Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Thành Phần Thực Vật Thân Gỗ Tại Khu Vực Xã Xím Vàng Huyện Bắc Yên Tỉnh Sơn La
PREMIUM
Số trang
58
Kích thước
907.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
928

Nghiên Cứu Thành Phần Thực Vật Thân Gỗ Tại Khu Vực Xã Xím Vàng Huyện Bắc Yên Tỉnh Sơn La

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG & MÔI TRƢỜNG

--------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN THỰC VẬT THÂN GỖ TẠI KHU

VỰC XÃ XÍM VÀNG, HUYỆN BẮC YÊN, TỈNH SƠN LA

Ngành : Quản lý tài nguyên rừng

Mã số : 302

Giáo viên hướng

dẫn

: TS. Trần Ngọc Hải

Sinh viên thực hiện : Phàng A Sênh

Lớp : 56B - QLTNR

Khóa học : 2011 - 2015

Hà Nội – 2015

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Khu vực xã Xím Vàng nằm trong Huyện Bắc Yên cách thành phố Sơn La

khoảng 90 km về phía Đông Bắc và cách Huyện Bắc yên khoảng 35 km, với

diện tích 8247,20 ha. Khu vực xã Xím Vàng nổi tiếng với khu hệ động thực

vật rừng rất phong phú và đa dạng, với các kiểu rừng kín thường xanh ẩm

nhiệt đới đặc trưng cho miền Bắc Việt Nam. Hệ thực vật khu vực xã Xím

Vàng khá đa dạng và phong phú với nhiều loài cây quý hiếm như: Pơ mu

(Fokienia hodginsii), Giổi (Michelia balansae) và một số loài cây quý

khác....Đồng thời khu vực xã Xím Vàng là khu vực nổi tiếng về loài cây Táo

mèo ( Docynia indica ) cùng với khí hậu quanh năm mát mẻ và lạnh nên một

số nhà đầu tư đã tiến hành nuôi cá hồi tại khu vực. Ngoài ra khu vực xã Xím

Vàng còn có nhiều tiềm năng du lịch, đa dạng sinh học nhưng chưa được khai

thác sử dụng hiệu quả và đúng mức.

Xã Xím Vàng có các bản: Bản Pá Ổng A, Bản Pá Ổng B, Bản Gàu Bua,

Bản Sồng Chống, Bản Háng Tâu, Bản Cúa Mang và Bản Xím Vàng, chủ yếu

là dân tộc H’mông sinh sống.Theo thống kê dân số mới nhất của UBND xã

cuối năm 2014, cả xã có 430 hộ và 2605 nhân khẩu, do vậy rất có nhều tiềm

năng trong phát triển nghề rừng. Tuy nhiên đời sống của người dân hiện nay

trong khu vực xã phần lớn dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên, tập quán

sản xuất, thu nhập phần lớn dựa vào nguồn khai thác gỗ, củi và thu hái các

lâm sản ngoài gỗ; Bên cạnh đó một số it người dân cũng lén lút săn bắt động

vật hoang dã từ rừng của khu vưc xã…. làm nguồn sinh sống bổ sung. Đây là

một áp lực mâu thuẫn giữa mục tiêu kinh tế và ổn định đời sống nhân dân địa

phương với bảo tồn rừng trong khu vực xã.

Trong nhiều năm qua khu vực xã Xím Vàng chưa có một công trình

nghiên cứa nào có tính hệ thống về khu hệ thực vật, tổ thành thực vật cũng

như việc đánh giá tính đa dạng và phân bố thực vật thân gỗ của khu vực.

2

Việc điều tra, đánh giá thành phần thực vật là hết sức quan trọng, bởi

nó cung cấp những tài liệu khoa học chính xác và cập nhập làm cơ sở cho

việc đề xuất hướng bảo vệ thành phần thực vật thân gỗ cho khu vực.

Bên cạnh đó vấn đề bảo tồn thực vật nói chung và bảo tồn nguồn gen nói

riêng sẽ có hiệu quả hơn nếu như ta có sự đánh giá và phân tích được thành

phần thân gỗ một cách tổng quát hơn, đồng thời nghiên cứa bổ sung những

mặt còn thiếu như danh lục thực vật, dạng sống, công dụng, các quần xã mang

tính thực tiễn tại khu vực xã.

Xuất phát từ những lý do trên tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu thành

phần thực vật thân gỗ tại khu vực xã Xím Vàng, huyện Bắc Yên, tỉnh

Sơn La”.

3

Chƣơng 1

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Tình hình nghiên cứu thành phần thực vật thân gỗ trên thế giới

Nghiên cứu về các hệ thực vật trên thế giới đã có từ lâu, song những công

trình có giá trị xuất hiện vào thế kỉ 19 - 20: Thực vật chí Hongkong 1861,

Thực vật chí Australia 1866, Thực vật chi rừng Tây Bắc và trung tâm Ấn Độ

1874, Thực vật chí Ấn Độ 7 tập (1872 - 1897), Thực vật chí Miến Điện 1877,

Thực vật chí Malaisia (1922 - 1925), Thực vật chí hải Nam (1972 - 1977),

Thực vật chí Vân Nam 1977. Ở Nga, từ năm 1928 – 1932 được xem là giai

đoạn mở đầu cho thời kì nghiên cứu hệ thực vật cụ thể. Tolmachop A.I cho

rằng “ chỉ cần điều tra trên một diện tích đủ lớn để có thể bao trùm được sự

phong phú của nơi sống nhưng không có sự phân hóa mặt địa lý”. Ông gọi đó

là hệ thực vật cụ thể. Tolmachop A.I đã đua ra một nhận định là số loài của

một hệ thực vật cụ thể ở vùng nhiệt đới ẩm thường là 1500 - 2000 loài.

Các nhà sinh vật học Nga tập trung nghiên cứu vào việc xác định diện

tích biểu hiện tối thiểu đẻ có thể kiểm kê được đầy đủ nhất số loài của từng hệ

thực vật cụ thể. Việc xác định diện tích biểu hiện gồm các giai đoạn sau:

- Kiểm kê loài trên một diện tích hạn chế nhất định

- Mở rộng ra vùng đồng nhất và điều kiện địa lý tự nhiên để thấy mức độ

tăng số lượng loài

- Khi số lượng loài tăng không đáng kể thì xác định đó là diện tích biểu

hiện tối thiểu

1.2. Tình hình nghiên cứu thành phần thực vật thân gỗ ở Việt Nam

Việc nghiên cứu về hệ thực vật ở Việt Nam trước hết phải kể đến các công

trình: Thực vật chí Nam Bộ của Loureiro, Thực vật chí rừng của Pierre. Một

trong những công trình lớn nhất về quy mô cũng như giá trị là thành công

nghiên cứu hệ thực vật Đông Dương của tác giả người Pháp Lecomte et al.

Kết quả của nó là bộ “ Thực vật chí đại cương Đông Dương” bao gồm 7 tập

4

thống kê được số loài ở Đông Dương là hơn 7000 loài. Đây là bộ sách có ý

nghĩa lớn với các nhà thực vật học. Sếp theo đó là bổ sung của Humbert, đến

nay là thực vật chí Lào, Campuchia và Việt Nam đã xuất bản 1960 và ở nước

ta đã có đến tập 26.

Sau này Pocs T. (1965) tuy nghiên cứu hệ thực vật Miền Bắc, nhưng dựa

lên bộ “Thực vật đại cương Đông Dương” đã thống kê 5190 loài. Đồng thời

các tác giả còn phân tích cấu trúc hệ thống cũng như dạng sống và yếu tố địa

lý của hệ thực vật này.

Năm 1965, Pocs T. trong công trình nghiên cứu về ngành Rêu (Bryophyta)

đã công bố 556 loài Rêu ở Việt nam, trong đó Miền Bắc co 198 loài. Đây là

công trình khá tổng quát công bố về ngành Rêu ở Việt Nam.

Như vậy, từ đầu thế kỉ đến giữa thế kỉ này, các công trình nghiên cứu về

hệ thực vật ở Việt Nam đều do tác giả người nước ngoài nghiên cứu. Các

công trình cũng mới chỉ dừng lại ở thống kê số lượng loài có trong vùng diện

tích lớn như Miền Việt Nam và rất ít chú ý đến các khía cạnh khác. Những

nghiên cứu về thảm thực vật Việt Nam phải kể đến 2 công trình có giá trị là

“Thảm thực vật rừng Việt Nam” của Thái Văn Trừng (1963 - 1978), tác giả

tổng hợp các công trình trước đây cùng với các nghiên cứu của mình công bố

7004 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 1850 chi và 189 họ ở Việt Nam.

Thái Văn Trừng đã khẳng định ưu thế của ngành Hạt kín (Angiospermae)

trong hệ thực vật Việt Nam với 36 loài (90,9%), thuộc 1727 chi (93,4%) và

239 họ (82,7%) trong tổng số các taxon của mỗi bậc. Các ngành thực vật khác

nhìn chung chiếm một tỷ lệ không đáng nhiều trong hệ thực vật. “Bước đầu

nghiên cứu rừng miền Bắc Việt Nam” của Trần Ngũ Phương đã tiến hành

phân chia rừng miền Bắc Việt Nam; trong đó rừng miền Bắc Việt Nam chia

làm 3 đai, 8 kiểu. Ngoài ra, ông còn chia ra các kiểu rừng phụ; trong đó rừng

á nhiệt đới mưa mùa núi cao ông không dùng kiểu mà chi dùng loại hình thay

cho kiểu, sau loại hình là kiểu phụ.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!