Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu tính đa dạng các loài thực vật quý hiếm tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh nam xuân lạc - huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn nhằm đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển loài
PREMIUM
Số trang
125
Kích thước
4.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
864

Nghiên cứu tính đa dạng các loài thực vật quý hiếm tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh nam xuân lạc - huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn nhằm đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển loài

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

––––––––––––––––––––––––

NGUYỄN THẾ HUY

NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG CÁC LOÀI

THỰC VẬT QUÝ HIẾM TẠI KHU BẢO TỒN LOÀI VÀ

SINH CẢNH NAM XUÂN LẠC - HUYỆN CHỢ ĐỒN,

TỈNH BẮC KẠN NHẰM ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP

BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LOÀI

THÁI NGUYÊN – 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

––––––––––––––––––––––––

NGUYỄN THẾ HUY

NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG CÁC LOÀI

THỰC VẬT QUÝ HIẾM TẠI KHU BẢO TỒN LOÀI VÀ

SINH CẢNH NAM XUÂN LẠC - HUYỆN CHỢ ĐỒN,

TỈNH BẮC KẠN NHẰM ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP

BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LOÀI

: 60.62.02.01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. TS. NGUYỄN VĂN THÁI

2. Th.S. LA QUANG ĐỘ

THÁI NGUYÊN – 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi.

Các số liệu và kết quả nghiên là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung

thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014

XÁC NHẬN CỦA GVHD

Đồng ý cho bảo vệ kết quả Ngƣời viết cam đoan

trước Hội đồng khoa học

Nguyễn Thế Huy

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN

Giáo viên chấm phản biện xác nhận học viên

đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu!

(Ký, họ và tên)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ii

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian nghiên cứu và thu thập số liệu tại Khu bảo tồn loài và sinh

cảnh Nam Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn, đến nay bản luận văn Thạc sỹ

của tôi đã hoàn thành.

Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự hướng dẫn tận tình

của TS. Nguyễn Văn Thái; Ths. La Quang Độ đã dìu dắt tôi từng bước đi trong

nghiên cứu khoa học, sự giúp đỡ chỉ bảo của các thầy, cô giáo Khoa Lâm nghiệp,

Khoa Sau đại học - trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, UBND và người dân

sống quanh Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc đã giúp đỡ trân thành và

tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này.

Vì điều kiện thời gian nghiên cứu và trình độ chuyên môn của bản thân

còn có những hạn chế nhất định, nên đề tài này không thể tránh khỏi những thiếu

sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến góp ý quý báu của các nhà khoa học cũng

như các bạn đồng nghiệp để bản luận văn này được hoàn chỉnh hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 25 tháng 8 năm 2014

Tác giả

Nguyễn Thế Huy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii

MỤC LỤC................................................................................................................. iii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................ vi

DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... vii

DANH MỤC CÁC HÌNH....................................................................................... viii

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1. Đặt vấn đề ...............................................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ...............................................................................4

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................4

4. Đóng góp mới của luận văn ....................................................................................4

Chƣơng 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU..............................................................5

1.1. Tính cấp thiết của đề tài và cơ sở khoa học của nghiên cứu................................5

1.1.1. Một số khái niệm...............................................................................................5

1.1.2. Tính cấp thiết của vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học.........................................7

1.1.3. Cơ sở khoa học của nghiên cứu ......................................................................10

1.1.4. Những nghiên cứu về đa dạng thực vật trên thế giới .....................................13

1.1.5. Những nghiên cứu về đa dạng thực vật Ở Việt Nam..................................19

1.2. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu .............................................................37

1.2.1. Vị trí địa lý ......................................................................................................37

1.2.2. Điều kiện khí hậu, thủy văn ............................................................................37

1.2.3. Đặc điểm địa hình, đất đai...............................................................................38

1.2.4. Đặc điểm hệ động thực vật..............................................................................38

1.2.5. Điều kiện giao thông, thủy lợi.........................................................................39

1.2.6. Điều kiện dân sinh kinh tế - xã hội .................................................................39

1.2.7. Nhận xét chung về những thuận lợi và khó khăn của địa phương..................40

Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........41

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................41

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

iv

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................41

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................41

2.2. Nội dung nghiên cứu..........................................................................................41

2.2.1. Nghiên cứu hiện trạng các loài cây quý hiếm trong khu bảo tồn ...................41

2.2.2. Sự hiểu biết, tác động của con người và nguyên nhân gây suy thoái

ĐDSH tại khu vực nghiên cứu. .................................................................................41

2.2.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển và bảo tồn các loài thực vật quý hiếm........41

2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................41

2.3.1. Công tác chuẩn bị............................................................................................41

2.3.2. Phương pháp tiếp cận......................................................................................42

2.3.3. Phương pháp kế thừa tài liệu...........................................................................42

2.3.4. Phương pháp điều tra ......................................................................................42

2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu...............................................................................46

Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................49

3.1. Hiện trạng các loài thực vật quý hiếm trong Khu bảo tồn .................................49

3.1.1. Danh lục và dạng sống của các loài thực vật quý hiếm tại Khu bảo tồn ...............49

3.1.2. Tần suất xuất hiện của các loài thực vật quý hiếm......................................51

3.1.3. Đa dạng bậc phân loại.....................................................................................52

3.1.4. Mức độ nguy cấp của các loài thực vật quý hiếm...........................................53

3.1.5. Phân bố của các loài thực vật quý hiếm..........................................................59

3.1.6. Tình hình tái sinh một số loài cây quý hiếm.....................................................63

3.1.7. Sự hiểu biết, tác động của con người nên khu vực nghiên cứu

3.1.8. Nguyên nhân gây suy thoái ĐDSH tại khu vực nghiên cứu ...........................64

3.2. Đề xuất một số biện pháp phát triển và bảo tồn các loài thực vật quý hiếm .....70

3.2.1. Tăng cường thể chế về bảo vệ ĐDSH tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh

Nam Xuân Lạc ..........................................................................................................71

3.2.2. Nâng cao năng lực về quản lý đối với Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam

Xuân Lạc ...................................................................................................................71

3.2.3. Nâng cao nhận thức về bảo vệ đa dạng sinh học Khu bảo tồn .......................71

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

v

3.2.4. Chính sách kinh tế...........................................................................................71

3.2.5. Bảo tồn và nhân giống.....................................................................................72

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................74

4.1. Kết luận ..............................................................................................................74

4.2. Kiến nghị............................................................................................................75

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................76

PHỤ LỤC.................................................................................................................81

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CR Cực kì nguy cấp

D1.3 Đường kính ngang ngực

ĐDSH Đa dạng sinh học H Chiều cao

EN Nguy cấp

LSNG Lâm sản ngoài gỗ

IUCN Hiệp hội Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên

OTC Ô tiêu chuẩn

ODB Ô dạng bản

PRCF Tổ chức Con người, tài nguyên và bảo tồn

TĐT Tuyến điều tra

UNEP Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc

VU Sắp nguy cấp

WWF Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên thế giới

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Số loài thực vật được mô tả trên toàn thế giới..........................................14

Bảng 1.2: Danh mục quý hiếm được ưu tiên bảo vệ.................................................27

Bảng 1.3: Phân bố các loài thực vật nguy cấp quý hiếm ở Việt Nam ......................32

Bảng 1.4: Hiện trạng sử dụng đất xã Xuân Lạc- Chợ Đồn- Bắc Kạn.......................38

Bảng 2.1: Thang điểm đánh giá mức tác động của con người và động vật..............46

Bảng 3.1: Các dạng sống...........................................................................................50

Bảng 3.2: Bảng tổng hợp số họ - chi – loài..............................................................52

Bảng 3.3: Bảng tỷ lệ thực vật quý hiếm giữa các ngành...........................................54

Bảng 3.4: Tỷ lệ các loài có trong sách đỏ thế giới (IUCN - 2011)...........................55

Bảng 3.5: Tỷ lệ mức độ nguy cấp của các loài thực vật trong Sách Đỏ Việt Nam ..57

Bảng 3.6: Bảng tỷ lệ % mức độ nguy cấp của các loài thực vật trong Nghị định

32/2006/NĐ-CP .......................................................................................59

Bảng 3.7: Phân bố các loài thực vật quý hiếm theo tuyến điều tra ...........................60

Bảng 3.8: Bảng phân bố các loài thực vật quý hiếm theo các trạng thái rừng..........61

Bảng 3.9: Phân bố các loài thực vật quý hiếm theo độ cao ......................................62

Bảng 3.10: Nguồn gốc và chất lượng các loài cây tái sinh quý hiếm.......................64

Bảng 3.11: Bảng điều tra mức độ tác động trung bình của con người và vật nuôi

đến hệ thực vật rừng trong KBT loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc ............66

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1: Biểu đồ phổ dạng sống các loài cây quý hiếm..........................................50

Hình 3.2: Biểu đồ tỷ lệ các loài thực vật quý hiếm giữa các ngành .........................54

Hình 3.3: Biều đồ tỷ lệ các loài cây quý hiếm trong sách đỏ thế giới (IUCN).........56

Hình 3.4: Biểu đồ phân cấp bảo tồn của các loài trong Sách Đỏ Việt Nam.............58

Hình 3.5: Biểu đồ tỷ lệ các loài cây quý hiếm trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP ....59

Hình 3.6: Biểu đồ phân bố các loài thực vật quý hiếm theo độ cao .........................63

1

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề

Đa dạng sinh học (ĐDSH) là thuật ngữ dùng để chỉ sự phồn thịnh của

cuộc sống trên trái đất bao gồm các loài động, thực vật, vi sinh vật, những gen

chứa đựng trong các loài và tính đa dạng của các hệ sinh thái trên trái đất. ĐDSH có

vai trò vô cùng to lớn quyết định sự tồn tại và phát triển của con người vì nó là

nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nguyên liệu cho các

ngành công nghiệp, là tấm lá chắn che chở và bảo vệ con người...Tuy nhiên, cho

đến nay nguồn tài nguyên này đã bị suy giảm đến mức báo động. Đó là một thách

thức mà con người đang phải đối mặt vì sự suy giảm ĐDSH sẽ làm mất cân bằng

sinh thái dẫn đến những thảm họa thiên nhiên như: lũ lụt, hạn hán, gió bão,...Hậu

quả của nó là đói nghèo và bệnh tật.

Sự tuyệt chủng hàng loạt ngày nay có thể so sánh với sự tuyệt chủng của các

thời kỳ địa chất trong quá khứ, trong đó hàng chục ngàn, thậm chí hàng triệu loài bị

tiêu diệt do các thảm họa tự nhiên, có thể là sự va chạm của các thiên thạch, động

đất, hỏa hoạn…nhiều loài đang bị suy giảm một cách nhanh chóng, thậm chí một số

loài đang ở ngưỡng cửa của tuyệt chủng mà nguyên nhân chủ yếu là do săn bắn quá

mức, do sinh cảnh bị phá hủy và do sự xâm nhập của các loài ngoại lai.

Nguy cơ đối với ĐDSH ngày càng tăng do áp lực dân số tăng lên một cách

nhanh chóng cũng như các tiến bộ về khoa học kỹ thuật. Tình trạng này lại càng trở

nên trầm trọng hơn do việc phân phối của cải trên thế giới không đồng đều, về sự

phân hóa giàu nghèo giữa các nước phát triển và kém phát triển, đặc biệt đối với các

nước nhiệt đới, nơi vốn rất phong phú về loài. Hơn thế nữa, sự đe dọa đối với

ĐDSH do các yếu tố đơn độc chẳng hạn như mưa axit, khai thác gỗ, săn bắn quá

mức,…cùng kết hợp với nhau làm cho tình trạng ngày càng tồi tệ.

Việt Nam có tổng diện tích phần đất liền 330.541km

2

kéo dài 15 độ vĩ (từ

8

0

30’ - 230

22’ độ vĩ Bắc) và trải rộng trên 7 kinh tuyến (từ 102

0

10’ - 109

0

21’ độ

kinh Đông), đồng thời do lịch sử phát triển địa chất đã tạo nên những kiểu địa hình,

2

đai độ cao và vùng khí hậu khác nhau. Đó là những yếu tố làm cho Việt nam có hệ

thực vật và thảm thực vật rừng hết sức đa dạng và phong phú.

Việt Nam được coi là một trong những nước thuộc vùng Đông Nam Á giàu

về ĐDSH. Về mặt địa sinh học, Việt Nam là giao điểm của các hệ động, thực vật

thuộc vùng Ấn Độ - Miến Điện, Nam Trung Quốc, Indonesia và Malaysia. Các đặc

điểm trên đã tạo cho nơi đây trở thành một trong những khu vực có ĐDSH cao của

thế giới, với khoảng 10% số loài sinh vật, trong khi chỉ chiếm 1% diện tích đất liền

của thế giới.

Theo số liệu thống kê, Việt Nam có khoảng 11.373 loài thực vật bậc cao có mạch,

1.030 loài rêu, 2.500 loài tảo và 826 loài nấm. Trong đó có khoảng 5.000 loài được

nhân dân sử dụng: làm lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thức ăn cho gia súc,

lấy gỗ, tinh dầu và nhiều nguyên vật liệu khác. Hệ thực vật Việt Nam chứa đựng 3

luồng di cư chính: từ Nam Trung Quốc xuống, từ Himalaya - Mianma sang và từ

Indonesia – Malaysia lên. Hệ thực vật Việt Nam còn có mức độ đặc hữu cao với

khoảng 33% số loài thực vật ở miền Bắc Việt Nam (Pocs Tamas, 1965) và hơn 40%

tổng số loài thực vật toàn quốc (Thái Văn Trừng, 1975)[46].

ĐDSH có vai trò rất quan trọng đối với việc duy trì các chu trình tự nhiên và

cân bằng sinh thái. Đó là cơ sở của sự sống còn và thịnh vượng của loài người và sự

bền vững của thiên nhiên trên trái đất.

Vấn đề Bảo tồn ĐDSH có ý nghĩa chiến lược trong thời đại hiện nay. Hội

nghị thượng đỉnh Rio de Janeiro ngày 5 tháng 6 năm 1992 là tiếng chuông thức tỉnh

toàn thế giới “Hãy cứu lấy trái đất”, bởi vì sự ĐDSH liên quan đến sự sống của trái

đất. Việt Nam là một trong những trung tâm ĐDSH cao của thế giới, nên vấn đề bảo

tồn ĐDSH là một yêu cầu rất cấp bách, đã từ lâu, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm

tới điều đó.

Đến nay cả nước ta đã có tới 32 Vườn Quốc gia (VQG) và hàng trăm khu

bảo tồn thiên nhiên (BTTN) được Nhà nước công nhận. Chính phủ nước Cộng hoà

xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã có quyết định phê duyệt “Kế hoạch hành động quốc

gia về ĐDSH đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện công ước đa

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!