Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu hệ thống xử lý bụi tại công ty thuốc lá thăng long
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN
MA THẾ DUYỆT
NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG XỬ LÝ BỤI
TẠI CÔNG TY THUỐC LÁ THĂNG LONG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ AN TOÀN
VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP
Mã số: 834 04 17
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. LÊ VÂN TRÌNH
HÀ NỘI, NĂM 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu hệ thống xử lý bụi tại
Công ty Thuốc lá Thăng Long” là công trình nghiên cứu độc lập do tác giả
thực hiện dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Lê Vân Trình. Luận văn chưa được
công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào. Các số liệu, nội dung được
trình bày trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, hợp lệ và đảm
bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung của luận văn thạc sĩ.
Tác giả luận văn
Ma Thế Duyệt
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian tiến hành triển khai nghiên cứu, em cũng đã hoàn
thành nội dung của bài luận văn: “Nghiên cứu hệ thống xử lý bụi tại Công ty
Thuốc lá Thăng Long”. Luận văn được hoàn thành không chỉ là của riêng em
mà còn là sự giúp đỡ, hỗ trợ tích cực của nhiều cá nhân và tập thể.
Trong đó, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS. Lê Vân Trình.
Thầy đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn cho em trong suốt quá trình nghiên cứu
và hoàn thành luận văn thạc sĩ. Thầy đã dành cho em nhiều thời gian, tâm sức,
cho em nhiều ý kiến, giúp luận văn của em hoàn thiện nhiều hơn về mặt nội
dung và hình thức.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến khoa Sau đại học – Trường Đại học
Công đoàn, Ban Giám hiệu đã tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập và thực hiện luận văn của mình.
Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc và các anh chị của
Công ty Thuốc lá Thăng Long đã hỗ trợ và chia sẻ những tài liệu quý báu,
thông tin để em có những cơ sở dữ liệu hoàn thành luận văn thạc sĩ của mình.
Do còn hạn chế về mặt kinh nghiệm, và thời gian tìm hiểu thực hiện,
luận văn chắc chắn còn điểm thiếu sót. Em rất mong nhận được nhiều ý kiến
đóng góp của thẩy cô để cải thiện và có cái nhìn sâu sắc hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục bảng, hình, sơ đồ
MỞ ĐẦU......................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................2
4. Nội dung nghiên cứu.......................................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................3
6. Đóng góp của đề tài nghiên cứu......................................................................3
7. Kết cấu của luận văn........................................................................................3
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ BỤI THUỐC LÁ VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP
XỬ LÝ BỤI..................................................................................................................4
1.1. Đặc tính cơ lý của bụi thuốc lá..................................................................4
1.2. Các ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe của bụi thuốc lá...................9
1.2.1. Ảnh hưởng của bụi thuốc lá đến môi trường.............................................9
1.2.2. Ảnh hưởng của bụi thuốc lá đến sức khỏe con người.............................11
1.2.3. Ảnh hưởng của bụi thuốc lá đến chất lượng thuốc lá thành phẩm.............15
1.3. Một số nghiên cứu về ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động của
bụi thuốc lá trong các nhà máy sản xuất thuốc lá........................................16
1.4. Một số phương pháp kỹ thuật thường sử dụng trong xử lý bụi thuốc
lá 18
1.4.1. Xử lý bụi thuốc lá bằng phương pháp khô..............................................18
1.4.2. Xử lý bụi thuốc lá bằng phương pháp ướt...............................................20
1.4.3. Kinh nghiệm xử lý bụi trong một số nhà máy thuốc lá trong và ngoài
nước 23
1.5. Đánh giá chung.........................................................................................29
1.5.1. Về thành tựu............................................................................................29
1.5.2. Về hạn chế...............................................................................................30
Tiểu kết chương 1............................................................................................31
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC XỬ LÝ BỤI TẠI CÔNG
TY THUỐC LÁ THĂNG LONG............................................................................32
2.1. Khái quát hoạt động của Công ty Thuốc lá Thăng Long.....................32
2.1.1. Cơ cấu tổ chức.........................................................................................32
2.1.2. Quy trình sản xuất thuốc lá điếu..............................................................35
2.2. Quản lý công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động...............................38
2.2.1. Điều kiện làm việc, môi trường lao động tại Công ty.............................38
2.2.2. Tổ chức bộ máy an toàn vệ sinh lao động của công ty............................41
2.2.3. Quản lý công tác lập kế hoạch, tổ chức thực hiện an toàn vệ sinh lao
động 44
2.3. Thực trạng quản lý công tác xử lý bụi tại nhà máy..............................49
2.3.1. Nguồn gốc phát sinh- đặc trưng bụi thuốc lá..........................................49
2.3.2. Các hệ thống thiết bị xử lý bụi nhà máy hiện đang sử dụng...................58
2.3.3. Đánh giá hiệu quả công nghệ xử lý bụi tại nhà máy...............................61
Tiểu kết chương 2............................................................................................67
Chương 3. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ BỤI
TẠI CÔNG TY THUỐC LÁ THĂNG LONG.......................................................68
3.1. Các giải pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả hệ thống xử lý bụi.............68
3.1.1. Các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động của bụi, khí thải ở
công ty thuốc lá Thăng Long.............................................................................68
3.1.2. Các giải pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả xử lý bụi................................70
3.2. Tính toán bổ sung cụm thiết bị lọc bụi...................................................76
3.2.1. Tính toán quạt hút....................................................................................76
3.2.2. Tính toán Cyclone...................................................................................77
3.2.3. Thiết bị lọc túi vải....................................................................................80
3.2.4. Tính toán chiều cao của ống khói............................................................84
3.3. Các giải pháp quản lý khác.....................................................................86
3.2.1. Xác định chính xác chi tiết nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm
và công ty đối với vấn đề an toàn vệ sinh lao động...........................................86
3.3.2. Nâng cao, xây dựng hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động theo
đúng tiêu chuẩn của Nhà nước ISO 45001:2018...............................................87
3.3.3. Ban hành những chính sách chung, tài liệu hướng dẫn về an toàn vệ
sinh lao động......................................................................................................87
Tiểu kết chương 3............................................................................................88
KẾT LUẬN................................................................................................................89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................91
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG, HÌNH, SƠ ĐỒ
Bảng
Bảng 2.1: Kế hoạch An toàn vệ sinh lao động quý IV năm 2021.....................45
Bảng 2.2: Phân loại sức khỏe cán bộ công nhân viên Công ty Thuốc lá Thăng
Long...................................................................................................48
Bảng 2.3: Thông số quan trắc tại phân xưởng xử lý cọng thuốc lá...................51
Bảng 2.4: Chỉ số nồng độ bụi thuốc lá tại phân xưởng cắt và xử lý sợi............53
Bảng 2.5: Bảng thông số quan trắc tại khu vực đóng gói kiện..........................54
Bảng 2.6. Kết quả khảo sát của 100 cán bộ công nhân viên về mức độ hài
lòng về vấn đề quản lý, môi trường làm việc tại công ty...................62
Bảng 2.7. Đánh giá của cán bộ công nhân viên về thực trạng bụi thuốc lá.......63
Bảng 2.8. Đánh giá của công nhân viên về hiệu quả lọc bụi hiện tại của công ty 64
Hình
Hình 2.1: Hình ảnh thiết bị lọc Cyclone của Công ty Thuốc lá Thăng Long cơ
sở Thạch Thất.....................................................................................61
Sơ đồ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của công ty Thuốc lá Thăng Long............................33
Sơ đồ 2.2: Năm giai đoạn trong quy trình sản xuất thuốc lá.............................35
Sơ đồ 2.3: Quy trình chế biến sợi......................................................................36
Sơ đồ 2.4: Quy trình sản xuất điếu, bao............................................................37
Sơ đồ 2.5: Sơ đồ khí thải trong quá trình chế biến cọng...................................50
Sơ đồ 2.6: Sơ đồ tạo bụi trong quá trình chế biến sợi.......................................52
Sơ đồ 2.7: Sơ đồ hoạt động của cyclone lọc bụi..............................................60
Sơ đồ 3.1: Quy trình tổng quát xử lý bụi ở nhà máy thuốc lá Thăng Long.......68
Sơ đồ 3.2: Quy trình thu gom, xử lý bụi thuốc lá..............................................76
Sơ đồ 3.3. Sơ đồ lọc bụi túi vải hoàn nguyên bằng rung được đề xuất cho
Công ty Thuốc lá Thăng Long...........................................................84
Sơ đồ 3.4. Hệ thống lọc bụi hoàn thiện tại công ty thuốc lá Thăng Long.........86
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thế giới đang trên đà phát triển mạnh mẽ về mọi mặt bao gồm cả: kinh
tế, khoa học kỹ thuật.... Nhu cầu cuộc sống của con người ngày càng được
nâng cao, đòi hỏi các quốc gia phải đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hoá và
đô thị hoá để đáp ứng nhu cầu phát triển. Quá trình công nghiệp diễn ra rất
mạnh mẽ, bên cạnh đem lại lợi ích tuyệt vời cho cuộc sống của con người thì
hệ luỵ để lại cho môi trường là cực kỳ lớn như: ô nhiễm không khí, đất,
nước... Trong thời gian kéo dài hằng trăm năm trước khi nền công nghiệp
phát triển, các nguồn ô nhiễm nhân tạo vẫn chưa thật sự gây tác động mạnh
mẽ đến môi trường không khí. Các nguồn gây ô nhiễm không khí ở giai đoạn
này chủ yếu là: CO, CO2, SO2, mồ hóng, tro, bụi ..., chúng được sinh ra từ quá
trình dùng nhiên liệu để sưởi ấm. Cách mạng công nghiệp đã đưa đến cho môi
trường không khí nhiều loại nguồn ô nhiễm mới hơn như: NOx, hợp chất chì
và thuỷ ngân, NH3, H2S, CH4, andehit,... Các nguồn ô nhiễm mới này đã
khiến cho không khí ô nhiễm nặng hơn. Đi kèm với quá trình công nghiệp
hoá là đô thị hoá, đã làm bùng nổ phát triển giao thông bằng phương tiện cơ
giới. Khí thải của phương tiện cơ giới cũng là một nguồn gây ô nhiễm môi
trường không khí.
Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển. Chất lượng cuộc sống
của người dân ngày càng được nâng cao. Ô nhiễm không khí đang là một vấn
đề đáng quan tâm của Việt Nam nói riêng cũng như toàn thế giới nói chung.
“ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng
trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự toả
mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi)”. Khi tốc độ đô thị hóa ngày
càng nhanh, số lượng các khu công nghiệp, khu chế xuất ngày càng tăng, đã
dẫn đến một hậu quả nghiêm trọng khi ngày càng nhiều bệnh tật ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sức khỏe con người liên quan đến vấn đề ô nhiễm không
2
khí. Các bệnh về da, mắt, đặc biệt là đường hô hấp. Vì vậy việc xử lý bụi
trong quá trình sản xuất là điều tất yếu phải có trong các khu công nghiệp, nhà
máy để bảo vệ bầu không khí.
Trong quá trình sản xuất thuốc lá điếu thì các công đoạn như chế biến
sợi thuốc lá, chế biến phần cọng, phối trộn sợi và cuộn thuốc lá, khâu cuốn
điếu, đóng bao... sẽ tạo ra rất nhiều loại bụi với kích thước và tính chất khác
nhau gây hại đến sức khỏe của công nhân và dân cư sống trong khu vực xung
quanh với các bệnh về da, mắt và đặt biệt là bệnh về đường hô hấp. Thực tế
cho đến nay, chưa có nhiều đề tài nghiên cứu tập trung vào đánh giá thực
trạng về hiệu quả của hệ thống lọc bụi tại nhà máy thuốc lá.
Nhằm mục đích mang lại sự trong sạch cho môi trường trong phân
xưởng sợi để giảm tác hại tới sức khoẻ của công nhân làm việc tại nhà máy,
bên cạnh đóng góp phần bảo vệ môi trường xung quanh. Tác giả đã chọn đề
tài “Nghiên cứu hệ thống xử lý bụi tại Công ty Thuốc lá Thăng Long” làm
luận văn thạc sĩ ngành Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu các phương pháp xử lý bụi và kinh nghiệm xử lý bụi trong
một số nhà máy thuốc lá trong và ngoài nước
Đánh giá thực trạng môi trường, điều kiện làm việc và thực trạng quản
lý công tác xử lý bụi tại Công ty Thuốc lá Thăng Long.
Đề xuất được một số giải pháp nâng cao hiệu quả của hệ thống xử lý
bụi trong nhà máy Thuốc lá Thăng long nhằm giảm thiểu các bệnh nghề
nghiệp cho người lao động.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Hiệu quả của hệ thống xử lý bụi tại Công ty Thuốc lá Thăng Long.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Công ty Thuốc lá Thăng Long
3
- Địa chỉ: 235 Nguyễn Trãi, P. Thượng Đình, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội
- Thời gian: Các giải pháp đề xuất trong luận văn có ý nghĩa từ năm
2022 đến năm 2026.
4. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá hệ thống xử lý bụi và thực trạng quản lý công tác xử lý bụi
tại Công ty Thuốc lá Thăng Long.
- Đề xuất được một số giải pháp nâng cao hiệu quả của hệ thống xử lý
bụi trong nhà máy Thuốc lá Thăng Long nhằm giảm thiểu các bệnh nghề
nghiệp cho người lao động.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp hồi cứu tài liệu: các công trình nghiên cứu trong nước,
ngoài nước và các tài liệu có liên quan.
Khảo sát môi trường và điều kiện làm việc của người lao động tại công
ty. Sử dụng bảng hỏi để phỏng vấn người lao động tại phân xưởng ngẫu
nhiên. Phương pháp phân tích tổng hợp.
6. Đóng góp của đề tài nghiên cứu
Góp phần đánh giá được thực trạng hiệu quả của hệ thống xử lý bụi tại
Công ty Thuốc lá Thăng Long;
Trên cơ sở này, công ty có thể áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả của hệ
thống xử lý bụi.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn được kết cấu làm 3 chương.
Chương 1. Tổng quan về bụi thuốc lá và các phương pháp xử lý bụi
Chương 2. Thực trạng quản lý công tác xử lý bụi tại Công ty Thuốc lá
Thăng Long
Chương 3. Giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả xử lý bụi tại Công ty
Thuốc lá Thăng Long