Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu kết quả soi phế quản ống mềm tại Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên năm 2011
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Hoàng Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 65 - 69
65
NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ SOI PHẾ QUẢN ỐNG MỀM TẠI BỆNH VIỆN LAO
VÀ BỆNH PHỔI THÁI NGUYÊN NĂM 2011
Hoàng Hà*
, Diệp Văn Cam
Trường Đại học Y Dược – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Mục tiêu: Phân tích các chỉ định, thao tác và đánh giá kết quả soi phế quản ống mềm.
Phương pháp: nghiên cứu mô tả 594 trường hợp soi phế quản ống mềm.
Kết quả và kết luận: các dấu hiệu lâm sàng hướng chỉ định soi phế quản thường gặp là có biểu
hiện phổi nhiễm khuẩn (38,05%), ho kéo dài (31,65%), X quang phổi thấy bất thường (20,20%);
dấu hiệu ít gặp là đờm có máu (5,39%). Kết quả AFB (+) rất thấp (8,48%). viêm ngoài lao
50,75%; ung thư phổi 11,94%. Có 19,36% bệnh nhân nôn ít và ọe dịch; bệnh nhân co thắt thanh
quản, khí quản, phế quản gặp 5,39%.
Khuyến nghị: cơ sở y tế có máy nội soi nên tiến hành soi phế quản cho các bệnh nhân trong chỉ
định, đặc biệt những trường hợp ho kéo dài nghi lao hoặc X quang phổi có hình ảnh bất thường.
Từ khóa: Soi phế quản, ống mềm, lao phổi. bơm rửa, sinh thiết.
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Soi phế quản là kỹ thuật đưa một dụng cụ tới
phế quản để quan sát được lòng phế quản,
nhằm mục đích chẩn đoán và điều trị những
tổn thương trong lòng khí - phế quản. Đồng
thời có thể chọc xuyên qua thành phế quản để
sinh thiết và thăm dò các tổn thương ngoài
phế quản [1]. Hiện nay người ta đã chế tạo
các loại ống soi sợi, với đường kímh 2 – 6
mm, có gắn với video, kỹ thuật đã cho phép
thăm dò được tới các phế quản xa hơn và cho
nhiều người quan sát cùng một lúc [2]. Năm
2007 bệnh viện L&BP Thái Nguyên mới bắt
đầu triển khai nội soi phế quản. Đây là kỹ
thuật áp dụng công nghệ hiện đại có xâm
nhập hỗ trợ tốt cho chẩn đoán và điều trị bệnh
lý phổi tại tuyến cơ sở. Tuy vậy, ở Thái
Nguyên chưa có thống kê hay nghiên cứu nào
về nội soi phế quản. Chúng tôi tiến hành đề
tài nhằm các mục tiêu:
1) Mô tả những dấu hiệu lâm sàng và một
số thao tác trong soi phế quản.
2) Đánh giá kết quả soi phế quản ống mềm.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Thời gian và địa điểm
- Thời gian thực hiện từ 10/2010 – 10/2011,
tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Nguyên.
*
Tel: 0912211826
Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: bệnh nhân soi phế quản
- Tiêu chuẩn chọn: các bệnh nhân có chỉ định
soi phế quản
Phương pháp nghiên cứu: mô tả
Cỡ mẫu: cỡ mẫu toàn bộ, chọn mẫu thuận
tiện, mẫu là bệnh nhân có CĐ soi phế quản
Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng hướng chỉ
định soi phế quản.
- Nghiên cứu về các thao tác chủ yếu trong
soi phế quản.
- Nghiên cứu về kết quả chẩn đoán qua soi
phế quản.
- Nghiên cứu về tai biến khi soi phế quản
ống mềm.
Kỹ thuật thu thập số liệu
* Kỹ thuật soi phế quản
- Chuẩn bị: người bệnh phải nhịn ăn uống ít
nhất 4 - 6 giờ trước, nếu phải uống nước thì
chỉ nên uống một cốc nhỏ; ngưng dùng các
thuốc nguy cơ xuất huyết trước 03 ngày (nếu
đang dùng); dùng thuốc an thần tối hôm trước.
- Tiến hành: sử dụng máy soi phế quản
Pentax của Nhật, dùng ống soi mềm; Trước
khi cho ống nội soi mềm vào thì bệnh nhân
được gây tê tại chổ bằng lidocain ở mũi và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn