Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Đặc Điểm Vật Hậu Phân Bố Và Tình Hình Gây Trồng Loài Giổi Xanh Michelia Mediocirs Dandy Tại Vườn Quốc Gia Xuân Sơn Huyện Tân Sơn Tỉnh Phú Thọ
PREMIUM
Số trang
84
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1909

Nghiên Cứu Đặc Điểm Vật Hậu Phân Bố Và Tình Hình Gây Trồng Loài Giổi Xanh Michelia Mediocirs Dandy Tại Vườn Quốc Gia Xuân Sơn Huyện Tân Sơn Tỉnh Phú Thọ

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Vƣờn quốc gia Xuân Sơn là vƣờn quốc gia duy nhất có rừng nguyên sinh

trên núi đá vôi với diện tích 15.048ha. Chính vì vậy, mà hệ động, thực vật ở đây

vô cùng phong phú, độc đáo với nhiều loài quý hiếm có giá trị trong nghiên cứu

khoa học cũng nhƣ bảo tồn nguồn gen. Vƣờn cũng đã có nhiều nỗ lực trong

công tác bảo tồn tài nguyên sinh vật nhƣ: các dự án bảo tồn các loài động, thực

vật quý hiếm, điều tra lập danh mục các loài động vật, thực vật, côn trùng, bò

sát,... Hiện nay trong vƣờn có một số loài cây gỗ có giá trị cao đang bị khai thác

mạnh, cộng với môi trƣờng sống bị phá hủy nhanh nên nhiều loài càng có số

lƣợng giảm đi nhanh chóng và càng trở nên quý hiếm, cần đƣợc bảo tồn, trong

đó có loài Giổi xanh.

Giổi xanh Michelia mediocris Dandy thuộc họ Ngọc lan (Magnoliaceae)

là loài gỗ cứng, thớ mịn dễ ra công, ít bị cong vênh nứt nẻ, không bị mối mọt,

có giá trị cao thƣờng dùng trong xây dựng, làm gỗ dán lạng và đóng đồ mộc.

Hạt và vỏ cây có tác dụng làm thốc kích thích tiêu hóa, trị đau bụng ăn không

tiêu. Vỏ cây còn có tác dụng chữa sốt. Hạt giổi xanh còn làm gia vị.

Loài Giổi xanh là một trong những loài cây trồng chính ở một số vùng

sinh thái ở nƣớc ta. Đặc biệt, trong chƣơng trình giống quốc gia, Giổi xanh cũng

là một trong những loài cây đƣợc chú trọng nghiên cứu nhằm nâng cao chất

lƣợng giống phục vụ làm giàu rừng và phục hồi rừng tự nhiên nghèo kiệt. Tại

vƣờn quốc gia Xuân Sơn cũng đã có một số công trình nghiên cứu loài Giổi

xanh nói chung nhƣng còn ít, chƣa có các nghiên cứu chuyên sâu về đặc điểm

vật hậu, phân bố và tình hình gây trồng Giổi xanh. Vì vậy tôi tiến hành đề tài:

“Nghiên cứu đặc điểm vật hậu, phân bố và tình hình gây trồng loài Giổi

xanh (Michelia mediocris Dandy) tại Vườn quốc gia Xuân Sơn, huyện Tân

Sơn, tỉnh Phú Thọ” để làm rõ thông tin về hiện trạng và tình hình gây trồng

của loài giổi xanh tại khu vực, từ đó đề xuất các giải pháp gây trồng loài giổi

xanh một cách hiệu quả và bền vững cho VQG Xuân Sơn.

2

Chƣơng 1

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Một số đặc điểm chung về loài Giổi xanh (Michelia mediocris Dandy)

- Tên gọi:

Tên khoa học: Michelia mediocris Dandy

Tên thông thƣờng: Giổi xanh.

Tên khác: Giổi.

- Phân loại:

Giổi xanh thuộc họ Ngọc lan (Magnoliaceae). Bộ Ngọc lan (Magnoliales).

- Hình thái:

Giổi xanh là loài gỗ lớn, thân thẳng, tròn, đều, chiều cao đạt tới 25 - 30

m, đƣờng kính D1.3 đạt tới 100 cm. Gốc có bạnh vè thấp, phân cành tự nhiên tốt.

Vỏ nhẵn, màu nâu nhạt, có điểm các vệt trắng quanh thân. Lớp vỏ trong màu

xanh nhạt. Vỏ có mùi thơm nhẹ.

Lá đơn mọc cách, hình thuôn dài, nhẵn, bóng. Chiều dài lá 12 – 13 cm,

chiều rộng 6 – 12 cm. Gân nổi rõ, gân bên 10 – 16 đôi, mặt trên của lá nhẵn có

màu xanh, mặt dƣới xanh nhạt. Có lá kèm sớm rụng thƣờng để lại vòng sẹo trên

cành non, lá kèm có long mặt ngoài.

Hoa mọc ở nách lá, bao hoa màu trắng đục. Cây có rễ cọc ăn sâu. Quả đại

kép, dài khoảng 10cm, vỏ đại có nhiều nốt sần, đại mang 4 -5 hạt. Khi chín quả

nứt. Hạt chín có nội nhũ màu đỏ, mềm có vị ngọt. Hạt có dầu, mùi thơm, vị cay.

- Sinh học và sinh thái:

Giổi xanh phân bố khá phổ biến ở vùng rừng núi đất ẩm hay trên vùng

đất bazan Tây Nguyên. Đây là loại cây trung tính, ƣa sáng, cây trƣởng thành

thƣờng vƣơn lên chiếm tầng cao nhất của rừng. Cây giổi thích hợp ở vùng có

nhiệt độ bình quân 20 – 300C, lƣợng mƣa từ 2.000 – 2.500mm. Độ cao dƣới

700m so với mực nƣớc biển, ƣa đất ẩm, sâu, thoát nƣớc, mọc tốt trên đất đỏ, đổ

vàng, tầng dày. Chúng thƣờng sống hỗn loại với các loài nhƣ Lim xẹt, Ràng

ràng mít, Re, Ngát (ở miền Bắc) hoặc với Xoay, Thông nàng, Trám, Vạng, Dẻ

3

(ở Tây Nguyên). Cây ƣa sáng, sinh trƣởng tƣơng đối nhanh, tái sinh hạt tốt. Cây

non chịu bóng nhẹ.

- Phân bố:

Giổi xanh phân bố ở nhiều nƣớc Đông Nam Á, nam Trung Quốc. Ở Việt

Nam, gặp từ Thừa Thiên - Huế trở ra, tập trung ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Yên Bái,

Phú Thọ, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang.

Tại Vƣờn quốc gia Xuân Sơn. Theo điều tra, đánh giá ban đầu (Viện sinh

thái Tài nguyên sinh vật) kết hợp với Viện điều tra Quy hoạch rừng (2013) cây

Giổi xanh phân bố tại các kiểu rừng trên núi đất, núi đất xen đá với độ cao <800

m. Đồng thời trong giai đoạn 1997 – 2002 tại phân khu phục hồi sinh thái (thôn

Lạng, Dù xã Xuân Sơn) đã tiến hành trồng thử nghiệm tại một số hộ dân. Kết

quả, tính đến thời điểm năm 2014, 60% số cây đã ra hoa và sản lƣợng đạt trung

bình 3kg/cây.

- Giá trị sử dụng:

Gỗ giổi rất đƣợc dân ta ƣa chuộng sử dụng để đóng đồ, làm nhà, chạm

khắc. Gỗ bền, ít bị mối mọt, ít cong vênh, thớ mịn dễ ra công.

Hạt và vỏ cây có tác dụng làm thuốc kích thích tiêu hóa, trị đau bụng, ăn

không tiêu. Ngoài ra vỏ cây còn có tác dụng chữa sốt. Hạt giổi còn đƣợc sử

dụng làm gia vị.

1.2.Tình hình nghiên cứu trên thế giới.

Giổi xanh hay còn gọi là cây giổi có tên khoa học là Michelia mediocris

Dandy thuộc họ Ngọc lan (Magnoliaceae), Bộ Ngọc lan (Magnoliales).

Theo Xia et al (2008) họ Ngọc lan (Magnoliaceae) có khoảng 300 loài,

phân bố chủ yếu ở các vùng ôn đới và nhiệt đới của Đông Nam Châu Á (4/5) và

phần còn lại thuộc về Châu Mỹ Latin (1/5)[23], từ vùng ôn đới Đông Nam của

Bắc Mỹ qua vùng Mỹ Nhiệt Đới tới Brazin (Dandy, 1971; Thorne, 1993), các

loài trong họ Mộc lan nổi bật với những đặc điểm nguyên thủy nhƣ bao hoa

chƣa phân hóa hay phân hóa chƣa rõ ràng, số lƣợng nhiều và rời, nhị và nhụy

hoa nhiều, rời, sắp xếp thành hình xoắn ốc trên đế hoa hình nón thuôn dài.

4

Với những tính chất và đặc điểm trên, họ Ngọc lan đã và đang thu hút

không chỉ các nhà hình thái-phân loại học mà cả các nhà sinh học phân tử nhằm

giải quyết các tranh luận dai dẳng và những bất đồng đặc biệt trong việc phân

loại, sắp xếp thứ bậc của các nhóm trong hệ thống phân loại học (Dandy, 1927,

1950, 1978; Law, 1984, 1996; Nooteboom, 1985; Chen & Nooteboom,

1993)[18][22]. Gần đây với sự phất triển về công nghệ phân tử, nhiều nghiên

cứu liên quan đến họ Ngọc lan trong lĩnh vực này đã đƣợc thực hiện (Qiu et al.,

1993, 1995, 1999; Soltis et al., 1998, 1999; Kim et al., 2001; Azuma et al.,

2001; v.v.)[14]. Tuy nhiên có một sự thống nhất giữa các quan điểm (Dandy,

1927, 1964, 1978; Law, 1984, 1996, 2000; Nooteboom, 1985, 1993, 2000; Chen

& Nooteboom, 1993) là họ Ngọc lan nên đƣợc chia làm hai phân họ: (1) phân

họ Magnolioideae và (2) phân họ Liriodendroideae (Law, 1984; Chen &

Nooteboom, 1993; Nooteboom, 1998); trong đó phân họ Liriodendroideae chỉ

với 2 loài là L. tulipiera L. và L. chinense (Hemsl.) Sarg., có sự khác biệt nổi

bật với Magnolioideae bởi các đặc điểm đặc trƣng nhƣ: phiến lá phân thành 2-

10 thuỳ, bao phấn mở hƣớng ngoài, sớm rụng, quả có cánh, không

mở[17][18][22]. Thêm vào đó những nghiên cứu phân tử gần đây (Chase et al.,

1993; Qui et al., 1993; Ueda et al., 2000) cũng xác thực việc phân chia của hai

phân họ kể trên.

Năm 1789, Antonil Laurentii de Jussieu, ngƣời đầu tiên công bố sự có

mặt của chi Talauma trong cuốn 'Genera Plantarum' (Lesser Antilles. B.H.1:18;

E.P.3, 2:16)[16]. Bentham và Hooker (1862), ngƣời đã giới thiệu hệ thống chỉ

với 4 chi: Magnolia Linnaeus (1753), Michelia Linnaeus

(1753), Talauma Jussieu (1789) và Manglietia Blume (1823). Năm 1888, Prantl

rút gọn lại chỉ còn 3 chi bằng cách gộp chi Manglietia vào chi Magnolia, trong

khi trƣớc đó Ballion (1886) đã chọn phƣơng án đặt toàn bộ các chi nhƣ các

phân chi (subgenera) dƣới một chi duy nhất Magnolia bên cạnh gợi ý việc có

thể vẫn giữ nguyên các chi riêng rẽ.

Năm 1927 trong công bố “Các chi của họ Mộc lan” (The Genera of

Magnoliaceae), James Edgar Dandy đã giới thiệu hệ thống 10 chi dựa cơ bản

5

trên hệ thống 4 chi của Bentham và Hooker (1862). Trong hệ thống này, Dandy

tiếp tục công nhận sự tồn tại của chi Aromadendron (đƣợc Blume tách ra từ

chi Talauma năm 1825, bởi đặc điểm quả thịt, không mở) và công bố mới 4 chi:

(1) Kmeria Dandy (1927, dựa vào đặc điểm hoa đơn tính và tâm bì mở bụng,

loài gốc Magnolia duperreana Pierre, 1879), (2) Pachylarnax Dandy (1927,

dựa vào dạng quả của loài P. praecalva Dandy), (3) Alcimandra Dandy (1927,

dựa trên đặc điểm hoa đầu cành của loài gốc Michelia cathcartii Hook.f et

Thoms., 1855) và (4) Elmerrillia Dandy (1927, dựa trên đặc điểm không cuống

nhuỵ và bao phấn mở trong của loài Michelia forbesii Baker (1923) và loài nghi

ngờ Talauma papuana Schlechter (1913) - loài đƣợc Dandy chọn làm loài gốc

cho chi mới). Sau này, Dandy (1964, 1978) cũng tiếp tục chấp nhận thêm hai

chi Paramichelia Hu (1940) và Tsoongiodendron Chun (1963) vào hệ thống 12

chi, thuộc 2 tông Liriodendreae và Magnolieae, trong đó có sự phân chia nhỏ

thành các phân chi và các nhánh khác nhau trong chi Magnolia.

Năm 1984, Law Yu-Wu đƣa ra hệ thống mới với 2 phân họ, 2 tông, 4

phân tông và 14 chi. Trong hệ thống này, ông chủ yếu dựa trên hệ thống của

Dandy trƣớc đó và đã thêm 2 chi mới: (1) Parakmeria Hu & Cheng (1951) thay

thế cho nhánh Gynopodium trong chi Magnolia của hệ thống Dandy trƣớc đó

và (2)Manglietiastrum Law (1979). Năm 2000, ông tiếp tục gộp thêm 2 chi

nữa: Dugandiodendron Lozano (1975) và Woonyoungia Law (1997) vào hệ

thống trên, nâng tổng số chi trong họ lên 16[20]. Trong những công trình đƣợc

cho là khá toàn diện về họ Mộc lan, Nooteboom (1985, 1987, 1993, 1998) cũng đã

chia phân họ Magnolioideae thành 2 tông: Magnolieae (gồm 4 chi: Magnolia,

Manglietia, Pachylarnax, Kmeria) và Michelieae (gồm 2 chi:

Elmerrillia vàMichelia), trong đó nhiều chi từng tồn tại riêng rẽ trong các hệ

thống trƣớc đã trở thành các nhánh của 2 chi Magnolia và Michelia[9].

Trên thế giới chi Giổi Michelia L. thuộc họ Mộc lan có khoảng 70 loài,

phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Châu Á. Ở Việt nam,

theo Phạm Hoàng Hộ (1999) chi Michelia có 19 loài. Theo Nguyễn Tiến Bân

(2003), chi này có khoảng 18 loài và một thứ; cũng trong danh lục này, ông đã

6

liệt kê 3 loài: Paarmechelia braianensis (Gagnep.) Dandy, P. Baillonii (Pierre)

Hu và Tsoongdendron odorum Chun, nay đã trở thành synonym của Michelia

braianensis Gagnep., M. Baillonii (Pierre) Finet & Gagnep. Và M. Odora

(Chun) Nooteboom & B.L. Chen[1]. Vũ Quang Nam & Xia Nian He (2009) đã

làm rõ và bổ sung thêm 2 loài cho hệ thực vật Việt Nam, đó là Michelia gioii

(A. Chev.) Sima & H. Yu và M. Velutina DC. Vũ Quang Nam & Xia Nian He (2010)

đã làm rõ và bổ sung thêm 1 loài đó là loài Michelia fulva Chang et B.L Chen.

1.3.Tình hình nghiên cứu loài Giổi xanh trong nƣớc.

Ở nƣớc ta từ những năm 1967 các cán bộ nghiên cứu khoa học thuộc

Viện khoa học Lâm Nghiệp (Lê Cảnh Nhuệ, Nguyễn Bá Chất...) đã tiến hành

thí nghiệm làm giàu rừng với nhóm loài cây gỗ có giá trị kinh tế cao: Chò nâu,

Dẻ cau, Vạng trứng, Giổi xanh, Lim xanh, Xoan đào. Tuy nhiên các kết quả

nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở giai đoạn đầu chƣa khẳng định đƣợc sự thành

công của đề tài nghiên cứu[5].

Đoàn Sỹ Hiền – Lê Nguyên – Lê Mộng Chân, trong quấn sách “ Cây

rừng Việt Nam – Tập 1” Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội, 1976, đã mô tả hình

thái, giám định tên loài Giổi xanh và xác định vùng phân bố của loài này, Giổi

xanh phân bố chủ yếu ở Nghệ An, Thanh Hóa... là cây ƣa sáng thƣờng gặp ở

rừng thƣa[3].

Cuốn “Cây gỗ rừng Việt Nam – Tập 2” của Viện Điều tra quy hoạch

rừng, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, 1978, cũng đã xác định vùng phân bố và mô

tả đặc điểm hình thái của loài Giổi xanh, vùng phân bố của loài Giổi xanh

thƣờng ở các cách rừng rậm thƣờng xanh mƣa nhiệt đới ở các tỉnh miền Bắc,

miền Trung nhƣ: Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Hoàng Liên Sơn...[14].

Năm 1976 – 1977 tác giả Nguyễn Vi – Phạm Đình Tam đã tiến hành thực

hiện đề tài “Nghiên cứu thăm dò kỹ thuật làm giàu rừng tại khu vực sông Hiếu

(Nghệ An) bằng các loài Gội, Giổi xanh, Lát hoa, Mỡ, Ràng ràng”.

Trong cuốn “Thực vật và thực vật đặc sản rừng” của tác giả Lê Mộng

Chân, Vũ Văn Dũng (1992) đã mô tả đặc tính sinh thái học, phân bố giá trị

kinh tế của cây Giổi xanh nhƣng chƣa chi tiết.[2]

7

Năm 1993 Vƣờn quốc gia Ba Vì đã tiến hành trồng thí nghiệm hỗn loài

Giổi xanh với các loài khác với diện tích 2700 m2

.

Tác giả Hoàng Hoa Quế (1997) khi nghiên cứu tính đa dạng cây gỗ ở

vùng núi cao Ba Vì đã khẳng định Giổi xanh phân bố trong quần thể rừng rậm á

nhiệt đới thƣờng xanh, mƣa mùa, cây lá rộng, lá kim trên đai núi cao

1000m[11].

Phan Văn Thắng, Trung tâm Nghiên cứu Lâm đặc sản Viện Khoa học

Lâm Nghiệp Việt Nam đã nghiên cứu “Ảnh hưởng của một số nhân tố hoàn

cảnh đến khả năng tái sinh và sinh trưởng của cây Giổi xanh (Michelia

mediocris Dandy)”[12].

Các nhà khoa học thuộc Viện Giống và Công nghệ sinh học - Viện Khoa

học Lâm nghiệp Việt Nam đã nghiên cứu nhân giống thành công Giổi xanh

bằng phƣơng pháp giâm hom.

Năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Hòa Bình triển khai mô hình trồng

rừng thâm canh cây Giổi xanh tai xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy; xã Chí Đạo,

huyện Lạc Sơn; xã Do Nhân, huyện Tân Lạc với quy mô 26 ha và 70 hộ tham gia.

1.4.Tình hình nghiên cứu loài Giổi xanh tại khu vực Vƣờn Quốc Gia Xuân

Sơn – Phú Thọ.

Vƣờn quốc gia Xuân Sơn đã thực hiện đề tài: Nhân giống vô tính cây

Giổi xanh bằng phƣơng phép ghép. Qua đó đã trồng đƣợc 0,5 ha cây Giổi xanh

sinh trƣởng và phát triển tốt.

Trong giai đoạn 2008 – 2010 Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam đã

thực hiện đề tài: Nghiên cứu chọn, nhân giống và kỹ thuật trồng Giổi xanh và

Re rừng. Đề tài đã tiến hành điều tra lâm phần rừng tự nhiên của Giổi xanh tại 4

địa điểm là Vƣờn Quốc gia Bến En – Thanh Hóa, VQG Xuân Sơn – Phú Thọ,

VQG Cúc Phƣơng – Ninh Bình và tại Trạm thực nghiệm Kon Hà Nừng –

Trung tâm lâm nghiệp nhiệt đới và điều tra lâm phần rừng tự nhiên của Re

gừng tại các địa điểm là Vƣờn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng – Quảng Bình,

VQG Cúc Phƣơng – Ninh Bình, Chiêm Hóa – Tuyên Quang và Lâm Thao –

8

Phú Thọ. Đề tài đã xây dựng đƣợc 30,0 ha khảo nghiệm giống và khảo nghiệm

các biện pháp kỹ thuật lâm sinh cho Giổi xanh và Re gừng.

Trong giai đoạn 1997 – 2002 tại phân khu phục hồi sinh thái (thôn Lạng,

Dù xã Xuân Sơn) đã tiến hành trồng thử nghiệm loài Giổi xanh tại một số hộ

dân. Kết quả, tính đến thời điểm năm 2014, 60% số cây đã ra hoa và sản lƣợng

đạt trung bình 3kg/cây.

Qua các công trình nghiên cứu kể trên, đã có nhiều tổ chức, nhà khoa học

quan tâm nghiên cứu về loài Giổi xanh. Tuy nhiên nghiên cứu về đặc điểm vật

hậu và phân bố chƣa có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!