Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu lẩn tránh xuất xứ mặt hàng gỗ xuất khẩu từ Việt Nam trước các biện pháp Phòng vệ thương mại trong bối cảnh chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO TỔNG KẾT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU LẨN TRÁNH XUẤT XỨ MẶT
HÀNG GỖ XUẤT KHẨU TỪ VIỆT NAM TRƯỚC CÁC
BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI TRONG BỐI
CẢNH CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI HOA KỲ -
TRUNG QUỐC
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2023
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO TỔNG KẾT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU LẨN TRÁNH XUẤT XỨ MẶT
HÀNG GỖ XUẤT KHẨU TỪ VIỆT NAM TRƯỚC CÁC
BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI TRONG BỐI
CẢNH CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI HOA KỲ -
TRUNG QUỐC
SINH VIÊN: ĐỖ BÙI NGUYỆT MINH
MSSV: 1954082041
KHOA: QUẢN TRỊ KINH DOANH
GVHD: TH.S NGUYỄN THỊ BÍCH PHƯỢNG
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2023
i
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em chân thành cảm ơn các thầy cô trường Đại học Mở Thành phố Hồ
Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Em xin chân thành cảm ơn tất cả quý thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy em trong chuyên
ngành Kinh doanh quốc tế khoa Quản trị kinh doanh.
Em hết lòng biết ơn sự quan tâm và ủng hộ của gia đình và bạn bè trong những lúc gặp
cản trở trong quá trình nghiên cứu. Đặc biệt, em vô cùng tri ân sự hướng dẫn tận tình và
theo dõi sát sao đầy tinh thần trách nhiệm của giảng viên hướng dẫn là Thạc sĩ Nguyễn
Thị Bích Phượng trong suốt quá trình em thực hiện khóa luận, cô đã hết lòng chỉ dạy
em từng những điều nhỏ nhặt nhất mà em chưa từng có kinh nghiệm trải qua.
Trong quá trình thực hiện bài báo cáo, em đã tiếp thu được nhiều kiến thức mới, cố gắng
học tập, trau dồi kỹ năng nghiên cứu của mình và hơn hết là tăng khả năng nghiên cứu
của mình cho đề tài. Song, vì kiến thức vẫn còn hạn hẹp và nguồn lực có hạn nên vẫn
còn nhiều thiếu sót, mong thầy cô có thể nhận xét và góp ý để bài khóa luận được hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
ii
LỜI CAM KẾT
Em tên Đỗ Bùi Nguyệt Minh xin cam đoan khóa luận dưới sự hướng dẫn của Thạc sỹ
Nguyễn Thị Bích Phượng là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân em, không sao
chép của ai. Các lập luận và kết quả trong bài là do em tự nghiên cứu, đọc, dịch tài liệu,
tổng hợp và thực hiện.
Nếu có bất kỳ sự tương đồng nào thì đó là sự trùng hợp và các khái niệm khó có thể thay
đổi. Nội dung lý thuyết trong khóa luận tôi có sử dụng một số tài liệu tham khảo như đã
trình bày trong phần tài liệu tham khảo. Các tài liệu sử dụng trong khóa luận có nguồn
gốc, xuất xứ rõ ràng.
Ngoài ra, nếu có phát hiện sự sao chép, đạo văn từ các tác giả khác em xin chịu trách
nhiệm cho bài làm của mình.
iii
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế thế giới đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, “tự do hóa thương mại”
hay “toàn cầu hóa” ngày càng được nhắc đến nhiều trên các diễn đàn kinh tế thế giới và
nó cũng trở thành mục tiêu hàng đầu của nền kinh tế một quốc gia. Việc tự do hóa
thương mại mang lại cho nền kinh tế của một nước nhiều cơ hội từ việc chuyên môn
hóa sản xuất, mở rộng thị trường tới động lực lớn thúc đẩy nâng cao trình độ sản xuất,
trình độ tay nghề,… Tuy nhiên, việc mở cửa nền kinh tế nước nhà, tiến hành tự do hóa
thương mại cũng tạo ra nhiều khó khăn và thách thức đối với các nền kinh tế. Để giảm
thiểu những tác động của việc tự do hóa thương mại là sự hình thành các biện pháp
Phòng vệ thương mại. Ngày nay, các biện pháp phòng vệ thương mại ngày càng được
chú trọng và quan tâm kĩ lưỡng hơn từ các Chính phủ, các Nhà nước. Đồng thời với sự
phát triển đa dạng và đa chiều của nền kinh tế, xu hướng sử dụng các biện pháp phòng
vệ thương mại cũng rất được quan tâm, vì việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương
mại có thể gây những ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế của một quốc gia, việc bị áp dụng
các biện pháp phòng vệ thương mại, các quốc gia sẽ có xu hướng tìm cách để lẩn tránh
những biện pháp phòng vệ thương mại đến tránh những ảnh hưởng đến ngành xuất nhập
khẩu cũng nền kinh tế trong nước.
Tiêu biểu gần nhất là việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại trong cuộc
chiến thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu trên thế giới là Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Khi áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, hai nền kinh tế này cũng hứng chịu những
tác động đến ngành sản xuất trong nước, vì thế hai quốc gia này đã có một số động thái
tìm cách lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại để tránh những thiệt hại gây ra đối
với ngành sản xuất trong nước cũng như nền kinh tế.
Để hiểu rõ hơn về lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và những tác động tiêu
cực của nó. Tác giả tiến hành chọn đề tài nghiên cứu về “Lẩn tránh xuất xứ mặt hàng gỗ
xuất khẩu từ Việt Nam trước các biện pháp Phòng vệ thương mại trong bối cảnh chiến
tranh thương mại Hoa Kỳ-Trung Quốc”.
iv
MỤC LỤC
PHẦN TỔNG QUAN ĐỀ TÀI................................................................................. 1
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI..............................................................................................1
2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI............................................................................1
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU......................................................................................2
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................3
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU........................................................4
6. ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU...........................................................................4
7. BỐ CỤC NGHIÊN CỨU ..........................................................................................5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LẨN TRÁNH XUẤT XỨ VÀ BIỆN PHÁP
PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ................... 6
1.1. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI TRONG THƯƠNG MẠI
QUỐC TẾ.......................................................................................................................6
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của các biện pháp phòng vệ thương mại...................6
1.1.2. Phân loại ...............................................................................................................8
1.1.3. Tác động của các biện pháp PVTM đối với thương mại quốc tế..................14
1.2. LẨN TRÁNH XUẤT XỨ HÀNG HÓA TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
.......................................................................................................................................15
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm......................................................................................15
1.2.2. Phân loại lẩn tránh xuất xứ ..............................................................................17
1.2.3. Tác động của lẩn tránh xuất xứ hàng hóa đối với Việt Nam trước các biện
pháp PVTM của Hoa Kỳ và Trung Quốc .................................................................19
1.3. CUỘC CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI GIỮA HOA KỲ VÀ TRUNG QUỐC
.......................................................................................................................................20
1.3.1. Giai đoạn từ năm 2018 - 2021...........................................................................21
1.3.2. Giai đoạn năm 2022 - nay .................................................................................23
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 24
2.1. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU:.................................................................................24
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................25
v
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin......................................................................25
2.2.2. Phương pháp diễn giải dữ liệu .........................................................................27
2.3. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU..............................................................................30
CHƯƠNG 3: LẨN TRÁNH XUẤT XỨ MẶT HÀNG GỖ XUẤT KHẨU TỪ VIỆT
NAM TRƯỚC CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI TRONG BỐI
CẢNH CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI GIỮA HOA KỲ VÀ TRUNG QUỐC32
3.1. LẨN TRÁNH XUẤT XỨ HÀNG MẶT HÀNG GỖ XUẤT THUỘC NHÓM
HS44 VÀ HS94 KHẨU TỪ TRUNG QUỐC ĐẾN VIỆT NAM VÀ XUẤT KHẨU
SANG HOA KỲ...........................................................................................................32
3.1.1. Bối cảnh và dấu hiệu lẩn tránh xuất xứ ..........................................................32
3.1.2. Phân tích tình huống .........................................................................................38
3.2. LẨN TRÁNH XUẤT XỨ HÀNG MẶT HÀNG GỖ XUẤT THUỘC NHÓM
HS44 VÀ HS94 KHẨU TỪ HOA KỲ ĐẾN VIỆT NAM VÀ XUẤT KHẨU SANG
TRUNG QUỐC............................................................................................................52
CHƯƠNG 4. XU HƯỚNG VÀ ẢNH HƯỞNG LẨN TRÁNH XUẤT XỨ ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ............................................................................. 61
4.1. XU HƯỚNG LẨN TRÁNH XUẤT XỨ..............................................................61
4.2. ẢNH HƯỞNG CỦA LẨN TRÁNH XUẤT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP
VIỆT NAM XUẤT NHẬP KHẨU GỖ......................................................................62
4.3. GIẢI PHÁP NHẬN DIỆN LẨN TRÁNH XUẤT XỨ.......................................63
4.3.1. Giải pháp cho doanh nghiệp............................................................................64
4.3.2. Giải pháp cho cơ quan chức năng....................................................................64
PHẦN KẾT LUẬN................................................................................................. 66
vi
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu của đề tài
Hình 2.2: Quá trình nghiên cứu của đề tài
Hình 3.1: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gỗ 10T/2022 theo thị trường
Hình 3.2: Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng gỗ 10T/2022 theo thị trường
Hình 3.3: Thống kê kim ngạch xuất nhập khẩu mặt hàng gỗ Việt Nam – Trung Quốc
từ năm 2018-2020
Hình 3.4: Thống kê kim ngạch xuất nhập khẩu mặt hàng gỗ Việt Nam – Hoa Kỳ từ
năm 2018-2020
Hình 3.5: Sản lượng xuất khẩu gỗ từ Trung Quốc sang Hoa Kỳ giai đoạn 2017-2020
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Sản lượng 10 mặt hàng gỗ xuất khẩu cao nhất của Việt Nam sang Hoa Kỳ
năm 2021
Bảng 3.2: Danh sách các mặt hàng Trung Quốc đang bị Hoa Kỳ áp dụng biện pháp
chống bán phá giá và đối kháng
Bảng 3.3: 10 mặt hàng gỗ có giá trị xuất khẩu cao nhất từ Việt Nam sang Hoa Kỳ
tương ứng với mã sản phẩm Trung Quốc đang bị Hoa Kỳ PVTM năm 2021 (Nghìn
USD)
Bảng 3.4: Bảng thống kê 10 sản phẩm gỗ có giá trị cao nhất Việt Nam nhập khẩu từ
Hoa Kỳ năm 2021
Bảng 3.5: Bảng thống kê giá trị Việt Nam nhập khẩu gỗ từ Hoa Kỳ và giá trị Việt Nam
xuất khẩu gỗ sang Trung Quốc trong năm 2021
vii
DANH MỤC VIẾT TẮT
Số thứ tự Ký hiệu chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
1
ADA Hiệp định về chống bán phá giá
2
DOC Cục Phòng Vệ Thương Mại Hoa Kỳ
3
GATT Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch
4
HS Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng
hóa
5
PVTM Phòng vệ thương mại
6
SCM Hiệp định về chống trợ cấp và biện pháp
đối kháng
7
SG Hiệp định về các biện pháp tự vệ
8
TMQT Thương mại quốc tế
9
VCCI Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam
10 VIFOREST Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam
11 WTO Tổ chức Thương mại quốc tế
1
PHẦN TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong nền kinh tế thị trường, việc giao thương giữa các nước là một phần không thể
thiếu. Do vậy, các biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM) nhằm hạn chế xuất nhập
khẩu của quốc gia này đối với quốc gia khác sẽ gây tổn hại đến nền kinh tế của ít nhất
là một trong hai quốc gia.
Hiện nay, mâu thuẫn thương mại gay gắt giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã khiến hai nước
áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại lẫn nhau. Thể hiện rõ nhất là việc áp thuế chống
bán phá giá (CBPG) và thuế chống trợ cấp (CTC) lên các mặt hàng xuất khẩu của nhau
dẫn đến giá bán tại thị trường xuất khẩu tăng cao gây ảnh hưởng không những đối với
nền kinh tế của hai quốc gia mà còn những quốc gia khác có liên quan bởi đây là hai
quốc gia dẫn đầu về kinh tế thế giới.
Từ đó, hai nước có xu hướng vi phạm về xuất xứ hay chuyển tải bất hợp pháp để giảm
thiệt hại từ các biện pháp PVTM mà đối phương đưa ra. Điều đó vô tình dẫn đến nước
trung gian bị hứng chịu hậu quả khi hành động vi phạm bị phát hiện.
Những năm gần đây, Hoa Kỳ mở ra các cuộc điều tra đối với sản phẩm xuất khẩu của
Việt Nam với nghi ngờ xuất xứ không phải đến từ Việt Nam. Hành động đó đã tác động
đến ngành bị điều tra - ngành gỗ, giảm uy tín doanh nghiệp Việt Nam và hơn hết là kim
ngạch xuất khẩu của ngành.
Nhận thấy được tác động tiêu cực cho các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trước các
biện pháp PVTM của Hoa Kỳ, nhóm tác giả nghiên cứu về hiện tượng lẩn tránh xuất xứ
mặt hàng gỗ xuất khẩu từ Việt Nam trong bối cảnh chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ
- Trung Quốc đã và vẫn đang tiếp diễn.
2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Những chính sách bảo hộ thương mại của Hoa Kỳ đã gây nên sự xáo trộn lớn trong hệ
thống tài chính toàn cầu và những biến động trên các thị trường trong năm và dẫn đến
những phản ứng không kém phần quyết liệt sau đó của các nước, đặc biệt là Trung
Quốc.