Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Giảm Nghèo Bền Vững Trên Địa Bàn Huyện Đà Bắc Tỉnh Hòa Bình
PREMIUM
Số trang
113
Kích thước
1.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
728

Nghiên Cứu Giảm Nghèo Bền Vững Trên Địa Bàn Huyện Đà Bắc Tỉnh Hòa Bình

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN THÀNH TRUNG

NGHIÊN CỨU GIẢM NGHÈO BỀN

VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÀ BẮC,

TỈNH HÒA BÌNH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

MÃ NGÀNH: 8310110

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. PHẠM THỊ TÂN

Hà Nội, 2019

i

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan luận văn “Nghiên cứu giảm nghèo bền vững trên địa

bàn huyện Đà Bắc, tình Hòa Bình” đây là công trình nghiên cứu do tôi thực

hiện. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và đã được trích

nguồn đầy đủ.

Hà Nội, ngày … tháng 10 năm 2019

Tác giả

Nguyễn Thành Trung

ii

LỜI CẢM ƠN

Thực tế luôn cho thấy, sự thành công nào cũng đều gắn liền với những sự

hỗ trợ, giúp đỡ của mọi người xung quanh dù cho sự giúp đỡ đó là ít hay nhiều,

trực tiếp hay gián. Trong suốt thời gian thực hiện đề tài “Nghiên cứu giảm nghèo

bền vững trên địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình” tôi đã nhận được sự quan

tâm, chỉ bảo, giúp đỡ của thầy cô, gia đình và bạn bè xung quanh.

Với tấm lòng biết ơn tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban

giám hiệu, các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh; Phòng Đào

tạo sau đại học, Trường Đại học Lâm nghiệp đã tận tình chỉ bảo, truyền đạt

cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường.

Đặc biệt với lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin chân thành cảm ơn TS.

Phạm Thị Tân - người đã dành nhiều thời gian, công sức tận tình hướng dẫn

và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn UBND huyện Đà Bắc, Ban lãnh đạo các

cấp, các phòng, ban, ngành của huyện, UBND các xã cũng như nhân dân trên

địa bàn đã cung cấp thông tin, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá

trình thực hiện đề tài.

Mặc dù đã có sự cố gắng và nỗ lực nhưng luận văn không thể tránh

khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của

quý thầy cô và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày ... tháng 10 năm 2019

Tác giả

Nguyễn Thành Trung

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................ii

MỤC LỤC............................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................vi

DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................vii

DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ..............................................................viii

PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................1

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢM NGHÈO BỀN

VỮNG....................................................................................................................5

1.1. Cơ sở lý luận về giảm nghèo bền vững ............................... 5

1.1.1. Nghèo............................................................................................. 5

1.1.2. Giảm nghèo bền vững .................................................................. 16

1.1.3. Nội dung giảm nghèo bền vững.................................................... 20

1.1.4. Tiêu chí đánh giá mức độ giảm nghèo bền vững........................... 23

1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến giảm nghèo bền vững....................... 25

1.2. Cơ sở thực tiễn về giảm nghèo bền vững tại một số địa

phƣơng của Việt Nam và bài học kinh nghiệm đối với huyện Đà

Bắc .........................................................................................29

1.2.1. Kinh nghiệm về giảm nghèo bền vững tại một số địa phương....... 29

1.2.2. Bài học rút ra đối với huyện Đà Bắc ............................................ 36

Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....37

2.1. Tổng quan về huyện Đà Bắc tỉnh Hòa Bình.......................37

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ........................................................................ 37

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội.............................................................. 39

2.1.3. Thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế xã hội trên

địa bàn huyện...................................................................................... 46

iv

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................52

2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp............................................................... 52

2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp................................................................. 53

2.2.3. Phương pháp thống kê kinh tế ...................................................... 54

2.2.4. Phương pháp so sánh ................................................................... 54

2.2.5. Phương pháp đánh giá có sự tham gia ......................................... 54

2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu ....................................................55

2.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình đầu tư cho giảm nghèo............ 55

2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả đầu tư cho giảm nghèo .............. 55

2.3.3. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh giảm nghèo bền vững....................... 55

Chƣơng 3. THỰC TRẠNG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG HUYỆN ĐÀ BẮC

TỈNH HÒA BÌNH..............................................................................................56

3.1. Thực trạng hộ nghèo nghèo trên địa bàn huyện Đà Bắc ....56

3.1.1. Tình hình hộ nghèo trên địa bàn huyện Đà Bắc 2016 - 2018........ 56

3.1.2. Về sự thiếu hụt thu nhập và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.... 57

3.2. Tình hình thực hiện các chƣơng trình, chính sách giảm

nghèo bền vững trên địa bàn huyện.........................................60

3.2.1. Khái quát các chương trình giảm nghèo của huyện Đà Bắc ......... 60

3.2.2. Tình hình thực hiện bảo dưỡng công trình hạ tầng giảm nghèo trên

địa bàn huyện......................................................................................... 63

3.2.3. Kết quả thực hiện chƣơng trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn

huyện..................................................................................................... 65

3.2.4. Phân tích thực trạng giảm nghèo qua điều tra các hộ nghèo........ 68

3.3. Đánh giá chung về công tác giảm nghèo bền vững trên địa

bàn huyện ...............................................................................73

3.3.1. Kết quả đạt được.......................................................................... 73

3.3.2. Những hạn chế ............................................................................. 75

v

3.3.3. Nguyên nhân hạn chế ................................................................... 76

3.4 Các yếu tố ảnh hƣởng đến giảm nghèo bền vững trên địa bàn

huyện Đà Bắc tỉnh Hòa Bình ...................................................78

3. 5. Giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Đà Bắc tỉnh Hòa Bình

...............................................................................................80

3.5.1. Mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 ................. 80

3.5.2. Giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Đà Bắc

tỉnh Hòa Bình ...................................................................................... 83

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................................92

TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................96

PHỤ LỤC

vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nghĩa của từ viết tắt

GNBV Giảm nghèo bền vững

ĐBKK Đặc biệt khó khăn

NSNN Ngân sách nhà nước

GDNN Giáo dục nghề nghiệp

GDTX Giáo dục thường xuyên

KTXH Kinh tế xã hội

VAC Vườn ao chuồng

CLB Câu lạc bộ

NHNN&PTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

XĐGN Xóa đói giảm nghèo

BHYT Bảo hiểm y tế

XHCN Xã hội chủ nghĩa

CNH Công nghiệp hóa

HĐH Hiện đại hóa

BQ Bình quân

KH Kế hoạch

LĐTB&XH Lao động Thương binh và xã hội

SXNN Sản xuất nông nghiệp

HĐND Hội đồng nhân dân

UBND Ủy ban nhân dân

MTTQ Mặt trận Tổ quốc

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản....12

Bảng 2.1. Tình hình quy hoạch sử dụng đất huyện Đà Bắc giai đoạn

2016 - 2018................................................................................... 39

Bảng 2.2. Chỉ tiêu kinh tế - xã hội huyện Đà Bắc giai đoạn 2016 - 2018... 40

Bảng 2.3. Tình hình giáo dục trên địa bàn huyện Đà Bắc giai đoạn

2016 - 2018................................................................................... 42

Bảng 2.4. Thực trạng phân bố dân cư huyện Đà Bắc năm 2018................. 43

Bảng 2.5. Thống kê tình hình y tế huyện Đà Bắc (2016 - 2018) ................ 45

Bảng 3.1. Bảng điều tra hộ nghèo huyện Đà Bắc giai đoạn 2016 - 2018 ... 56

Bảng 3.2. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra ......................................... 69

Bảng 3.3. Thực trạng thu nhập của các hộ điều tra theo xã........................ 70

Bảng 3.4. Đánh giá nguyên nhân đói nghèo tại các hộ điều tra.................. 72

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ

Hình 2.1. Bản đồ huyện Đà Bắc - tỉnh Hòa Bình ................................37

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ hộ nghèo phân theo thu nhập của huyện năm 2018.....57

Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản của các hộ nghèo

huyện Đà Bắc.............................................................................60

Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ nguồn vốn vay của hộ %.......................................72

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Nghèo đói hiện đang là vấn đề xã hội bức xúc, là sự thách thức, cản trở

lớn đối với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, khu vực và toàn bộ nền

văn minh nhân loại. Chính vì vậy, trong những năm gần đây nhiều quốc gia

và các tổ chức quốc tế đã quan tâm tìm các giải pháp nhằm hạn chế nghèo đói

và giảm dần khoảng cách phân hóa giàu, nghèo trên phạm vi toàn thế giới.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, tỉ lệ hộ nghèo ngày càng giảm, tuy

nhiên kết quả giảm nghèo của Việt Nam còn thiếu bền vững. Trong Nghị quyết

88/NQ-CP của Chính phủ ngày 19/05/2016 đã khẳng định: Kết quả giảm nghèo

chưa thực sự bền vững, các hộ đã thoát nghèo nhưng mức thu nhập nằm sát

chuẩn nghèo còn lớn, tỉ lệ hộ tái nghèo còn cao. Sự chênh lệch giàu - nghèo giữa

các vùng, nhóm dân cư vẫn còn khá lớn, đời sống người nghèo còn nhiều khó

khăn, nhất là ở khu vực miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(Chính Phủ, 2016). Mặt khác, trong thực tế vẫn tồn tại nguy cơ các hộ thoát

nghèo có thể vẫn trở lại tái nghèo khi chuẩn nghèo thay đổi và nguy cơ nghèo

tương đối xuất hiện nhiều trong đời sống dân cư.

Sau hơn 30 năm đổi mới, kinh tế Việt Nam có mức tăng trưởng khá và

tương đối ổn định. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước bình quân hàng năm

trong thời kỳ từ năm 2015 - 2017 đạt 6,57%, GDP bình quân đầu người năm

2017 ước tính đạt 2.385 USD, tăng 170 USD so với năm 2016. Với mức này,

Việt Nam chuyển từ nhóm nước kém phát triển sang nhóm nước phát triển trung

bình có mức thu nhập thấp. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 8,23% (năm 2016) xuống

còn dưới 7,0% (năm 2017). Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền

vững, số hộ đã thoát nghèo nhưng mức thu nhập nằm sát chuẩn nghèo còn lớn,

tỷ lệ hộ tái nghèo hàng năm còn cao; chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng,

nhóm dân cư vẫn còn khá lớn, đặc biệt một bộ phận dân cư sống chủ yếu ở các

2

vùng nông thôn có tỷ lệ hộ nghèo cao, đời sống người nghèo nhìn chung vẫn còn

nhiều khó khăn. Nghiên cứu nghèo đói đang trở thành một vấn đề cấp bách của

đất nước. Muốn thực hiện được mục tiêu phát triển xã hội bền vững thì không

thể không giải quyết vấn đề nghèo đói. Giảm nghèo bền vững không chỉ là vấn

đề kinh tế đơn thuần, mà nó còn là vấn đề kinh tế - xã hội quan trọng, do đó phải

có sự chỉ đạo thống nhất giữa chính sách kinh tế với chính sách xã hội.

Đà Bắc là một huyện miền núi vùng cao và có tỷ lệ hộ nghèo cao thuộc

tỉnh Hòa Bình, là huyện có địa hình phức tạp, tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm

trên 90% dân số. Đà Bắc lại là nơi chịu ảnh hưởng lớn của việc xây dựng nhà

máy thủy điện. Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách

hỗ trợ phát triển kinh tế, an sinh xã hội vì vậy huyện đã có những chuyển biến

đáng kể trong công cuộc giảm nghèo như giảm nghèo cho nhiều hộ dân, hạn chế

tái nghèo, xây dựng có hiệu quả các mô hình giảm nghèo bền vững giúp cải

thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho người dân. Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn

đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, trong đó đặc biệt kể đến tính không

bền vững trong công tác giảm nghèo, hàng năm số hộ thoát nghèo cao, song số

hộ tái nghèo, tái cận nghèo, số hộ nghèo mới, cận nghèo mới còn gia tăng, nhiều

hộ gia đình không thuộc nhóm hộ nghèo nhưng thu nhập của họ nằm ngay sát

chuẩn nghèo, có những hộ dân, những công dân có cuộc sống hết sức khó khăn,

song họ không nằm trong danh sách hộ nghèo. Đến cuối năm 2017, tỷ lệ hộ

nghèo giảm xuống còn 42,34%. Ngoài ra có nhiều hộ gia đình không thuộc

nhóm hộ nghèo nhưng thu nhập bình quân của họ nằm sát ngay trên chuẩn

nghèo, chỉ cần một rủi ro như ốm đau, dịch bệnh, thiên tai, lạm phát… thì ngay

lập tức có hàng trăm hộ “rơi” vào nhóm hộ nghèo.

Vấn đề đặt ra là: Thực trạng việc giảm nghèo bền vững của các hộ

nông dân trên địa bàn huyện Đà Bắc đang diễn ra như thế nào? Làm thế nào

để thực hiện giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn huyện?

Giải pháp nào để thực hiện thành công việc giảm nghèo bền vững cho các hộ

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!