Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Hệ Thực Vật Rừng Và Đề Xuất Giải Pháp Quản Lý Bảo Tồn Tại Khu Di Tích Lịch Sử Núi Bà Rá Thị Xã Phước Long Tỉnh Bình Phước
PREMIUM
Số trang
169
Kích thước
4.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1936

Nghiên Cứu Hệ Thực Vật Rừng Và Đề Xuất Giải Pháp Quản Lý Bảo Tồn Tại Khu Di Tích Lịch Sử Núi Bà Rá Thị Xã Phước Long Tỉnh Bình Phước

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

TRẦN THỊ CHINH

NGHIÊN CỨU HỆ THỰC VẬT RỪNG VÀ ĐỀ XUẤT

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BẢO TỒN TẠI KHU DI TÍCH

LỊCH SỬ NÚI BÀ RÁ, THỊ XÃ PHƯỚC LONG,

TỈNH BÌNH PHƯỚC

LUẬN VĂN THẠC SỸ

QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG

Đồng Nai, 2022

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

TRẦN THỊ CHINH

NGHIÊN CỨU HỆ THỰC VẬT RỪNG VÀ ĐỀ XUẤT

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BẢO TỒN TẠI KHU DI TÍCH

LỊCH SỬ NÚI BÀ RÁ, THỊ XÃ PHƯỚC LONG,

TỈNH BÌNH PHƯỚC

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG

MÃ SỐ: 862 02 11

LUẬN VĂN THẠC SĨ

QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. ĐẶNG VIỆT HÙNG

i

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả

nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ

công trình nghiên cứu nào khác.

Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên

cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận

đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học.

Đồng Nai, ngày ..… tháng …… năm 2022

Người cam đoan

Trần Thị Chinh

ii

LỜI CẢMƠN

Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, tôi đã nhận được rất nhiều

sự động viên và giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân và tổ chức. Tôi vô cùng

biết ơn tất cả!

Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Đặng

Việt Hùng, người đã hướng dẫn khoa học tận tình và chu đáo cho tôi trong suốt

quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với Ban lãnh đạo Hạt Kiểm lâm liên

huyện, thị xã Bù Gia Mập - Phước Long, trực thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh

Bình Phước đã tạo điều kiện về thời gian và cung cấp những thông tin, tư liệu

cần thiết trong suốt thời gian thực hiên việc nghiêncứu tại đơn vị.

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cán bộ Kiểm lâm đang công

tác tại Hạt Kiểm lâm liên huyện, thị xã Bù Gia Mập- Phước Long đã tận tình

giúp đỡ và tham gia với tôi trong công tác nghiên cứu tại thực địa đề tài tại khu

vực Núi Bà Rá.

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với nhà trường, gia đình

cùng bạn bè, về sự ân cần, hỗ trợ hết lòng và sự cảm thông đối với công việc

nghiên cứu thực địa và học tập của tôi.

Đồng Nai, ngày …… tháng … năm 2022

Tác giả

Trần Thị Chinh

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................vii

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU MẪU................................................................ viii

MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1

Chương 1.....................................................................................................................3

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...................................................................3

1.1.Nghiên cứu về hệ thực vật trên thế giới

.....................................................................................................................................3

1.1.1.Nghiên cứu về hệ thực vật

.....................................................................................................................................3

1.1.2.Nghiên cứu thảm thực vật

.....................................................................................................................................4

1.2.Nghiên cứu về hệ thực vật ở Việt Nam

.....................................................................................................................................8

1.2.1.Nghiên cứu hệ thực vật

.....................................................................................................................................8

1.2.2.Nghiên cứu thảm thực vật

...................................................................................................................................12

1.3.Nghiên cứu yếu tố địa lý thực vật

...................................................................................................................................21

1.4.Nghiên cứu phổ dạng sống

...................................................................................................................................25

Chương 2...................................................................................................................27

MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................27

2.1.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

...................................................................................................................................27

iv

2.2.Mục tiêu nghiên cứu

...................................................................................................................................27

2.2.1Mục tiêu tổng quát

...................................................................................................................................27

2.2.2Mục tiêu cụ thể

...................................................................................................................................27

2.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .........................................................................27

2.3.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................27

2.3.2. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................28

2.4. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ...............................................................28

2.4.1. Nội dung nghiên cứu.......................................................................................28

2.4.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................28

2.4.3.Xử lý và trình bày mẫu

...................................................................................................................................32

2.4.4.Giám định tên khoa học

...................................................................................................................................32

2.4.5.Lập danh lục thành phần loài

...................................................................................................................................32

2.4.6.Phương pháp đánh giá về đa dạng thực vật

...................................................................................................................................32

2.4.7.Phương pháp đánh giá về giá trị tài nguyên và các loài thực vật nguy cấp, quý

hiếm, ưu tiên bảo tồn.................................................................................................34

2.4.8. Phương pháp điều tra, đánh giá tác động của người dân địa phương.............35

2.4.9. Phương pháp xây dựng đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn tài nguyên thực

vật rừng .....................................................................................................................36

Chương 3...................................................................................................................38

ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI........................................................38

KHU VỰC NGHIÊN CỨU ......................................................................................38

3.1 Đặc điểm tự nhiên ...............................................................................................38

v

3.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................................38

3.1.2 Địa hình............................................................................................................39

3.1.3. Địa chất, thổ nhưỡng.......................................................................................39

3.1.4. Khí hậu, thủy văn ............................................................................................39

3.2. Dân sinh, kinh tế, xã hội.....................................................................................42

3.2.1. Dân số, dân tộc, lao động................................................................................42

3.2.2. Tình hình Kinh tế ............................................................................................44

3.2.3. Tình hình phân bố dân cư xung quanh Khu di tích lịch sử núi Bà Rá............45

3.2.4. Tình hình xã hội ..............................................................................................45

3.3. Giao thông..........................................................................................................47

3.3.1. Hệ thống giao thông đường nội bộ trong khu vực ..........................................47

3.3.2. Hệ thống giao thông đường thủy.....................................................................48

3.4. Hiện trạng tài nguyên rừng Khu di tích lịch sử núi Bà Rá.................................49

3.4.1 Hiện trạng diện tích, trạng thái, chất lượng các loại rừng................................49

3.4.2. Tổng trữ lượng, trữ lượng bình quân các loại rừng ........................................52

3.4.3. Hiện trạng phân bố lâm sản ngoài gỗ..............................................................53

Chương 4...................................................................................................................54

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................................54

4.1. Đa dạng hệ thực vật rừng ...................................................................................54

4.2. Đa dạng loài thực vật rừng.................................................................................56

4.2.1. Đa dạng hệ thực vật ở bậc ngành ....................................................................56

4.2.2. Đa dạng ở bậc dưới ngành ..............................................................................60

4.2.2.1. Đa dạng bậc họ.............................................................................................60

4.2.3. Đa dạng về dạng sống .....................................................................................64

4.2.4. Đa dạng về công dụng.....................................................................................66

4.2.5. Đa dạng về giá trị bảo tồn ...............................................................................69

4.3. Các tác động của người dân địa phương tới tài nguyên thực vật rừng tại Khu di

tích núi Bà Rá............................................................................................................74

4.4. Công tác quản lý, xử lý vi phạm pháp luật về công tác quản lý, bảo vệ và phát

vi

triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học .........................................................................75

4.5. Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững .............................................76

4.5.1. Giải pháp về tổ chức quản lý...........................................................................76

4.5.2. Giải pháp về tuyên truyền, đào tạo nguồn nhân lực, ngăn chặn các hành vi xâm

hại tài nguyên rừng....................................................................................................76

4.5.3. Giải pháp về khoa học, công nghệ ..................................................................77

4.5.4. Giải pháp về nguồn vốn, huy động nguồn vốn đầu tư ....................................77

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................79

1. Kết luận .................................................................................................................79

2. Kiến nghị...............................................................................................................80

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................81

PHỤ LỤC..................................................................................................................93

vii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TCN: Trước công nguyên.

BTTN: Bảo tồn thiên nhiên.

VQG: Vườn quốc gia.

KVNC: Khu vực nghiên cứu.

ÔTC: Ô tiêu chuẩn

SĐVN: Sách đỏ Việt Nam.

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU MẪU

Bảng 3.1. Thống kê dân số, dân tộc và lao động ............................................ 43

Bảng 3.2. Kinh tế nông nghiệp các xã, phường thị xã Phước Long ............... 44

Bảng 3.3. Thống kê về giáo dục và đào tạo địa bàn thị xã Phước Long ........ 45

Bảng 3.4. Hiện trạng giao thông thị xã Phước Long ...................................... 48

Bảng 3.5. Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp Khu di tích lịch sử núi Bà Rá năm

2020................................................................................................................. 50

Bảng 3.6. Tổng trữ lượng và trữ lượng bình quân theo các trạng thái rừng... 52

Bảng 4.1. Thành phần các taxon của hệ thực vật tại núi Bà Rá...................... 57

Bảng 4.2. Tỷ trọng của hệ thực vật KVNC so với hệ thực vật Việt Nam ...... 58

Bảng 4.3. Các chỉ số đa dạng của hệ thực vật KVNC .................................... 59

Bảng 4.4. Tỷ trọng của lớp Ngọc lan so với lớp Hành ................................... 60

Bảng 4.5. Các họ đa dạng nhất của hệ thực vật núi Bà Rá ............................. 61

Bảng 4.6. Các chi đa dạng nhất hệ thực vật KVNC ....................................... 62

Bảng 4.7. Xác định các chỉ số đa dạng về loài thực vật trong các ÔTC......... 63

Bảng 4.8. Phổ dạng sống của hệ thực vật núi Bà Rá ...................................... 65

Bảng 4.9. Giá trị sử dụng của hệ thực vật núi Bà Rá...................................... 67

Bảng 4.10. Thành phần các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.............. 70

Mẫu biểu 01. Biểu điều tra tuyến.................................................................... 30

Mẫu biểu 02. Phiếu điều tra thực thân gỗ tại khu vực nghiên cứu ................. 30

Mẫu biểu 03. Tọa độ các ÔTC điều tra........................................................... 31

ix

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH

Sơ đồ 2.1. Các tuyến điều tra tại KVNC......................................................... 29

Sơ đồ 3.1. Vị trí địa lý.................................................................................... 38

Sơ đồ 3.2. Hiện trạng rừng và đất chưa có rừng ............................................. 51

1

MỞ ĐẦU

Khu rừng di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh núi Bà Rá (sau

đây gọi tắt là Khu di tích lịch sử núi Bà Rá) tỉnh Bình Phước được thành lập

theo Quyết định số 194/CT ngày 09/08/1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng

(nay là Thủ tướng Chính phủ) và Quyết định số 1959/QĐ-UB ngày 16/10/1997

của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước. Khu di tích lịch sử núi Bà Rá được

công nhận là di tích lịch sử và thắng cảnh theo Quyết định số 1568/BT ngày

20/04/1995 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin thuộc địa bàn các phường

Sơn Giang, phường Thác Mơ và xã Phước Tín.

Theo quyết định 3444/QĐ-UBND ngày 31/12/2020 của UBND tỉnh Bình

Phước về việc phê duyệt hồ sơ (Dự án điều tra đánh giá diện tích rừng, trạng

thái rừng theo đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Bình Phước), diện tích rừng

và đất chưa có rừng tại Khu di tích lịch sử núi Bà Rá là 1.238,50 ha bao gồm

rừng tự nhiên là 662,93 ha và rừng trồng là 406,74 ha và đất chưa có rừng là

168,83 ha. Toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp tại khu vực này được quy hoạch

đất rừng đặc dụng và giao cho Hạt Kiểm lâm liên huyện, thị xã Bù Gia Mập -

Phước Long làm đơn vị chủ rừng quản lý.

Hiện nay khu rừng này có ý nghĩa rất quan trọng về môi trường, văn hóa

tâm linh, du lịch sinh thái trong đời sống của nhân dân tỉnh Bình Phước nói

riêng và các tỉnh thành trên cả nước nói chung. Hàng năm người dân địa

phương, khách thập phương về đây để ngắm cảnh, đi chùa rất nhiều đặc biệt

là vào các dịp lễ, tết, rằm tháng riêng.

Trong những năm qua Hạt Kiểm lâm liên huyện, thị xã Bù Gia Mập -

Phước Long, UBND thị xã Phước Long đã có nhiều nỗ lực để triển khai thực

hiện các nhiệm vụ về quản lý, bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học,

trong đó tập trung bảo tồn đa dạng hệ thực vật đang hiện hữu ở đây. Tuy nhiên,

do nhiều nguyên nhân khác nhau nên đa dạng sinh học tại khu vực này vẫn

2

đang có dấu hiệu bị suy giảm, tình trạng lấy cắp lâm sản gỗ đặc biệt là các loài

gỗ nguy cấp, quý, hiếm, khai thác lâm sản ngoài gỗ,... vẫn còn xảy ra chưa thể

ngăn chặn triệt để. Nếu tình trạng này vẫn kéo dài sẽ làm thất thoát các nguồn

tài nguyên thực vật, suy giảm đa dạng sinh học và kéo theo sự mất cân bằng

về sinh thái tại khu vực này.

Bên cạnh đó qua rà soát, thì từ trước đến nay, tại Khu di tích lịch sử núi

Bà Rá chưa có công trình, đề tài, dự án nghiên cứu nào liên quan đến thực vật

rừng. Vì vậy luận văn: “Nghiên cứu hệ thực vật rừng và đề xuất giải pháp

quản lý bảo tồn tại Khu di tích lịch sử núi Bà Rá, thị xã Phước Long, tỉnh

Bình Phước” được thực hiện sẽ cho chúng ta thấy cái nhìn tổng quan, toàn

diện và cập nhật đầy đủ hơn về thảm thực vật, các loài thực vật bậc cao có

mạch nhất là loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, đặc trưng tại Khu di tích

lịch sử núi Bà Rá. Luận văn cũng nhận định, phân tích nhằm xác định các mối

đe dọa cả từ các hoạt động của con người và từ tự nhiên từ đó đề xuất các giải

pháp nhằm quản lý, bảo tồn có hiệu quả tài nguyên thực vật rừng của Khu di

tích lịch sử núi Bà Rá.

3

Chương 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Nghiên cứu về hệ thực vật trên thế giới

1.1.1. Nghiên cứu về hệ thực vật

Nghiên cứu về hệ thực vật được thực hiện từ thời Ai Cập Cổ đại cách đây

hơn 3.000 năm TCN và Trung Quốc cổ đại cách đây 2.200 năm TCN, sau đó

là ở Hy Lạp, La Mã cổ đại cũng xuất hiện hàng loạt các tác phẩm về thực vật

[11]. Théophraste (371-286 TCN) là người đầu tiên đề xướng ra phương pháp

phân loại thực vật và phân biệt một số tính chất cơ bản trong cấu tạo cơ thể

thực vật. Trong hai tác phẩm "Lịch sử thực vật" (Historia Plantarum) và "Cơ

sở thực vật" đã mô tả được khoảng 500 loài cây cỏ. Sau đó nhà bác học La

Mã Plinus (79-24 TCN) viết bộ "Lịch sử tự nhiên" (Historia Naturalis), đã mô

tả gần 1.000 loài cây. Cùng thời này có Dioseoride (20-60) một thầy thuốc của

vùng Tiểu Á đã viết cuốn sách "Dược liệu học" chủ yếu nói về cây thuốc với

hơn 500 loài cây và xếp chúng vào các họ khác nhau [11].

Thời kỳ Phục Hưng thế kỷ (XV - XVI) có các công trình của Andrea

Caesalpino (1519 - 1603) ông đưa ra bảng phân loại đầu tiên về thực vật [12];

John Ray (1628 -1705) mô tả được gần 18.000 loài thực vật trong cuốn "Lịch

sử thực vật” [12]. Tiếp sau đó Linnée (1753) với bảng phân loại được coi là

đỉnh cao của hệ thống phân loại thực vật lúc bấy giờ. Ông đã đưa ra cách đặt

tên bằng tiếng La tinh gồm 2 từ ghép lại mà ngày nay chúng ta còn sử dụng

và ông đưa ra hệ thống phân loại gồm 7 đơn vị phân loại: Giới, ngành, lớp, bộ,

họ, chi, loài [13].

Từ nửa sau thế kỷ XIX đến nay có các công trình nghiên cứu về phân loại

thực vật của các tác giả như: Cronquits (1981) [14], Hutchinson (1975) đã đưa

ra hệ thống phân loại của thực vật có hoa [15], Takhtajan (1987, 2009) [16],

4

[17]. Đáng lưu ý, R. K. Brummitt (1992), chuyên gia của Bảo tàng Thực vật

Hoàng Gia Anh, trong cuốn “Vascular plant families and genera” đã thống kê

tiêu bản thực vật bậc cao có mạch trên thế giới vào 13.884 chi, 511 họ thuộc

6 ngành là: Psilotophyta, Lycopodiophyta, Equisetophyta, Polypodiophyta,

Pinophyta và Magnoliophyta. Trong đó Magnoliophyta có 13.477 chi, 454

họ và được chia ra 2 lớp là Magnoliopsida bao gồm 10.715 chi, 357 họ và

Liliopsida bao gồm 2.762 chi, 97 họ [18]. V. H. Heywood (2007) đã ghi nhận

thực vật có hoa trên thế giới với ước tính có khoảng 250.000 loài [19].

Gần đây, dựa trên sinh học phân tử các nhà nghiên cứu về thực vật phân loại

dựa vào chủng loại phát sinh đã phân chia các lớp, phân lớp theo hệ thống

APG IV [20].

Ở các nước châu Âu, châu Mỹ, việc nghiên cứu hệ thực vật trên toàn lãnh

thổ đã được hoàn thành từ lâu. Hầu hết các vật mẫu đã được thu thập và lưu trữ

tại các phòng mẫu khô (Herbarium) như: Kew (Anh), Bảo tàng Lịch sử tự nhiên

Paris (Pháp), New York (Hoa Kỳ), Xanh Pê-téc-bua (Nga)... Vì vậy, khi xây

dựng các Khu BTTN và VQG hết sức thuận lợi, đơn giản đối với họ. Một số

công trình tiêu biểu của một số nước châu Á như: Thực vật chí Ấn Độ [21],

Thực vật chí Malaixia (1948-1972) [22], Thực vật chí Thái Lan (1970-2012)

[23], Thực vật chí Hải Nam (1971-1980) [24], Thực vật chí Vân Nam (1977-

1997) [25], Thực vật chí Trung Quốc (1994-2013), (1968-2000) [26], [27],

Thực vật chí Hồng Kông (2007-2009) [28], Thực vật chí Đài Loan (1993-

2000) [29],…

Như vậy, nghiên cứu về đa dạng thực vật nói chung trên thế giới ở các nước

tiên tiến đã có các công trình khá đầy đủ về thực vật chí, phòng tiêu bản thực vật

để giúp cho quá trình tra cứu và nghiên cứu tiếp theo được thuận lợi và dễ dàng.

1.1.2. Nghiên cứu thảm thực vật

Nghiên cứu về thảm thực vật, có nhiều quan điểm khác nhau, mỗi quan

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!