Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu sự tác động của một số hình thức lừa đảo đối với sinh viên năm thứ nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay - Thực trạng và giải pháp : Báo cáo Tổng kết đề tài khoa học cấp trường
PREMIUM
Số trang
123
Kích thước
6.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1046

Nghiên cứu sự tác động của một số hình thức lừa đảo đối với sinh viên năm thứ nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay - Thực trạng và giải pháp : Báo cáo Tổng kết đề tài khoa học cấp trường

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ CÔNG THƯƠNG

ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC

KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU KHOA HỌCCẤP TRƯỜNG

Tên đề tài: NGHIÊN CỨU SỰ TÁC ĐỘNG CỦA MỘT SỐ HÌNH

THỨC LỪA ĐẢO ĐỐI VỚI SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT TẠI

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI

PHÁP

Mã số đề tài: 21/1LLCT01

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Lê Thanh Hòa

Đơn vị thực hiện: Khoa Lý luận Chính trị

Tp. Hồ Chí Minh, 2022

1

LỜI CÁM ƠN

Đến nay đề tài cấp cơ sở “Nghiên cứu sự tác động của một số hình thức lừa đảo

đối với sinh viên năm thứ nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay - Thực

trạng và giải pháp” đã hoàn thành mục tiêu nghiên cứu đã đề ra. Chúng tôi, nhóm

tác giả xin chân thành cảm ơn Tiểu ban Khoa học xã hội, Phòng Quản lý khoa học

và Hợp tác Quốc tế Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, Hội

đồng đánh giá nghiệm thu đề tài, các cơ quan chức năng ở Thành phố Hồ Chí

Minh và các trường đại học và cao đẳng tại Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình

giúp đỡ để chúng tôi thực hiện đề tài này. Hy vọng rằng, với kết quả nghiên cứu

này sẽ là tài liệu để giúp sinh viên nói chung, tân sinh viên nói riêng chủ động

nhận diện và phòng tránh các hình thức lừa đảo đối với sinh viên tại thành phố

Hồ Chí Minh hiện nay.

Trân trọng cảm ơn!

Nhóm tác giả nghiên cứu.

2

PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG

I. Thông tin tổng quát

1.1. Tên đề tài: NGHIÊN CỨU SỰ TÁC ĐỘNG CỦA MỘT SỐ HÌNH THỨC

LỪA ĐẢO ĐỐI VỚI SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT TẠI THÀNH PHỐ HỒ

CHÍ MINH HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

1.2. Mã số: 21/1LLCT01

1.3. Danh sách chủ trì, thành viên tham gia thực hiện đề tài

TT

Họ và tên

(học hàm, học vị)

Đơn vị công tác Vai trò thực hiện đề tài

1 ThS. Lê Thanh Hòa

Khoa Lý luận Chính

trị, Trường Đại học

Công nghiệp TP. Hồ

Chí Minh

Chủ nhiệm đề tài

2 TS. Hồ Văn Đức

Khoa Lý luận Chính

trị, Trường Đại học

Công nghiệp TP. Hồ

Chí Minh

Thành viên chính

3 TS. Nguyễn Xuân Hồng

Trường Đại học Công

nghiệp TP. Hồ Chí

Minh

Thành viên chính

1.4. Đơn vị chủ trì:

1.5. Thời gian thực hiện:

1.5.1. Theo hợp đồng: từ tháng 03 năm 2021 đến tháng 01 năm 2022

1.5.2. Gia hạn (nếu có): đến tháng….. năm…..

1.5.3. Thực hiện thực tế: từ tháng 03 năm 2022 đến tháng 02 năm 2022

1.6. Những thay đổi so với thuyết minh ban đầu (nếu có):

Không

1.7. Tổng kinh phí được phê duyệt của đề tài: 20.000.000 đồng.

II. Kết quả nghiên cứu

1. Đặt vấn đề

Trước sự bùng nổ của công nghệ thông tin, cùng với sự xuất hiện của các

mạng xã hội (MXH) đã làm cho không gian mạng có sự đa dạng về các loại thông

3

tin trên tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội. Bên cạnh những thông tin tích

cực, không gian mạng còn chứa đựng những thông tin tiêu cực gây ảnh hưởng

không nhỏ đến người dùng. Thông qua những tiêu cực đó, một số phần tử cố tình

lợi dụng không gian mạng để lừa đảo. Điều này yêu cầu người dùng MXH cần

cẩn trọng hơn trong cách tiếp nhận thông tin. Thông qua không gian mạng

Internet; đối tượng hướng tới của các hoạt động lừa đảo là những người thiếu cảnh

giác, nhẹ dạ cả tin.

Hậu quả của các hình thức lừa đảo rất lớn, các nạn nhân là sinh viên ngoài

việc mất mát tài sản, còn bị ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý cá nhân, kết quả học

tập và thậm chí bị lôi kéo tham gia vào những hoạt động vi phạm pháp luật mà

không hay biết. Trước diễn biến phức tạp của hiện tượng lừa đảo đối với sinh viên

tại các trường đại học, cao đẳng ở các thành phố lớn, đặc biệt là TP. HCM, công

tác nghiên cứu, làm rõ những tác động của các hình thức lừa đảo để thông tin

tuyên truyền rộng rãi đến sinh viên là cần thiết. Tuy vậy, số lượng công trình khoa

học nghiên cứu một cách chuyên biệt, có hệ thống về vấn đề này còn rất khiêm

tốn. Nhận thấy yêu cầu của thực tiễn đặt ra, chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu

sự tác động của một số hình thức lừa đảo đối với sinh viên năm thứ nhất tại

Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay - Thực trạng và giải pháp” nhằm phân tích

một cách hệ thống những hình thức lừa đảo đối với sinh viên tại các trường đại

học, cao đẳng ở TP. HCM hiện nay; đánh giá sự tác động; đánh giá thực trạng

hiện nay; từ đó chỉ ra nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc sinh viên, đặc biệt là tân

sinh viên là đối tượng thu hút sự quan tâm chú ý của những kẻ thực hiện hành vi

lừa đảo. Trên cơ sở đó, công trình nghiên cứu đề xuất một số giải pháp cơ bản để

ngăn ngừa, phòng tránh và đấu tranh có hiệu quả với tội phạm hoạt động lừa đảo

sinh viên.

2. Mục tiêu

Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu, đánh giá sự tác động của một số

hình thức lừa đảo đối với sinh viên năm thứ nhất tại TP. HCM, từ đó đề xuất một

4

số giải pháp cơ bản giúp sinh viên năm nhất phòng tránh các hình thức lừa đảo

hiện nay.

Mục tiêu cụ thể: Hệ thống hóa và phân tích cơ sở lý luận về lừa đảo và các

hình thức lừa đảo hiện nay; Phân tích, đánh giá, làm rõ sự tác động và thực trạng

một số hình thức lừa đảo đối với sinh viên hiện nay; Chỉ ra những nguyên nhân

cơ bản dẫn đến sinh viên là đối tượng mà những kẻ lừa đảo hướng tới; Đề xuất

một số giải pháp cơ bản nhằm ngăn ngừa, phòng tránh và đấu tranh có hiệu quả

đối với những hành vi lừa đảo sinh viên.

3. Phương pháp nghiên cứu

Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu của đề tài, tùy thuộc

vào kết cấu của đề tài và mục đích nghiên cứu trong từng chương cụ thể. Nhóm

tác giả sử dụng những phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:

Phương pháp hệ thống, nghiên cứu tài liệu: tiến hành thu thập, hệ thống hóa

các công trình nghiên cứu khoa học, tài liệu đã được công bố công khai. Nghiên

cứu các văn kiện của Đảng, văn bản pháp lý quy định của Nhà nước. Tổng hợp,

nghiên cứu các số liệu thống kê của các cơ quan chức năng liên quan đến nội dung

của đề tài.

Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích: tiến hành thống kê, tổng hợp và

phân tích số liệu thứ cấp từ các công trình nghiên cứu khoa học, số liệu báo cáo

từ các cơ quan chức năng và trên các phương tiện thông tin đại chúng. Từ đó,

phục vụ cho việc đánh giá tình hình hoạt động lừa đảo nói đối với sinh viên nói

chung và sinh viên tại TP. HCM nói riêng. Phương pháp này phục vụ cho việc

xác định các hình thức lừa đảo phổ biến hiện nay để có cơ sở xác định các nguyên

nhân và luận cứ khoa học cho các giải pháp của đề tài.

Phương pháp so sánh: đề tài sử dụng phương pháp này nhằm mục đích so sánh

giữa tình hình lừa đảo nói chung và lừa đảo đối với sinh viên nói riêng; so sánh tình

hình lừa đảo đối với sinh viên tại các địa bàn khác nhau, đặc biệt là tại các thành phố

lớn, nhằm xác định nguyên nhân dẫn đến việc lừa đảo đối với sinh viên trên địa bàn

các thành phố lớn.

5

Phương pháp nghiên cứu điển hình: sử dụng phương pháp nghiên cứu điển

hình để nghiên cứu các vụ lừa đảo đối với sinh viên được các cơ quan chức năng

điều tra và kết luận, nhằm làm rõ mục đích, động cơ và hành vi lừa đảo. Từ đó

xác định được các phương thức mà tội phạm sử dụng để tiến hành lừa đảo đối với

sinh viên nói chung và sinh viên tại TP. HCM nói riêng,

Phương pháp khảo sát thực tế: đối với phương pháp này nhóm tác giả sử

dụng nhằm nghiên cứu phương thức, thủ đoạn của tội phạm thông qua nạn nhân

là sinh viên. Khảo sát thực tế giúp cho đề tài có cách nhìn thực tiễn thông qua nạn

nhân nhằm xác định các biện pháp để phòng ngừa.

Phương pháp điều tra xã hội học: đề tài sử dụng phương pháp này để thu

thập ý kiến từ sinh viên là đối tượng mà tội phạm hướng đến để thực hiện hành vi

lừa đảo. Từ đó, xác định các hình thức lừa đảo, làm rõ các phương thức và hành vi

lừa đảo, mức độ sinh viên chủ động nhận diện các hình thức lừa đảo hiện nay.

Xác định và đánh giá thực trạng sinh viên bị ảnh hưởng, tác động của các hình

thức lừa đảo, phân tích làm rõ nguyên nhân dẫn đến thực trạng này.

Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: đề tài sử dụng phương pháp tổng kết

kinh nghiệm để tổng kết và rút ra những vấnđề có tính quy luật của tội phạm lừa

đảo đối với sinh viên và công tác nhận diện, phòng ngừa đối với các hình thức lừa

đảo. Trên cơ sở phân tích, nghiên cứu và tổng kết kinh nghiệm có tính hệ thống

dựa trên số liệu, các công trình nghiên cứu và các kết luận của cơ quan chức năng

trong lĩnh vực lừa đảo. Từ đó, cơ cơ sở để đưa ra các giải pháp tối ưu giúp sinh

viên nói chung và sinh viên tại TP. HCM nói riêng chủ động phòng tránh các hình

thức lừa đảo hiện nay một cách tốt nhất.

4. Tổng kết về kết quả nghiên cứu

Trong những năm qua, hiện tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân

diễn ra trên địa bàn TP. HCM khá phức tạp, nhất là lừa đảo tân sinh mới chuyển

đến nơi đây sinh sống và học tập. Hiện tượng này đã gây nhiều thiệt hại về tài sản,

tiền bạc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, tâm lý và kết quả học tập của

sinh viên. Mặt khác, tệ nạn này còn gây tác động xấu đến tình hình an toàn trật tự,

6

gây hoang mang đối với người dân Thành phố. Đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu sự

tác động của một số hình thức lừa đảo đối với sinh viên năm thứ nhất tại Thành

phố Hồ Chí Minh hiện nay - Thực trạng và giải pháp” đã tập trung phân tích làm

rõ sáu hình thức lừa đảo trực tiếp và sáu hình thức lừa đảo gián tiếp; cơ sở pháp

lý và yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở Việt Nam; điều kiện tự

nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.

Dựa vào kết quả khảo sát sinh viên, số liệu từ các cơ quan chức năng, cũng như

khái quát hóa thực tiễn, công trình làm rõ thực trạng sự tác động của một số hình

thức lừa đảo đối với sinh viên năm thứ nhất; đồng thời phân tích làm rõ sáu nguyên

nhân cơ bản dẫn đến sinh viên năm thứ nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh hay bị

lừa đảo. Trên cơ sở những nội dung trên, nhóm nghiên cứu đề xuất năm giải pháp

cơ bản nhằm giúp cho sinh viên nâng cao cảnh giác, phòng tránh và ứng xử phù

hợp trước những hình thức lừa đảo tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.

5. Đánh giá các kết quả đã đạt được và kết luận

Với những nội dung trên, công trình nghiên cứu của nhóm tác giả mang tính

thời sự, có những đóng góp mới nhất định, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.

Kết quả nghiên cứu của công trình sẽ góp phần xây dựng hệ thống lý luận về lĩnh

vực mới mẽ này, tạo cơ sở lý luận khoa học cho các cơ quan quản lý, các nhà lãnh

đạo đề ra các chủ trương, kế hoạch, quan điểm chỉ đạo trên lĩnh vực này. Đồng

thời, kết quả nghiên cứu của công trình cũng giúp cho người dân Thành phố Hồ

Chí Minh nó chung, đặc biệt là sinh viên vận dụng để xử lý vấn đề trong thực tiễn

cuộc sống. Kết quả nghiên cứu này cũng là tài liệu cần thiết dùng để phổ biến

trong buổi giáo dục định hướng đầu khóa học cho tân sinh viên các trường đại

học, cao đẳng tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, trên cả nước nói chung.

6. Tóm tắt kết quả (tiếng Việt và tiếng Anh)

Đề tài “Nghiên cứu sự tác động của một số hình thức lừa đảo đối với sinh

viên năm thứ nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay - Thực trạng và giải

pháp” đã đạt được những kết quả như sau: (1) hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ

sở pháp lý về một số hình thức lừa đảo đối với sinh viên năm thứ nhất, trình bày

7

và phân tích các khái niệm, xác định các hình thức lừa đảo đối với sinh viên tại

Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, xác định cơ sở pháp lý và các yếu tố cấu thành

tội lừa đảo và chiếm đoạt tài sản ở Việt Nam; (2) đánh giá sự tác động của một số

hình thức lừa đảo đối với sinh viên năm thứ nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh,

trình bày và phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình sinh viên

Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, đánh giá thực trạng sự tác động của một số

hình thức lừa đảo đối với sinh viên năm thứ nhất tại thành phố Hồ Chí Minh, xác

định các nguyên nhân cơ bản dẫn đến sinh viên năm thứ nhất tại Thành phố Hồ

Chí Minh hay bị lừa đảo. (3) đưa ra một số giải pháp cơ bản giúp sinh viên năm

thứ nhất phòng tránh các hình thức lừa đảo tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay,

với nhóm giải pháp từ nhà trường, gia đình, bản thân sinh viên nhằm giúp sinh

viên nói chung và sinh viên năm thứ nhất nói riêng chủ động phòng tránh các hình

thức lừa đảo khi sinh sống, học tập tại Thành phố Hồ Chí Minh.

The topic "Research on the impact of some forms of fraud on first-year

students in Ho Chi Minh City today - Current situation and solutions" has

achieved the following results: (1) systematize the theoretical and legal basis of

some forms of fraud against first-year students, present and analyze concepts,

identify forms of fraud against students in Ho Chi Minh City at present, determine

the legal basis and elements constituting the crime of fraud and appropriation of

property in Vietnam; (2) evaluate the impact of some forms of fraud on first-year

students in Ho Chi Minh City, present and analyze the natural, socio-economic

conditions and student situation in Ho Chi Minh City at present, evaluate the

actual impact of some forms of fraud on first-year students in Ho Chi Minh City,

identify the basic causes leading to some forms of fraud of first-year students in

Ho Chi Minh City; (3) provide some basic solutions to help first-year students

avoid forms of fraud in Ho Chi Minh City today with a group of solutions from

schools, families, and students themselves in order to help students in general and

first-year students in particular actively prevent forms of fraud when living and

studying in Ho Chi Minh City.

8

III. Sản phẩm đề tài, công bố và kết quả đào tạo

3.1. Kết quả nghiên cứu ( sản phẩm dạng 1,2,3)

TT Tên sản phẩm

Yêu cầu khoa học hoặc/và chỉ tiêu

kinh tế - kỹ thuật

Đăng ký Đạt được

1

Bài báo: Một số hình thức

lừa đảo đối với sinh viên

tại thành phố Hồ Chí Minh

hiện nay: Nhận diện và giải

pháp

Đăng trên Tạp chí

Khoa học và Công

nghệ Trường Đại

học Công nghiệp

Thành phố Hồ Chí

Minh

Đã đạt

Sản phẩm được công bố điện tử và bản giấy, truy cập công bố điện tử theo link:

https://jst.iuh.edu.vn/index.php/jst-iuh/issue/view/45

Ghi chú:

- Các ấn phẩm khoa học (bài báo, báo cáo KH, sách chuyên khảo…) chỉ được chấp

nhận nếu có ghi nhận địa chỉ và cảm ơn trường ĐH Công Nghiệp Tp. HCM đã cấp kính

phí thực hiện nghiên cứu theo đúng quy định.

- Các ấn phẩm (bản photo) đính kèm trong phần phụ lục minh chứng ở cuối báo

cáo. (đối với ấn phẩm là sách, giáo trình cần có bản photo trang bìa, trang chính và trang

cuối kèm thông tin quyết định và số hiệu xuất bản)

3.2. Kết quả đào tạo

Không.

IV. Tình hình sử dụng kinh phí

TT Nội dung chi

Kinh phí

được duyệt

(triệu đồng)

Kinh phí

thực hiện

(triệu đồng)

Ghi

chú

A Chi phí trực tiếp 20,000,000 20,000,000

1 Thuê khoán chuyên môn 18,937,900 18,937,900

2 Nguyên, nhiên vật liệu, cây con..

3 Thiết bị, dụng cụ

9

4 Công tác phí

5 Dịch vụ thuê ngoài

6 Hội nghị, hội thảo,thù lao nghiệm thu

giữa kỳ

7 In ấn, Văn phòng phẩm 1,062,100 1,062,100

8 Chi phí khác

B Chi phí gián tiếp

1 Quản lý phí

2 Chi phí điện, nước

Tổng số 20,000,000 20,000,000

V. Kiến nghị ( về phát triển các kết quả nghiên cứu của đề tài)

Kết quả nghiên cứu của công trình có giá trị thực tiễn thiết thực, giúp cho người

dân, đặc biệt là sinh viên, chủ động nhận diện, cảnh giác, phòng tránh có hiệu quả

đối với những hình thức lừa đảo hiện nay.

Kết quả nghiên cứu này sẽ là tài liệu cần thiết dùng để phổ biến trong buổi giáo

dục định hướng đầu khóa học cho tân sinh viên các trường đại học, cao đẳng nói

chung và tại Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.

VI. Phụ lục sản phẩm ( liệt kê minh chứng các sản phẩm nêu ở Phần III)

Nguyên lý ứng dụng: Hệ thống cơ sở lý luận, xác định một số hình thức lừa đảo đối với

sinh viên năm thứ nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.

Bài báo: Một số hình thức lừa đảo đối với sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh hiện

nay: Nhận diện và giải pháp

Tp. HCM, ngày tháng năm 2022

Chủ nhiệm đề tài Phòng QLKH&HTQT Trưởng đơn vị

10

PHẦN II. BÁO CÁO CHI TIẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................... 1

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài............................. 2

3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 5

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.......................................... 5

5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài........................................................ 6

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài.................................................... 8

7. Kết cấu của đề tài.................................................................................... 8

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ MỘT SỐ HÌNH

THỨC LỪA ĐẢO ĐỐI VỚI SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT

1.1. KHÁI NIỆM LỪA ĐẢO VÀ CÁC HÌNH THỨC LỪA ĐẢO ĐỐI

VỚI SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT ................................................................ 9

1.1.1. Khái niệm lừa đảo và lừa đảo chiếm đoạt tài sản.......................... 9

1.1.2. Khái niệm và đặc điểm sinh viên năm thứ nhất........................... 11

1.1.3. Một số hình thức lừa đảo đối với sinh viên tại Thành phố Hồ Chí

Minh hiện nay.................................................................................................... 13

1.1.2.1. Hình thức lừa đảo trực tiếp............................................................ 13

1.1.2.2. Hình thức lừa đảo gián tiếp .............................................................. 23

1.2.CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ YẾU TỐ CẤU THÀNH TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM

ĐOẠT TÀI SẢN Ở VIỆT NAM..................................................................................33

1.2.1. Cơ sở pháp lý.................................................................................. 33

1.2.1.1. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ..................................................... 33

1.2.1.2. Tội lừa đảo gián tiếp (trên không gian mạng)................................ 35

11

1.2.2. Các yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.................. 37

Tiểu kết Chương 1.................................................................................... 39

Chương 2. SỰ TÁC ĐỘNG CỦA MỘT SỐ HÌNH THỨC LỪA ĐẢO ĐỐI

VỚI SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TÌNH HÌNH

SINH VIÊN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY ..................... 40

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh 40

2.1.2. Tình hình sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay......... 43

2.2. THỰC TRẠNG SỰ TÁC ĐỘNG CỦA MỘT SỐ HÌNH THỨC LỪA

ĐẢO ĐỐI VỚI SINH VIÊN NĂM THỨ VÀ NGUYÊN NHÂN .................. 45

2.2.1. Thực trạng sự tác động của một số hình thức lừa đảo đối với sinh

viên năm thứ nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh ........................................... 45

2.2.1.1. Thực trạng các hình thức lừa đảo đối với sinh viên ...................... 45

2.2.1.2. Thực trạng thông qua kết quả khảo sát sinh viên.......................... 48

2.2.2. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sinh viên năm thứ nhất tại Thành

phố Hồ Chí Minh hay bị lừa đảo .................................................................... 60

2.2.2.1. Nguyên nhân khách quan............................................................... 61

2.2.2.2. Nguyên nhân chủ quan................................................................... 63

Tiểu kết Chương 2..................................................................................... 71

Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN GIÚP SINH VIÊN NĂM THỨ

NHẤT PHÒNG TRÁNH CÁC HÌNH THỨC LỪA ĐẢO TẠI THÀNH PHỐ

HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY

3.1. Nhà trường, gia đình và bản thân sinh viên cần nắm vững và quán

triệt nội dung các nghị quyết, chỉ thị, chương trình, chiến lược quốc gia, pháp

luật... của Đảng và Nhà nước về công tác phòng, chống tội phạm, hoạt động

lừa đảo chiếm đoạt tài sản ................................................................................ 73

3.2. Nhà trường cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo

dục sinh viên về các hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản........................... 75

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!