Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Lựa Chọn Loài Cây Có Khả Năng Phòng Cháy Rừng Tại Xã San Sả Hồ Vườn Quốc Gia Hoàng Liên Tỉnh Lào Cai
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nghiên cứu lựa chọn loài cây có khả năng phòng cháy rừng tại xã San Sả
Hồ - vƣờn quốc gia Hoàng Liên - tỉnh Lào Cai / Đỗ Thị Tâm; GVHD: Bế
Minh Châu. 2011. LV7760
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...................................... 3
1.1. Vấn đề chọn loài cây có khả năng phòng cháy......................................... 3
1.2. Phƣơng pháp phân tích đa tiêu chuẩn. ..................................................... 6
Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU .............. 8
2.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 8
2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 11
2.2.1. Dân số ................................................................................................ 11
Chƣơng 3. ĐỐI TƢỢNG - MỤC TIÊU - NỘI DUNG - PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU............................................................................................. 14
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................ 14
3.2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................. 14
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 14
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................... 15
Chƣơng 4. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ .................................... 22
4.1. Đặc điểm rừng và tình hình cháy rừng tại xã San Sả Hồ - huyện Sa Pa -
tỉnh Lào Cai ................................................................................................. 22
4.2. Kết quả điều tra phát hiện những loài cây có khả năng chống, chịu lửa tại
khu vực nghiên cứu ...................................................................................... 25
4.3. Lựa chọn những loài cây có khả năng phòng cháy rừng t ại khu vực
nghiên cứu.................................................................................................... 34
4.4. Nghiên cứu một số tính chất đất tại khu vực nghiên cứu........................ 54
4.5. Đề xuất một số ý kiến cho việc nghiên cứu và sử dụng các loài cây có
khả năng phòng chống cháy rừng tại khu vực nghiên cứu ............................ 56
PHẦN V. KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ ....................................... 59
5.1. Kết luận................................................................................................. 59
5.2. Tồn tại................................................................................................... 60
5.3. Kiến nghị............................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ BIỂU
DANH MỤC CÁC BIỂU
Biểu 4.1: Kiến thức của ngƣời dân xã San Sả Hồ về những loài cây có khả
năng chống chịu lửa ................................................................................... 26
Biểu 4.2: Kết quả điều tra sinh trƣởng của tầng cây cao ............................. 27
ở các trạng thái rừng................................................................................... 27
Biểu 4.3: Những loài cây tham gia vào công thức tổ thành tầng cây cao .... 28
Biểu 4.5: Những loài cây tham gia vào công thức tổ thành cây tái sinh ở khu
vực nghiên cứu........................................................................................... 32
Biểu 4.6: Kết quả lựa chọn những loài cây có khả năng phòng cháy tại khu
vực nghiên cứu........................................................................................... 35
Biểu 4.7: Một số chỉ tiêu phản ánh khả năng cháy của những loài cây nghiên
cứu ............................................................................................................. 36
Biểu 4.8: Một số đặc tính sinh thái và giá trị của các loài cây nghiên cứu . 42
Biểu 4.9: Kết quả lƣợng hoá các tiêu chuẩn phản ánh khả năng phòng cháy
của các loài cây nghiên cứu........................................................................ 45
Biểu 4.10: Kết quả chuẩn hóa 9 chỉ tiêu liên quan tới đặc tính cháy theo
phƣơng pháp đối lập................................................................................... 46
Biểu 4.11: Hệ số xác định........................................................................... 47
Biểu 4.12: Kết quả chuẩn hóa các biến liên quan tới đặc tính cháy có tính
điểm trọng số.............................................................................................. 48
Biểu 4.13: Kết quả xếp hạng tổng hợp các loài cây có khả năng phát triển
phục vụ công tác phòng cháy chữa cháy rừng ............................................ 49
Biểu 4.14: Kết quả chuẩn hóa của các loài cây nghiên cứu......................... 50
Biểu 4.15: Kết quả lựa chọn 5 loài tốt nhất và xấu nhất qua 2 cách tính ..... 51
Biểu 4.16: Kết quả phân tích đất tại khu vực nghiên cứu............................ 54
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1: Trạng thái rừng IIA ......................................................................... 24
Hình 2: Trạng thái rừng IIB.......................................................................... 24
Hình 3: Trạng thái rừng IIIA1 ..................................................................... 24
Hình 4: Rừng bị cháy tháng 2/2010 .............................................................. 24
Hình 5: Phục hồi sau cháy tháng 2/2011 ....................................................... 24
Hình 6: Cây Vối thuốc ................................................................................ 53
Hình 7: Cây Tống quá sủ.............................................................................. 53
Hình 8: Cây Cáng lò ..................................................................................... 53
Hình 9: Cây giổi xanh .................................................................................. 53
Hình 10: Cây Trẩu........................................................................................ 53
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, sự biến đổi khí hậu với những đợt nắng nóng, khô hạn kéo dài
bất thƣờng đã làm cho cháy rừng trở thành thảm hoạ ngày càng nghiêm trọng
ở nhiều nƣớc trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Cháy rừng đã gây nên
những tổn thất to lớn về tài nguyên, của cải, môi trƣờng sinh thái và cả tính
mạng con ngƣời. Theo số liệu của cục Kiểm lâm, trong năm 2010, số vụ cháy
rừng của cả nƣớc đã lên tới 897 vụ, với tổng diện tích rừng bị mất do cháy là
5668,21 ha gồm cả rừng tự nhiên và rừng trồng, kèm theo đó là những tổn
thất nhiều mặt cả về kinh tế - xã hội - môi trƣờng sinh thái. Đặc biệt vào tháng
2 năm 2010 trên địa bàn của vƣờn Quốc gia Hoàng Liên - tỉnh Lào Cai đã xảy
ra vụ cháy rừng với tổng diện tích rừng bị thiệt hại là 718 ha, trong đó có rừng
tái sinh phục hồi, trạng thái IIA, trạng thái IIIA1. Đứng trƣớc tình hình đó, Đảng
và Nhà nƣớc đã rất quan tâm đến công tác phòng cháy, chữa cháy rừng nhằm
hạn chế đƣợc tới đến mức thấp nhất những thiệt hại do cháy rừng gây ra.
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có hệ thực vật phong
phú nhƣng địa hình phức tạp, khí hậu thay đổi theo mùa, việc áp dụng các
biện pháp phòng cháy nhƣ đốt trƣớc vật liệu hay xây dựng các băng trắng cản
lửa sẽ khó khăn, tốn kém, gây thoái hóa đất, mất mỹ quan…
Khi cháy rừng đã xảy ra, việc chữa cháy là rất phức tạp và tốn kém.
Chính vì vậy công tác phòng cháy cần đƣợc đặt lên hàng đầu để giảm thiểu
những tổn thất khi cháy rừng xảy ra. Công tác phòng cháy rừng bao gồm các
biện pháp nhƣ: tuyên truyền giáo dục, chuẩn bị đầy đủ về phƣơng tiện và lực
lƣợng chữa cháy, dự báo khả năng cháy và mức độ nguy hiểm của đám cháy,
các biện pháp nâng cao khả năng chống, chịu lửa của rừng, quy hoạch và thiết
kế các công trinh phòng cháy, tổ chức theo dõi và phát hiện cháy rừng…
Trong đó, nâng cao tính chống, chịu lửa của rừng là một trong những biện
pháp mang lại hiệu ích cả về khả năng phòng chống cháy rừng, kinh tế và bảo
vệ môi trƣờng sinh thái, phát triển lâm nghiệp bền vững.
2
Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy các loài cây có khả năng chống
chịu lửa đƣợc trồng ở nƣớc ta còn rất nghèo nàn, chƣa phát huy đƣợc hiệu ích
về nhiều mặt. Điều này chủ yếu do còn gặp nhiều khó khăn trong việc nghiên
cứu, thử nghiệm để xác định những loài cây phù hợp cho từng địa phƣơng.
Trong quá trình tiến hoá và chọn lọc tự nhiên của thực vật, một số loài có khả
năng chống, chịu lửa hoặc có tính thích ứng với lửa. Chọn những loài cây này
để phòng cháy rừng là hoàn toàn có thể thực hiện đƣợc.
Chính vì vậy, để đáp ứng nhu cầu thực tiễn của nhiều địa phƣơng trên cả
nƣớc nói chung cũng nhƣ khu vực, tỉnh Lào Cai nói riêng và làm phong phú
thêm danh mục các loài cây có khả năng chống, chịu lửa, tôi đã thực hiện đề
tài tốt nghiệp:
“ Nghiên cứu lựa chọn loài cây có khả năng phòng cháy rừng tại xã San
Sả Hồ - vườn Quốc gia Hoàng Liên - tỉnh Lào Cai”.