Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu nhận thức về hạnh phúc gia đình của sinh viên trường đại học sư phạm - đại học đà nẵng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
HUỲNH THỊ CẨM TIÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU NHẬN THỨC VỀ HẠNH PHÚC
GIA ĐÌNH CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI
HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. HỒ THỊ THÚY HẰNG
Đà Nẵng, tháng 05 năm 2019
LỜI CẢM ƠN
Để có được kết quả như ngày hôm nay, em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến TS
Hồ Thị Thúy Hằng, người đã tận tình, hướng dẫn, chỉ bảo cho em trong quá trình thực
hiện khóa luận.
Em xin cảm ơn sâu sắc Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng, Khoa Tâm
lý – Giáo dục Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng và các thầy cô giáo đã
giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để em thực hiện khóa luận này
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong hội đồng đã giúp em hoàn thiện
khóa luận này
Em xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện
luận án.
Dù đã cố gắng song đề tài vẫn không tránh những thiếu sót rất mong nhận được
sự chỉ dẫn và góp ý của thầy cô, bạn bè để những để em có thể hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ.....................................................................................................4
MỞ ĐẦU..................................................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài......................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu................................................................................................1
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .........................................................................1
4. Giả thuyết nghiên cứu ..............................................................................................2
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu ............................................................................2
6. Các phương pháp nghiên cứu...................................................................................2
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHẬN THỨC VỀ HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH CỦA
SINH VIÊN..............................................................................................................................................4
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề .....................................................................................4
1.2 Lý luận chung về nhận thức ...................................................................................8
1.3 Lý luận về hạnh phúc gia đình .............................................................................12
1.4 Lý luận về nhận thức về hạnh phúc gia đình của sinh viên .................................23
Tiểu kết chương 1.................................................................................................................................. 30
Chương 2. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................. 31
2.1 Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu ........................................................31
2.2 Tổ chức nghiên cứu..............................................................................................32
2.3 Phương pháp nghiên cứu......................................................................................36
Tiểu kết chương 2.................................................................................................................................. 40
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................................................. 41
3.1 Thực trạng mức độ biết của sinh viên về hạnh phúc gia đình .............................41
3.2 Đánh giá mức độ hiểu của sinh viên về hạnh phúc gia đìnhError! Bookmark
not defined.
3.3 Đánh giá mức độ vận dụng của sinh viên về hạnh phúc gia đình........................54
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................................................................... 59
1. Kết luận ......................................................................................................................................... 59
2. Khuyến nghị.................................................................................................................................. 59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 61
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC.............................................................................................................. 63
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
1. Danh mục bảng
Bảng 2.1 Thông tin khách thể
Bảng 3.1 Nhận thức về hạnh phúc gia đình của sinh viên.
Bảng 3.2 Mức độ biết của sinh viên về hạnh phúc gia đình
Bảng 3.3 Mức độ hiểu của sinh viên về hạnh phúc gia đình
Bảng 3.4 Mức độ vận dụng của sinh viên về hạnh phúc gia đình
Bảng 3.5 Mức độ biết của sinh viên về các yếu tố ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình
Bảng 3.6 Nhận thức về các yếu tố ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình của sinh viên
Bảng 3.7 Mức độ biết của sinh viên về vai trò của hạnh phúc gia đình
Bảng 3.8 Nhận thức của sinh viên về vai trò của hạnh phúc gia đình
Bảng 3.9 So sánh nhận thức về hạnh phúc gia đình của sinh viên theo giới tính
Bảng 3.10 So sánh mức độ biết của sinh viên về hạnh phúc gia đình theo giới tính
Bảng3.11. So sánh mức độ hiểu của sinh viên về hạnh phúc gia đình theo giới tính
Bảng 3.12 So sánh mức độ vận dụng của sinh viên về hạnh phúc gia đình theo giới
tính
Bảng 3.13 So sánh nhận thức về hạnh phúc gia đình của sinh viên theo thứ tự con
trong gia đình
Bảng 3.14 Thực trạng về việc đã làm của sinh viên để góp phần xây dựng hạnh phúc
gia đình
Bảng 3.15 Thực trạng việc đã làm của sinh viên để góp phần xây dựng hạnh phúc gia
đình.
2. Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 3. So sánh mức độ vận dụng của sinh viên về hạnh phúc gia đình
Biểu đồ 2. So sánh mức độ hiểu của sinh viên về hạnh phúc gia đình theo giới tính
Biểu đồ 1. So sánh mức độ biết của sinh viên về hạnh phúc gia đình theo giới tính
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình tốt thì xã hội tốt và xã hội tốt tạo điều kiện
cho gia đình phát triển. Đối với mỗi cá nhân, gia đình là môi trường xã hội đầu tiên mà
con người tiếp xúc, được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục và trưởng thành. Có thể nói,
gia đình là cái nôi nhân cách, cuộc sống gia đình làm nảy sinh những mầm sống ban
đầu của nhân cách. Những sở thích, suy nghĩ, ước mơ tình cảm của con người được
nuôi dưỡng và thông qua gia đình, con người biết điều chỉnh các mối quan hệ xã hội.
Quá trình xã hội hóa của mỗi cá nhân diễn ra thuận lợi chỉ với điều kiện cá nhân được
sống trong một gia đình hạnh phúc, nơi mà mọi người thường quan tâm đến nhau và
dành tình yêu thương cho nhau.
Gia đình là “tổ ấm” thực sự cần thiết cho mỗi người, nó đáp ứng nhu cầu không
chỉ về mặt vật chất mà về mặt tình cảm của con người. Một gia đình hạnh phúc sẽ giúp
cho cá nhân cảm thấy thoải mái, tạo sự cân bằng tâm lý sau những giờ lao động, làm
việc, học tập, sau những áp lực, những lo toan, bộn bề của cuộc sống.
Hiện nay, vấn đề ly hôn đang là vấn đề nóng toàn cầu, trong đó có Việt Nam, số
vụ ly hôn không ngừng tăng và độ tuổi ly hôn giảm dần. Mà một trong những nguyên
nhân của hiện tượng này là do mọi người chưa có nhận thức đúng về hạnh phúc gia
đình. Gia đình tan vỡ không chỉ ảnh hưởng đến những người trong cuộc mà còn ảnh
hưởng đến mọi người xung quanh.
Để có được hạnh phúc gia đình thì cơ sở đầu tiên là những người chủ gia đình
trong tương lai (những thanh niên đến tuổi kết hôn) phải nhận thức đúng như thế nào
là một gia đình hạnh phúc, vai trò của hạnh phúc gia đình và những yếu tố ảnh hưởng
đến hạnh phúc gia đình. Khi đã nhận thức đúng, trình bày nó ra được thì sẽ có những
việc làm đúng đắn góp phần xây dựng hạnh phúc gia đình cho bản thân.
Vấn đề này đối với sinh viên những người đang quá trình chuẩn bị bước vào đời,
xây dựng gia đình cho riêng mình lại càng quan trọng. Nhận thức đúng về hạnh phúc
gia đình sẽ giúp sinh viên có những nền tảng vững chắc cho quá trình xây dựng hạnh
phúc gia đình.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Nhận thức về hạnh
phúc gia đình của sinh viên Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng” để nghiên
cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhận thức về hạnh phúc gia đình của sinh viên. Từ đó đề xuất các
biện pháp giúp cho sinh viên có những nhận thức đúng đắn về hạnh phúc gia đình.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nhận thức về hạnh phúc gia đình của sinh viên.
2
Khách thể nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên 200 sinh viên Trường Đại
học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Nhận thức về hạnh phúc gia đình của sinh viên tương đối đầy đủ. Sinh viên biết
và hiểu được hạnh phúc gia đình nhưng vận dụng ở mức thấp. Nhận thức của sinh viên
có sự khác nhau trên cơ sở giới tính, và thứ tự con trong gia đình. Vai trò của một gia
đình hạnh phúc mà các bạn hướng tới cũng là các giá trị tinh thần hơn là các giá trị vật
chất.
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận về hạnh phúc gia đình, nhận thức về hạnh phúc gia
đình của sinh viên.
Nghiên cứu thực trạng nhận thức về hạnh phúc gia đình của sinh viên. Đề xuất
các biện pháp giúp sinh viên có nhận thức đúng đắn về hạnh phúc gia đình.
5.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng nhận thức của
sinh viên về hạnh phúc gia đình, được biểu hiện ở ba mức độ là hiểu, biết và vận dụng
vào quá trình xây dựng hạnh phúc gia đình.
- Phạm vi về khách thể: Sinh viên thuộc Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN.
- Phạm vi về thời gian: Chúng tôi triển khai nghiên cứu từ tháng 1 năm 2019 đến
cuối tháng 4 năm 2019.
6. Các phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Đề tài tiếp cận theo những nguyên tắc sau:
a. Nguyên tắc thống nhất giữa tâm lý, ý thức và hoạt động
Dựa trên luận điểm của chủ nghĩa Mác: con người là sản phẩm hoạt động của
chính mình, tâm lí học chỉ rõ: Tâm lý con người được biểu hiện trong hoạt động và là
thành phần tất yếu của hoạt động, đóng vai trò định hướng và điều khiển hoạt động;
đồng thời thông qua hoạt động, tâm lý, ý thức con người được nảy sinh, hình thành và
phát triển. Tâm lý, ý thức và hoạt động của con người là thống nhất trong mối quan hệ
biện chứng.
Nghiên cứu, xác định tâm lý người phải thông qua các biểu hiện trong hành vi và
hoạt động cụ thể. Bởi vì tâm lý, ý thức và hoạt động là thống nhất nên các biểu hiện
3
trong hành vi và hoạt động là những bằng chứng khách quan giúp cho chúng ta đoán
biết có căn cứ khoa học những diễn biến tâm lí, ý tưởng của từng con người cụ thể.
Tâm lý người được biểu hiện thông qua hoạt động, tính tích cực của hoạt động là
yếu tố đóng vai trò quyết định trong việc hình thành và phát triển tâm lý con người.
Quan niệm về một gia đình hạnh phúc và mẫu người bạn đời lí tưởng thể hiện thông
qua hoạt động của con người và sự tương tác của con người với gia đình, bạn bè và xã
hội. Chính vì lẽ đó nghiên cứu vấn đề quan niệm của sinh viên về một gia đình hạnh
phúc và mẫu người bạn đời lí tưởng nhất thiết phải nghiên cứu dựa trên nguyên tắc
hoạt động của sinh viên.
6.2 Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Khái quát hóa, hệ thống hóa những tri thức lý luận và thực tiễn có liên quan đến
vấn đề nghiên cứu nhằm xác định cơ sở lý luận cho vấn đề và định hướng nghiên cứu
thực tiễn
b. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Để thực hiện đề tài chúng tôi cần định hướng sẽ sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu như sau
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng
trong đề tài để thu thập thông tin về thực trạng nhận thức của của sinh viên về hạnh
phúc gia đình. Phương pháp này sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến được soạn thảo sẵn
dựa trên mục đích đề tài nghiên cứu.
Phương pháp phỏng vấn sâu: Phương pháp này sử dụng câu hỏi trực tiếp để phân
tích sâu kết quả về thực trạng nhận thức của sinh viên về hạnh phúc gia đình.
Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học : Sử dụng phần mềm thống kê
SPSS 22.0 để phân tích số liệu thu được từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.