Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu đặc điểm và xác định xu hướng diễn thế của thảm thực vật thoái hoá do tác động của quá trình khai thác than ở Cẩm phả - Quảng Ninh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
------------------------
HOÀNG THỊ HẢI ÂU
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM VÀ XÁC ĐỊNH XU HƯỚNG
DIỄN THẾ CỦA THẢM THỰC VẬT THOÁI HÓA DO
TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH KHAI THÁC THAN Ở
CẨM PHẢ - QUẢNG NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH THÁI HỌC
Thái Nguyên - Năm 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
------------------------
HOÀNG THỊ HẢI ÂU
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM VÀ XÁC ĐỊNH XU HƯỚNG
DIỄN THẾ CỦA THẢM THỰC VẬT THOÁI HÓA DO
TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH KHAI THÁC THAN Ở
CẨM PHẢ - QUẢNG NINH
Chuyên ngành: SINH THÁI HỌC
Mã số : 60.42.60
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH THÁI HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THẾ HƯNG
Thái Nguyên - Năm 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
2. Mục tiêu nghiên cứu:
3. Những đóng góp mới của luận văn
Chƣơng I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các quan điểm về thảm thực vật và sự phân chia kiểu thảm
thực vật.
1.2. Nghiên cứu thành phần loài và dạng sống (life form) thực vật
1.3. Nghiên cứu cấu trúc của thảm thực vật
1.4. Nghiên cứu quá trình tái sinh tự nhiên, phục hồi rừng và xu
hướng diễn thế của thảm thực vật
1.5. Nghiên cứu về đặc tính lý, hóa của đất
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN
CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội vùng nghiên cứu
Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Đặc điểm về hình thái, cấu trúc của thảm thực vật
4.2. Thành phần loài, thành phần dạng sống thực vật và một vài
Trang
1
1
3
3
4
4
11
13
22
26
33
33
33
34
38
38
49
54
54
61
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
chỉ số đa dạng sinh học của các trạng thái thảm thực vật
4.3. Năng lực tái sinh tự nhiên của các loài cây gỗ trong các thảm
thực vật thoái hóa do tác động của quá trình khai thác than
4.4. Đặc tính lý hóa của đất dưới các trạng thái thảm thực vật
4.5. Xu hướng diễn thế của các trạng thái thảm thực vật
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
77
86
98
103
105
106
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng Trang
Bảng 4.1: Kiểu phân bố của cây gỗ trên mặt đất trong thảm thực vật
thoái hoá do tác động của quá trình khai thác than
Bảng 4.2: Số lượng và tỷ lệ phần trăm về số loài, chi và họ thực vật
trong các thảm thực vật ở các địa điểm nghiên cứu.
Bảng 4.3: Số lượng loài thực vật trong các họ
Bảng 4.4: Sự biến động về số loài và số chi trong các họ thực vật ở
khu vực nghiên cứu
Bảng 4.5: Một số chỉ tiêu về cấu trúc hệ thống của các thảm thực vật
Bảng 4.6: Tỷ lệ các loài cây gỗ thuộc các kiểu dạng sống
Megaphanerophytes – Mesophanerophytes – (MM) và kiểu dạng
sống Microphanerophytes – (Mi) tromg các thảm thực vật ở xã
Dương Huy (Cẩm Phả, Quảng Ninh
Bảng 4.7: Sự biến động về số loài và số chi trong các họ thực vật ở
điểm nghiên cứu thứ nhất
Bảng 4.8 : Sự biến động về số loài và số chi trong các họ thực vật ở
điểm nghiên cứu thứ hai
Bảng 4.9: Sự biến động về số loài và số chi trong các họ thực vật ở
điểm nghiên cứu thứ ba
Bảng 4.10: Chỉ số tương đồng (Sorensen’s Index - SI) giữa các thảm
thực vật
Bảng 4.11 : Mật độ cây gỗ tái sinh trong thảm thực vật ở các địa
điểm nghiên cứu
60
62
63
65
66
67
68
71
73
75
78
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 4.12: Mật độ cây gỗ tái sinh qua các cấp chiều cao trong các
thảm thực vật ở xã Dương Huy (Cẩm Phả, Quảng Ninh)
Bảng 4.13 : Nguồn gốc và chất lượng của cây gỗ tái sinh trong các thảm
thực vật ở xã Dương Huy (Cẩm Phả, Quảng Ninh)
Bảng 4.14: Sự biến động mật độ cây gỗ tái sinh trong các thảm thực vật
theo vị trí địa hình
Bảng 4.15: Hàm lượng mùn và các chất tổng số trong đất (độ sâu 0 -
30cm) ở các điểm nghiên cứu
Bảng 4.16: Hàm lượng các chất dễ tiêu (P2O5 và K2O) trong đất (độ
sâu 0-30cm) ở các điểm nghiên cứu
Bảng 4.17: Chỉ số CEC và độ pH trong đất (độ sâu 0- 30cm) ở các điểm
nghiên cứu.
81
83
85
87
91
93
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Tên hình Trang
Hình 2.1: Cách bố trí các ô dạng bản trong các ô tiêu chuẩn
Hình 2.2: Cách bố trí các phẫu diện đất trong ô nghiên cứu
Hình 3.1: Bản đồ hành chính thị xã Cẩm Phả (tỉnh Quảng Ninh) -
năm 2010
Hình 4.1: Số loài, số chi và số họ thực vật trong các địa điểm nghiên
cứu.
Hình 4.2: Đồ thị về sự biến động về số loài và số chi trong các họ
thực vật ở khu vực nghiên cứu
Hình 4.3: Một số chỉ tiêu về cấu trúc hệ thống trong các thảm thực
vật ở xã Dương Huy, thị xã Cẩm Phả (Quảng Ninh)
Hình 4.4: Tỷ lệ các loài cây gỗ thuộc các kiểu dạng sống
Megaphanerophytes – Mesophanerophytes – (MM) và kiểu dạng
sống Microphanerophytes – (Mi) tromg các trạng thái thảm thực vật
ở xã Dương Huy (Cẩm Phả, Quảng Ninh
Hình 4.5: Sơ đồ về các kiểu tổ hợp giữa các thảm thực vật để xác
định mức độ giống nhau về thành phần loài cây gỗ thông qua chỉ số
tương đồng (SI)
Hình 4.6 : Mật độ cây gỗ tái sinh trong các trạng thái thảm thực vật ở
xã Dương Huy (Cẩm Phả, Quảng Ninh)
Hình 4.7: Mật độ cây gỗ tái sinh theo các cấp chiều cao
trong các trạng thái thảm thực vật tại ở Dương Huy (Cẩm Phả, Quảng
Ninh)
Hình 4.8: Nguồn gốc của cây gỗ tái sinh trong các trạng thái thảm thực vật
35
36
39
63
65
66
68
74
78
82
84
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ở xã Dương Huy, thị xã Cẩm Phả (Quảng Ninh)
Hình 4.9: Chất lượng của cây gỗ tái sinh trong các trạng thái thảm thực vật
ở xã Dương Huy, thị xã Cẩm Phả (Quảng Ninh)
Hình 4.10: Mật độ cây tái sinh (cây/ha) theo vị trí địa hình trong các
trạng thái thảm thực vật ở xã Dương Huy, thị xã Cẩm Phả (Quảng
Ninh)
Hình 4.11: Hàm lượng mùn trong đất (độ sâu 0 - 30cm) trong các trạng
thái thảm thực vật ở xã Dương Huy, thị xã Cẩm Phả (Quảng Ninh)
Hình 4.12: Hàm lượng đạm tổng số trong đất (độ sâu 0 - 30cm) trong
các trạng thái thảm thực vật ở xã Dương Huy, thị xã Cẩm Phả (Quảng
Ninh)
Hình 4.13: Hàm lượng lân và kali tổng số trong đất (độ sâu 0 - 30cm)
trong các trạng thái thảm thực vật ở xã Dương Huy, thị xã Cẩm Phả
(Quảng Ninh)
Hình 4.14: Hàm lượng lân và kali dễ tiêu trong đất (độ sâu 0 - 30cm)
trong các trạng thái thảm thực vật ở xã Dương Huy, thị xã Cẩm Phả
(Quảng Ninh)
Hình 4.15: Sự biến động CEC (meq/100g đất) theo chiều sâu phẫu
diện trong các trạng thái thảm thực vật ở xã Dương Huy, thị xã Cẩm
Phả (Quảng Ninh)
Hình 4.16: CEC liên quan chặt chẽ với hàm lượng mùn trong đất (độ sâu 0
– 30 cm) ở các điểm nghiên cứu
Hình 4.17: pH của đất (độ sâu 0 - 30cm) trong các trạng thái thảm thực
vật ở xã Dương Huy, thị xã Cẩm Phả (Quảng Ninh)
84
85
87
88
89
92
94
95
96
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong giai đoạn hiện nay, khi nhân loại đang phải đối mặt với những
thách thức nghiêm trọng về khí hậu, thiên tai, nạn ô nhiễm (ô nhiễm vật lý,
hoá học và sinh vật học) và sự suy giảm nguồn nước, thì môi trường đã trở
thành vấn đề quan tâm của toàn cầu.
Trong nhiều vấn đề về môi trường, thì là diện tích rừng càng ngày càng
bị thu hẹp được coi là vấn đề bức xúc nhất. Mức độ nguy hiểm của việc suy
thoái rừng không chỉ vì quá trình này diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên Trái
Đất, mà còn vì quá trình này tất yếu kéo theo những hậu quả đáng tiếc khác
về môi trường (giảm đa dạng sinh học, lũ lụt, tai biến địa chất, xói mòn, sa
mạc hoá, tăng nhiệt độ khí quyển...).
Theo FAO (1957), mức an toàn sinh thái tối thiểu của độ che phủ mặt đất
của thực bì là 33% [6]. Ở nước ta, năm 1943, tỷ lệ che phủ của rừng khoảng
43%, với diện tích 14,3 triệu ha, thì đến năm 1999, tổng diện tích rừng cả
nước chỉ còn khoảng 9,3 triệu ha (8,25 triệu ha rừng tự nhiên và 1,05 triệu ha
rừng trồng, độ che phủ chỉ còn 28%) (Theo Nguyễn Thế Hưng, 2003)[25].
Quảng Ninh không chỉ là một tỉnh miền núi có nền kinh tế khá phát
triển, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp, thương mại và du
lịch, mà còn là tỉnh có nhiều ưu đãi về tài nguyên thiên nhiên (tài nguyên khí
hậu, tài nguyên biển, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng và sinh vật
rừng…). Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Quảng Ninh chịu hậu quả khá
nặng nề của sự xuống cấp về môi trường, đặc biệt rừng ở Quảng Ninh bị suy
giảm cả về diện tích và chất lượng do nhiều nguyên nhân khác nhau (khai
thác quá mức tài nguyên rừng, canh tác nương rẫy, chăn thả gia súc, sử dụng
đất lâm nghiệp cho các mục đích khác, chính sách và năng lực quản lý rừng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
cộng đồng còn nhiều bất cập). Một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho
suy thoái tài nguyên rừng và sự xuống cấp về môi trường là quá trình khai
thác than. Quá trình khai thác than được xác định là một trong những hoạt
động chủ yếu làm mất nhiều rừng, làm mất dần tính đa dạng sinh học.
Quá trình suy thoái rừng do khai thác than diễn ra rất mạnh mẽ ở thành
phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả, thị xã Uông Bí và huyện Hoành Bồ. Có thể coi
đây là những địa phương điển hình trong tỉnh Quảng Ninh về sự xuống cấp
của môi trường do tình trạng suy thoái về số lượng và chất lượng rừng gây
nên: lũ lụt, xói mòn, sạt lở đất đá, suy giảm nguồn nước, quá trình feralit
hoá...Đặc biệt, sự tác động của quá trình khai thác than đã khiến cho rừng tự
nhiên, với tính đa dạng cao, có trữ lượng gỗ lớn đã bị thay thế bởi thảm thực
vật thoái hoá với độ đa dạng thấp.
Mặc dù Quảng Ninh đã xây dựng một số chương trình hành động cụ
thể để nâng cao độ che phủ và cải thiện chất lượng rừng, nhưng do các thảm
thực vật thoái hóa phân bố ở nhiều địa phương, trên nhiều loại địa hình, với
mức độ thoái hóa và có nguồn gốc khác nhau, nên việc lựa chọn phương thức
bảo vệ, tác động, cũng như sử dụng như thế nào đối với các trạng thái thảm
thực vật một cách hợp lý là một câu hỏi đang được đặt ra cho các nhà nghiên
cứu.
Thị xã Cẩm Phả là một địa phương của tỉnh Quảng Ninh chịu ảnh
hưởng nặng nề nhất của quá trình khai thác than. Nhiều loại hình thảm thực
vật thoái hoá đã được hình thành từ thảm thực vật rừng do tác động nhiều mặt
của quá trình khai thác than. Tuy nhiên, cho đến nay lại thiếu những nghiên
cứu cơ bản, làm căn cứ cho việc bảo vệ và sử dụng hợp lý và có hiệu quả các
loại hình thảm thực vật thoái hóa đó ở Quảng Ninh.
Vì vậy chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm và xác định xu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
hướng diễn thế của thảm thực vật thoái hoá do tác động của quá trình khai
thác than ở Cẩm phả - Quảng Ninh”
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu đặc điểm của thảm thực vật thoái hóa do tác động của quá
trình khai thác than, tại thị xã Cẩm Phả (tỉnh Quảng Ninh), nhằm đưa ra
những đóng góp khoa học, làm cơ sở cho việc bảo vệ hoặc khai thác, sử dụng
thảm thực vật một cách hợp lý và hiệu quả.
3. Những đóng góp mới của luận văn.
Đề tài này là công trình nghiên cứu đầu tiên về thảm thực vật thoái hoá
do tác động của quá trình khai thác than ở tỉnh Quảng Ninh. Kết quả nghiên
cứu của đề tài có đóng góp cả về mặt lý luận và thực tiễn:
3.1. Đóng góp về mặt khoa học
Bổ sung thêm về đặc điểm của thảm thực vật thoái hoá do tác động của
quá trình khai thác than với các công trình nghiên cứu trước đây về đặc điểm
của thảm thực vật thoái hoá do các nguyên nhân khác (do khai thác kiệt, do
canh tác nương rẫy) ở tỉnh Quảng Ninh.
3.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm cơ sở cho việc đề ra các biện
pháp lâm sinh, cũng như việc hoạch định các chính sách kinh tế - xã hội và
nhằm bảo vệ và khai thác, sử dụng thảm thực vật thoái hoá do tác động của
quá trình khai thác than ở tỉnh Quảng Ninh một cách hiệu quả.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
Chƣơng I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các quan điểm về thảm thực vật và sự phân chia kiểu thảm thực vật.
Theo Thái Văn Trừng (1978), quan điểm của nhiều nhà khoa học ở Tây
Âu và Bắc Mỹ cho rằng, thảm thực vật không được xem như những đơn vị
riêng biệt, mà chúng thay đổi không ngừng khi điều kiện hoàn cảnh thay đổi
hoặc khu vực phân bố của các loài thay đổi. Cá thể loài cây là thực thể duy
nhất tồn tại trong thiên nhiên. Vì vậy, các tác giả này, mà tiêu biểu là Negri,
Curtis, Brown, Whittaker, Ramenxki ... không những chỉ phủ nhận sự tồn tại
của các quần hợp thực vật mà phủ nhận luôn cả sự tồn tại của những loại hình
thảm thực vật khác nhau [77].
Khác với quan điểm phủ nhận sự tồn tại của các quần hợp thực vật và
những loại hình thảm thực vật khác nhau, nhiều nhà khoa học cho rằng, thảm
thực vật bao gồm các đơn vị cụ thể, mà ngoại mạo, cấu trúc, thành phần, ranh
giới, động thái, đặc điểm phân bố đều dựa trên cơ sở sinh thái học và địa lý
học thực vật. Tiêu biểu cho quan điểm phái "quần thể" này là Braun -
Blanque, Rubel, Clements, Xucasov, Lavrenco, Aliokhin...(Thái Văn Trừng,
1978) [77]
Mặc dù đều có quan điểm thống nhất về sự tồn tại của thảm thực vật,
nhưng nguyên tắc và phương pháp phân chia phân chia thảm thực vật của
phái ”cá thể” lại rất khác nhau.
Burt - Davy (1938) và Fosberg (1958) đưa ra một khung phân loại thảm
thực vật nhiệt đới áp dụng cho toàn thế giới. Tuy nhiên, cách phân loại này rất
khó áp dụng cho mỗi khu vực hay mỗi quốc gia (Thái Văn Trừng, 1978) [77].
Một số tác giả căn cứ vào độ vĩ và độ cao, phân chia thảm thực vật
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
5
thành các đai, mà cơ sở của sự phân thành các đai là nhiệt độ (Hansen, Bergơ)
(Voronov A.G., 1976) [82]. Cách phân chia này, ít được áp dụng, vì người ta
thấy rằng có nhiều sự khác biệt giữa khí hậu ở vùng núi cao (theo độ cao) và
khí hậu theo vĩ độ (chẳng hạn cường độ bức xạ, tỷ lệ các tia bức xạ, biến động
của độ dài ngày....)
Có nhiều tác giả, mà tiêu biểu là Aubreville (1963) lại căn cứ vào tiêu
chí độ tàn che nền đất của tầng ưu thế sinh thái để phân loại kiểu thảm thực
vật. Với tiêu chí này, các tác giả đã phân ra được các thảm thực vật dày và
thưa. Tuy nhiên, cách phân chia này không làm rõ được mối quan hệ nhân
quả giữa các nhân tố sinh thái và thảm thực vật. Vì vậy, các thảm thực vật
không được sắp xếp theo một trật tự xác định theo các thứ bậc khác nhau
(Thái Văn Trừng, 1978) [77].
Ngược lại, Rubel (1938) cũng đưa ra một bảng phân loại thảm thực vật,
nhưng lại không chú ý đến tiêu chuẩn đặc biệt quan trọng là độ tàn che nền
đất của tầng ưu thế sinh thái. Ngoài ra, bảng phân loại này không dựa trên
một tiêu chuẩn thống nhất, vì vậy đã bỏ sót những kiểu rừng thưa, rất phổ
biến ở vùng nhiệt đới (Thái Văn Trừng,1978) [77].
Champion H.G.(1939) đưa ra một hệ thống phân loại thảm thực vật. Hệ
thống này đã dựa vào một nguyên lý cơ bản và quan trọng là nguyên lý sinh
thái. Tuy nhiên, hệ thống này lại không quan tâm đến mối quan hệ qua lại hữu
cơ vốn tồn tại khách quan giữa các nhân tố sinh thái với nhau. Do đó, những
kiểu thảm thực vật được hình thành do kết quả tác động của nhiều nhân tố
sinh thái một cách phức tạp lại không được đề cập đến.
Schimper (1903) phân loại thảm thực vật dựa trên tiêu chí dạng sống
của cá thể các loài thực vật chiếm ưu thế trong thảm thực vật và lượng nước
dùng được. Căn cứ vào tiêu chí này, ông đã phân loại 3 kiểu quần hệ là: quần
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
6
thụ (Woodland), quần thảo (Grassland) và hoang mạc (Desert). Trong mỗi
kiểu quần hệ này, lại được phân ra làm nhiều đơn vị nhỏ hơn, gọi là kiểu thảm
thực vật (Type de végetation) (Thái Văn Trừng, 1978) [77]. Rõ ràng, ưu điểm
lớn nhất của cách phân loại này là từ việc quan niệm quần hệ là những thảm
thực vật giống nhau về hình thái cấu trúc, mà có thể khác nhau về thành phần
loài thực vật. Mặc dù, cách chia này khá đơn giản và dễ áp dụng, nhưng lại
không thể hiện được tính phức tập của thực tế thiên nhiên. Ngoài ra, Schimper
đã không đúng khi xác định thứ bậc của các nhân tố tác động đến thảm thực
vật, mà chỉ chú ý đến một nhân tố là lượng mưa hàng năm để phân biệt các
kiểu khí hậu (Thái Văn Trừng) [77].
Tương tự như Schimper (1903), Stamp (1925) xây dựng một hệ thống
phân loại thảm thực vật dựa trên lượng mưa. Tuy vậy, bảng phân loại này có
hạn chế là không tổng hợp được các kiểu phụ nhân tác của thảm thực vật.
Hơn nữa, ông chỉ duy nhất chú ý đến yếu tố lượng mưa mà không đề cập đến
các yếu tố khác (Thái Văn Trừng, 1978) [77].
Beard (1944 - 1955) xây dựng bảng phân loại thảm thực vật gồm 3 cấp.
Có thể nói, hệ thống phân loại khá tốt, bởi vì một cấp căn cứ vào thành phần
loài cây (quần hợp), một cấp căn cứ vào trạng thái và cấu trúc (quần hệ), còn
một cấp lại dựa vào môi trường sinh trưởng (loạt quần hệ). Tuy nhiên, các yếu
tố sinh thái chi phối đến sự hình thành thảm thực vật không được xếp theo
một trật tự về mức độ ảnh hưởng. Ngoài ra, bảng phân loại này cũng không
chú ý nhiều đến các thảm thực vật thứ sinh (Thái Văn Trừng, 1978) [77].
Có thể kể thêm nhiều nhà nghiên cứu đã phân chia thảm thực vật nhiệt
đới ở Châu á, Đông Dương và Việt Nam như Chevalier (1918), Maurand
(1943), Dương Hàm Hy (1956), Vidal (1958), Schmid (1962)... Tuy nhiên, ở
Việt Nam, các hệ thống phân loại thảm thực vật được biết đến và áp dụng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
7
nhiều nhất phải kể đến hệ thống phân loại của Loschau (1962), Trần Ngũ
Phương (1970) và Thái Văn Trừng (1969 - 1978).
Cách phân chia thảm thực vật của Loschau (1962) rất dễ áp dụng. Ông
đưa ra 3 tiêu chí để phân chia thảm thực vật rừng là thành phần loài cây, đặc
tính sinh thái và hình thái cấu trúc của thảm thực vật (Thái Văn Trừng)[77].
Cơ sở của cách phân loại thảm thực vật dựa vào mức độ thoái hoá khác nhau,
mà không phân biệt nguồn gốc (rừng thứ sinh, rừng nguyên sinh) và các giai
đoạn diễn thế của thảm thực vật.
Trần Ngũ Phương (1970) [50] đưa ra bảng phân loại rừng Miền Bắc
Việt Nam. Ông chia rừng Miền Bắc Việt Nam thành 3 đai lớn (đai nhiệt đới
mưa mùa, đai á nhiệt đới mưa mùa và đai á nhiệt đới mưa mùa núi cao).
Trong mỗi đai, ông lại chia thành nhiều kiểu thảm khác nhau. Dưới kiểu
thảm, là các loại hình khí hậu, các kiểu phụ thổ nhưỡng và các kiểu phụ thứ
sinh. Theo đánh giá của Thái Văn Trừng (1978) [77], ưu điẻm của cách phân
chia này là các nhân tố tác động được chia thành các thứ bậc khác nhau. Tuy
nhiên, cách phân loại này cũng có nhiều hạn chế. Trước hết, do không căn cứ
vào quan diểm sinh thái phát sinh, nên hệ thống phân loại này không làm nổi
bật được quan hệ mật thiết giữa thảm thực vật và môi trường. Ngoài ra, trong
các dạng rừng khí hậu, chỉ lấy 1 - 2 loài cây ưu thế làm đại diện trên một đai
khí hậu là đã bỏ qua tính phức tạp của thảm thực vật rừng.
Thái Văn Trừng (1978) [77] dựa trên nguyên lý quyết định sự phân hoá
những phân loại trong thảm thực vật là nguyên lý sinh thái phát sinh học, để
xây dựng một hệ thống phân loại thảm thực vật nhiệt đới ở Việt Nam. Theo
ông, có 5 nhóm nhân tố phát sinh: 1) Địa lý - địa hình. 2) Khí hậu - thuỷ văn.
3) Đá mẹ - thổ nhưỡng. 4) Khu hệ thực vật. 5) Sinh vật và con người. Trong
hệ thống phân loại này, thì đơn vị phân loại cơ sở là kiểu thảm thực vật.