Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu xác định axit hữu cơ trong lá cây sống đời (kalanchoe pinnata) ở xã hoà liên, huyện hoà vang, thành phố đà nẵng.
PREMIUM
Số trang
56
Kích thước
1.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1123

Nghiên cứu xác định axit hữu cơ trong lá cây sống đời (kalanchoe pinnata) ở xã hoà liên, huyện hoà vang, thành phố đà nẵng.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA HÓA

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH AXIT HỮU CƠ

TRONG LÁ CÂY SỐNG ĐỜI (KALANCHOE

PINNATA) Ở XÃ HOÀ LIÊN, HUYỆN HOÀ

VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN SU PHẠM

Giáo viên hướng dẫn : GS.TS Đào Hùng Cường

Sinh viên thực hiện : Trương Văn Cương – 08SHH

Đà Nẵng - Năm 2012

2

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Cây sống đời, tên khoa học là Kalanchoe pinnata (Lamk.) Pers, họ

Crassulaceae, có các tên gọi khác như cây thuốc bỏng, trường sinh, diệp sinh căn.

Nó vừa là cây cảnh, vừa là một cây thuốc được sử dụng từ lâu đời trong y học cổ

truyền không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới. Có thể sử dụng tất cả bộ phận của

cây sống đời nhưng chủ yếu là dùng lá. Cây sống đời phân bố ở khu vực châu Á,

Thái Bình Dương, Caribe. Nó cũng phân bố rộng rãi ở Việt Nam. Cây sống đời dễ

trồng, là cây mọc hoang dã, chỉ cần bẻ hoặc cắt một lá già cắm xuống đất là được.

Cây sống đời có tác dụng chữa các bệnh tiêu thũng, giảm đau, sinh cơ, viêm

phế quản, viêm khớp, bóng nước, bỏng và các công dụng như kháng khuẩn, làm

lành các vết thương, lỡ loét, viêm tấy, cầm máu, ức chế miễn dịch, bảo vệ gan, thận,

an thần, chống tác nhân gây đột biến, làm thuốc giải độc.

Trên thế giới các loài thuộc chi Kalanchoe rất được chú trọng nghiên cứu trong

các lĩnh vực: chiết tách, xác định thành phần các hợp chất hữu cơ, nghiên cứu tính

kháng khuẩn chống độc tế bào…[12]. Ở nước ta cho đến nay chưa có nghiên cứu

nào mang tính cơ bản về thành phần, tính chất, khả năng ứng dụng, công nghệ khai

thác các hợp chất hoá học có trong lá sống đời. Để góp phần vào nguồn tư liệu về

loài cây sống đời cũng như phát triển những tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của nó,

tôi đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu xác định axit hữu cơ trong lá cây sống đời

(Kalanchoe pinnata) ở xã Hoà Liên, huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng”.

2. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần axit hữu cơ trong lá cây sống

đời. Từ đó đóng góp vào nguồn thông tin, tư liệu khoa học về cấy sống đời, tạo cơ

sở khoa học phát huy những tác dụng chữa bệnh của nó.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng: lá cây sống đời hái ở xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, TP. Đà

Nẵng.

- Phạm vi nghiên cứu:

3

+ Xác định một số chỉ số như độ ẩm, hàm lượng tro của lá tươi.

+ So sánh, xác định tổng lượng axit chiết được bằng các dung môi khác nhau

từ các phương pháp chiết khác nhau.

+ Định danh một số axit bằng phổ GC-MS.

+ Thử hoạt tính kháng khuẩn và kháng oxi hóa của dịch chiết lá tươi.

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Nghiên cứu lý thuyết

- Thu thập, tổng hợp các tài liệu, tư liệu, sách báo trong và ngoài nước.

- Trao đổi kinh nghiệm với các chuyên gia, thầy cô giáo và đồng nghiệp.

4.2. Phương pháp thực nghiệm

- Phương pháp lấy mẫu, thu hái và xử lý mẫu;

- Phương pháp xác định các chỉ số vật lý và hóa học: xác định độ ẩm bằng

phương pháp trọng lượng, xác định hàm lượng tro bằng phương pháp tro hóa mẫu;

- Phương pháp chiết: ngâm kiệt, chưng ninh, chiết soxhlet bằng các dung môi

có độ phân cực khác nhau;

- Phương pháp chuẩn độ axit – bazơ để định lượng các axit hữu cơ phân cực;

- Phương pháp xác định thành phần hóa học, định danh và xác định cấu trúc

các cấu tử chính bằng phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC-MS);

- Thử hoạt tính kháng khuẩn và kháng oxi hóa của dịch chiết lá tươi.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

5.1. Ý nghĩa khoa học

Cung cấp thông tin khoa học về thành phần axit và công dụng phối hợp của nó

trong lá cây sống đời góp phần nâng cao giá trị sử dụng của cây sống đời và làm tư

liệu cho những nghiên cứu sau này.

5.2. Ý nghĩa thực tiễn

- Giúp cho việc ứng dụng lá cây sống đời ở phạm vi rộng một cách khoa học

hơn.

- Giải thích một cách khoa học một số kinh nghiệm, bài thuốc dân gian, ứng

dụng của lá cây sống đời.

4

6. Cấu trúc luận văn

Luận văn này có 46 trang trong đó phần mở đầu 3 trang, kết luận kiến nghị 1

trang, tài liệu tham khảo có 3 trang. Luận văn có 7 bảng, 28 hình và đồ thị. Nội

dung chia thành 3 chương:

Chương 1: Tổng quan (12 trang)

Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu (5 trang)

Chương 3: Kết quả và thảo luận (22 trang)

5

Chương 1 - TỔNG QUAN

1.1. GIỚI THIỆU CÂY SỐNG ĐỜI

- Cây sống đời hay còn gọi là cây bỏng, lá bông, trường sinh, diệp sinh căn, đà

bất tử..., vừa là cây cảnh, vừa là một cây thuốc chữa bệnh hàng ngày đơn giản và

hiệu quả.

- Tên Khoa học: Kalanchoe pinnata (Lamk.) Pers. 1805 (CCVN, 1:967) [2]

- Cây sống đời thuộc:

+ Lớp: Magnoliopsida

+ Bộ: Saxifragales

+ Họ: thuốc bỏng (Crassulaceae)

+ Chi: Kalanchoe. Bao gồm khoảng 33 chi chứa khoảng 1.400 loài

Hình 1.1. Cây sống đời

1.2. PHÂN BỐ

Cây sống đời là một loại cây tự nhiên ở khu vực của châu Á, Thái Bình

Dương và vùng Caribe. Nó cũng phân bố rộng rãi ở Việt Nam[12]. Lí do chủ yếu

mà nó được phân bố rộng rãi như vậy là nó có khả năng sống ở nhiều vùng khí hậu

khác nhau và chúng ta có thể dễ dàng trồng nó trong vườn.

1.3. ĐẶC ĐIỂM CÂY SỐNG ĐỜI

Cây sống đời dễ trồng, là cây mọc hoang dã, chỉ cần bẻ hoặc cắt một lá già

cắm xuống đất là được và hoa của cây sống đời màu tím hồng khá đẹp nên sống đời

được trồng nhiều làm cây cảnh và được trồng trong chậu hoa nhỏ và dùng để trang

trí trong nhà.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!