Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Pháp Triển Kinh Tế Nông Hộ Trong Quá Trình Công Nghiệp Hóa Và Xây Dựng Nông Thôn Mới Ở Huyện Yên Phong Tỉnh Bắc Ninh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
i
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn Thạc sỹ “Nghiên cứu phát triển kinh tế nông hộ trong quá
trình công nghiệp hóa và xây dựng nông thôn mới ở huyện Yên Phong, tỉnh
Bắc Ninh” chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp, là công trình nghiên cứu khoa
học của riêng cá nhân tôi.
Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào, nghiên cứu nào.
Trong luận văn tôi có sử dụng các thông tin của nhiều nguồn dữ liệu
khác nhau, các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc,
xuất xứ.
Hà Nội, ngày tháng năm 2012
Tác giả luận văn
Nguyễn Hữu Đức
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường đại học Lâm nghiệp,
khoa kinh tế, khoa sau đại học giảng dạy, giúp đỡ tôi hoàn thành khoá học
2008 – 2011.
Để hoàn thành luận văn, tôi cũng đã nhận được sự quan tâm chỉ bảo,
nhiệt tình giúp đỡ của tập thể khoa sau đại học trong suốt qúa trình thực hiện
luận văn đảm bảo được yêu cầu đặt ra.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo - TS.Trần Văn
Dư - người đã định hướng, trực tiếp hướng dẫn và đóng góp cụ thể
Trong quá trình thực hiện luận văn của tôi. tôi xin chân thành cảm ơn
cán bộ các phòng ban thuộc huyện Yên Phong, cán bộ, nhân dân và các hộ gia
đình được điều tra trên địa bàn huyện đã nhiệt tình cung cấp thông tin, tạo
điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này.
Do thời gian có hạn, trình độ kiến thức còn non yếu, đề tài chắc chắn sẽ
không tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày 25 tháng 10 năm 2012
Tác giả luận văn
Nguyễn Hữu Đức
iii
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan......................................................................................................i
Lời cảm ơn ........................................................................................................ii
Mục lục.............................................................................................................iii
Danh mục các bảng .........................................................................................vii
Danh mục các hình...........................................................................................ix
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
NÔNG HỘ......................................................................................................... 5
1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản phát triển kinh tế hộ nông dân................. 5
1.1.1. Khái niệm về hộ, hộ nông dân, kinh tế hộ nông dân................................5
Về phương diện thống kê, Liên hợp quốc cho rằng: "Hộ là những người
cùng sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung, cùng làm chung và có
chung một ngôn ngữ" [10]............................................................................. 6
1.1.3. Phân loại hộ nông dân ...............................................................................16
1.1.4. Những nhân tố ảnh hưởng trong quá trình phát triển kinh tế hộ nông
dân..........................................................................................................................17
1.1.5. Đặc trưng của kinh tế hộ nông dân...........................................................24
1.1.6. Quan điểm về phát triển kinh tế hộ nông dân .........................................31
1.2. Sơ lược tình hình phát triển kinh tế nông hộ ở một số nước và ở Việt Nam.. 36
1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế hộ nông dân ở các nước trên thế giới và
những bài học kinh nghiệm.................................................................................36
1.2.2. Tình hình và kết quả phát triển kinh tế hộ nông dân ở nước ta .............40
1.2.3. Những kết quả nghiên cứu kinh tế hộ ở việt nam và những bài học rút
ra từ thực tiễn. .......................................................................................................45
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 48
iv
2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội huyện Yên Phong..... 48
2.1.1. Điều kiện tự nhiên......................................................................................48
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ..........................................................................50
2.1.3. Tiềm năng, lợi thế và những tồn tại trong quá trình phát triển kinh tế
nông hộ..................................................................................................................56
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 59
2.2.1. Phương pháp kế thừa.................................................................................59
2.2.2. Phương pháp khảo sát thực tiễn tại cơ sở nghiên cứu ............................60
2.2.3. Phương pháp chuyên gia...........................................................................63
2.3. Hệ thống chỉ tiêu trong nghiên cứu đề tài ............................................ 63
2.3.1. Các chỉ tiêu phản ảnh điều kiện sản xuất kinh doanh của nông hộ.......63
2.3.2. Các chỉ tiêu phản ảnh mức thu nhập và thu chi của nông hộ ................63
2.3.3. Các chỉ tiêu phản ảnh kết quả và hiệu quả sản xuất của hộ...................64
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................ 65
3.1. Thực trạng kinh tế nông hộ huyện Yên phong..................................... 65
3.1.1.Tình hình chung kinh tế nông hộ huyện Yên phong...............................65
3.2.2. Thực trạng kinh tế nông hộ ở các xã điều tra ..........................................75
3.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế nông hộ ở huyện Yên
phong thời kỳ CNH, HĐH và xây dựng nông thôn mới ............................ 94
3.3.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế nông hộ thời kỳ công nghiệp
hóa và xây dựng nông thôn mới ở huyện Yên Phong.......................................94
Hộ nghèo ......................................................................................................... 95
3.3.2 Định hướng phát triển kinh tế nông hộ thời kỳ công nghiệp hóa và xây
dựng nông thôn mới ở huyện Yên Phong..........................................................97
3.3.3 Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế nông hộ theo hướng
xây dựng nông thôn mới ở huyện Yên Phong...................................................98
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................... 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ BIỂU
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu Viết đầy đủ
TTCN Tiểu thủ công nghiệp.
DVTM Dịch vụ thương mại
CNH- HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
XHCN Xã hội chủ nghĩa.
CC Công cụ.
CN Công nghệ
TC Tài chính.
HT Hạ tầng.
LĐ Lao động
KHCN Khoa học công nghệ
CS Chính sách
TBCN Tư bản chủ nghĩa
TT Thứ tự
NTTS Nuôi trồng thủy sản
NN Nông nghiệp
TMDV Thương mại dịch vụ.
GTSX Gia trị sản xuất
BQ Bình quân.
TN Thuần nông
KTN Khẩu thuần nông.
LĐTN Lao động thuần nông.
LĐ Lao động.
NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
TN & MT Tài nguyên và môi trường.
vi
KT - XH Kinh tế - xã hội.
TB-XH: Thương binh – xã hội.
VAC: Vườn, ao, chuồng.
VC: Vường, chuồng.
TĐ: Tốc độ.
DTGT: Diện tích gieo trồng.
CT: Cây trồng.
THPT: Trung học phổ thông.
THCS Trung học cơ sở.
DTĐ Diện tích đất.
XDCB: Xây dựng cơ bản.
QMĐĐ Quy mô đất đai.
CT BQ: Chỉ tiêu bình quân.
KCN: Khu công nghiệp.
LH Liên hoàn.
BQNK: Bình quân nhân khẩu.
BQLĐ: Bình quân lao động.
SX - KD Sản xuất kinh doanh.
TNTT BQ: Thu nhập thực tế bình quân.
NK: Nhân khẩu.
ĐS - SH: Đời sống sinh hoạt.
GD-YT: Giáo dục y tế.
TNTT: Thu nhập thực tế.
KH&CN Khoa học công nghệ
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
TT Tên bảng Trang
2.1 Tình hình đất đai của huyện Yên Phong 2011 50
2.2 Tình hình phát triển kinh tế của huyện năm 2009 - 2011 51
2.3 Tình hình dân số và lao động qua 3 năm 2009- 2011 55
2.4 Số lượng mẫu điều tra ở điểm nghiên cứu 61
2.5 Nguồn thông tin số liệu thứ cấp 62
3.1 Tình hình phát triển các loại nông hộ huyện Yên Phong 67
3.2 Cơ cấu các loại nông hộ theo mô hình sản xuất kinh doanh
của huyện qua 3 năm 2009 - 2011
69
3.3 Diện tích, năng suất một số loại cây trồng chính
của huyện qua 3 năm 2009 - 2011
71
3.4 Số đầu gia súc, gia cầm của huyện qua các năm 2009 72
3.5 Một số sản phẩm TTCN chính của huyện năm 2009 73
3.6 Các hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ năm 2009 74
3.7 Tình hình lao động và trình độ lao động trong các nhóm hộ
điều tra
76
3.8 Tình hình nhân khẩu, lao động trong các nhóm hộ điều tra
năm 2011
77
3.9 Tình hình đất đai của các nhóm hộ điều tra năm 2011 79
3.10 Tình hình phương tiện thiết bị của nhóm hộ điều tra ở 3 xã
huyện Yên phong năm 2011
81
3.11 Nhu cầu và khả năng huy động vốn cho SX - KD của các
nhóm hộ điều tra
83
3.12 Tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh bình quân của các
nhóm hộ điều tra ở ba xã đại diện năm 2011
85
viii
3.13 Tình hình thu, chi nhóm hộ điều tra theo hướng sản xuất 86
3.14 Ảnh hưởng của các nguồn lực đến tổng thu của các nhóm
nông hộ
88
3.15 Ảnh hưởng của hướng sản xuất kinh doanh đến kết quả sản
xuất kinh doanh của nông hộ
90
3.16 Mục tiêu kinh tế và tổ chức sản xuất ở nông thôn vận dụng
tại huyện Yên Phong theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới
95
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
TT Tên hình Trang
2.1 Bản đồ địa giới hành chính huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh 49
2.2 Qui mô GTSX huyện Yên Phong 2009 - 2011 52
2.3 Cơ cấu sản phẩm của huyện Yên Phong 2009 - 2011 53
3.1 Cơ cấu nông hộ qua các năm 70
3.2 Mô hình sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ tại xã Đông Thọ 74
3.3 Hộ kinh doanh thương mại tại xã Đông Thọ 75
3.4 Cơ cấu thu chi của các hộ điều tra 86
3.5 Ảnh hưởng của hướng sản xuất đến kết quả sản xuất kinh
doanh của nông hộ
91
3.6 Mô hình chăn nuôi thủy sản tại xã Hòa Tiến 93
3.7 Mô hình chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp tại xã Yên Phụ 93
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kinh tế hộ nông dân là bộ phận quan trọng hợp thành của nền kinh tế
quốc dân. Theo định hướng phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ta, kinh
tế hộ nông dân và nền kinh tế nhiều thành phần tồn tại lâu dài trong quá trình
Công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ quan trọng hàng
đầu của nước ta trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Sau hơn 20 năm thực hiện chính sách đổi
mới, kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể.
Năm 2011, nước ta có khoảng 22 triệu hộ gia đình, trong đó có 15,5
triệu hộ sống ở nông dân và có 9,56 triệu hộ nông lâm ngư nghiệp, tỷ lệ hộ
nông lâm ngư nghiệp ngày càng giảm, tỷ lệ hộ sản xuất phi nông nghiệp ngày
càng tăng.
Kinh tế hộ gia đình đã có đóng góp lớn cho kinh tế nông nghiệp, sản
xuất lúa gạo đạt tỷ suất hàng hóa khoảng trên 50%, cà phê 45%, cao su 85%,
chè trên 60%, điều trên 90%. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận không nhỏ hộ
gia đình đang loay hoay trong cảnh sản xuất tự cấp, tự túc, thậm chí còn nhiều
hộ sản xuất tự nhiên, nhất là ở vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nền
kinh tế hàng hóa phát triển cũng đồng thời dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo.
Toàn quốc có 2.580.885 hộ thuộc diện hộ nghèo, bằng 11,76%; 1.530.925 hộ
cận nghèo, bằng 6,98% [1].
Vấn đề đặt ra là tiếp tục phát triển kinh tế hộ nông dân như thế nào?
Giải pháp nào nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ nông dân trong tiến trình
công nghiệp hóa và xây dựng nông thôn mới. Đó là những vấn đề lớn cần
phải được làm sáng tỏ về lý luận và thực tiễn.
Yên Phong là một huyện thuộc tỉnh Bắc Ninh, thuộc đồng bằng Châu
2
thổ sông Hồng; là huyện trong vài năm trở lại đây, tốc độ công nghiệp hóa và
đô thị hóa nhanh; cùng với sự phát triển chung của cả nước, đời sống của
nhân dân trong huyện đã có nhiều thay đổi; tỷ lệ hộ giàu, khá tăng lên, tỷ lệ
hộ nghèo giảm, cho đến nay toàn huyện không còn hộ đói.
Những vấn đề về kinh tế hộ nông dân ở huyện Yên Phong cần được
tháo gỡ là ruộng đất cho người nông dân; chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật
nuôi; thị trường đầu vào, đầu ra; vốn, tín dụng cho các hộ nông dân; nâng cao
trình độ cho lao động nông nghiệp nhằm thúc đẩy phương thức sản xuất mới
trong kinh tế hộ nông dân, nâng cao thu nhập, không ngừng cải thiện cuộc
sống người dân nông thôn theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Xuất phát từ những vấn đề trên, em lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Nghiên
cứu phát triển kinh tế nông hộ trong quá trình công nghiệp hóa và xây dựng
nông thôn mới ở huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh” làm luận văn tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế nông hộ trong thời kỳ công
nghiệp hóa và xây dựng nông thôn mới của huyện Yên Phong - tỉnh Bắc Ninh
từ đó đề xuất những định hướng và các giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế
nông hộ của huyện trong những năm tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển
kinh tế nông hộ trong quá trình công nghiệp hóa và xây dựng nông thôn mới ở
huyện Yên Phong - tỉnh Bắc Ninh.
Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế nông hộ huyện Yên Phong - tỉnh
Bắc Ninh.
Đề xuất định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh
tế nông hộ của huyện trong những năm tiếp theo.
3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tế tình
hình phát triển kinh tế nông hộ của huyện Yên Phong thông qua khảo sát các
nhóm hộ sản xuất được phân loại theo hướng sản xuất, gồm hộ thuần nông,
hộ nông nghiệp kiêm ngành nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN) và hộ nông
nghiệp kiêm dịch vụ thương mại (DVTM) và theo vùng lãnh thổ của huyện.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại huyện Yên phong,
tỉnh Bắc Ninh, tập trung khảo sát tại 3 xã đại diện cho các vùng sản xuất khác
nhau trong huyện, đó là xã: Long Châu, Đông Thọ và Tam Giang.
- Phạm vi về thời gian: Thực trạng kinh tế nông hộ được mô tả trong
giai đoạn thực hiện công nghiệp hóa và xây dựng nông thôn mới ở Yên
Phong; số liệu thu thập được từ các tài liệu đã công bố trong thời gian 3 năm
gần đây 2009- 2011; số liệu khảo sát điều tra năm 2012. Các định hướng và
giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế nông hộ trong thời gian
tới, đặc biệt tập trung cho giai đoạn 2012 - 2015.
4. Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung đến thực trạng, điều kiện sản xuất, tình hình sản xuất,
kết quả và hiệu quả sản xuất của các nhóm nông hộ trong huyện. Các thuận
lợi, cơ hội cũng như các vấn đề khó khăn, thách thức của các nhóm nông hộ.
Từ đó đề xuất phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát
triển kinh tế nông hộ trong những năm tới.
- Về lý luận
Những vấn đề lý luận về hộ, hộ nông dân, kinh tế nông hộ; phát triển
kinh tế nông hộ; Đặc điểm kinh tế nông hộ; Phân loại nông hộ; Nhân tố ảnh
hưởng đến kinh tế nông hộ.
4
- Về thực trạng
Thực trạng nông hộ ở huyện Yên phong trên các lĩnh vực: Thông tin về
nhóm hộ điều tra; Điều kiện sản xuất kinh doanh của hộ: Đất đai, nhân khẩu
và lao động, vốn của nông hộ; Mức độ đầu tư chi phí cho sản xuất kinh doanh
của các nhóm hộ điều tra: hộ thuần nông, hộ Nông nghiệp kiêm ngành nghề
TTCN, Hộ Nông nghiệp kiêm DVTM.
Kết quả sản xuất kinh doanh của các nhóm hộ điều tra từ sản xuất nông
nghiệp và từ hoạt động phi nông nghiệp. Tổng hợp đánh giá thu nhập, chi tiêu
và tích lũy của các nhóm hộ điều tra theo điều kiện kinh tế của các hộ.
Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông hộ: Các
nhân tố vể nguồn lực: Trình độ văn hóa, quy mô đất đai, vốn đầu tư cho sản
xuất; Về thị trường; về khoa học công nghệ, về cơ sở hạ tầng...
- Về giải pháp
Những nội dung về quan điểm; định hướng và giải pháp phát triển nông
hộ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng nông thôn mới.
Về giải pháp chung đó là, về chính sách đất đai; quy hoạch phát triển
sản xuất hàng hóa, phát triển và mở rộng quỹ đất để phát triển các làng nghề
nhằm giải quyết việc làm cho nông dân, thúc đẩy chuyển dịch lao động nông
thôn; đưa KH&CN đến từng hộ gia đình; Chính sách về tín dụng, đào tạo tay
nghề cho người lao động; Phát triển hệ thống dịch vụ để từng bước chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch
vụ, giảm dần tỷ trọng về nông nghiệp; Tổ chức thực hiện tốt các chính sách an
sinh xã hội đối với nông dân.
Về giải pháp cụ thể đối với từng nhóm nông hộ như: hộ thuần nông và
hộ phi nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên phong.