Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa phục vụ phát triển du lịch
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TAO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
LƢƠNG THỊ HƢƠNG
NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ
TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN THÀNH PHỐ NHA TRANG,
TỈNH KHÁNH HÒA PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
Chuyên ngành: Địa lý tự nhiên
Mã số: 8440217
Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Trƣơng Quang Hiển
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi kết hợp với sự
hướng dẫn khoa học của TS. Trƣơng Quang Hiển
Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được trích
dẫn và có tính kết thừa, phát triển từ các tài liệu, tạp chí, các công trình nghiên cứu,
báo cáo, các website… được công bố.
Các giải pháp nêu trong luận văn được rút ra từ những cơ sở lý luận và quá
trình nghiên cứu thực tiễn của tác giả.
Tôi xin chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình.
Bình Định, ngày tháng năm 2022
Tác giả
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, HÌNH
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................3
3.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................3
3.2. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................3
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ............................................................3
4.1. Quan điểm nghiên cứu ....................................................................................3
4.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................6
4.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu..........................................................6
4.2.2. Phương pháp điều tra thực địa .....................................................................6
4.2.3. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu............................................................7
4.2.4. Phương pháp đánh giá tổng hợp...................................................................7
4.2.5. Phương pháp bản đồ, biểu đồ.......................................................................9
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...........................................................9
5.1. Ý nghĩa khoa học: ...........................................................................................9
5.2. Ý nghĩa thực tiễn:............................................................................................9
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................10
1.1. Cơ sở lý luận .................................................................................................10
1.1.1. Khái niệm về điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên ...............10
1.1.2. Đánh giá điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên phục vụ mục đích
du lịch...................................................................................................................21
1.2. Cơ sở thực tiễn ..............................................................................................26
1.2.1. Trên thế giới ...............................................................................................26
1.2.2. Tại Việt Nam..............................................................................................28
Chƣơng 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ
CÁC NHÂN TỐ KHÁC ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH
THÀNH PHỐ NHA TRANG, TỈNH KHÁNH HÒA .....................................31
2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên................................31
2.1.1. Vị trí địa lý - Tài nguyên vị thế..................................................................31
2.1.2. Địa chất, địa hình - Tài nguyên địa chất, địa hình, địa mạo ......................32
2.1.3. Khí hậu - Tài nguyên khí hậu.....................................................................41
2.1.4. Thủy văn - Tài nguyên nước ......................................................................44
2.1.5. Rừng - Tài nguyên động, thực vật .............................................................46
2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ..............................................................................50
2.2.1. Hiện trạng phát triển kinh tế.......................................................................50
2.2.2. Dân cư, lao động ........................................................................................51
2.2.3. Hiện trạng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch ......................54
2.2.4. Hiện trạng phát triển du lịch.......................................................................57
Chƣơng 3. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN
NHIÊN CHO SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ NHA TRANG,
TỈNH KHÁNH HÒA .........................................................................................64
3.1. Đối tượng và mục tiêu đánh giá ....................................................................64
3.2. Đánh giá mức độ thuận lợi của tài nguyên cho một số loại hình du lịch......64
3.2.1. Xây dựng các tiêu chí phục vụ đánh giá các loại hình du lịch trên địa bàn
thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa ................................................................64
3.2.2. Đánh giá tổng hợp các loại hình du lịch trên địa bàn thành phố Nha Trang,
tỉnh Khánh Hòa ....................................................................................................70
3.2.3. Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển du lịch trên địa
bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa .........................................................77
Kết quả đánh giá tổng hợp mức độ thuận lợi 3 loại hình du lịch cho thấy:.........78
3.3. Một số giải pháp phát triển du lịch thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.79
3.3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp phát triển du lịch thành phố Nha Trang, tỉnh
Khánh Hòa............................................................................................................79
3.3.2. Định hướng phát triển du lịch thành phố Nha Trang.................................86
3.3.3. Định hướng tổ chức lãnh thổ du lịch..........................................................88
3.4.4. Các giải pháp phục vụ phát triển du lịch thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh
Hòa .......................................................................................................................92
KẾT LUẬN.........................................................................................................97
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................99
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐKTN
TNDL
TNTN
UNWTO
Điều kiện tự nhiên
Tài nguyên du lịch
Tài nguyên thiên nhiên
United Nation World Tourism Organization ( Tổ chức Du lịch
thế giới Thuộc Liên hợp quốc)
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại TNDL.....................................................................................................11
Bảng 1.2. Chỉ tiêu sinh khí hậu đối với con người...............................................................16
Bảng 1.3. Phân loại khí hậu tốt - xấu đối với sức khỏe .......................................................17
Bảng 2.1. Một số đặc trưng hình thái và các yếu tố đặc biệt của bãi biển trung tâm
thành phố Nha Trang (đoạn từ núi Cù Hin (Cầu Đá) đến cầu Trần Phú).........35
Bảng 2.2. Các yếu tố thời tiết thành phố Nha Trang, giai đoạn 2016 - 2020....................43
Bảng 2.3. Phân bố tần suất độ cao và hướng sóng ngoài khơi vùng biển ven bờ khu
vực vịnh Nha Trang ...............................................................................................45
Bảng 3.1. Chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của thắng cảnh cho du lịch tham quan.....65
Bảng 3.2. Chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của địa hình cho du lịch tham quan .........65
Bảng 3.3. Chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của sinh vật cho du lịch tham quan..........66
Bảng 3.4. Chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của bãi tắm cho du lịch nghỉ dưỡng.........68
Bảng 3.5. Chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của tiêu chí nước khoáng cho du lịch
nghỉ dưỡng..............................................................................................................69
Bảng 3.6. Xây dựng bảng đánh giá tổng hợp cho du lịch tham quan ................................71
Bảng 3.7. Kết quả đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cho
du lịch tham quan tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa...........................71
Bảng 3.8. Xây dựng bảng đánh giá tổng hợp cho du lịch nghỉ dưỡng...............................74
Bảng 3.9. Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng tại
thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa................................................................75
Bảng 3.10. Xây dựng bảng đánh giá tổng hợp cho du lịch sinh thái..................................76
Bảng 3.11. Kết quả đánh giá tổng hợp cho phát triển du lịch sinh thái ............................77
Bảng 3.12. Phân cấp đánh giá mức độ thuận lợi của 3 loại hình du lịch ...........................77
Bảng 3.13. Kết quả đánh giá tổng hợp mức độ thuận lợi cho 3 loại hình du lịch.............78
Bảng 3.14. Kết quả khảo sát mức độ hài lòng của du khách đến du lịch thành phố
Nha Trang ...............................................................................................................81
Bảng 3.15. Kết quả khảo sát ý kiến người dân về tác động của du lịch đến đời sống
người dân và môi trường .......................................................................................83
Bảng 3.16. Dự báo quy mô khách du lịch và cơ sở lưu trú đến năm 2030 và năm 2040 ... 87
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ khu vực thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa....................................32
Hình 2.2. Bản đồ địa hình thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa....................................33
Hình 2.3. Khu vực bãi biển phía Bắc thành phố Nha Trang...............................................34
Hình 2. 4. Bãi biển trung tâm thành phố Nha Trang...........................................................35
Hình 2.5. Hòn Chồng..............................................................................................................37
Hình 2.6. Khu vực đảo Hòn Tre ............................................................................................39
Hình 2.7 . Hòn Mun ................................................................................................................40
Hình 2.8 . Khu vực bãi Sỏi ( đảo Trí Nguyên - Hòn Miễu)................................................41
Hình 2.9. Rừng ngập mặn ở Nha Trang...............................................................................46
Hình 2.10. Thảm thực vật trên các đảo vịnh Nha Trang .....................................................47
Hình 2.11 San hô – quần xã sinh vật đáy ở Khu bảo tồn biển Hòn Mun .........................49
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Du lịch là một trong những ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt. Tài
nguyên có vai trò đặc biệt quan trọng tới hiệu quả kinh tế của hoạt động du lịch
cũng như tới phát triển, hình thành các điểm, cụm, tuyến du lịch. Phát triển du lịch
bền vững dựa trên cơ sở khai thác sử dụng tài nguyên hướng tới việc thỏa mãn được
các yêu cầu hiện tại và không làm tổn hại đến nhu cầu của các thế hệ mai sau. Để du
lịch phát triển được một cách bền vững thì việc đánh giá các điều kiện tự nhiên là
một việc làm cần thiết nhằm xác định được giá trị của các hợp phần tự nhiên phù
hợp cho việc khai thác phát triển du lịch. Thông qua việc đánh giá các thành tạo,
các tính chất của tự nhiên cũng như các điều kiện, khả năng khai thác tài nguyên sẽ
xác định được mức độ thuận lợi của tài nguyên đối với từng lãnh thổ và từng loại
hình du lịch.
Nha Trang là thành phố, trung tâm kinh tế - hành chính của tỉnh Khánh Hòa
thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, có tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhiều
cảnh quan đẹp với nhiều giá trị đặc biệt đã được công nhận từ lâu. Đây chính là những
tài nguyên du lịch tự nhiên độc đáo phục vụ phát triển du lịch của thành phố. Ở khu
vực biển đảo của thành phố Nha Trang có các tài nguyên thiên nhiên như: vịnh Nha
Trang, khu bảo tồn biển Hòn Mun, đảo Hòn Tre, đảo Trí Nguyên, đảo Hòn Mun, đảo
Hòn Tằm,…Ở khu vực bãi biển có thể kể đến như: bãi biển Trung tâm thành phố,
Danh thắng Hòn Chồng - Hòn Đỏ; ở khu vực đồng bằng Nha Trang có tài nguyên thiên
nhiên có giá trị như: Suối khoáng nóng Tháp Bà, Hồ Kênh Hạ,…
Cùng với những giá trị về văn hóa, nhân văn được đánh giá cao, môi trường
khá trong sạch, con người hiền hòa, nhã nhặn, thành phố Nha Trang hội tụ nhiều
yếu tố nền tảng cho một trung tâm du lịch lớn với cảnh quan thiên nhiên kỳ thú của
vịnh, biển, núi, sông, vùng ngập mặn, cảnh quan sinh sinh thái nông nghiệp trù phú,
hệ sinh thái biển đa dạng,… Nhờ thế, số lượt khách du lịch đến Nha Trang ngày
càng tăng. Năm 2019, Nha Trang - Khánh Hòa đã đón 7,2 triệu lượt khách lưu trú,
tăng 12,6% so với năm 2018; trong đó có khoảng 3,6 triệu lượt khách quốc tế, tăng
2
27,5%. Tổng doanh thu từ khách du lịch ước được 27.000 tỷ đồng, tăng 24,2% so
với năm 2018. Tuy nhiên sự phát triển “nóng” về du lịch của Nha Trang cũng chứa
nhiều nguy cơ, yếu tố thiếu bền vững. Một số điểm du lịch, loại hình du lịch không
phát triển được theo quy hoạch , chưa phát huy được giá trị của tài nguyên thiên
nhiên để phát triển du lịch của thành phố theo hướng du lịch cao cấp.
Trên cơ sở nghiên cứu, kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đây về vấn đề
lý luận và thực tiễn, về nguyên tắc và hệ thống phương pháp đánh giá tài nguyên
cho từng địa phương và hiện trạng khai thác tài nguyên thiên nhiên của thành phố
Nha Trang, đặt ra vấn đề cần phải nghiên cứu, đánh giá theo hướng tổng hợp mức
độ thuận lợi của điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển du
lịch trên lãnh thổ nhằm phát huy hơn nữa thế mạnh, đưa du lịch Nha Trang trở
thành trung tâm du lịch biển mang tầm quốc tế.
Về nghiên cứu phát triển du lịch thành phố Nha Trang đã có trong Báo cáo
tổng hợp Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Khánh Hòa đến năm 2025 tầm nhìn đến
năm 2025, của Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa và một số nghiên cứu có đề cập đến
đánh giá tài nguyên cho phát triển du lịch. Tuy nhiên, các đề tài đó chỉ dừng ở mức
độ đánh giá chung, đánh giá tài nguyên sơ bộ trên phạm vi tỉnh Khánh Hòa và thiên
về mục tiêu phát triển kinh tế, chưa chú trọng việc đánh giá điều kiện tự nhiên, tài
nguyên thiên nhiên theo các tiêu chí đánh giá chi tiết.
Từ thực tiễn cho thấy, để khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, thúc đẩy
du lịch thành phố Nha Trang phát triển mạnh, cần có thêm những nghiên cứu mới
cả về lý luận và thực tiễn nhằm đánh giá chi tiết hơn về điều kiện tự nhiên, tài
nguyên thiên nhiên, đánh mức độ thuận lợi của tài nguyên đối với từng loại hình du
lịch, điểm du lịch theo từng tiểu vùng tự nhiên. Đây là cơ sở khoa học cho việc đề
xuất định hướng khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên và phát triển sản phẩm du lịch
của thành phố Nha Trang trong thời gian tới.
Xuất phát từ thực tế đó, tác giả lựa chọn đề tài: “ Nghiên cứu điều kiện tự
nhiên, tài nguyên thiên nhiên thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa phục vụ
phát triển du lịch” làm luận văn thạc sĩ.
3
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu, đánh giá điều kiện tự nhiên của thành phố Nha Trang, tỉnh
Khánh Hòa phục vụ cho phát triển du lịch. Từ đó, đề xuất một số giải pháp cho việc
phát triển du lịch bền vững tại địa bàn nghiên cứu.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thành phố Nha Trang, tỉnh
Khánh Hòa phục vụ phát triển du lịch.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
- Nội dung nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu đánh giá các điều kiện tự nhiên
cho phát triển bền vững ngành du lịch trong đó tập trung vào phát triển du lịch tham
quan, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái.
- Phạm vi thời gian: Giai đoạn 2010 - 2020.
4. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Quan điểm nghiên cứu
4.1.1. Quan điểm nghiên cứu lãnh thổ
Đây là quan điểm mang tính truyền thống, cơ bản khi nghiên cứu địa lý học.
Đó là khi xem xét các sự vật, hiện tương địa lý cần phải đặt chúng trong mối
quan hệ với nhau về không gian nhất định. Trên thực tế, các sự vật và hiện tượng
địa lý luôn có sự phân hóa về không gian, có đặc điểm riêng, làm cho chúng có sự
khác biệt giữa nơi này với nơi khác. Do vậy, sự kết hợp giữa các yếu tố và tổng thể
của chúng có sự phân hóa giữa các vùng lãnh thổ. Sự phân hóa đó đã tạo nên sự
khác biệt, đòi hỏi các nhà nghiên cứu phải tìm ra sự khác biệt lãnh thổ. Cũng từ đó,
các nhà nghiên cứu phải xác định yếu tố trội để xác định đúng khả năng của từng
khu vực, vạch ra được hệ thống các vùng khác nhau tồn tại trên lãnh thổ. Việc tìm
ra các yếu tố trội trong nghiên cứu lãnh thổ giúp nhà nghiên cứu thấy được thế
mạnh tiềm tàng của địa phương và triển vọng phát huy thế mạnh đó.
Ở khu vực thành phố Nha Trang, các điều kiện tự nhiên (ĐKTN), tài nguyên
du lịch (TNDL) và một số nhân tố khác ảnh hưởng tới phát triển du lịch phân bố
4
không đều theo lãnh thổ. Dựa theo quan điểm lãnh thổ trong nghiên cứu sẽ góp
phần xác định được sự phân hóa các ĐKTN và TNDL về số lượng, chất lượng, khả
năng khai thác, bảo vệ, tôn tạo các tài nguyên. Và tìm ra những nét đặc trưng cho
từng loại hình du lịch, sản phẩm du lịch ở các lãnh thổ khác nhau. Đó là cơ sở quan
trọng cho việc xác định các điểm, tuyến du lịch tiêu biểu và sản phẩm du lịch đặc
trưng của thành phố.
4.1.2. Quan điểm nghiên cứu hệ thống và tổng hợp
Quan điểm hệ thống và tổng hợp lãnh thổ trong khoa học địa lý là một hệ
thống các hợp phần có mối quan hệ chặt chẽ qua lại lẫn nhau theo một hệ thống
phân vị nhất định. Việc tác động hay phân tích, đánh giá một hợp phần luôn đòi hỏi
có sự liên hệ và tính toán trới những hợp phần còn lại. Đây là quan điểm có tính ứng
dụng cao, mỗi đối tượng địa lý đều có không gian riêng, vị trí và mối quan hệ đặc
trưng không chỉ với các hợp phần bên trong mà còn với xung quanh. Vì vậy, khi
nghiên cứu TNDL của một khu vực, một địa phương hay một quốc gia cũng phải
đặt chúng trong một hệ thống lãnh thổ du lịch nhất định. Việc nghiên cứu các loại
tài nguyên phải được xem xét đặc điểm của từng loại, mối quan hệ giữa các loại
trong cùng một hệ thống lãnh thổ du lịch với các loại, các phân hệ TNDL của các
phân hệ khác trong vùng và cả nước [18].
Tính tổng hợp đồi hỏi khi nghiên cứu các ĐKTN và TNTN phục vụ phát
triển du lịch của thành phố Nha Trang phải đặt chúng trong tổng thể các mối quan
hệ với hệ thống tự nhiên và hệ thống kinh tế - xã hội. Việc nghiên cứu, đánh giá các
TNDL của thành phố phải tính đến tất cả các yếu tố như TNDL tự nhiên, TNDL
nhân văn và các yếu tố bổ trợ. Trong các mối quan hệ đó phải chú ý nhiều hơn tới
các mối quan hệ chủ yếu nhất đối với sự phát triển ngành du lịch Nha Trang.
Tính hệ thống đòi hỏi khi tiến hành nghiên cứu, đánh giá các ĐKTN và tài
nguyên phục vụ phát triển du lịch ở thành phố Nha Trang cần phải đặt chúng vào hệ
thống lãnh thổ nhất định, trong mối quan hệ với nhiều đối tượng và với các hệ thống
khác ngoài hệ thống tự nhiên.
Vận dụng quan điểm này trong nghiên cứu, đánh giá ĐKTN và tài nguyên
cho phát triển du lịch Nha Trang sẽ đảm bảo tính khoa học, khách quan và phù hợp
với thực tiễn phát triển du lịch.