Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Nhân Giống Một Số Dòng Tếch Tectona Grandis Linn Mới Chọn Lọc Bằng Phương Pháp Giâm Hom
MIỄN PHÍ
Số trang
46
Kích thước
559.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1962

Nghiên Cứu Nhân Giống Một Số Dòng Tếch Tectona Grandis Linn Mới Chọn Lọc Bằng Phương Pháp Giâm Hom

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

Chƣơng 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tếch (Tectona grandis Linn) là loài cây có giá trị kinh tế, đã được

trồng thăm dò ở nước ta vào khoảng những năm 30 của thế kỷ 20. Lúc đầu,

chúng được trồng thử ở công viên, đường phố tại nhiều tỉnh, thành phố

như: Hà Giang, Tuyên Quang, Sơn La, Hà Nội, Sài Gòn, Đồng Nai,

ĐắkLắk… và một số khu rừng nhỏ ở huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước.

Vào những năm 60, với nguồn giống thu hái ở huyện Lộc Ninh đã trồng

thành công một rừng Tếch 200ha tại Định Quán, Đồng Nai và một rừng

Tếch 5ha tại Eka – Mat, tỉnh ĐắcLăk. Sau năm 1975 cây Tếch được trồng

mở rộng ở nhiều Lâm trường các tỉnh miền Đông Nam Bộ và các tỉnh Tây

Nguyên như: Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh, Đắclắc, Kon tum… nhưng

do chưa có giống được cải thiện nên năng suất chỉ đạt được 9 – 12 m3

/ha/

năm.

Diện tích Tếch trồng mới của các nước trên thế giới mỗi năm một

tăng nhanh, nhiều nhất là ở Indonesia khoảng 1.760 nghìn ha, Ấn Độ

khoảng 2.450 nghìn ha, Mianma 139 nghìn ha, Malaisia khoảng 4000 ha,

Thái Lan là 836 nghìn ha. Ở Việt Nam, diện tích trồng Tếch chỉ đạt 1.500

ha, rất ít so với các nước trong khu vực. Hiện nay chúng ta đã chọn được

một số dòng Tếch có năng suất cao nhưng việc phát triển trồng đại trà bằng

nhân giống hữu tính đang gặp nhiều khó khăn. Một trong các yếu tố gây trở

ngại đó là năng suất hạt Tếch rất thấp (một ha rừng 15 tuổi chỉ cho khoảng

50kg hạt) nên không đảm bảo được yêu cầu trồng rừng trong thực tế.

Không những thế, Tếch là loại cây có hạt rất khó nảy mầm và nảy mầm rời

rạc, trong điều kiện gieo ươm, tỷ lệ nảy mầm cũng chỉ đạt 5 – 10%. Cũng

như nhiều loài cây rừng khác, Tếch là loài thụ phấn chéo nên cây con thực

sinh thường không có kiểu di truyền giống cây mẹ. Để khắc phục những

nhược điểm trên, cần tìm kiếm và xác định được phương pháp nhân giống

sinh dưỡng hợp lý. Tuy nhiên nếu nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy

2

mô tế bào thì giá thành cây con rất cao, yêu cầu trang thiết bị hiện đại nên ở

những vùng kinh tế khó khăn thì không thể trồng rừng bằng cây mô được.

Chính vì những lý do trên nên giải pháp nhân giống bằng phương pháp

giâm hom là thích hợp nhất cần quan tâm nghiên cứu. Nhân giống bằng

phương pháp giâm hom có thể tạo ra cây giống với số lượng lớn, cây con

có độ đồng đều cao, yêu cầu về trang thiết bị và kỹ thuật tương đối đơn

giản, giá thành cây con hạ, có thể chủ động trong sản xuất nên được ứng

dụng rộng rãi trong sản xuất nông – lâm nghiệp cho nhiều loài cây và áp

dụng cho hầu hết các vùng trong cả nước.

Trước những vấn đề đặt ra đó, chúng tôi triển khai nghiên cứu đề tài:

“Nghiên cứu nhân giống một số dòng Tếch (Tectona grandis Linn) mới

chọn lọc bằng phương pháp giâm hom” được tiến hành.

3

Chƣơng 2

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1 Nghiên cứu về giâm hom.

Nhân giống sinh dưỡng bằng phương pháp giâm hom (gọi tắt là nhân

giống hom) là một trong những công cụ nhân giống có hiệu quả nhất trong

chọn giống cây rừng (Tewari, 1993). Giâm hom là phương pháp dùng một

phần lá, đoạn cành hoặc đoạn thân để tạo ra cây mới gọi là cây hom. Đây là

phương thức nhân giống đang được áp dụng rộng rãi trong trồng rừng dòng

vô tính ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các giống lai có năng suất cao

như Dương lai ở các nước Châu Âu, Bạch đàn trắng ở Brazil, Công gô

(Khurana and khosla, 1998), Trung Quốc. Nhân giống hom cũng được sử

dụng trong trồng rừng các loại cây lá kim như Thông radiata (Pinus

radiata), Thông caribe (P. caribaea) Vân sam (Picea abies), Vân sam biển

(P. mariana), Liễu sam (Criptomeria japonica), Thông rụng lá (Larix sp)…

Ở nước ta nhân giống hom cũng đang được áp dụng rộng rãi ở nhiều

cơ sở sản xuất để nhân giống cây lâm nghiệp có năng suất cao như Keo lai,

Bạch đàn lai, Phi lao nhập từ Trung Quốc và các dòng Bạch đàn PN2, PN4.

Một số cơ sở như Viện nghiên cứu cây nguyên liệu Phù Ninh, xí nghiệp

giống lâm nghiệp thành phố HCM, xí nghiệp giống cây lâm nghiệp Quy

Nhơn, trung tâm nghiên cứu giống cây rừng và trung tâm khoa học lâm

nghiệp Đông Nam Bộ… đã sản xuất hàng triệu cây hom mỗi năm.

Ngoài những ưu điểm của nhân giống sinh dưỡng, nhân giống bằng

hom còn có hệ số nhân giống tương tối lớn, kỹ thuật đơn giản ít tốn kém,

dễ thực hiện, vì thế nó đã được sử dụng rộng rãi và phổ biến. Yếu tố cơ bản

quyết định sự nhân giống hom là khả năng ra rễ. Khả năng ra rễ của hom

phụ thuộc nhiều yếu tố như đặc điểm di truyền của vật liệu hom, tuổi của

cây mẹ lấy hom, thuốc kích thích ra rễ (loại thuốc và nồng độ), điều kiện

thời tiết, môi trường thiết bị trong giâm hom…

2.2 Các nhân tố ảnh hƣởng đến kết quả giâm hom.

4

2.2.1 Các nhân tố bên trong

a. Đặc điểm di truyền của loài.

Đặc điểm di truyền của loài là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng

đến sự ra rễ của hom, có những loài dễ ra rễ như Mía, Sắn… Cũng có

những loài khó ra rễ như Sến. Chẳng hạn, với Bạch đàn trắng tỷ lệ hom ra

rễ là 50 – 90 % nhưng với Bạch đàn Euro tỷ lệ này thường chỉ đạt từ 15 –

35,5 %.

Ngay trong cùng một loài nhưng hom được lấy từ các xuất xứ khác

nhau cũng có khả năng ra rễ khác nhau. Ở Bạch đàn trắng (Eucalyptus

camaldulensis) xuất xứ Victoria có tỷ lệ hom ra rễ là 60%, xuất xứ

GibbRiver là 85%, xuất xứ ở Nghĩa Bình có tỷ lệ hom ra rễ chỉ đạt 35%.

Dòng cây mẹ cũng có ảnh hưởng lớn đến ra rễ ở hom giâm. Ví dụ

Keo lai dòng 5 và dòng 10 cho tỷ lệ ra rễ lần lượt là 50,5% và 49,4% trong

khi đó Keo lai dòng 32 và 33 cho tỷ lệ ra rễ tương ứng là 72,7% và 84,7%.

b. Điều kiện sinh lý của cây mẹ.

Hom lấy từ cây mẹ sống trong điều kiện khác nhau cũng ảnh hưởng

tới sự ra rễ của hom. Hom lấy từ cây mẹ sinh trưởng tốt không bị sâu bệnh

có khả năng ra rễ cao hơn hom lấy từ cây mẹ sinh trưởng kém. Hàm lượng

hiđrat cacbon cũng ảnh hưởng tới sự ra rễ của hom, hom có hàm lượng

hiđrat cacbon cao có khả năng ra rễ tốt hơn.

c. Tuổi cây mẹ và cành lấy hom.

Khả năng ra rễ của hom giâm không những phụ thuộc vào đặc tính di

truyền cây mẹ, điều kiện sinh trưởng của cây mẹ mà còn phụ thuộc tuổi cây

mẹ và tuổi cành lấy vật liệu hom, điều này có ảnh hưởng tới sự ra rễ của

hom, nhất là với loài khó ra rễ. Cây mẹ càng già thì tỷ lệ ra rễ càng giảm.

Mỗi loài cây đều có ngưỡng tối đa ra rễ nếu hom lấy từ cây mẹ quá già thì

khả năng ra rễ là thấp thậm chí là không có khả năng ra rễ. Tuổi cành lấy

hom cũng ảnh hưởng tới sự ra rễ của hom giâm, cành càng già thì tỷ lệ ra rễ

càng thấp, nhưng cũng phải chú ý những cành quá non.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!