Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu tiếng dân tộc kinh ở quảng tây trung quốc
MIỄN PHÍ
Số trang
19
Kích thước
671.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1210

Nghiên cứu tiếng dân tộc kinh ở quảng tây trung quốc

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Nghiên cứu tiếng dân tộc Kinh ở Quảng Tây

Trung Quốc

Lê Xảo Bình

Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Luận án TS. ngành: Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam

Mã số: 62 22 01 25

Ngƣời hƣớng dẫn: GS.TS. Trần Trí Dõi

Năm bảo vệ: 2012

Abstract. Khái quát về ―Dân tộc Kinh ở Quảng Tây Trung Quốc‖. Trình bày một

vài nội dung liên quan đến ―lý thuyết‖ phục vụ cho nhiệm vụ của đề tài. miêu tả

những ―đặc điểm cấu trúc âm tiết tiếng Kinh‖. Sau đó luận án sẽ miêu tả âm vị học

―bức tranh ngữ âm hiện nay của tiếng Kinh‖ thể hiện qua việc mô tả hệ thống thanh

điệu, hệ thống ngữ âm đoạn tính tiếng Kinh. Giới thiệu về hệ thống ngữ âm tiếng

Kinh, mà cụ thể là tiếng Kinh ở làng Vạn Vỹ. mô tả thêm một số ―đặc điểm cấu trúc

ngữ pháp tiếng Kinh‖ mà chúng tôi nhận thấy chƣa có ở công trình ―Nghiên cứu

tiếng Kinh‖ của tác giả Vi Thụ Quan. Làm sáng rõ những khác biệt giữa tiếng Kinh

so với tiếng Việt hiện đại‖ về ngữ âm nhƣ thế nào. Sau đó qua sự khác biệt ấy, bƣớc

đầu góp phần vào việc lý giải đặc điểm phát triển của tiếng Kinh trong một môi

trƣờng mới ở Trung Quốc.

Keywords. Dân tộc thiểu số Việt Nam; Ngôn ngữ học; Tiếng Kinh; Dân tộc Kinh;

Quảng Tây

Content

MỞ ĐẦU

0.1.Lý do chọn đề tài.

Tiếng Kinh là tiếng nói của dân tộc Kinh ở Quảng Tây Trung Quốc. Theo những nghiên

cứu đã có, tổ tiên của ngƣời Kinh là ngƣời Đồ Sơn Hải Phòng Việt Nam di cƣ đến từ thế kỷ

XV. Vì thế, có thể cho rằng gốc của tiếng Kinh là tiếng của ngƣời miền Bắc Việt Nam. Sau

nhiều năm xa cách chủ thể và chịu ảnh hƣởng của tiếng dân tộc khác, tiếng nói của họ đã

không còn là tiếng Việt thuần túy nữa. Nó đã có sự thay đổi về ngữ âm, từ vựng và ngữ

pháp so với tiếng Việt hiện đại.

Ở Trung Quốc và Việt Nam, đã có một vài công trình nghiên cứu về tiềng Kinh. Trong

số đó, có công trình tƣơng đối đơn giản (nhƣ ―Kinh ngữ giản chí‖ ...), có công trình thì chi

tiết hơn (nhƣ ―Kinh ngữ nghiên cứu‖...). Nhìn chung, phần nhiều trong các công trình ấy,

chẳng hạn nhƣ khi mô tả ngữ âm, thƣờng thiên về mô tả liệt kê nên có những kiến giải cần

phải đƣợc kiểm tra lại. Vì vậy, việc nghiên cứu tiếng Kinh - đƣợc giả định tách ra từ tiếng

Việt trung cổ - nhƣ ngôn ngữ một dân tộc thiểu số ở Trung Quốc là điều hết sức cần thiết.

Điều đó sẽ không chỉ có giá trị to lớn trong việc hiểu biết đầy đủ về tiếng Kinh, hiểu biết

lịch sử biến đổi của ngôn ngữ sau khi tách khỏi tiếng Việt mà nó còn có giá trị trong việc

nghiên cứu vấn đề tiếp xúc ngôn ngữ ở khu vực.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!