.3.2. Khối lượng, hạng mục công việc đã thực hiện 31
III.3.3. Kết quả đạt được 32
III.4. Kết quả áp dụng đo thử nghiệm trên đối tượng khoáng sản than 36
III.4.1. Mô tả sơ lược khu vực nghiên cứu 36
III.4.2. Khối lượng, hạng mục công việc đã thực hiện 36
III.4.3. Kết quả đạt được 37
III.5. Tổng hợp đối sánh kết quả đo thử nghiệm, đánh giá
hiệu quả của phương pháp 40
Chương IV: Tổ chức thi công và chi phí 45
IV.1. Sản phẩm của đề tài 45
IV.2. Tổng hợp khối lượng thực hiện 45
IV.3. Kinh phí thực hiện đề tài 45
Kết luận 54
Tài liệu tham khảo 55
4
LỜI NÓI ĐẦU
Thế giới chúng ta đang sống có chứa nhiều chất phóng xạ và điều này
đã xảy ra từ khi hình thành trái đất. Con người đã phát hiện được 60 hạt nhân
phóng xạ, 60 hạt nhân phóng xạ này không ngừng phân rã và tương tác với
nhau đồng thời phát ra các bức xạ γ, β, α. Một phần các chất phóng xạ trên
đã phát tán vào trong môi trường không khí, nước, đất nơi con người đang
sống và gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe nhân loại.
Trong môi trường sống hiện nay người ta đặc biệt quan tâm đến sự
chiếu xạ của các bức xạ γ, β, α sinh ra trong quá trình phân rã của U238, Th232,
U235, K40 và Rb87.
Trong ba loại bức xạ ion hóa kể trên thì bức xạ α có khả năng gây ảnh
hưởng lớn nhất về mặt sinh học. Mức độ nguy hại của nó đến các tế bào mô
lớn gấp 20 lần so với bức xạ gamma. Do vậy việc đo hoạt độ anpha của
radon và các con cháu của nó sinh ra rất được quan tâm. Để đánh giá mức độ
ô nhiễm phóng xạ do radon và các con cháu sinh ra, phải đo tổng hoạt độ
anpha trong môi trường khí, nước và đất.
Nhiều năm qua Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đã triển khai
đo một khối lượng đáng kể xác định tổng hoạt độ anpha trong môi trường
khí, nước phục vụ điều tra đánh giá môi trường các đô thị, một số đảo và một
số vùng mỏ có cộng sinh phóng xạ.
Để có sự thống nhất chung về phương pháp đo đạc, xử lý số liệu, kết
quả.v.v… cần phải xây dựng một quy trình công nghệ được các cấp có thẩm
quyền ban hành.
Do tính cấp thiết của nhiệm vụ đặt ra, ngày 16/4/2007 Bộ Tài nguyên
và Môi trường đã ký Hợp đồng nghiên cứu khoa học và công nghệ số 04 ĐC
- 07/HĐKHCN giao cho Liên đoàn Vật lý Địa chất thực hiện đề tài “Nghiên
cứu xác định định lượng tổng hoạt độ anpha trong môi trường khí, đất và
nước phục vụ điều tra đánh giá môi trường”.
Mục tiêu của đề tài là: Hoàn thiện phương pháp đo, xử lý số liệu, xây
dựng quy trình nhằm xác định định lượng tổng hoạt độ anpha trong môi
trường không khí, nước phục vụ điều tra đánh giá môi trường.
Đề tài được giao cho Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Địa vật lý -
Liên đoàn Vật lý Địa chất tổ chức thực hiện trong 24 tháng kể từ tháng
1/2007 đến tháng 12/2008.
Tập thể tác giả đã thực hiện các nội dung chủ yếu sau:
- Thu thập tài liệu trong và ngoài nước có liên quan đến phương pháp
xác định định lượng tổng hoạt độ anpha. Xây dựng đề cương và trình duyệt ở
các cấp.
5
- Áp dụng đo thử nghiệm trong phòng, lựa chọn các tham số đặc trưng
phục vụ cho việc đo đạc, tính toán.
- Tiến hành đo thử nghiệm tại 4 vùng: Khu du lịch Sapa, mỏ Apatit
Cam Đường - Lào Cai, khu vực khai thác quặng sa khoáng ven biển Thiên
Cầm - Hà Tĩnh và khu vực mỏ than Mạo Khê - Quảng Ninh.
- Đo kiểm chứng trên một số thiết bị khác như: Máy AB-5 do Mỹ và
Canada sản xuất, máy ALOKA-TCS-222 do Nhật Bản sản xuất.
- Xử lý, tổng hợp, liên kết, đối sánh kết quả.
- Xây dựng quy trình công nghệ xác định định lượng tổng hoạt độ
anpha trong môi trường không khí và nước phục vụ điều tra đánh giá môi
trường.
Tập thể tác giả thực hiện đề tài gồm Nguyễn Ngọc Chân, La Thanh
Long, Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Thế Minh, Trần Anh Tuấn, Nguyễn Văn
Viện, Hoàng Đại Lâm.v.v…do Nguyễn Ngọc Chân làm chủ nhiệm.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tập thể tác giả đã nhận được nhiều ý
kiến đóng góp quý báu của các chuyên gia hàng đầu về an toàn bức xạ, điều
tra đánh giá môi trường ở Vụ khoa học Công nghệ - Bộ Tài nguyên và Môi
trường, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Trung tâm Công nghệ Xử lý
Môi trường thuộc Bộ Tư lệnh Hóa học, Trung tâm An toàn Bức xạ và Môi
trường thuộc Viện Khoa học và Kỹ thuật Hạt nhân.v.v… Tập thể tác giả xin
chân thành cảm ơn mọi sự quan tâm giúp đỡ có hiệu quả trên.
6
Chương I
TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH
ĐỊNH LƯỢNG TỔNG HOẠT ĐỘ ANPHA TRONG MÔI TRƯỜNG
KHÔNG KHÍ, NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở TRONG NƯỚC
I.1. Tình hình nghiên cứu áp dụng phương pháp xác định định lượng
tổng hoạt độ anpha trên thế giới
Các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả trên thế giới thống nhất:
Radon có 3 đồng vị phóng xạ tự nhiên, đó là: 222Rn (radon), 220Rn (thoron)
và 219Rn (actinon). Ba đồng vị này là sản phẩm trong quá trình phân rã của
các dãy phóng xạ 238U, 232Th và 235U. Do đặc điểm hàm lượng trong tự nhiên
thấp, chu kỳ bán hủy ngắn nên 220Rn và 219Rn ít được quan tâm. Theo quan
điểm môi trường người ta quan tâm đến
222Rn vì nó có khắp nơi trong tự
nhiên và có chu kỳ bán hủy dài 3.825 ngày. 222Rn có 4 sản phẩm trung gian
và chúng đều có chu kỳ bán hủy rất ngắn vì vậy trạng thái cân bằng đạt được
đối với 222Rn chỉ trong một vài giờ.
Sản phẩm phân rã Chu kỳ bán rã Loại bán rã Năng lượng
218Po (RaA) 3,11 phút Hạt α 6Mev
214Pb (RaB) 26,8 phút Hạt β, γ
214Bi (RaC) 19,7 phút Hạt β, γ
214Po (RaC’) 164 x 10-6giây Hạt α [9]
Trong thực tế các con cháu của radon là các kim loại nặng 218Po
(RaA) .v.v…[1].
Tiếp ngay sau dãy là 214Po (RaB) có kết hợp với nguyên tố trước nó bằng
việc nhận thêm điện tích. Đáng lưu ý là các sản phẩm của con cháu radon có
thời gian sống ngắn và có sự tăng nhanh hàm lượng của chúng khi radon thoát
vào trong không khí và ngược lại là sự phân rã nhanh khi các nguyên tố con
cháu bị tách khỏi không khí như trong quá trình lấy mẫu khí [5].
Người ta đo tổng hoạt độ anpha bằng đơn vị Working Level (WL),
đây là đơn vị đo hoạt độ các sản phẩm con cháu radon. Một WL là sự kết
hợp (sự hóa hợp) giữa RaA, RaB, RaC và RaC’ trong một lít không khí ở
điều kiện tiêu chuẩn mà kết quả cuối cùng là tổng năng lượng anpha phát ra
của 1 WL là 1,3 x 105
MeV [6].
Đối với radon và thoron trong không khí tự do mối quan hệ này được
xác định gần đúng theo quan hệ sau:
- 1WL tương đương 3.700Bq/m3
với radon và con cháu;
- 1WL tương đương 280Bq/m3
với thoron và con cháu [Environmental
protection guidelines- UNRFNRE-NEW YORK, NY 10017 USA 1987]