Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu thiết kế, chế tạo và tối ưu thiết bị bọc hạt, ứng dụng sản xuất phân Urê nhả chậm :Báo cáo tổng kết đề tài Khoa học cấp trường - Khoa Công nghệ Hóa học
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ CÔNG THƯƠNG
ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO KHOA HỌC TỔNG KẾT ĐỀ TÀI
KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
Tên đề tài: Nghiên cứu thiết kế, chế tạo và tối ưu thiết bị bọc
hạt, ứng dụng sản xuất phân Urê nhả chậm
Mã số đề tài: 171.4131
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Hữu Trung
Đơn vị thực hiện: Khoa Công nghệ Hóa học
TP Hồ Chí Minh, 10/2018
BỘ CÔNG THƯƠNG
ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH
1
LỜI CẢM ƠN
Chân thành cảm ơn các thành viên nhóm nghiên cứu đã tham gia thực
hiện, triển khai và tổ chức nghiên cứu trong đề tài, PGS. TS. Trịnh Văn Dũng
vai trò cố vấn nghiên cứu và định hướng nghiên cứu cho đề tài
Trân trọng cảm ơn Tổ Bộ môn Máy và Thiết bị Hóa học, Khoa Công nghệ
Hóa học đã giúp đở, hỗ trợ về thời gian, cơ sở vật chất thí nghiệm để giúp chúng
tôi hoàn thành nghiên cứu này.thực hiện và hoàn thành đề tài nghiên cứu
Cảm ơn Phòng Quản lý Khoa học và Hợp tác Quốc tế - Trường Đại học
Công nghiệp TP. HCM đã hướng dẫn và hỗ trợ các thủ tục hành chánh trong
quá trình nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường.
Chân thành cảm ơn Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh giúp
đở, hỗ trợ về kinh phí (mã số đề tài 171.4131) để thực hiện đề tài.
2
PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG
I. Thông tin tổng quát
1.1. Tên đề tài: Nghiên cứu thiết kế, chế tạo và tối ưu thiết bị bọc hạt, ứng dụng sản
xuất phân Urê nhả chậm
1.2. Mã số: 171.4131
1.3. Danh sách chủ trì, thành viên tham gia thực hiện đề tài
TT Họ và tên Đơn vị công tác Vai trò thực hiện đề tài
1 ThS. Nguyễn Hữu Trung Trường ĐH Công
nghiệp TP.HCM
Chủ nhiệm, chịu trách nhiệm toàn
bộ hoạt động, công việc của đề tài
2 PGS. TS. Trịnh Văn Dũng Trường ĐH Bách
Khoa TP.HCM
Định hướng phương pháp, nội
dung, công việc nghiên cứu
3 ThS. Phạm Thành Tâm Trường ĐH Công
nghiệp TP.HCM
Hỗ trợ nghiên cứu xác định chỉ tiêu,
thông số, đánh giá chất lượng sản
phẩm và thử nghiệm
4 ThS. Võ Thanh Hưởng Trường ĐH Công
nghiệp TP.HCM
Hỗ trợ nghiên cứu xây dựng mô
hình, tối ưu hóa thực nghiệm
5 Võ Thị Mai Trường ĐH Công
nghiệp TP.HCM
Hỗ trợ nghiên cứu xác định thông
số quá trình bọc
1.4. Đơn vị chủ trì: Khoa Công nghệ Hóa học
1.5. Thời gian thực hiện:
1.5.1. Theo hợp đồng: từ tháng 04 năm 2017 đến tháng 03 năm 2018.
1.5.2. Gia hạn (nếu có): đến tháng 09 năm 2018
1.5.3. Thực hiện thực tế: từ tháng 04 năm 2017 đến tháng 09 năm 2018
1.6. Những thay đổi so với thuyết minh ban đầu (nếu có): không có
(Về mục tiêu, nội dung, phương pháp, kết quả nghiên cứu và tổ chức thực hiện; Nguyên
nhân; Ý kiến của Cơ quan quản lý)
1.7. Tổng kinh phí được phê duyệt của đề tài: 48,6 triệu đồng.
3
II. Kết quả nghiên cứu
2.1. Đặt vấn đề
2.1.1. Những vấn đề thách thức khi sử dụng phân bón truyền thống
Năm 1998, Smil đã dự đoán những vấn đề tiềm ẩn về môi trường do sự dư thừa đạm
trong quá trình cung cấp phân bón cho cây trồng. Sự thất thoát nitơ ra ngoài không khí chiếm
một lượng khá lớn và được xem như một nguyên nhân chính làm tăng lượng nitơ trong bầu
khí quyển. Mỗi năm, tầng nước ngầm và nước bề mặt nhận được khoảng từ 32 đến 45 triệu
tấn nitơ. Tại nhiều khu vực trên thế giới, nitơ và photpho đã xảy ra tình trạng tích tụ thành
một lượng quá lớn gây ảnh hưởng lớn tới môi trường, sức khỏe và hệ sinh thái (A. Shaviv,
2000).
Ở Việt Nam, theo ước tính năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
nhu cầu phân bón ở Việt Nam hiện nay vào khoảng 11 triệu tấn các loại. Trong đó, Urea
khoảng 2 triệu tấn, DAP khoảng 900.000 tấn, SA 850.000 tấn, Kali 950.000 tấn, phân Lân
trên 1,8 triệu tấn, phân NPK khoảng 3,8 triệu tấn, ngoài ra còn có nhu cầu khoảng 400.000
– 500.000 tấn phân bón các loại là vi sinh, phân bón lá. Theo nghiên cứu của Viện Khoa học
nông nghiệp Việt Nam (VAAS), ở nước ta hiệu suất sử dụng phân bón chỉ đạt trung bình 45
– 50% với phân urê, 25 – 35% với lân, 60% với kali. Điều này cho thấy hàng năm khoảng
1,77 triệu tấn phân urê; khoảng 2,07 triệu tấn phân lân và khoảng 800 ngàn tấn kali không
được cây trồng hấp thụ, bị thất thoát ra ngoài (Hội nghị phân bón và hóa chất trong canh tác
nông nghiệp, Hà Nội, 14/11/2014).
Xét về mặt kinh tế thì khoảng 50 – 55% (tương đương 5 triệu tấn) lượng phân bón
hàng năm cây trồng chưa sử dụng được, đồng nghĩa với việc 50% lượng tiền người nông
dân bỏ ra mua phân bón bị lãng phí, với tổng thất thoát lên tới khoảng 44 nghìn tỷ đồng/năm.
Xét về mặt môi trường, lượng phân bón bị thất thoát một phần các chất dinh dưỡng có
trong phân bón được giữ lại trong các keo đất là nguồn dinh dưỡng dự trữ cho vụ sau, một
phần bị rửa trôi theo nước mặt do mưa, theo các công trình thủy lợi ra các ao, hồ, sông suối
gây ô nhiễm nguồn nước mặt, một phần bị rửa trôi theo chiều dọc xuống tầng nước ngầm và
một phần bị bay hơi do tác động của nhiệt độ hay quá trình phản nitrat hóa gây ô nhiễm
không khí (L. V. Khoa, N. X. Cự, T. T. Cường và N. Đ. Giáp, 2011). Trong số đó, lượng
phân urê thất thoát do sản xuất lúa gây ra đối với việc ô nhiễm môi trường là vấn đề đáng
được quan tâm nhất hiện nay.
Phân bón phân giải chậm hoặc phân bón phân giải có kiểm soát (phân thông minh) là
một giải pháp hữu hiệu có thể giải quyết được những vấn đề trên. Với khả năng khuếch tán
chậm qua lớp màng bọc và hàm lượng dinh dưỡng duy trì mức độ cao sau 1 đến 2 tháng (tùy
điều kiện khí hậu) nên một vụ mùa chỉ cần bón 1 đến 2 lần với một lượng vừa phải, tiết kiệm
được thời gian và chi phí. Lượng dinh dưỡng phải mất thời gian lâu (1 đến 2 tháng) mới
phân giải hết làm tăng khả năng hấp thụ của cây như: N (60% - 90%), P (30%-60%), K
(70%-90%). Lượng phân bón bị thất thoát là rất ít, gần như không đáng kể, không gây độc
4
hại cho môi trường, tăng năng suất cây trồng (A. Shaviv, 2000). Ngoài ra, phân bón phân
giải chậm hoặc phân thông minh cỏn giúp giảm khả năng cháy lá khi bón phân.
2.1.2. Những nghiên cứu phân bón phân giải chậm và phân thông minh gần đây
Quá trình nghiên cứu phân bón phân giải chậm và phân thông minh trên thế giới đã có
những bước tiến, thành tựu đáng kể về loại màng bọc và cấu trúc các loại phân bón như sau
(A. Shaviv, 2000):
- Phân Urê Formandehyt (UF) là hợp chất hữu cơ - nitơ được xem là loại phân urê
phân giải chậm đầu tiên và được sử dụng rộng rãi. Badishe Anilin và Soda-Fabrik
nhận được bằng sáng chế đầu tiên, DRP 431585 năm 1924. UF sản xuất thương mại
đầu năm 1955, khoảng một thập kỷ trước khi sản xuất các phân phân giải chậm
khác. Tiếp theo đó là các sáng chế tạo hợp chất Nitơ với Andehyt và các hợp chất
tổng hợp khác: Isobutyliden điurê (IBDU) được điều chế bằng phản ứng isobutyl
andehyt lỏng với urê chứa khoảng 31%N; Triazone dựa trên phản ứng của urê với
amoniac – formandehyt chứa khoảng 28%N; Điurê Crotnylidene (CDU) do phản
ứng urê và acetandehyt với xúc tác là axit chứa khoảng 32%N.
- Urê phủ lưu huỳnh (SCU) đã được phát triển tại phòng thí nghiệm TVA (Tennessee
Valley Authority) và sản xuất thương mại trong gần 30 năm (Bluoin và Rindt, 1967;
Landels, 1994). Sản phẩm này chứa từ 31 đến 38%N. Tuy nhiên, hiệu suất sử dụng
SCU cũng còn thấp. Vì vậy, một số nhà sản xuất tiến hành bao phủ thêm một hợp
chất polymer, như nhựa nhiệt dẻo, được gọi là phân PSCU. Lớp polymer này giúp
giảm khả năng hòa tan xuống gần 30%. Phân SCU và PSCU đang được sử dụng
phổ biến trong nông nghiệp hiện nay.
- Phân phân giải chậm bọc polymer (PCU) đầu tiên là polymer gốc ankyl, Osmocote,
được sản xuất thương mại tại California vào năm 1967, tiếp theo là lớp bọc
polyurêthan (Polyon, Plantacote, Nulticote, …). Sau đó, một loại phân bọc polymer
khác như poly isocyanat được nghiên cứu và phát triển, lớp phủ này phản ứng với
lõi phân bón (còn gọi là phân bón tĩnh điện – RLCF) có khả năng phân tán giảm
hơn. Phân bón bọc polymer dạng nhựa nhiệt dẻo như polyetylen bằng cách hòa tan
vật liệu bọc trong một hidrocacbon clorua và phun trong thiết bị tầng sôi (Fujita và
các công sự, 1983, 1989; Shoji và Gandeza, 1992; Fujita, 1995) được xem cho khả
năng kiểm soát hòa tan tốt hơn.
- Phân bón vơ cơ hòa tan thấp bao gồm các hợp chất có công thức chung
MeNH4PO4.xH2O (Hauck, 1985; Landels, 1991, 1994), trong đó Me là các cation
hóa trị 2 như Mg, Fe, Zn và Mn. Loại phân này có hàm lượng N tương đối nhỏ
(khoảng 10%) trong khi hàm lượng P khá lớn (khoảng 50%), do hàm lượng N nhỏ
và khó kiểm soát hòa tan nên thực tế được dùng rất hạn chế.
Ở Việt Nam, năm 1999, PGS. TS Trần Khắc Chương, Đại học Bách khoa TP. HCM,
đã xây dựng được quy trình sản xuất phân bón nhả chậm urê, dựa trên nền zeolite tổng hợp
từ hỗn hợp zeolite, cao lanh, đất sét và chất xúc tác ở nhiệt độ cao để tạo thành viên có độ
rắn vừa đủ. Nhờ đó, chất dinh dưỡng có thể được cây hấp thụ dần chứ không bị tan rã và rửa
5
trôi ngay khi xuống nước. Đặc biệt, phân bón này còn hấp thụ tốt độc tố nitrat, không gây ô
nhiễm môi trường.
Đề tài "Xây dựng quy trình công nghệ sản xuất phân urê và NPK nhả chậm ứng dụng
cho các loại cây trồng vùng Tây Nguyên" do PGS. TS Nguyễn Cửu Khoa, Viện Khoa học
Vật liệu ứng dụng, làm chủ nhiệm đã tiến hành sản xuất phân nhả chậm kết hợp với chất giữ
ẩm cho 6 loại cây đặc trưng trên địa bàn Tây nguyên là cà phê, chè, bông, ngô, tiêu và cao
su. Nhóm thực hiện đề tài đã nghiên cứu tổng hợp các loại màng tinh bột bao bọc phân (tinh
bột-formalin, tinh bột-PVA, tinh bột-chitosan, ...), xác định cấu trúc và khảo sát các yếu tố
ảnh hưởng của màng đến nhả chậm phân.
Năm 2008, công ty Phân bón Bình Điền đã ký với tập đoàn Lange Stegmann-Mỹ (đơn
vị có bản quyền về sáng chế và sản xuất Agrotain) về việc độc quyền nhập khẩu và sử dụng
Agrotain tại Việt Nam, Lào và Campuchia để sản xuất nên phân đạm hạt vàng Đầu Trâu
46A+, phân NPK Agrotain, phân NPK Agrotain +TE... – “Phát minh của Mỹ chỉ có Đầu
Trâu”. Khi bón vào môi trường, một liên kết giữa chất Agrotain với men ureaza được thiết
lập khiến cho men này không còn hoạt động tự do như trước, điều đó cũng có nghĩa là NH4
trong phân urea được giải phóng chậm lại khiến cho cây hấp thụ được nhiều hơn và hạn chế
được sự thất thoát qua con đường bay hơi NH3 và N2 (http://binhdien.com/sanpham/dautrau-agrotain).
Từ năm 2000 đến nay, bằng các nghiên cứu khác nhau Công ty Cổ phần Phân Bón
Mùa Vàng đã tạo ra nhiều thế hệ phân viên nén nhả chậm khác nhau (gọi tên là “Phân Con
Lười”), với cơ chế giải phóng dinh dưỡng từ bên trong ra bên ngoài một cách từ từ và liên
tục kết hợp với quy trình bón sâu đã làm cho sản phẩm đem lại hiệu quả kinh tế cao cho
người trồng trọt (http://phanviennenmuavang.vn/index.php/gioi-thieu).
Trên cơ sở tổng hợp, đánh giá các nghiên cứu trên, có thể thấy việc phát triển và sử
dụng phân phân giải chậm và phân thông minh có ý nghĩa thực tế và ứng dụng, vừa nâng
cao hiệu quả sử dụng, vừa tiết kiệm về kinh tế, mà còn thân thiện với môi trường. Tuy nhiên,
hầu hết những nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung tìm kiếm màng bọc làm chậm quá
trình khuếch tán của phân vào môi trường, đồng thời đảm bảo lượng chất dinh dưỡng cung
cấp hợp lý, còn thiếu những nghiên cứu công nghệ bọc hạt và tạo hạt ứng với từng loại màng,
từng loại phân; phương pháp tính toán để triển khai công nghệ bọc và ứng dụng các loại
màng bọc phù hợp vào sản xuất.
2.2. Mục tiêu
Đề tài nhằm tiến hành nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống thiết bị bọc hạt, xác định
được thông số công nghệ tối ưu, ứng dụng sản xuất thử phân urê nhả chậm. Trong đó, bao
gồm các mục tiêu cụ thể sau:
- Nguyên cứu lựa chọn loại màng bọc hợp lý phù hợp với điều kiện canh tác, sản xuất
nông nghiệp ở Việt Nam và giá thành sản phẩm.
- Tính toán, thiết kế và chế tạo hệ thống thiết bị bọc hạt với màng bọc polymer.
- Xây dựng mô hình toán học công nghệ bọc hạt và tối ưu hóa quá trình.
6
- Ứng dụng sản xuất tạo phân urê phân giải chậm.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
- Khảo sát thực nghiệm xác định yêu cầu, tính chất, đặc điểm, cấu trúc của các loại
màng bọc từ đó lựa chọn loại màng bọc tối ưu.
- Tiến hành thiết kế, chế tạo mô hình thiết bị bọc hạt.
- Khảo sát thực nghiệm, đánh giá, lựa chọn thông số của mô hình thiết bị bọc.
- Xây dựng mô hình toán của thiết bị bọc bằng phương pháp quy hoạch thực nghiệm.
- Tối ưu hóa thông số bằng phương pháp giải tích.
- Tạo phân urê phân giải chậm bằng hệ thống thiết bị bọc hạt.
- Đánh giá chất lượng sản phẩm bằng phương pháp đo đạt theo tiêu chuẩn TCVN.
- Xác định tính chất của màng bọc bằng Kính hiển vi điện tử quét (SEM).
2.4. Tổng kết về kết quả nghiên cứu
Nghiên cứu đã đạt được những kết quả cơ bản sau đây:
- Khảo sát, tổng hợp và đánh giá được tính chất, đặc điểm của các loại dung dịch tạo
màng bọc và tính chất, cấu trúc của các loại màng.
- Lựa chọn và tổng hợp được dung dịch tạo màng đi từ tinh bột biến tính cation,
polyvinyl alcohol với tác nhân liên kết ngang Natri borat, tạo được lớp màng bọc
phân hủy sinh học lên bề mặt vật liệu phân ure để làm tăng thời gian hòa tan của
phân.
- Tính toán, thiết kế và chế tạo thành công hệ thống thiết bị bọc bằng đĩa quay có thể
điều chỉnh thông số góc nghiêng, tốc độ vòng quay, nhiệt độ sấy, lượng dung dịch
bọc, tốc độ phun để thực hiện quá trình bọc tạo phân ure nhả chậm.
- Khảo sát được các thông số làm việc ảnh hưởng chính đến quá trình bọc của hệ
thống thiết bị bọc hạt dạng đĩa quay, như: lượng dịch bọc, góc nghiêng cúa đĩa quay,
lưu lượng phun, áp suất phun, tốc độ vòng quay của đĩa, thời gian sấy sau bọc, nhiệt
độ sấy, …
- Xác định được các thông số ảnh hưởng chính đến quá trình bọc: thể tích dịch bọc,
góc nghiêng cúa đĩa quay, lưu lượng phun của đầu phun sương. Theo dõi, khảo sát
được mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến hiệu suất quá trình.
- Sử dụng phương pháp quy hoạch thực nghiệm trực giao bậc hai, ba yếu tố để tiến
hành mô hình hóa quá trình. Xây dựng được phương trình hồi quy, chỉ ra mối tương
quan giữa thời gian hòa tan của phân urea sau bọc, với các yếu tố ảnh hưởng chính
đã được khảo sát.
- Xác định được tốc độ phân tán của phân dựa trên phương pháp xác định hàm lượng
ure hòa tan bằng phương pháp quang phổ theo TCVN.
- Đánh giá được ưu, nhược điểm, tính chất và đặc điểm của quá trình, từ đó xác định
được thông số tối ưu của quá trình.
7
2.5. Đánh giá các kết quả đã đạt được và kết luận
Nghiên cứu đã tổng hợp, khảo sát, đánh giá và lựa chọn được dung dịch tạo màng có
khả năng phân hủy sinh học, phù hợp với hệ thống thiết bị bọc hạt dạng đĩa quay dựa trên
các thành phần tinh bột biến tính cation, PVA, natri tetraborat. Xác định được tính chất, cấu
trúc của màng bằng phân tích quang phổ hồng ngoại FT-IR, phân tích nhiệt trọng lượng
(TGA) và phân tích nhiệt vi sai (DSC), phép chụp hình SEM. Đánh giá được chất lượng
màng bọc ổn định. Tuy nhiên, thời gian phân tán còn thấp gấp 6 lần so với phân thường và
chất lượng mạng bọc và độ đồng đều của sản phẩm chưa cao.
Tính toán, thiết kế vào chế tạo thành công hệ thống thiết bị bọc đĩa quay kết hợp với
đầu phun cầm tay và đầu phun tự động giúp thực hiện quá trình bọc hạt phân ure thường
thành phân ure bọc. Thông số làm việc của hệ thống có thể điều khiển và điều chỉnh được
các thông số làm việc đáp ứng được nhu cầu công nghiệp, sản xuất thực tế. Hệ thống có thể
điều chỉnh góc nghiêng từ 0 đến 90o
, tốc độ vòng quay đến 300 vòng/phút, lượng tác nhân
và nhiệt độ tác nhân sấy cũng có thể điều chỉnh ổn định. Tuy nhiên, độ ổn định của quá trình
làm việc chưa cao, thiết bị hở nên còn nhiều bụi dể ô nhiễm. Chưa thực hiện được với các
dung dịch có độ nhớt và độ kết dính cao.
Tiến hành đánh giá và lựa chọn được các yếu tố ảnh hưởng chính đến quá trình bọc
hạt và mô hình hóa, xây dựng được phương trình hồi quy theo phương pháp quy hoạch trực
giao bậc hai, ba yếu tố. Xác định được quan hệ thời gian hòa tan phân Urê bọc với lượng
dịch phun, góc nghiêng và lưu lượng phun. Xác định được các thông số tối ưu cho quá trình
bọc tạo phân Urê nhả chậm.
Đánh giá được hiệu quả khuếch tán của phân bọc trong môi trường nước và môi trường
đất. Xác định được tốc độ khuếch tán của ure đạt 13,23 μg/(mL.ngày) trong đất chậm hơn
so với tốc độ khuếch tán của ure thường đây là cơ sở cho việc sản xuất và sử dụng phân urê
thông minh trong sản xuất nông nghiệp xanh.
2.6. Tóm tắt kết quả
Nghiên cứu đã tổng hợp và tối ưu được màng bọc hạt urê (màng B) polymer phân hủy
sinh học từ tinh bột biến tính, tạo được liên kết ngang thông qua phản ứng giữa tinh bột biến
tính cation, PVA và natri tetraborat, xác định đặc tính màng bằng quang phổ hồng ngoại
(FT-IR), phép chụp ảnh SEM, phân tích nhiệt trọng lượng (TGA) và phân tích nhiệt vi sai
(DSC). Thiết kế và chế tạo được hệ thống thiết bị bọc đĩa quay với đầu phun cầm tay và hệ
thống phun tự động thực hiện được quá trình bọc phân urê và đánh giá hiệu quả các loại
phân urê phân nhả chậm bằng thực nghiệm. Xây dựng được phương trình hồi quy mô tả toán
học quá trình bọc tạo phân urê nhả chậm theo phương pháp quy hoạch thực nghiệm trực giao
bậc hai, ba yếu tố: y = 19,933 + 1,664. x1 + 2,938. x1. x2 − 1,938. x2. x3 −
2,438. x1. x2. x3. Thông số tối ưu thu được ứng với thời gian phân tán 27,78 phút là: lượng
dịch bọc 40 mL; góc nghiêng đầu phun 40o
; lưu lượng phun 1,5 mL/phút. Phân urê bọc được
tạo trong thiết bị bọc đĩa quay có đường kính 0.2m, tốc độ 50 vòng/phút, góc nghiêng 40°,
nhiệt độ sấy 60°C với thời gian bọc 30 phút và thời gian sấy 15 phút. Hiệu quả khuếch tán
của phân urê bọc với màng tổng hợp được đánh giá bằng thời gian khuếch tán 70% chất dinh
8
dưỡng lên đến 24 phút, gấp hơn 6 lần so với urê không bọc. Đồng thời, nghiên cứu cũng xác
định được hàm lượng Urê khuếch tán của phân bọc trong môi trường đất và tốc độ khuếch
tán đạt 13,23 μg/(mL.ngày), đây là cơ sở cho việc sản xuất và sử dụng phân urê thông minh
trong sản xuất nông nghiệp xanh.
2.7. Abstract
This subject presents the results of synthesis of biodegradable polymer layers from
modified starch by creating cross-link from cationic modified starch, poly vinyl alcohol,
natri tetraborate. Characteristic of solution was defined by fourier-transform infrared
spectroscopy (FT-IR), scanning electron microscope (SEM), thermal gravimetric analysis
(TGA) and differential scanning calorimetry (DSC). Design and manufacture of a coating
pan with handheld sprayer and automatic sprayer system for urea coated and evaluates the
efficiency of slow release urea fertilizers experimentally. Modeling process of particle
coating in disk coater to product slow-release urea fertilizer (SUF) by orthogonal secondorder design (Box-Benken Design), three factors. Determining regression equation y =
19,933 + 1,664. x1 + 2,938. x1. x2 − 1,938. x2. x3 − 2,438. x1. x2. x3. Optimal parameters
of process with time release 27,78 minute were: volume of solution 40 mL; angle of
inclination 40o
; spray flow 1,5 mL/minute. SUF were produced by a coating pan has diameter
0.2 m, speed is 50 rpm, angle of inclination 40°, dry temperature 60°C. Release efficiency
of SUF with the synthetic layer is evaluated by the time that 70% of urea was released, was
up to 24 minutes and more than 6 times the uncoated urea fertilizer. The project also presents
the results of urea concentration of SUF released in soil environment and the release rate is
13,23 ppm/day. They are the basis for the production and use of SUFs in green agricultural
production.
9
III. Sản phẩm đề tài, công bố và kết quả đào tạo của đề tài
3.1. Kết quả nghiên cứu (sản phẩm dạng 1, 2, 3)
TT Tên sản phẩm
Yêu cầu khoa học hoặc/và chỉ tiêu kinh tế - kỹ
thuật
Đăng ký Đạt được
1 Hệ thống thiết bị bọc hạt
bằng đĩa quay
Hoạt động tốt, giá
thành hợp lý, ứng
dụng nhiều lĩnh vực
Hoạt động hiệu quả, giá
thành phù hợp và có thể áp
dụng trong dược phẩm, thực
phẩm.
2 Mẫu phân ure nhả chậm Ứng dụng trong sản
xuất
Thử nghiệm trên cây trông ở
quy mô phòng thí nghiệm
3 Bản vẽ thiết kế hệ thống
thiết bị bọc đĩa quay
Có khả năng vận
hành và chế tạo
Chế tạo thành công và vận
hành hoàn chỉnh
4 Bài báo Bài báo tạp chí Khoa
học Công nghệ
Trường Đại học
Công nghiệp
TP.HCM
Bài báo tạp chí Khoa học
Công nghệ Trường Đại học
Công nghiệp TP.HCM
5 Kết quả tham gia đào tạo
đại học
02 khóa luận hoặc đồ
án tốt nghiệp
Hoàn thành hướng dẫn 2 đề
tài khóa luận cho SV khóa
9, khóa 10 và 2 đề tài đố án
tốt nghiệp cho SV lớp Cao
đẳng chương trình KOSEN
6 Tài liệu phục vụ giảng dạy
(bài giảng)
Bổ sung thêm các
chuyên đề cho SV về
kỹ thuật bột, hạt
trong môn học thực
hành quá trình và
thiết bị
Bổ sung thêm một bài thí
nghiệm và được phản biện,
xem xét đưa vào môn học
Thực hành quá trình thiết bị
trong năm học 2019 - 2020
3.2. Kết quả đào tạo
TT Họ và tên
Thời gian
tham gia đề tài
Tên đề tài Đã bảo vệ
10
Nghiên cứu sinh
Học viên cao học
Sinh viên Đại học
1 Võ Thị Mai Từ 04/2017 đến
08/2017
Mô hình hóa công nghệ bọc
hạt ứng dụng trong sản xuất
phân urea phân giải chậm
06/2017
2 Ngô Hoàng Minh
Trí
Từ 11/2017 đến
06/2018
Mô phỏng quá trình phun
chất lỏng (spray) bằng đầu
phun tự động
07/2018
Sinh viên Cao đẳng
1 Đoàn Kim Ngân Từ 10/2017 đến
06/2018
Khảo sát quá trình khuếch tán
phân trong môi trường nước
06/2018
2 Phạm Phúc Lộc Từ 10/2017 đến
06/2018
Khảo sát quá trình khuếch tán
phân trong môi trường đất
06/2018
IV. Tình hình sử dụng kinh phí
TT Nội dung chi
Kinh phí
được duyệt
(triệu đồng)
Kinh phí
thực hiện
(triệu đồng)
Ghi chú
A Chi phí trực tiếp 48,60
1 Thuê khoán chuyên môn 11,60
2 Nguyên, nhiên vật liệu, cây con. 16,42
3 Thiết bị, dụng cụ 19,50
4 Công tác phí -
5 Dịch vụ thuê ngoài -
6 Hội nghị, Hội thảo, kiểm tra tiến độ,
nghiệm thu
-
7 In ấn, Văn phòng phẩm 1,08
8 Chi phí khác -
B Chi phí gián tiếp -
1 Quản lý phí -
2 Chi phí điện, nước -