Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy đánh bóng bi đũa trụ :Báo cáo tổng kết đề tài Khoa học cấp trường - Khoa công nghệ Cơ khí
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Mẫu IUH1521
BỘ CÔNG THƯƠNG
ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC
KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
Tên đề tài: Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy đánh bóng bi
đũa trụ.
Mã số đề tài: 181.CK02
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Châu Ngọc Lê
Đơn vị thực hiện: Khoa Công Nghệ Cơ Khí
i
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy mài bóng bi
đũa trụ”, Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình, tạo điều kiện của tập thể
lãnh đạo, các giảng viên của Khoa Công nghệ Cơ khí; Ban lãnh đạo và chuyên viên
của phòng Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế Trường Đại học Công nghiệp
Thành phố Hồ Chí Minh.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân của Tôi đã động viên,
khích lệ, tạo điều kiện giúp đỡ Tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành đề
tài nghiên cứu này.
Xin kính chúc quý thầy cô, bạn bè đồng nghiệp dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và
thành công.
ii
PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG
1.1. Tên đề tài: Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy đánh bóng bi đũa trụ.
1.2. Mã số: 181.CK02
1.3. Danh sách chủ trì, thành viên tham gia thực hiện đề tài
TT Họ và tên
(học hàm, học vị)
Đơn vị công tác Vai trò thực hiện đề tài
1 ThS. Châu Ngọc Lê Khoa Cơ khí Chủ nhiệm
2 TS. Nguyễn Thành Tâm Khoa Động lực Thành viên
1.4. Đơn vị chủ trì: Khoa Công nghệ Cơ khí
1.5. Thời gian thực hiện:
1.5.1. Theo hợp đồng: từ tháng 01 năm 2018 đến tháng 12 năm 2018
1.5.2. Gia hạn (nếu có):
1.5.3. Thực hiện thực tế: từ tháng 01 năm 2018 đến tháng 12 năm 2018
1.6. Những thay đổi so với thuyết minh ban đầu (nếu có):
(Về mục tiêu, nội dung, phương pháp, kết quả nghiên cứu và tổ chức thực hiện;
Nguyên nhân; Ý kiến của Cơ quan quản lý)
1.7. Tổng kinh phí được phê duyệt của đề tài: 95 triệu đồng.
PHẦN II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Tóm tắt kết quả (tiếng Việt và tiếng Anh)
Bi đũa trụ là một chi tiết máy quan trọng và được ứng dụng rộng rãi trong các chi
tiết máy, động cơ điện, công nghiệp xe máy, và các hộp số trong các động cơ truyền
động. Nó có khả năng chịu tải trọng hướng tâm và tải trọng động cao do vòng lăn
và bi đũa trụ tiếp xúc trực tiếp với nhau. Sự chính xác trong quá trình truyền động
và tuổi thọ của bi đũa trụ phụ thuộc vào chất lượng bề mặt và độ chính xác hình
dáng của các viên bi đũa trụ. Đề tài đã nghiên cứu đặc tính của quá trình gia công bi
đũa trụ bằng cách kết hợp chuyển động của 2 đĩa mài, trên cơ sở đó thiết kế và chế
tạo ra máy đánh bóng bi đũa trụ. Đồng thời thực nghiệm xác định ảnh hưởng của
các thông số gia công như tải trọng, kích thước hạt mài đến độ nhám bề mặt chi tiết
thép AISI 52100. Kết quả thí nghiệm cho thấy rằng, kích thước hạt mài ảnh hưởng
iii
lớn đến chất lượng bề mặt gia công. Tuy nhiên, độ nhám bề mặt cải thiện ít hơn
trong quá trình đánh bóng. Bên cạnh đó, sự ảnh hưởng của tải trọng tác dụng cũng
được thiết lập trong quá trình mài thô và đánh bóng để xem xét ảnh hưởng đến chất
lượng bề mặt gia công. Kết quả độ nhám bi đũa trụ (Ø15x25 mm) sau 3 giờ gia
công được cải thiện từ Ra = 1,5 µm xuống còn Ra = 0,1µm với đĩa mài mềm.
Abtracts:
Cylindrical roller bearing is an important part of the machine and it has been widely
used in machinery parts, electric motors, motorcycles, and gearboxes. It capable of
supporting high loads and dynamic loads due to the rolling rod and the rollers of
bearings being in direct contact. The operational precision and working life of
rolling bearings depends on the surface quality and profile accuracy of cylindrical
rollers. The characteristics of the roller bearings processing by combining the
movements of two lapping plates is studied in this research. Based on the results,
the polishing machine is designed and manufactured. The influence of machining
parameters such as load, abrasive size on surface roughness of cylindrical rollers
were investigated by experiments. Abrasive size has effect on the surface
roughness, the surface roughness of rollers have changed significantly in lapping
process. However, the surface roughness has slightly reduced in polishing process.
In addition, with the increase of the load, the smoother surfaces with better
roughness can be obtained after lapping and polishing process in this paper. The
surface roughness of cylindrical rollers (Ø15x25 mm) were reduced rapidly from
Ra = 1,5 µm to Ra = 0,1µm after three hours’ processing under double-side lapping
plates attached with flannelette polishing pad.
2. Đặt vấn đề
Vòng bi đũa trụ đã được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp cơ khí, động
cơ điện, xe máy và hộp số. Nó có khả năng chịu tải trọng hướng tâm cao và tải động
do thanh lăn và trục lăn của vòng bi tiếp xúc trực tiếp. Theo truyền thống, bề mặt
của viên bi trụ được tạo ra bằng phương pháp tiện và kết thúc bằng mài tinh bằng đá
mài. Quá trình gia công này đòi hỏi một lượng thời gian gia công tương đối lớn.
iv
Ngoài ra, các yếu tố của quá trình sản xuất như độ chính xác của máy, vị trí của đá
mài và rung động ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của quá trình gia công viên bi trụ.
Điều này dẫn đến chi phí sản xuất sẽ tăng lên và năng suất tương đối thấp.
Ngày nay, có nhiều nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng bề mặt gia công cho viên
bi đũa trụ bằng cách áp dụng phương pháp cơ - hóa học (CMP). Các kết quả thí
nghiệm cho thấy rằng, độ nhám bề mặt Ra và độ tròn của chi tiết gia công theo kỹ
thuật CMP đạt được lần lượt là 0,023 μm và 0,39 μm. Bên cạnh đó, chất lượng bề
mặt của chi tiết gia công được cải thiện rõ rệt như độ bằng phẳng và độ sáng bóng
bề mặt khi sử dụng kỹ thuật CMP. Tuy nhiên, đối với phương pháp CMP phải tốn
thời gian gia công chuẩn bị bề mặt chi tiết trước khi bước vào gia công chính thức.
Kỹ thuật mài mòn điện phân (ELID) được sử dụng, giúp giảm bớt mài mòn bánh
mài và hạt mài. Hệ thống mài ELID gồm bánh mài với hạt mài bằng kim cương,
một nguồn cung cấp năng lượng điện, một điện cực và làm mát. Bánh mài kim
cương được kết nối với các thiết bị đầu cực dương của nguồn cung cấp năng lượng
thông qua tiếp xúc điện và một điện cực cố định đã được kết nối với các thiết bị đầu
cực âm. Giữ khoảng cách xấp xỉ 0.1mm giữa các bánh mài và các điện cực. Tuy
nhiên, phương pháp này ứng dụng hạn chế do chi phí tương đối cao cho quá trình
điện phân và thiết kế các điện cực.
Ngoài ra, phương pháp gia công bằng chất lỏng từ biến (MRF) cũng được áp dụng
gia công với độ chính xác bề mặt cao do được điều khiển bằng máy tính. Hệ thống
MRF có một máy bơm liên tục bơm chất lỏng từ lưu biến. Các chất lỏng được đưa
vào vùng đánh bóng nhờ vào một vòi phun chất lỏng. Chất lỏng từ lưu biến kết hợp
với các hạt từ tính như cerium oxide (CeO2) và nano-kim cương. Một nam châm
điện được sử dụng để tạo ra hướng từ trường. Nó được đặt ở dưới bánh mài. Khi
chất lỏng từ lưu biến đi qua vùng từ trường, nó liên kết lại và hoạt động như một
dụng cụ đánh bóng. Tuy nhiên, phương pháp này có chi phí tương đối cao do sử
dụng lưu chất từ biến và thiết kế điều khiển dòng lưu chất từ biến.
v
Trong nghiên cứu này, nguyên lý gia công bằng 2 đĩa mài kết hợp vẫn được sử dụng
trong để tiến hành gia công các viên bi đũa trụ. Để nâng cao hiệu quả và chất lượng
bề mặt chi tiết trong quá trình gia công thì bề mặt 2 đĩa mài bằng thép được bao phủ
bằng giấy nhám. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của chi tiết gia công như hệ
số ma sát, kích thước hạt mài và tải trọng tác dụng sẽ được nghiên cứu trong bài báo
này. Các thí nghiệm gia công đánh bóng bề mặt bi đũa trụ bằng thép AISI 52100
được thực hiện, và các kết quả thử nghiệm sẽ được phân tích và thảo luận. Dựa trên
kết quả gia công, quá trình mài bằng đĩa mài giấy nhám cải thiện đáng kể chất
lượng bề mặt gia công và lượng vật liệu được cắt gọt. Kết quả thực nghiệm chỉ ra
rằng, độ nhám bề mặt cải thiện đáng kể từ Ra = 0,17 μm xuống còn 0.027 µm và
hiệu suất gia công được tăng lên.
Vì vậy, nâng cao hiệu suất của quá trình gia công và cải thiện chất lượng bề mặt là
nhu cầu cấp thiết hiện nay. Dựa trên nền tảng của quá trình mài nghiền, nghiên cứu
này đã đề xuất phương pháp gia công bằng cách kết hợp chuyển động quay tròn của
2 đĩa mài với dung dịch mài tạo nên quá trình gia công. Phương pháp này tạo ra
năng suất cao hơn bởi vì cùng lúc có thể gia công nhiều chi tiết với điều kiện gia
công tương ứng. Ngoài ra, chất lượng bề mặt chi tiết gia công còn được điều khiển
bằng cách thiết lập các thông số công nghệ của quá trình gia công như vận tốc đánh
bóng, lực ép trên đĩa mài, nồng độ dung dịch mài và kết cấu thiết bị gá chi tiết. Kết
quả chỉ thông qua một quá trình gia công đơn giản mà có thể gia công cùng lúc
nhiều chi tiết và chất lượng bề mặt của các chi tiết trong loạt gia công tương đối
đồng đều nhau, góp phần làm giảm thời gian và tăng độ chính xác gia công.
3. Mục tiêu
Mục tiêu chính của đề tài là xây dựng phương pháp gia công mài tinh bề mặt bi đũa
trụ bằng cách kết hợp chuyển động của hai đĩa mài và dung dịch mài để tạo ra quá
trình gia công. Trên cơ sở đó, thiết kế và chế tạo máy mài bóng bề mặt bi đũa trụ.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu phân tích lý thuyết: dựa trên các nghiên cứu trong và ngoài nước để làm
cơ sở lý luận khi tiến hành tính toán và thiết kế kết cấu các chi tiết của máy.
vi
Nghiên cứu thực nghiệm: dựa trên máy mài tinh bề mặt bi đũa trụ được chế tạo và
lắp ráp hoàn thiện sẽ tiến hành gia công thử nghiệm đánh giá chất lượng của máy.
5. Tổng kết về kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiện cứu của đề tài đạt được:
Thiết kế và chế tạo được máy mài tinh bề mặt bi đũa trụ đạt yêu cầu kỹ thuật.
Gia công thử nghiệm.
Xác định được ảnh hưởng kích thước hạt mài đến độ nhám bề mặt bi đũa trụ.
Xác định được ảnh hưởng của tải trọng đến độ nhám bề mặt bi đũa trụ.
6. Đánh giá các kết quả đã đạt được và kết luận
TT Kết quả nghiên cứu
Yêu cầu khoa học hoặc/và chỉ tiêu
kinh tế - kỹ thuật
Đăng ký Đạt được
1 Máy đánh bóng bi
đũa trụ
- Số vòng quay đĩa mài:
50- 400 vòng/phút
- Lực ép: P = 3-6 bar
- Số vòng quay trục
chính: 0- 400 vòng/phút
- Lực ép: P = 0-6 bar
2 Sản phẩm mẫu - Kích thước bi đũa trụ: 10
-20 mm
- Độ nhám bề mặt đạt
được: Ra ≤ 0.1µm
- Kích thước bi đũa trụ:
Ø15x25
- Độ nhám bề mặt đạt
được: Ra = 0.1µm
3 Tập bản vẽ thiết kế 01 tập bản vẽ thiết kế 01 tập bản vẽ thiết kế
4 Bài báo khoa học 01 bài báo đăng ở tạp chí
IUH hoặc hội thảo khoa
học có tính điểm
- 01 bài báo đăng Hội
nghị quốc tế MMMS
2018 tại Đà nẵng.
- 01 bài báo đăng ở tạp
chí IUH.
Kết luận:
Dựa trên các kết quả nghiên cứu và so sánh với yêu cầu kỹ thuật đặt ra cho
thấy nhiệm vụ chính của đề tài đã hoàn thành đúng yêu cầu. Với kết quả nghiên cứu
của đề tài sẽ làm cơ sở cho các nghiên cứu ứng dụng tiếp theo về gia công các bề
mặt các viên bi của ổ lăn phức tạp khác.
vii
PHẦN III. SẢN PHẨM ĐỀ TÀI, CÔNG BỐ VÀ KẾT QUẢ ĐÀO TẠO
3.1. Kết quả nghiên cứu (sản phẩm dạng 1,2,3)
TT Kết quả nghiên cứu
Yêu cầu khoa học hoặc/và chỉ tiêu
kinh tế - kỹ thuật
Đăng ký Đạt được
1 Máy đánh bóng bi
đũa trụ
- Số vòng quay đĩa mài:
50- 400 vòng/phút
- Lực ép: P = 3-6 bar
- Số vòng quay trục
chính: 0- 400 vòng/phút
- Lực ép: P = 0-6 bar
2 Sản phẩm mẫu - Kích thước bi đũa trụ: 10
-20 mm
- Độ nhám bề mặt đạt
được: Ra ≤ 0.1µm
- Kích thước bi đũa trụ:
Ø15x25
- Độ nhám bề mặt đạt
được: Ra = 0.1µm
3 Tập bản vẽ thiết kế 01 tập bản vẽ thiết kế 01 tập bản vẽ thiết kế
4 Bài báo khoa học 01 bài báo đăng ở tạp chí
IUH hoặc hội thảo khoa
học có tính điểm
- 01 bài báo đăng Hội
nghị quốc tế MMMS
2018 tại Đà nẵng.
- 01 bài báo đăng ở tạp
chí IUH.
Ghi chú:
- Các ấn phẩm khoa học (bài báo, báo cáo KH, sách chuyên khảo…) chỉ được
chấp nhận nếu có ghi nhận địa chỉ và cảm ơn trường ĐH Công Nghiệp Tp. HCM đã
cấp kính phí thực hiện nghiên cứu theo đúng quy định.
- Các ấn phẩm (bản photo) đính kèm trong phần phụ lục minh chứng ở cuối
báo cáo. (đối với ấn phẩm là sách, giáo trình cần có bản photo trang bìa, trang chính
và trang cuối kèm thông tin quyết định và số hiệu xuất bản)
3.2. Kết quả đào tạo
TT Họ và tên
Thời gian
thực hiện đề tài
Tên đề tài
Tên chuyên đề nếu là NCS
Tên luận văn nếu là Cao học
Đã bảo vệ
Nghiên cứu sinh
Học viên cao học
viii
Sinh viên Đại học
Ghi chú:
- Kèm bản photo trang bìa chuyên đề nghiên cứu sinh/ luận văn/ khóa luận và
bằng/giấy chứng nhận nghiên cứu sinh/thạc sỹ nếu học viên đã bảo vệ thành
công luận án/ luận văn;( thể hiện tại phần cuối trong báo cáo khoa học)
PHẦN IV. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KINH PHÍ
TT Nội dung chi
Kinh phí
được duyệt
(triệu đồng)
Kinh phí
thực hiện
(triệu đồng)
Ghi
chú
A Chi phí trực tiếp 95 95
1 Thuê khoán chuyên môn 35 35
2 Nguyên, nhiên vật liệu, cây con. 52 52
3 Thiết bị, dụng cụ
4 Công tác phí
5 Dịch vụ thuê ngoài
6 Hội nghị, hội thảo, thù lao nghiệm thu giữa kỳ
7 In ấn, Văn phòng phẩm 3.25 3.25
8 Chi phí khác
B Chi phí gián tiếp
1 Quản lý phí 4.75 4.75
2 Chi phí điện, nước
Tổng số 95 95
PHẦN V. KIẾN NGHỊ ( về phát triển các kết quả nghiên cứu của đề tài)
Do thời gian và kinh phí thực hiện đề tài có hạn nên đề tài cần được phát triển
thêm một số vấn đề sau:
Nghiên cứu và trang bị thêm hệ thống cung cấp và khuấy trộn dung dịch
mài tự động để tối ưu hóa và ổn định lượng dung dịch cấp cho máy khi gia
công.
Nghiên cứu mô phỏng tải trọng ảnh hưởng đến chuyển động của viên bi trụ
trong quá trình gia công để thấy được bản chất của quá trình tiếp xúc khi
mài.