Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Lựa Chọn Một Số Loài Cây Gỗ Phục Vụ Mục Đích Trồng Cây Xanh Đường Phố Tại Thành Phố Hà Tĩnh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
i
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian bốn năm học tập và rèn luyện tại trƣờng Đại Học Lâm
Nghiệp, đƣợc sự cho phép của Nhà trƣờng, Ban Chủ Nhiệm khoa Lâm học và
Công ty cổ phần môi trƣờng và công trình đô thị Hà Tĩnh em đã chọn đề tài:
“Nghiên cứu lựa chọn một số loài cây gỗ phục vụ mục đích trồng cây xanh
đường phố tại thành phố Hà Tĩnh” làm chuyên đề khóa luận tót nghiệp của
mình.
Với sự cố gắng của bản thân, đƣợc sự giúp đỡ của Ban giám đốc và cán bộ
nhân viên trong Công ty cổ phần môi trƣờng và công trình đô thị Hà Tĩnh
cùng với sự hƣớng dẫn tận tình của Giáo viên hƣớng dẫn. Sau thời gian
nghiên cứu khẩn trƣơng nghiêm túc khóa luận đã đƣợc hoàn thành.
Để có đƣợc thành công này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân
thành tới Ban giám đốc Công ty cổ phần môi trƣờng và công trình đô thị Hà
Tĩnh và thầy giáo Lê Xuân Trƣờng đã giúp đỡ em trong suốt quá trình học
tập và nghiên cứu hoàn thành khóa luận.
Do trình độ còn hạn chế nên quá trình nghiên cứu và trình bày không
tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong sự góp ý và giúp đỡ của các thầy, cô
giáo để chuyên đề đƣợc hoàn thiện hơn cũng nhƣ hiểu biết vấn đề này sâu
rộng hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 11 tháng 05 năm 2019
Sinh viên thực hiệnNguyễn Quốc Khánh
ii
MỤC LỤC
MỤC LỤC.......................................................................................................... i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG......................................................................................... v
DAH MỤC HÌNH............................................................................................ vi
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1.TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................... 3
1.1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÂY XANH ĐƢỜNG PHỐ TRÊN THẾ
GIỚI ............................................................................................................... 6
1.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÂY XANH ĐƢỜNG PHỐ TẠI VIỆT NAM.. 9
1.2.1. Không gian xanh đô thị thời ký Pháp thuộc............................................ 9
1.2.2. Không gian xanh đô thị giai đoạn từ 1945 đến nay ............................. 10
CHƢƠNG 2.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ - XÃ HỘI......................... 14
2.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................... 14
2.2. Điều kiện khí hậu ................................................................................... 16
2.3. Dân số, lao động và nguồn nhân lực....................................................... 16
2.4. Kinh tế và công nghiệp ........................................................................... 17
2.5. Thƣơng mại, dịch vụ và du lịch .............................................................. 17
2.6. Văn hóa và giáo dục................................................................................ 17
CHƢƠNG 3. MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP.
NGHIÊN CỨU................................................................................................ 19
3.1. Mục tiêu nghiên cứu: ............................................................................... 19
3.2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu .............................................................. 19
3.3. Nội dung nghiên cứu:.............................................................................. 19
3.3.1. Điều tra hiện trạng hệ thống cây đƣờng phố và tài nguyên thực vật tại
một số khu vực và địa điểm thuộc địa bàn thành phố và tỉnh Hà Tĩnh. ......... 19
3.3.2. Đề xuất danh sách các loài cây gỗ trồng đƣờng phố phù hợp với khu
vực nghiên cứu. ............................................................................................... 19
iii
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu: ........................................................................ 20
3.4.1. Công tác ngoại nghiệp........................................................................... 20
3.4.2. Công tác nội nghiệp .............................................................................. 22
CHƢƠNG 4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN......................... 25
4.1. Hiện trạng cây trồng cảnh quan đƣờng phố trên địa bàn thành phố Hà
Tĩnh ............................................................................................................. 25
4.1.1. Hiện trạng cây xanh đƣờng phố thành phố Hà Tĩnh............................. 25
4.1.2. Hiện trạng hạ tầng giao thông và cây xanh đƣờng phố ........................ 29
4.2. Đề xuất danh sách các loài cây gỗ trồng đƣờng phố phù hợp với thành
phố Hà Tĩnh..................................................................................................... 39
4.2.1. Các nguyên tắc chọn loài cây trồng và tiêu chuẩn lựa chọn cây trồng
đƣờng phố thành phố Hà Tĩnh ........................................................................ 39
4.2.2. Tiêu chí chọn loài cây trồng đƣờng phố thành phố Hà Tĩnh................ 41
4.2.3. Phƣơng pháp AHP (Analytical Hierarchy Process).............................. 42
4.2.4. Tính toán số điểm đánh giá của từng loài theo các tiêu chí.................. 46
4.3. Đề xuất danh mục cây trồng đƣờng phố cho thành phố Hà Tĩnh............ 49
KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ ........................................................ 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
KBTTN : Khu bảo tồn thiên nhiên
VQG : Vƣờn Quốc Gia
UBND : Ủy ban nhân dân
KN : Khả năng
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Đánh giá tổng hợp tình hình sinh trƣởng trung bình của các loài cây
đƣợc điều tra trên đƣờng phố thành phố Hà Tĩnh........................................... 37
Bảng 4.2: Số liệu gốc mức độ đánh giá tƣơng đối các bậc, tham khảo ý kiến
chuyên gia ....................................................................................................... 42
Bảng 4.3: Ma trận số liệu đầu vào trọng số cấp 1........................................... 43
Bảng 4.4: Chuyển đổi ranking vector trọng số cấp 1...................................... 43
Bảng 4.5: Số liệu mức độ đánh giá tƣơng đối các bậc, tham khảo ý kiến
chuyên gia khả năng sống ............................................................................... 43
Bảng 4.6: Ma trận số liệu đầu vào về khả năng sống ..................................... 44
Bảng 4.7: Chuyển đổi ranking vector khả năng sống ..................................... 44
Bảng 4.8. Tổng hợp trọng số các tiêu chí lựa chọn loài cây trồng đƣờng phố
Hà Tĩnh............................................................................................................ 45
Bảng 4.9: Biểu tổng hợp đánh giá từng loài cây trồng đƣờng phố theo tiêu
chuẩn ............................................................................................................. 47
Bảng 4.10: Danh mục 21 loài cây trồng thích hợp cho các tuyến phố Hà Tĩnh50
vi
DAH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ thành phố Hà Tĩnh, Tỉnh Hà Tĩnh. ..................................... 14
Hình 4.1: Hiện trạng cây xanh Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ...................... 28
Hình 4.2: Hiện trạng vƣờn hoa Trần Phú và công viên Lý Tự Trọng ............ 29
Hình 4.3: Đƣờng Xô Viết - Nghệ Tĩnh.......................................................... 29
Hình 4.4: Đƣờng phố Xuân Diệu.................................................................... 30
Hình 4.5: Đƣờng Nguyễn Công Trứ............................................................... 30
Hình 4.6: Đƣờng Nguyễn Du.......................................................................... 30
Hình 4.7: Đƣờng Nguyễn Trung Thiên........................................................... 31
Hình 4.8: Đƣờng Hải Thƣợng Lãn Ông.......................................................... 31
Hình 4.9: Đƣờng Nguyễn Tất Thành .............................................................. 32
Hình 4.10: Đƣờng Hữu Thái........................................................................... 32
Hình 4.11: Đƣờng Lý Tự Trọng...................................................................... 32
Hình 4.12: Đƣờng Phan Đình Phùng .............................................................. 33
Hình 4.13: Đƣờng Hàm Nghi.......................................................................... 33
Hình 4.14: Đƣờng Võ Liên Sơn...................................................................... 33
Hình 4.15: Đƣờng Phan Đình Giót ................................................................. 34
Hình 4.16: Đƣờng Đồng Quế.......................................................................... 34
Hình 4.17: Đƣờng Nguyễn Biểu ..................................................................... 34
Hình 4.18: Đƣờng Nguyễn Chí Thanh............................................................ 35
Hình 4.19: Đƣờng 26/3 ................................................................................... 35
Hình 4.20: Đƣờng Hà Huy Tập....................................................................... 35
Hình 4.21: Đƣờng Trần Phú............................................................................ 35
Hình 4.22: Đƣờng Nguyễn Thị Minh Khai..................................................... 36
Hình 4.23: Đƣờng Vũ Quang.......................................................................... 36
Hình 4.24: Đƣờng Cao Thắng......................................................................... 36
Hình 4.25: Đƣờng Đặng Dung........................................................................ 36
Hình 4.26. Tổng hợp trọng số các tiêu chí lựa chọn loài cây trồng đƣờng phố
Hà Tĩnh............................................................................................................ 42
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây xanh đƣợc xem là một trong những nhân tố quan trọng để bảo vệ
và cải thiện môi trƣờng. Nó không chỉ có tác dụng nhƣ một “hệ thống lọc”
khổng lồ làm giảm hàm lƣợng bụi, hấp thụ các khí độc, một “Máy điều hòa
khí hậu” có tác dụng giảm biên độ nhiệt, giảm tốc độ gió, giảm tiếng ồn, tăng
độ ẩm không khí… mà còn đem lại vẻ đẹp cảnh quan, có tác dụng tốt đến
trạng thái tinh thần, cải thiện tình hình sức khỏe cho con ngƣời.
Việc đƣa cây xanh vào trồng trong các khu dân cƣ, đƣờng phố, công
sở, trƣờng học, khu công nghiệp và các khu công viên, vƣờn hoa đem lại
những yếu tố tích cực cho cuộc sống con ngƣời. Cây xanh đƣờng phố là một
bộ phận không thể thiếu trong hệ thống cây xanh và cảnh quan đô thị. Hệ
thống này mang những ý nghĩa đặc thù khác với các yếu tố cảnh quan khác ở
chỗ, đây là một hệ sinh thái nhân tạo, có sự sinh trƣởng và phát triển, có tác
dụng làm sạch môi trƣờng, tăng cƣờng sức khỏe và chất lƣợng cuộc sống của
cƣ dân. Tuy nhiên, so với các loại hình cây xanh khác trong hệ thống cây
xanh đô thị, cây xanh đƣờng phố do không gian sinh trƣởng bị hạn chế, đồng
thời lại thƣờng xuyên bị tác động bởi các yếu tố con ngƣời, công trình nên
tiêu chuẩn chọn cây và hình thức tổ chức trồng cây xanh đừng phố cũng có
những yêu cầu đặc thù riêng.
Cây gỗ đô thị là thành phần chính trong hệ thống cây xanh đô thị, bao
gồm cây bóng mát, cây bụi thân gỗ và cả các cây dây leo thân gỗ. Các loài
cây gỗ đƣợc chọn trồng trong đô thị không chỉ có thân, tán lá, hoa, quả, hình
dáng đẹp mà còn có tác dụng tích cực trong việc bảo vệ và cải thiện môi
trƣờng sinh thái; kiến tạo không gian xanh phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí
của cộng đồng cƣ dân đô thị. Theo Viện nghiên cứu cây xanh Canada, 2005:
Lƣợng CO2 hấp thụ và lƣợng O2 giải phóng ra môi trƣờng của cây gỗ lớn
thƣờng xanh là 330 tấn/ha; 240 tấn/ha, Cây gỗ lớn rụng lá là 217 tấn/ha; 164
tấn/ha.
2
Thành phố Hà Tĩnh hiện đang là đô thị thuộc loại II quốc gia, đang trên
đà phát triển mạnh về mọi mặt, nhiều khu đô thị, khu dân cƣ mới đang đƣợc
xây dựng và hình thành, nhiều tuyến đƣờng đang đƣợc cải tạo và mở rộng
hoặc làm mới đã và đang góp phần tích cực trong việc nâng cao đời sống cả
về vật chất lẫn tinh thần cho nhân dân. Trong những năm gần đây, cùng với
việc chú trọng đầu tƣ cải tạo và xây dựng mới các tuyến đƣờng trong khu vực
thành phố việc đầu tƣ phát triển hệ thống cây xanh đƣờng phố cũng từng bƣớc
đƣợc cải thiện không ít vấn đề nảy sinh cần quan tâm nghiên cứu. Đó là nên
chọn những loài cây nào là phù hợp với đặc điểm môi trƣờng và tạo đƣợc nét
đặc sắc riêng về cảnh quan thành phố Hà Tĩnh.
Từ các vấn đề nêu trên cho thấy, việc nghiên cứu chọn loài cây trồng
thích hợp và tìm các giải pháp tốt để phát triển hệ thống cây xanh đƣờng phố
Hà Tĩnh là cần thiết, không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa
thực tiễn thiết thực. Đây cũng chính là lý do tôi lựa chọn đề tài “Nghiên cứu
lựa chọn một số loài cây gỗ phục vụ mục đích trồng cây xanh đường phố
tại thành phố Hà Tĩnh”.
3
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Cây xanh là hết sức quan trọng đối với cƣ dân đô thị trên nhiều phƣơng
diện. Các đô thị nói chung luôn là nơi tập trung mật độ dân số cao hơn các
vùng khác, ở đó lại là nơi tập trung nhiều nhà máy, xí nghiệp, khu công
nghiệp, các cơ sở sản xuất nhỏ khác... Vì vậy, thƣờng bị ô nhiễm bởi khói bụi,
khi độc, tiếng ồn, nƣớc thải… đặc biệt là thải ra lƣợng lớn các bon vào khí
quyển, chúng làm nhiệt độ ở đó tăng lên, làm mất cân bằng sinh thái tạo ra
các hiệu ứng nhà kính rất bất lợi cho sức khỏe của con ngƣời… Trồng cây
xanh là biện pháp tốt nhất để cải tạo điều kiện tự nhiên, khí hậu, bảo vệ môi
trƣờng sống. Cây xanh có khả năng hấp thụ bức xạ mặt trời, hấp thụ các bon,
làm mát không khí xung quanh do quá trình thoát hơi nƣớc… đã có nhiều
nghiên cứu về lợi ích của cây xanh đối với môi trƣờng nói chung và đô thị nói
riêng.
Theo số liệu quan trắc của Cục Lâm viên Thƣợng Hải. Mùa hè, cây
xanh có thể hấp thụ 60 – 80% năng lƣợng ánh sáng mặt trời khi đi qua tán lá
và nhiệt độ dƣới tán thấp hơn so với nơi đất trống 3%, nhiệt độ bề mặt thảm
cỏ thấp hơn bề mặt đất 6 – 7
0C và thấp hơn so với mặt đƣờng nhựa 8 – 200C.
Bề mặt tƣờng có dây leo bám có nhiệt độ thấp hơn so vớ mặt tƣờng bình
thƣờng 5
0C.
- Những loài cây gỗ đặc biệt là những loài cây có tán lá, vỏ dầy và hàm
lƣợng nƣớc nhiều có thể làm tăng độ ẩm không khí xung quanh từ 4 – 30%.
- Trong suốt quá trình sinh trƣởng và phát triển của cây thì lƣợng nƣớc bốc
hơi thƣờng gấp 300 – 400 lần trọng lƣợng cây.
- 1 mẫu rừng cây là rộng lƣợng nƣớc bốc hơi trong mùa sinh trƣởng
khoảng 160 tấn nhiều gấp hơn 2 lần lƣợng nƣớc bốc hơi từ bề mặt nƣớc biển
có cùng diện tích và vĩ độ. Độ ẩm không khí trên tán cây nơi có trồng cây
xanh thƣờng cao hơn so với nơi không có cây xanh khoảng 10% - 20%[8].
4
Mà theo Grey (1978): Vùng đô thị nóng hơn ngoại ô xung quanh trung tâm
từ 0,50C – 1,50C. Điều này gây bất lợi vào mùa hè bởi sự thiếu thảm xanh, mà
vai trò chính của cây xanh là hấp thụ bức xạ mặt trời, làm bóng mát không khí
xung quanh qua quá trình bốc hơi nƣớc.
Theo Trộ Viết Mỹ (2001): Thảm xanh điều hòa nhiệt độ trong môi trƣờng
đô thị nhờ vào kiểm soát bức xạ mặt trời. Lá cây ngăn chặn, phản chiều, hấp
thụ và truyền dẫn bức xạ mặt trời. Hiệu qủa của chúng tùy thuộc vào mật độ
lá của loài cây, dạng của lá, cách phân cành của cây. Một cây mọc riêng lẻ có
thể chuyển đổi bốc hơi gần 400 lít nƣớc mỗi ngày nếu đất cung cấp đủ độ ẩm.
Lƣợng bốc hơi này có thể so sánh với 5 máy điều hòa không khí nên cây xanh
còn gọi là “ nhà máy điều hòa không khí tự nhiên” [9].
Cây xanh kiểm soát gió bởi sự cản trở, định hƣớng, làm chệch hƣớng và
lọc gió. Sự bố trí cây xanh làm giảm tốc độ gió và gia tăng sự chịu đựng đối
với luồng gió. Mức độ bảo vệ gió cây xanh tùy thuộc vào chiều cao, bề rộng,
khả năng xuyên qua, sự xếp đặt hàng cây và loài cây chắn gió. Cây lá kim với
lá dầy thì chắn gió tốt nhất hƣớng Bắc và hƣớng Tây – nơi đòi hỏi bảo vệ đối
với gió mùa đông. Cây lá rộng thích hợp đối với phía Nam và phía Đông để
chống gió nóng, khô mùa hè.
Dƣớc tác dụng của năng lƣợng ánh sáng mặt trời, diệp lục tố trong lá cây
hấp thụ CO2 và giải phóng O2 thông qua quá trình quang hợp. Theo kết quả
nghiên cứu 1ha rừng cây lá rộng mỗi ngày có thể hấp thụ 1tấn CO2 và giải
phóng 0,73 tấn O2. Nếu lấy con số tính toán, mỗi ngƣời trƣởng thành mỗi
ngày tiêu thụ 0,75kg O2 cho quá trình hô hấp thì mỗi ngƣời phải cần đến
10m2 diên tích cây xanh. Nhƣng trong thực tế thì lƣợng O2 trong không khí
còn bị tiêu hao do nhiều hoạt động khác thí dụ nhƣ dùng cho đốt cháy nhiên
liệu… Do vậy, trong điều kiện nhƣ đô thị nhiều ngƣời, khuyến cáo rằng diện
tích đất xanh trên đầu ngƣời nên từ 30 – 40m2/ngƣời; theo đề xuất của tổ
chức môi trƣờng Liên hiệp quốc thì diện tích cây xanh trong đô thị nên là
60m2/ngƣời [8].