Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu kiến thức bản địa trong gây giống cây trồng và phát triển nguồn lâm sản ngoài gỗ tại vùng đệm vườn quốc gia Hoàng Liên
PREMIUM
Số trang
131
Kích thước
2.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1564

Nghiên cứu kiến thức bản địa trong gây giống cây trồng và phát triển nguồn lâm sản ngoài gỗ tại vùng đệm vườn quốc gia Hoàng Liên

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN MINH TUẤN

NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC BẢN ĐỊA TRONG

GÂY TRỒNG VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN

LÂM SẢN NGOÀI GỖ TẠI VÙNG ĐỆM

VƢỜN QUỐC GIA HOÀNG LIÊN

Chuyên ngành: Lâm học

Mã số: 60 62 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

TS. ĐÀM VĂN VINH

Thái Nguyên, 2013

i

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu,

kết quả nêu trong đề tài là hoàn toàn trung thực và chƣa đƣợc ai công bố trong

bất kỳ công trình nào để bảo vệ ở một học vị nào khác. Các thông tin trình bày

trong luận văn đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc./.

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2013

Tác giả

Nguyễn Minh Tuấn

ii

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

LỜI CẢM ƠN

Luận văn đƣợc hoàn thành tại trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

theo chƣơng trình đào tạo cao học lâm nghiệp, chuyên ngành Lâm học khoá 19,

từ năm 2011 – 2013.

Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã nhận đƣợc sự giúp đỡ quý

báu của Khoa sau đại học, các thày cô giáo Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái

Nguyên; Ban Quản lý Vƣờn Quốc gia Hoàng Liên, Hạt kiểm lâm Sa Pa, Ban

Quản lý rừng phòng hộ ịp này,

tác giả xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ quý báu đó.

Trƣớc hết, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới TS. Đàm Văn

Vinh - Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đã dành nhiều tình cảm tốt đẹp

và trực tiếp hƣớng dẫn khoa học giúp tác giả hoàn thành bản luận văn này.

Tác giả xin gửi lời cảm ơn tớ ện Sa

Pa, Ban quản lý vƣờn Quốc gia Hoàng Liên, Hạt Kiểm lâm Sa Pa, Ban quản lý

rừng phòng hộ và các hộ ... đã tạo mọi điều

kiện giúp đỡ tác giả trong quá trình thu thập số liệu ngoại nghiệp.

Cuối cùng tác giả xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã

dành nhiều tình cảm động viên, cổ vũ tác giả trong suốt quá trình làm luận văn.

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2013

Tác giả

Nguyễn Minh Tuấn

iii

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CỤM, TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1

1. Tính cấp thiết............................................................................................................... 1

2. Mục tiêu ...................................................................................................................... 2

2.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................................... 2

2.2. Mục tiêu cụ thể......................................................................................................... 2

3. Ý nghĩa đề tài .............................................................................................................. 3

Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................... 4

1.1. Tổng quan tài liệu..................................................................................................... 4

1.1.1. Khái quát về kiến thức bản địa và vai trò của kiến thức bản địa ......................... 4

1.1.2. Một số khái niệm có liên quan ............................................................................ 10

1.1.3. Thực trạng và vai trò LSNG Việt Nam ............................................................ 11

1.1.4. Các nghiên cứu có liên quan đến LSNG............................................................. 15

1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội......................................................................... 23

1.2.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................... 23

1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .................................................................................... 28

1.2.3. Văn hóa – xã hội.................................................................................................. 38

Chƣơng 2: N .............................. 43

2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................... 43

2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu.......................................................................................... 43

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................. 43

2.2. Nội dung nghiên cứu.............................................................................................. 44

2.2.1. Điều tra, đánh giá thực trạng gây trồng và phát triển một số loài cây LSNG

ở KVNC............................................................................................................... 44

iv

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

2.2.2. Đánh giá về mặt hiệu quả kinh tế, xã hội của một số mô hình gây trồng

LSNG có giá trị cao hiện nay ở địa bàn nghiên cứu............................................ 44

2.2.3. Tống kết, đánh giá các biện pháp kỹ thuật gây trồng một số loài cây LSNG

có giá trị kinh tế ................................................................................................... 44

2.2.4. Nghiên cứu kiến thức bản địa liên quan tới khai thác, sử dụng và phát triển

LSNG ................................................................................................................... 44

2.2.5. Đề xuất các giải pháp phát triển bền vững một số loài cây LSNG có giá trị

cao tại vùng đệm VQG Hoàng Liên .................................................................... 44

........................................................................................ 45

2.3.1. Phƣơng pháp tổng quát ....................................................................................... 45

2.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể.......................................................................... 45

Chƣơng 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................... 51

3.1. Kết quả khảo sát các nhóm LSNG chính và định hƣớng phát triển....................... 51

3.1.1. Cây thuốc ............................................................................................................ 51

3.1.2. Măng tre .............................................................................................................. 55

3.1.3. Cây cảnh.............................................................................................................. 57

3.1.4. Cây lấy gỗ đa mục đích và cây ăn quả................................................................ 59

3.1.5. Các sản phẩm sợi................................................................................................. 60

3.2. Đánh giá thực trạng gây trồng và phát triển các loài cây LSNG ở KVNC............ 62

3.2.1. Thực trạng gây trồng và phát triển một số loài cây LSNG chủ yếu của

KVNC .................................................................................................................. 62

3.2.2. Xác định các loài cây LSNG có giá trị và tiềm năng phát triển tại KVNC........ 65

3.2.3. Tinh hình khai thác, sử dụng và thị trƣờng tiêu thụ LSNG trên ĐBNC............. 67

3.3. Đánh giá hiệu quả KT-XH của một số mô hình LSNG có giá trị cao ở ĐBNC .... 72

3.3.1. Hiệu quả kinh tế của một số mô hình.................................................................. 72

3.3.2. Hiệu quả xã hội của các mô hình gây trồng cây LSNG...................................... 77

3.4. Tống kết, đánh giá kỹ thuật bản địa trong gây trồng một số loài cây LSNG có

giá trị kinh tế ........................................................................................................ 77

3.4.1. Cây Thảo quả (Amomum aromaticum Roxb) ..................................................... 77

3.4.2. Cây Hoàng liên ô rô (Mahonia nepalensis DC)................................................. 80

v

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

3.4.3. Cây Lan Trần mộng xuân (Cymbidium lowianum)............................................. 82

3.5. Nghiên cứu kiến thức bản địa liên quan tới khai thác, sử dụng và phát triển LSNG............... 87

3.5.1. Các quy ƣớc về khai thác, sử dụng và phát triến lâm sản ngoài gỗ.................... 87

3.5.2. Kiến thức, kinh nghiệm trồng một số loài LSNG có giá trị cao ......................... 88

3.5.3. Kinh nghiệm khai thác, sử dụng một số loài LSNG........................................... 89

3.5.4. Đánh giá chung về kiến thức bản địa của ngƣời dân .......................................... 94

3.6. Đề xuất các giải pháp phát triển một số loài cây LSNG có giá trị cao tại vùng

đệm VQG Hoàng Liên ......................................................................................... 96

3.6.1. Giải pháp về chính sách...................................................................................... 96

3.6.2. Giải pháp kỹ thuật ............................................................................................... 97

3.6.3. Giải pháp thực hiện và quản lý ........................................................................... 99

................................................................................. 100

1. Kết luận ................................................................................................................... 100

2. Khuyến nghị............................................................................................................ 103

TÀI LIỆU THAM KHẢO

vi

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DTLN : Diện tích lâm nghiệp

DTTN : Diện tích tự nhiên

FAO : Food and Agriculture Organization of the United Nations

Tổ chức nông lƣơng Liên Hiệp quốc

HL : Hoàng Liên

KVNC : Khu vực nghiên cứu

LSNG : Lâm sản ngoài gỗ

LSP : Lâm sản phụ

NN : Nông nghiệp

NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NTFP : Non timber forest products - Lâm sản ngoài gỗ

NWFP : Non wood forest products - Lâm sản phi gỗ

QLBVR : Quản lý bảo vệ rừng

RTN : Rừng tự nhiên

TB-ĐN : Tây Bắc – Đông Nam

TV : Thực vật

VQG : Vƣờn Quốc gia

vii

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Hiện trạng dân số và lao động 2 xã năm 2011:.....................................29

Bảng 1.2. Tình hình thu nhập của 2 xã năm 2011:................................................31

Bảng 1.3. Số hộ nghèo và cận nghèo của 2 xã năm 2011:....................................32

Bảng 1.4. Một số chỉ tiêu cơ bản của 2 xã năm 2011: ..........................................32

Bảng 1.5. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tại KVNC: ..................................33

Bảng 1.6. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp tại KVNC: ....................................34

Bảng 1.7. Diện tích và sản lƣợng một số cây nông nghiệp chủ yếu:....................36

Bảng 1.8. Thống kê đàn gia súc, gia cầm tại địa bàn nghiên cứu:........................36

Bảng 3.1. Các loài cây LSNG có giá trị kinh tế đƣợc gây trồng ở KVNC:..........61

Bảng 3.2. Các loài LSNG phân theo công dụng đƣợc gây trồng ở KVNC: .........62

Bảng 3.3. Thống kê chi tiết DT gây trồng 1 số loài LSNG: .................................63

Bảng 3.4. Sản lƣợng KT một số loài LSNG chủ yếu tại KVNC: .........................64

Bảng 3.5. Xếp hạng ƣu tiên cơ cấu cây trồng LSNG ở xã Tả Van: ......................64

Bảng 3.6. Sự thu hút công lao động của các mô hình trồng LSNG:.....................76

Bảng 3.7. Kỹ thuật bản địa trồng Thảo quả: ........................................................77

Bảng 3.8. Kỹ thuật bản địa trồng cây Hoàng liên ô rô:.........................................80

Bảng 3.9. Kỹ thuật bản địa trồng Lan Trần mộng xuân:.......................................81

1

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết

VQG Hoàng Liên đƣợc thành lập theo Quyết định số 90/2002/QĐ-TTg của

Thủ tƣớng Chính phủ ngày 12 tháng 7 năm 2002 với diện tích vùng lõi là

28.509,05 ha nằm trên địa bàn 7 xã thuộc 2 tỉnh Lào Cai, Lai Châu và diện tích

vùng đệm là 38.874 ha nằm trên địa bàn 13 xã và 1 thị trấn thuộc 4 huyện của 2

tỉnh Lào Cai, Lai Châu.

Hoàng Liên Sơn là dãy núi cao chạy dọc theo hƣớng TB-ĐN, với đỉnh Phan

Si Păng cao 3143 m đƣợc mệnh danh là „„Nóc nhà Đông Dƣơng‟‟ vì vậy hệ sinh

thái ở đây rất phong phú, đa dạng là nơi bảo tồn các hệ sinh thái rừng á nhiệt đới

và ôn đới còn lại ở Việt Nam và đƣợc đánh giá là một trong những trung tâm đa

dạng sinh học bậc nhất nƣớc ta. Do vậy, tiềm năng phát triển lâm nghiệp nói

chung và phát triển các loài cây LSNG nói riêng của khu vực này là rất to lớn.

LSNG là một bộ phận quan trọng, quan hệ tới sự duy trì và phát triển hệ

sinh thái rừng. Phần lớn cây LSNG nằm dƣới tán rừng, có tác dụng giảm tác

động của nƣớc mƣa xuống mặt đất, ngăn chặn dòng chảy mặt, chống xói mòn

cho đất rừng. Gây trồng LSNG trong rừng là tăng độ che phủ và nâng cao giá trị

phòng hộ của các khu rừng.

LSNG cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với các cộng đồng dân cƣ miền

núi (đặc biệt là ngƣời dân tộc thiểu số) trong việc đảm bảo an toàn lƣơng thực,

chăm sóc sức khỏe, nguyên liệu, nhiên liệu phục vụ đời sống.

Trong những năm gần đây, vai trò quan trọng của ngƣời dân cùng với kiến

thức bản địa của họ trong quản lý và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng

đƣợc thừa nhận nhiều hơn. Kiến thức bản địa đƣợc coi là hệ thống kiến thức của

một cộng đồng dân tộc tồn tại và phát triển trong từng hoàn cảnh cụ thể với sự

đóng góp của mọi thành viên trong cộng đồng ở một vùng địa lý. Trên thế giới,

đã có nhiều nghiên cứu về kiến thức bản địa trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã

hội. Ở Việt Nam, các nghiên cứu về kiến thức bản địa cũng đã bắt đầu đƣợc quan

tâm, trong đó có một số liên quan đến lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng. Những

2

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

nghiên cứu này cho thấy kiến thức bản địa là nguồn lực quan trọng đối với bảo

tồn và phát triển.

Để ngƣời dân và cộng đồng địa phƣơng phát triển nguồn LSNG thay vì chỉ

thu hái từ tự nhiên, cần đẩy mạnh các hoạt động sƣu tầm, nghiên cứu các kiến

thức bản địa của ngƣời dân vùng đệm trong gây trồng, phát triển các loài LSNG

phục vụ cuộc sống và nâng cao thu nhập. LSNG đƣợc gây trồng tạo nên một

nguồn thu nhập và nguồn sản phẩm cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của các

cộng đồng sinh sống trong và xung quanh rừng.

Hiện nay tại vùng đệm VQG Hoàng Liên, nhiều loài cây LSNG đã và đang

đƣợc ngƣời dân gây trồng. Một số trong những loài đó đã có những thông tin

khoa học về kỹ thuật gây trồng, một số khác đƣợc phát triển trên cơ sở các kiến

thức bản địa. Thực tế chƣa có một nghiên cứu đánh giá, lựa chọn và phố biến các

kiến thức bản địa có giá trị trong gây trồng một số loài LSNG tại đây. Xuất phát

từ yêu cầu thực tế trên, đề tài: “Nghiên cứu kiến thức bản địa trong gây trồng

và phát triển một số loài cây lâm sản ngoài gỗ tại vùng đệm VQG Hoàng Liên”

đặt ra là hết sức cần thiết và có ý nghĩa khoa học lẫn thực tiễn.

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu tổng quát

Đánh giá, lựa chọn đƣợc những kiến thức của ngƣời dân và cộng đồng địa

phƣơng trong việc quản lý bảo vệ, gây trồng, khai thác, chế biến và sử dụng

nguồn LSNG ở các xã vùng đệm VQG Hoàng Liên làm cơ sở đề xuất các giải

pháp phát triển bền vững các loài cây LSNG, góp phần nâng cao thu nhập tiến tới

xoá đói giảm nghèo cho ngƣời dân vùng đệm VQG Hoàng Liên.

2.2. Mục tiêu cụ thể

Tổng kết đƣợc các biện pháp kỹ thuật gây trồng truyền thống của nhân dân

địa phƣơng cho một số loài cây LSNG chủ yếu có giá trị kinh tế.

Xác định đƣợc tập đoàn cây LSNG có giá trị kinh tế cho một số địa phƣơng

ở vùng đệm VQG Hoàng Liên.

Bƣớc đầu đánh giá đƣợc hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trƣờng của một số

3

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

mô hình trồng cây LSNG điển hình.

ất đƣợc một số giải pháp phát triển các loài cây LSNG có giá trị kinh tế

cho từng xã nhằm quản lý rừng bền vững tại vùng đệ .

3. Ý nghĩa của đề tài

Dân cƣ vùng đệm giữ vai trò quan trọng và liên quan mật thiết đến sự suy

giảm hay phát triển các hệ sinh thái rừng trong VQG Hoàng Liên. Theo kết quả

điều tra, thống kê năm 2012, tổng dân số vùng đệm VQG có khoảng 67.639

ngƣời với 13.016 hộ thuộc 8 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Mông

đông nhất chiếm 51,62 %, tiếp theo là Kinh chiếm 18,33, Dao chiếm 22,91%,

còn lại là các dân tộc Tày, Dáy, Khơ mú, Lào. Lực lƣợng lao động trong độ tuổi

là 34.461 ngƣời, chiếm 50,95% tổng dân số. Mật độ dân số đông, diện tích canh

tác ít, sản xuất chƣa phát triến, thiếu công ăn việc làm, trình độ dân trí thấp đã tạo

nên một sức ép rất lớn vào VQG Hoàng Liên. Trƣớc những khó khăn về đời

sống, nhiều ngƣời dân vùng đệm phải sống dựa vào việc khai thác trộm gỗ, củi,

măng, dƣợc liệu, săn bắt động vật hoang dã, lấn chiếm đất rừng làm nƣơng rẫy,...

Thực trạng đó đặt ra vấn đề là phải tạo ra nguồn thu nhập dựa vào tiềm năng sẵn

có của khu vực và phù hợp với phong tục tập quán của ngƣời dân địa phƣơng

nhƣ phát triển nguồn LSNG.

Thực tế đã cho thấy rằng, tại các cộng đồng dân tộc sống trong và gần rừng

nếu kết hợp hài hòa giữa kiến thức bản địa và kỹ thuật mới sẽ đƣa đến một sự

phát triển có hiệu quả và bền vững, đƣợc cộng đồng hƣởng ứng tích cực. Vì vậy,

việc tìm hiểu, lƣu giữ và phát triển kiến thức bản địa của ngƣời dân có tầm quan

trọng đặc biệt đối với phát triển kinh tế - xã hội - môi trƣờng vùng miền núi. Việc

hiểu biết kiến thức bản địa là nền tảng của các phƣơng pháp phát triển có sự tham

gia của ngƣời dân. Khi những ứng dụng tích cực của kiến thức bản địa trở thành

một phần của nỗ lực phát triển, lấy con ngƣời làm trung tâm, có sự tham gia của

ngƣời dân thì chúng ta mới có thể nhận thấy đƣợc tiềm năng của kiến thức bản

địa trong phát triển.

4

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

Chƣơng 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tổng quan tài liệu

1.1.1. Khái quát về kiến thức bản địa và vai trò của kiến thức bản địa

1.1.1.1. Khái quát về kiến thức bản địa

Hiện nay, kiến thức bản địa (Indigenous Knowledge) ngày càng nhận đƣợc

sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, nhiều tổ chức trong nƣớc và

quốc tế. Điều này xuất phát từ tầm quan trọng của kiến thức bản địa trong đời

sống cƣ dân, đặc biệt là với những nƣớc đa tộc ngƣời nhƣ Việt Nam. Việc phát huy

và kết hợp những giá trị của kiến thức bản địa với tri thức khoa học cần phải đƣợc

vận dụng một cách hợp lý trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa.

Thuật ngữ “kiến thức bản địa” đƣợc Robert Chambers dùng lần đầu tiên

trong một ấn phẩm xuất bản năm 1979. Sau đó, thuật ngữ này đƣợc Brokensha và

D.M.Warren sử dụng vào năm 1980 và tiếp tục phát triển cho đến ngày nay

(Hoàng Xuân Tý - Lê Trọng Cúc, 1998)[22].

Lê Trọng Cúc cho rằng: “kiến thức địa phƣơng hay còn gọi là kiến thức bản

địa là hệ thống kiến thức của các cộng đồng dân cƣ bản địa ở các quy mô lãnh

thổ khác nhau. Kiến thức địa phƣơng đƣợc hình thành trong quá trình lịch sử lâu

đời, qua kinh nghiệm ứng xử với môi trƣờng xã hội, đƣợc định hình dƣới nhiều

dạng thức khác nhau, đƣợc truyền từ đời này sang đời khác qua trí nhớ, qua thực

tiễn sản xuất và thực hành xã hội. Nó hƣớng đến việc hƣớng dẫn và điều hòa các

quan hệ xã hội, quan hệ giữa con ngƣời và thiên nhiên” (Lê Trọng Cúc, 1996)[6].

Ngô Đức Thịnh cho rằng: “Kiến thức bản địa là toàn bộ những hiểu biết của

con ngƣời về tự nhiên, xã hội và bản thân, hình thành và tích lũy trong quá trình

lịch sử lâu dài của cộng đồng, thông qua trải nghiệm trong quá trình sản xuất,

quan hệ xã hội và thích ứng môi trƣờng. Nó tồn tại dƣới nhiều hình thức khác

nhau và truyền từ đời này sang đời khác bằng trí nhớ và thực hành xã hội. Kiến

thức bản địa gồm các lĩnh vực sau: kiến thức về tự nhiên và môi trƣờng (kể cả vũ

trụ); kiến thức về bản thân con ngƣời (cơ thể học, dƣỡng sinh, trị bệnh); kiến

5

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

thức về ứng xử xã hội và quản lý cộng đồng; kiến thức về sáng tạo nghệ thuật;

kiến thức về sản xuất, khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên”

(Ngô Đức Thịnh, 2004)[20].

Trần Công Khánh cho rằng: “Kiến thức bản địa là hệ thống tri thức, bao

gồm rất nhiều lĩnh vực liên quan đến sản xuất, phong tục, tập quán, tín ngƣỡng,

sức khỏe, tổ chức cộng đồng, của một tộc ngƣời hoặc một cộng đồng tại một khu

vực địa lý cụ thể. Nó đƣợc hình thành trong quá trình sống và lao động của cả

cộng đồng, từ đàn ông, đàn bà, ngƣời lớn tuổi đến trẻ em. Nó đƣợc lƣu giữ bằng

trí nhớ và lƣu truyền bằng miệng” (Trần Công Khánh 2002)[13].

Tóm lại, kiến thức bản địa là tri thức đƣợc hình thành trong quá trình lịch

sử lâu dài, qua kinh nghiệm ứng xử của con ngƣời với môi trƣờng và xã hội;

đƣợc lƣu truyền từ đời này qua đời khác qua trí nhớ, qua thực tiễn sản xuất và

thực hành xã hội. Kiến thức bản địa chứa đựng trong tất cả các lĩnh vực của cuộc

sống xã hội nhƣ sản xuất lƣơng thực, thực phẩm, chăn nuôi; cất trữ và chế biến

thức ăn; thu hái, sử dụng cây thuốc và cách chữa bệnh; truyền thụ kiến thức qua

các thế hệ trong giáo dục; bảo vệ, quản lý và khai thác hợp lý các nguồn tài

nguyên thiên nhiên; tổ chức quản lý cộng đồng, giá trị xã hội, các luật lệ truyền

thống trong làng bản…

Theo Hoàng Xuân Tý và Lê Trọng Cúc [22], trong cuộc sống và trong thực

tiễn sản xuất, chống đỡ và chinh phục tự nhiên, các cộng đồng đều có nhiều kinh

nghiệm và đƣợc thể hiện dƣới nhiều thể loại:

Ở dạng thông tin: Một vài ví dụ điển hình của dạng này là: Những cây nào,

thực vật nào có thể trồng cùng với nhau. Đó phải chăng là câv muồng trồng trong

nƣơng chè để che bóng; cây keo dậu trồng che bóng cho cây cà phê; cây đậu đỗ

trồng xen với nhiều loại cây trồng hoặc cây hành tỉa theo luống cải bắp, mùi của

cây hành có tác dụng hạn chế sâu hại cây bắp cải… Những loài cây nào là phù

họp nhất dùng cho phủ tủ mặt đất chống xói mòn, phải chăng đó là thân cây lạc,

cây đậu đỗ và cây cốt khí. Những thông tin này phần lớn mang tính gợi mở còn

việc cụ thể hóa lại phụ thuộc vào đặc điểm cây trồng và tập quán của từng vùng.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!