Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu thành phần loài, đặc điểm phân bố cá ở hạ lưu sông cái, thành phố nha trang và đề xuất giải pháp sử dụng bền vững
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRẦN CÔN GTHỊNH SINH THÁI HỌC KHÓA 35
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TRẦN CÔNG THỊNH
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI,
ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CÁ Ở HẠ LƯU SÔNG CÁI,
THÀNH PHỐ NHA TRANG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
SỬ DỤNG BỀN VỮNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
SINH THÁI HỌC
Đà Nẵng – Năm 2020
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
-------------------------------
TRẦN CÔNG THỊNH
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CÁ
Ở HẠ LƯU SÔNG CÁI, THÀNH PHỐ NHA TRANG VÀ
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SỬ DỤNG BỀN VỮNG
Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 84.20.120
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. VÕ VĂN PHÚ
Đà Nẵng - Năm 2020
LỜI CAM ĐOAN
Cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn
khoa học của Thầy giáo PGS.TS. Võ Văn Phú. Việc sử dụng các số liệu, tài
liệu cho luận văn đều được dẫn nguồn hoặc chú thích theo tài liệu tham
khảo. Các số liệu, kết quả nghiên cứu của luận văn là trung thực và chưa
từng được công bố trong bất kỳ công trình nào.
Tác giả luận văn
TRẦN CÔNG THỊNH
LỜI CÁM ƠN
Kính xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo PGS.TS. Võ Văn
Phú đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình chỉ bảo tôi trong quá trình thực hiện đề tài
để hoàn thành luận văn này.
Qua đây, cho tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy giáo, Cô giáo
trong khoa Sinh Môi trường, phòng Đào tạo, trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng
đã tham gia giảng dạy và tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập
và thực hiện đề tài nghiên cứu của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Viện Hải dương học, các đồng
nghiệp tại phòng Động vật có xương sống biển, phòng Thủy địa hóa, phòng Địa
chất - địa mạo đã luôn tạo điều kiện, tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cám ơn Đề tài VAST06.03/18-19 "Nghiên cứu cơ chế lưu
giữ lại và quá trình phát tán của nguồn giống cá (trứng cá-cá bột) trong vịnh Nha
Trang” đã hỗ trợ một phần kinh phí để thực hiện luận văn này.
Cho tôi gửi lời cám ơn sâu sắc đến những ngư dân sống ven bờ sông Cái,
Nha Trang đã giúp tôi thu thập mẫu vật, chia sẻ các nguồn thông tin cần thiết để
tôi hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người thân, bạn bè đã động viên,
giúp đỡ về vật chất cũng như tinh thần trong suốt thời gian hoàn thành luận văn.
Đà Nẵng, ngày 10 tháng 01 năm 2020
TRẦN CÔNG THỊNH
i
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................ 2
3. Nội dung nghiên cứu............................................................................................. 2
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................................... 3
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.............................................................. 3
7. Cấu trúc của luận văn ........................................................................................... 3
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................... 4
1.1. LƢỢC SỬ VỀ NGHIÊN CỨU CÁ Ở VIỆT NAM.............................................. 4
1.1.1. Tình hình nghiên cứu cá ở các thủy vực nội địa Việt Nam ............................ 4
1.1.2. Nghiên cứu cá ở Khánh Hòa........................................................................... 8
1.2. KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU ............................................................................................................. 9
1.2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu .......................................... 9
1.2.2. Khái quát đặc điểm kinh tế, xã hội trong khu vực ........................................ 16
CHƢƠNG 2 ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........... 18
2.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU .................................................... 18
2.1.1. Địa điểm ........................................................................................................ 18
2.1.2. Thời gian thực hiện ....................................................................................... 19
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 19
2.2.1. Phƣơng pháp xác định và đánh giá chất lƣợng môi trƣờng nƣớc ................. 19
2.2.2. Phƣơng pháp xác định thành phần loài cá .................................................... 20
2.2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu phân bố cá ............................................................ 23
2.2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu đề xuất hƣớng phát triển bền vững ...................... 23
2.2.5. Phƣơng pháp phân tích số liệu ...................................................................... 24
CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................................... 26
3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƢỜNG NƢỚC Ở HẠ LƢU SÔNG CÁI .......... 26
3.1.1. Nhiệt độ nƣớc tầng mặt ................................................................................ 26
ii
3.1.2. Độ mặn .......................................................................................................... 27
3.1.3. Nồng độ oxy hòa tan ..................................................................................... 29
3.1.4. Giá trị pH ...................................................................................................... 31
3.1.5. Độ đục ........................................................................................................... 32
3.1.6. Nhu cầu oxy sinh hóa ................................................................................... 33
3.1.7. Nhu cầu oxy hóa học .................................................................................... 35
3.2. THÀNH PHẦN LOÀI CÁ Ở HẠ LƢU SÔNG CÁI, NHA TRANG ................ 36
3.2.1. Danh lục thành phần loài cá .......................................................................... 36
3.2.2. Cấu trúc thành phần loài cá .......................................................................... 42
3.2.3. Nhóm cá ƣu thế ở hạ lƣu sông Cái, Nha Trang ............................................ 47
3.2.4. Nhóm loài cá ghi nhận có nguy cơ tuyệt chủng, cần đƣợc bảo vệ và bảo tồn
................................................................................................................................ 48
3.2.5. Những loài cá ngoại lai ở hạ lƣu sông Cái, Nha Trang ................................ 50
3.2.6. So sánh khu hệ cá ở hạ lƣu sông Cái và khu hệ cá của các sông khác. ........ 52
3.3. ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CÁC LOÀI CÁ Ở HẠ LƢU SÔNG CÁI, NHA
TRANG ...................................................................................................................... 57
3.3.1. Các nhóm sinh thái cá ................................................................................... 57
3.3.2. Phân bố cá theo thời gian .............................................................................. 59
3.3.3. Phân bố cá theo không gian .......................................................................... 62
3.3.4. Các nhóm cá di cƣ ở hạ lƣu sông Cái, Nha Trang ........................................ 66
3.4. ĐỀ XUẤT HƢỚNG SỬ DỤNG BỀN VỮNG NGUỒN LỢI CÁ Ở HẠ LƢU
SÔNG CÁI, NHA TRANG ....................................................................................... 68
3.4.1. Những giá trị của nguồn lợi cá ở hạ lƣu sông Cái, Nha Trang ..................... 68
3.4.2. Tình hình khai thác và sử dụng nguồn lợi cá ở hạ lƣu sông Cái .................. 72
3.4.3. Đánh giá tình hình nuôi thả cá ở hạ lƣu sông Cái, Nha Trang ..................... 74
3.4.4. Những nhóm giải pháp đề xuất bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn lợi cá ở
hạ lƣu sông Cái ....................................................................................................... 74
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 80
iii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số
hiệu Tên bảng Trang
1.1 Danh sách các công trình nghiên cứu nổi bật về khu hệ cá thủy vực
nội địa ở Việt Nam từ năm 2001 đến nay. 6
2.1 Danh sách vị trí thu mẫu cá ở hạ lƣu sông Cái, Nha Trang 18
2.2 Thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu 19
3.1 Danh lục thành phần loài cá ở hạ lƣu sông Cái, Nha Trang. 37
3.2 Số lƣợng taxa có trong các bộ cá ở hạ lƣu sông Cái 42
3.3 Số lƣợng giống, loài trong các họ cá ở hạ lƣu sông Cái 45
3.4 Số lƣợng và tỉ lệ % số loài trong các giống cá ở hạ lƣu sông Cái 46
3.5 Danh sách loài cá ở hạ lƣu sông Cái cần đƣợc bảo vệ, bảo tồn 49
3.6
Số lƣợng các bậc taxon ở các nghiên cứu trƣớc và sau khi đƣợc cập
nhật tên khoa học 53
3.7 Chỉ số giống nhau (Bray - Curtis Similarity index) giữa các khu hệ cá 55
3.8
Quan hệ giữa thành phần loài cá ở hạ lƣu sông Cái, Nha Trang với
một số khu hệ cá khác 56
3.9 Số lƣợng taxon cá thu đƣợc qua các đợt thu mẫu ở hạ lƣu sông Cái 59
3.10 Số lƣợng loài cá ở các vị trí khảo sát trên hạ lƣu sông Cái 62
3.11 Tỉ lệ % các nhóm cá thích nghi theo độ mặn ở các vị trí khảo sát trên
hạ lƣu sông Cái. 63
3.12 Hệ số gần gũi Sorencen về thành phần loài cá giữa các vị trí thu mẫu 65
3.13 Danh sách các loài cá kinh tế ở hạ lƣu sông Cái, Nha Trang 69
3.14 Danh sách các loài cá ở hạ lƣu sông Cái thuộc Danh mục giống thuỷ
sản đƣợc phép sản xuất, kinh doanh (theo QĐ 57/2008/QĐ-BNN) 70
3.15 Thống kê các loại nghề khai thác cá ở hạ lƣu sông Cái, Nha Trang 73
3.16 Kích thƣớc, giá bán các nhóm cá phổ biến ở hạ lƣu sông Cái 73
iv
DANH MỤC CÁC HÌNH
Số
hiệu Tên hình Trang
1.1 Biểu đồ thể hiện nhiệt độ trung bình các năm ở thành phố Nha Trang. 11
1.2 Biểu đồ nhiệt độ trung bình các tháng năm 2018 ở thành phố Nha Trang. 12
1.3 Biểu đồ thể hiện số giờ nắng các năm ở thành phố Nha Trang 12
1.4 Biểu đồ thể hiện số giờ nắng các tháng trong năm 2018 ở Nha Trang 13
1.5 Biểu đồ thống kê tổng lƣơng mƣa các năm ở Nha Trang 14
1.6 Biểu đồ thống kê tổng lƣợng mƣa hàng tháng của năm 2018 ở Nha
Trang 14
1.7 Biểu đồ thống kê độ ẩm không khí tại Nha Trang qua các năm. 15
1.8 Biểu đồ thống kê độ ẩm không khí tại Nha Trang các tháng năm 2018. 15
1.9 Hoa gió từ tháng 1 đến tháng 12 tại trạm Nha Trang (1990-2014) 16
2.1 Sơ đồ vị trí thu mẫu ở hạ lƣu sông Cái, Nha Trang 18
2.2 Thiết bị đo đa yếu tố YSI PRO DSS (Mỹ). 19
2.3 Sơ đồ chỉ dẫn các số đo hình thái ở cá 22
2.4 Các chỉ tiêu hình thái chính dùng trong định loại cá. 23
3.1 Nhiệt độ nƣớc tầng mặt trung bình ở hạ lƣu sông Cái, Nha Trang. 26
3.2 Độ mặn nƣớc tầng mặt lúc triều cao ở hạ lƣu sông Cái. 28
3.3 Độ mặn nƣớc tầng mặt lúc triều thấp ở hạ lƣu sông Cái. 29
3.4 Đập tạm ngăn mặn ở chân cầu Vĩnh Phƣơng vào mùa khô và mùa mƣa 29
3.5 Nồng độ oxy hòa tan nƣớc tầng mặt lúc triều cao ở hạ lƣu sông Cái. 30
3.6 Nồng độ oxy hòa tan nƣớc tầng mặt lúc triều thấp ở hạ lƣu sông Cái. 30
3.7 Giá trị pH nƣớc tầng mặt ở hạ lƣu sông Cái (triều cao) 31
v
3.8 Giá trị pH nƣớc tầng mặt hạ lƣu sông Cái (triều thấp) 32
3.9 Biến thiên độ đục môi trƣờng nƣớc ở hạ lƣu sông Cái 33
3.10 Biểu đồ biến động BOD5 ở hạ lƣu sông Cái (triều cao) 34
3.11 Biểu đồ biến động BOD5 ở hạ lƣu sông Cái (triều thấp) 35
3.12 Biểu đồ biến động COD ở hạ lƣu sông Cái 36
3.13 Biểu đồ số lƣợng các taxa trong thành phần loài cá ở hạ lƣu sông Cái 43
3.14 Những loài cá quý hiếm ở hạ lƣu sông Cái, Nha Trang 49
3.15 Tỉ lệ % loài cá ở hạ lƣu sông Cái cần đƣợc bảo tồn theo IUCN (2019) 50
3.16 Tỉ lệ % các bậc taxon của 10 khu hệ cá đƣợc so sánh. 54
3.17 Chỉ số giống nhau (Bray-Curtis Similarity index) giữa các khu hệ cá 56
3.18 Biểu đồ thể hiện số lƣợng loài trong các nhóm cá thích nghi độ mặn 58
3.19 Biểu đồ biểu diễn số lƣợng loài các nhóm cá thích nghi theo sinh cƣ. 59
3.20 Biểu diễn số lƣợng taxon cá ở hạ lƣu sông Cái qua các đợt thu mẫu. 60
3.21 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ nhóm cá thích nghi theo độ mặn qua các đợt thu 61
3.22 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ nhóm cá thích nghi theo tầng nƣớc qua các đợt thu 61
3.23 Số lƣợng loài cá ở các vị trí khảo sát trên hạ lƣu sông Cái 63
3.24 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ % các nhóm cá thích nghi theo độ mặn ở các vị trí
khảo sát trên hạ lƣu sông Cái. 64
3.25 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ % các nhóm cá thích nghi theo tầng nƣớc ở các vị
trí khảo sát trên hạ lƣu sông Cái 64
3.26 Chỉ số giống nhau về thành phần loài giữa các vị trí thu mẫu 65
3.27 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ các nhóm cá di cƣ ở hạ lƣu sông Cái 67
3.28 Những loài cá có độc tố ở hạ lƣu sông Cái 68
3.29 Hoạt động gia cố đập tạm Vĩnh Phƣơng và xây dựng kè bờ sông Cái 75
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sông Cái (tên khác: sông Phú Lộc, sông Cù) là sông lớn nhất tỉnh Khánh Hòa
với chiều dài khoảng 84 km, có vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế -
xã hội tỉnh Khánh Hòa. Sông chảy đến thôn Xuân Lạc, xã Vĩnh Ngọc, thành phố Nha
Trang thì chia làm hai nhánh: Nhánh thứ nhất chảy theo hƣớng Đông-Nam, men theo
chân núi Đồng Bò, chảy xuống Trƣờng Đông, Vĩnh Trƣờng và chảy ra Cửa Bé. Vào
mùa khô, nhánh này thƣờng khô hạn; dòng chính chỉ hiện rõ vào mùa lũ. Nhánh thứ
hai chảy xiên theo hƣớng Đông - Bắc (đây là nhánh chính của sông Cái) từ Xuân Lạc,
xã Vĩnh Ngọc đổ ra cửa Đại Cù Huân, tức Cửa Lớn (cầu Trần Phú). Nhánh thứ hai
đƣợc xem nhƣ là vùng hạ lƣu sông Cái trên địa phận thành phố Nha Trang, chuyển
tiếp giữa vùng nƣớc ngọt sông Cái và khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang, là nơi ƣơng
dƣỡng, cung cấp nguồn dinh dƣỡng lớn cho các đàn cá ở biển ven bờ.
Vùng hạ lƣu sông Cái thuộc địa phận thành phố Nha Trang đƣợc tính từ cầu gỗ
Diên Phú (xã Vĩnh Trung) đến Cửa Lớn, có thể chia làm 3 khu vực: (1) Khu vực từ
cầu gỗ Diên Phú đến đập tràn (cầu Vĩnh Phƣơng): là khu vực nƣớc ngọt hầu nhƣ tất cả
các tháng trong năm; (2) Khu vực từ đập tràn (cầu Vĩnh Phƣơng) đến cầu Đƣờng Sắt:
là khu vực có sự biến động về độ mặn nƣớc từ ngọt sang lợ (theo mùa); (3) Khu vực từ
cầu Đƣờng Sắt đến Cửa Lớn (cầu Trần Phú): khu vực thƣờng xuyên chịu tác động của
xâm nhập mặn từ biển.
Vùng hạ lƣu sông này chịu sự chi phối chung của khí hậu nội chí tuyến nhiệt
đới gió mùa, chịu ảnh hƣởng khí hậu đại dƣơng. So với các vùng phía Bắc, vùng này
có mùa đông ít lạnh hơn, mùa khô nóng kéo dài hơn; so với các vùng phía Nam thì
mùa mƣa muộn hơn. Mùa khô bắt đầu từ tháng 1 và kết thúc vào tháng 8, trong mùa
khô xuất hiện thời kỳ mƣa tiểu mãn vào khoảng trung tuần tháng 5 đến hạ tuần tháng
6; mùa mƣa bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào trung tuần tháng 12. Chính vì vậy, hiện
tƣợng xâm nhập mặn thƣờng xuyên xảy ra ở đây. Tuy đã có công trình ngăn mặn là
đập tràn gần cầu Vĩnh Phƣơng nhƣng do biến đổi khí hậu và sự phát triển ồ ạt các
công trình xây dựng ở đầu nguồn, cùng với tốc độ đô thị hóa diễn ra khá nhanh ở hai
2
bên bờ sông dẫn đến suy giảm nghiêm trọng lƣu lƣợng và chất lƣợng nƣớc, ảnh hƣởng
lớn đến sự tồn tại và đa dạng của nguồn lợi thủy sinh vật, đặc biệt là cá.
Ở tỉnh Khánh Hòa, việc nghiên cứu về cá đã diễn ra từ khá sớm, đa số các công
trình chủ yếu tập trung vào các rạn san hô, vùng vịnh và ven biển. Tuy nhiên, chƣa có
nhiều công trình nghiên cứu về sự đa dạng thành phần loài cũng nhƣ đặc điểm phân bố
của các loài cá ở các thủy vực nội địa, đặc biệt là vùng hạ lƣu sông Cái.
Nhằm đánh giá sự đa dạng, đặc điểm phân bố, hiện trạng sử dụng nguồn lợi cá,
cũng nhƣ đƣa ra đƣợc các cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp nhằm phát huy
đƣợc tiềm năng để sử dụng bền vững nguồn lợi ở khu vực này. Chúng tôi thực hiện đề
tài: “Nghiên cứu thành phần loài, đặc điểm phân bố cá ở hạ lưu sông Cái, thành
phố Nha Trang và đề xuất giải pháp sử dụng bền vững”.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
- Đánh giá đƣợc tính đa dạng, đặc điểm phân bố của các loài cá ở hạ lƣu sông
Cái, Nha Trang
- Góp phần cung cấp cơ sở dữ liệu về hiện trạng nguồn lợi cá ở sông Cái, tỉnh
Khánh Hòa nhằm đề xuất các nhóm giải pháp sử dụng và phát triển nguồn lợi.
Mục tiêu cụ thể
- Xác định đƣợc thành phần loài cá ở hạ lƣu sông Cái, Nha Trang.
- Hiểu rõ đặc tính phân bố của các loài cá ở hạ lƣu sông Cái, Nha Trang.
- Đề xuất đƣợc một số nhóm giải pháp cơ bản để sử dụng bền vững nguồn lợi cá
ở hạ lƣu sông Cái, Nha Trang.
3. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá một số đặc điểm môi trƣờng nƣớc ở hạ lƣu sông Cái, Nha Trang.
- Xác định thành phần loài cá ở hạ lƣu sông Cái, Nha Trang.
- Nghiên cứu đặc điểm phân bố các loài cá ở hạ lƣu sông Cái, Nha Trang.
- Đề xuất hƣớng sử dụng bền vững nguồn lợi cá ở hạ lƣu sông Cái, Nha Trang.
3
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Các loài cá và hoạt động khai thác, nuôi thả cá ở hạ lƣu
sông Cái, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
- Phạm vi nghiên cứu: Hạ lƣu sông Cái thuộc địa phận thành phố Nha Trang.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phƣơng pháp xác định và đánh giá chất lƣợng nƣớc, xác
định thành phần loài cá, phân bố cá, đề xuất hƣớng phát triển bền vững nghề
cá….Thống kê và xử lý số liệu bằng phần mềm Excel 2010, Primer 5.0, Past 4.06; Xây
dựng các sơ đồ phân bố các yếu tố môi trƣờng bằng phần mềm Map Info 15.0.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ làm cơ sở khoa học cho
những định hƣớng nghiên cứu, quản lý, sử dụng bền vững nguồn lợi cá ở sông Cái,
Nha Trang.
- Ý nghĩa thực tiễn: Thông tin từ kết quả nghiên cứu sẽ làm dẫn liệu khoa học
cho việc xây dựng quy chế quản lý, khai thác nguồn lợi cá và là cơ sở cho việc quy
hoạch các công trình trên sông Cái, Nha Trang.
7. Cấu trúc của luận văn
Gồm 5 phần chính
- Mở đầu
- Chƣơng 1: Tổng quan tài liệu
- Chƣơng 2: Địa điểm, thời gian và phƣơng pháp nghiên cứu
- Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
- Kết luận và kiến nghị
4
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. LƢỢC SỬ VỀ NGHIÊN CỨU CÁ Ở VIỆT NAM
1.1.1. Tình hình nghiên cứu cá ở các thủy vực nội địa Việt Nam
Nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, Việt Nam có thềm lục địa dài và
rộng lớn, hệ thống sông ngòi, ao hồ, đầm phá dày đặc mang tính chất đặc trƣng của
các hệ sinh thái nhiệt đới với sự đa dạng và phong phú các loài thủy sinh vật. Vì vậy,
nghiên cứu về hệ sinh vật thủy sinh nói chung và khu hệ cá nói riêng ở nƣớc ta đã và
đang rất đƣợc chú trọng.
Nghiên cứu về cá ở Việt Nam đƣợc bắt đầu từ khá sớm, công trình nghiên cứu
cá đầu tiên có thể kể đến là của H.E. Sauvage (1881) trong ấn phẩm “Nghiên cứu về
khu hệ cá Á Châu và mô tả một số loài mới ở Đông Dƣơng”, tác giả đã thống kê đƣợc
139 loài chung cho toàn Đông Dƣơng và mô tả 2 loài mới ở miền Bắc Việt Nam. Năm
1884, tác giả đã mô tả 10 loài cá ở sông Hồng (Hà Nội), trong đó có 7 loài mới [25].
Vaillant (1891) thu thập 6 loài, mô tả 4 loài mới ở Lai Châu. Năm 1929, Tirant và
cộng sự đã công bố thành phần loài và mô tả 70 loài cá ở sông Hƣơng (Huế) trong đó
có 5 loài mới mà ông đã thu thập mẫu vật từ năm 1883. Ngoài ra, còn có các tác giả
ngƣời nƣớc ngoài khác nhƣ J. Henry (1856), Pellagin (1906, 1907, 1923, 1928, 1932,
1934), P. Worman (1925), Gruvel (1925), P. Chabanaud (1926), R. Bourret (1927),…
cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về cá ở các sông suối và đầm phá ven biển
nƣớc ta [13].
P. Chevey (1930, 1932, 1935, 1936, 1937) đã có nhiều nghiên cứu về cá ở các
sông suối miền Bắc Việt Nam và phát hiện sự có mặt của cá Chình Nhật (Anguilla
japonica) ở sông Hồng [84]. Năm 1937, một công trình tổng hợp về cá nƣớc ngọt
miền Bắc Việt Nam của P. Chevey và J. Lemasson - “Góp phần nghiên cứu về các loài
cá nƣớc ngọt miền Bắc Việt Nam” đã giới thiệu 17 họ, 98 loài; đây đƣợc xem là công
trình nghiên cứu tổng hợp đầy đủ nhất về cá lúc bấy giờ [13].
Mặc dù, việc nghiên cứu cá nội địa ở nƣớc ta đƣợc đề cập từ rất sớm, nhƣng đa
số các công trình đều của các tác giả ngƣời nƣớc ngoài nhƣ: Anh, Pháp, Mỹ, Trung