Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu địa tầng và trầm tích của cát đỏ khu vực phan thiết và đánh giá tiềm năng khoáng sản liên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nghiên cứu địa tầng và trầm tích của cát đỏ
khu vực Phan Thiết và đánh giá tiềm năng
khoáng sản liên quan
Nguyễn Quang Lộc
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn ThS. ngành: Địa chất học; Mã số: 60 44 55
Người hướng dẫn: GS.TS. Trần Nghi
Năm bảo vệ: 2012
Abstract. Chương 1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế nhân văn. Chương 2.
Đặc điểm trầm tích và tướng trầm tích. Chương 3. Điều kiện thành tạo và triển vọng
khoáng sản.
Keywords. Địa chất học; Địa tầng; Trầm tích; Cát đỏ; Khoáng sản; Phan Thiết
Content
MỞ ĐẦU
Hệ tầng Phan Thiết đã được đề cập từ lâu trong các văn liệu địa chất ở Việt Nam [5,7,19]
với cái tên gọi “cát đỏ Phan Thiết”, “cao nguyên cát đỏ Phan Thiết”, tầng Phan Thiết, tầng
Lương Sơn. Cát đỏ Phan Thiết, một thực thể trầm tích phức tạp và kỳ vĩ, gây ấn tượng mạnh,
đã và đang lôi cuốn sự chú ý đổi với các nhà địa chất trong và ngoài nước. Tuy nhiên, do mức
độ tài liệu còn nhiều hạn chế các tác giả khác nhau có những nhìn nhận khác nhau về nguồn
gốc và tuổi của các thành tạo này. Cát đỏ Phan Thiết phân bố rộng rãi khu vực dải ven biển từ
Tuy Phong kéo dài về phía sân bay Phan Thiết, bị các sông chia cắt tạo ra các vùng Tuy
Phong, vùng Lương Sơn và vùng sân bay Phan Thiết. Trên bề mặt, chúng bị các hoạt động
của gió chi phối, tạo nên các thành tạo cát gió sinh có tuổi Pleistocen muộn và Holocen sớmgiữa. Trên ảnh hàng không, chúng tạo các dạng địa hình hơi gợn sóng tôn ảnh xám, xám tối,
cấu trúc ô mạng.
Từ năm 1935 Saurin đã mô tả cát đỏ. Năm 1970 cũng chính Saurin đã tìm thấy Trùng lỗ
và sò ốc biển trong cát đỏ ở đảo Phú Quý. Từ năm 1975 đến nay nhiều nhà địa chất Việt nam
đã quan tâm nghiên cứu cát đỏ từ nhiều góc độ khác nhau nhằm làm sáng tỏ nguồn gốc, vị trí
địa tầng và cơ chế thành tạo phục vụ công tác đo vẽ bản đồ địa chất ở các tỷ lệ khác nhau. Lê
Đức An và nnk (1976-1980), Vũ Văn Vĩnh và nnk (1978-1988), Nguyễn Ngọc Hoa và nnk
(1994) đã phân cát đỏ ra một hệ tầng có tuổi Q1
2-3
hoặc Q1
2
. Trần Nghi và nnk (1996) cho
rằng cát đỏ được thành tạo liên quan đến 3 đợt biển tiến Q1
1
, Q1
2-3a
và Q1
3b
Cho đến nay việc nghiên cứu đặc điểm các thành tạo trầm tích thuộc hệ tầng cát đỏ Phan
Thiết đã được quan tâm một cách đúng đắn và kết quả nghiên cứu đáp ứng được yêu cầu
trong nghiên cứu tìm kiếm khoáng sản. Chúng ta đã phát hiện tầng cát đỏ thuộc hệ tầng Phan
Thiết chứa sa khoáng titan - zircon có quy mô rất lớn.
Trên cơ sở phân tích và tổng hợp tài liệu hiện có về đo vẽ bản đồ địa chất, địa vật lý, các
nghiên cứu chuyên đề về kiến tạo và các tài liệu địa chất, địa vật lý và khoan ở khu vực Phan
Thiết đã khoanh định chính xác hóa ranh giới các thành tạo địa chất; khoanh định chính xác
hóa diện tích phân bố trầm tích cát đỏ trên mặt và tồn tại dưới sâu có chứa sa khoáng titanzircon, khống chế được chiều dày của chúng. Xác định quy mô và chất lượng của các thân
quặng sa khoáng. Trong khuôn khổ luận án này học viên chỉ xin trình bày dựa vào 8 phương
pháp:
- Phương pháp phân tích độ hạt và xử lý số liệu
- Phương pháp phân tích lát mỏng thạch học bở rời
- Phương pháp tính hệ số mài tròn (Ro)
- Phương pháp phân tích rơnghen tính thành phần khoáng vật chứa sắt
- Phương pháp xác định khoáng vật nặng và khoáng vật nhẹ bằng dung dịch nặng, kính
hai mắt và kính hiển vi phân cực.
- Phương pháp phân tích tuổi tuyệt đối bằng phương pháp nhiệt huỳnh quang thạch anh.
- Phương pháp phân tích tướng trầm tích
- Phương pháp phân chia địa tầng cát đỏ Phan Thiết
- Phương pháp tính toán trữ lượng sa khoáng
và khảo sát thực địa chi tiết một số mặt cắt tiêu biểu, nhằm làm rõ hơn về các đặc điểm
thành phần vật chất, điều kiện thành tạo và đánh giá tiềm năng khoáng sản cho hệ tầng này.
Cấu trúc của luận án bao gồm:
Mở đầu
Chương 1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế nhân văn
Chương 2. Đặc điểm trầm tích và tướng trầm tích
Chương 3. Điều kiện thành tạo và triển vọng khoáng sản
Kết luận
Để hoàn thành luận văn này tác giả đã nhận được sự tạo điều kiện và khích lệ của lãnh
đạo Trung tâm Kiểm định và Công nghệ địa chất – Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, Ban
chủ nhiệm khoa Địa chất. Đặc biệt tác giả đã nhận được những ý kiến đóng góp hết sức tận
tình của GS.TS Trần Nghi. Cho phép tác giả được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc sự giúp đỡ quý
báu nói trên.
Chương I
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, KINH TẾ, NHÂN VĂN
I.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Cát đỏ rất dễ dàng nhận ra nhờ màu đỏ rượu vang đặc trưng, đã tạo nên một ấn tượng
mạnh về mặt địa chất. Dọc ven biển từ Cam Ranh, Hòn Đỏ, Maviec, Tuy Phong, Bắc Phan
Thiết, Nam Phan Thiết và Hàm Tân đến đảo Phú Quý, Côn Đảo cát đỏ phân bố với diện lộ
khác nhau và các độ cao khác nhau từ 0m đến 200m. Từ các bãi triều ở bờ biển Nam Phan
Thiết, Tuy Phong đến các cao nguyên trùng điệp như ở Sông Lũy, Mũi Né rồi đến các bậc
thềm biển phân bậc rõ ràng như ở Maviec, cát đỏ có sự phân bố khá đa dạng. Chiều dài theo
đường bờ biển khoảng 270 km; chiều dài đi theo Quốc lộ 1A khoảng 235 km. Chiều rộng các
khu vực từ 2,0 km đến 21,5 km. Tổng diện tích khu vực điều tra nghiên cứu là 1.262 km2
.
I.1.1. Khu vực Tuy Phong - Bắc Phan Thiết
Khu vực Tuy Phong - Bắc Phan Thiết nằm về phía đông bắc thành phố Phan Thiết, theo
dải ven biển từ phường Phú Hài thuộc thành phố Phan Thiết kéo dài khoảng 70 km đến thị
trấn Liên Hương, huyện Tuy Phong.