Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu đặc điểm tự nhiên cao nguyên Vân Hòa, tỉnh Phú Yên phục vụ hoạt động trải nghiệm Địa lí cho học sinh trung học phổ thông
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
BÙI ANH DIỄM
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CAO NGUYÊN
VÂN HÒA, TỈNH PHÚ YÊN PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG
TRẢI NGHIỆM ĐỊA LÍ CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Chuyên ngành: Địa lí tự nhiên
Mã số: 8440217
Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS. LƢƠNG THỊ VÂN
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Nghiên cứu đặc điểm tự nhiên cao nguyên
Vân Hòa, tỉnh Phú Yên phục vụ hoạt động trải nghiệm Địa lí cho học sinh
Trung học phổ thông” là công trình nghiên cứu của bản thân dƣới sự hƣớng
dẫn khoa học của PGS.TS. Lƣơng Thị Vân.
Các kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc
công bố. Một số kết quả nghiên cứu của các công trình có trƣớc mà tác giả đã
tham khảo hoặc kế thừa đều đƣợc luận văn trích dẫn rõ ràng, chính xác.
Tác giả luận văn
Bùi Anh Diễm
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài luận văn, tác giả đã nhận
đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ, động viên của các thầy cô giáo, đồng nghiệp, bạn
bè và ngƣời thân, sự hợp tác đồng hành của nhiều giáo viên Địa lí và các em
học sinh lớp 12 tại các trƣờng THPT trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
Tác giả xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành đến
PGS.TS. Lƣơng Thị Vân, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ, động viên tác
giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Tác giả xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, tạo điều kiện của Ban
Giám hiệu Trƣờng THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Phòng Đào tạo sau đại học,
lãnh đạo Khoa Địa lí tự nhiên Trƣờng Đại học Quy Nhơn và các cơ quan địa
phƣơng mà tác giả đã liên hệ nhờ giúp đỡ thực hiện đề tài: Sở Tài nguyên và
Môi trƣờng tỉnh Phú Yên, Huyện ủy và UBND huyện Sơn Hòa, Phòng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Thống Kê huyện Sơn Hòa.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các hộ gia đình, các doanh nghiệp, trang
trại tại 3 xã Sơn Xuân, Sơn Long và Sơn Định, huyện Sơn Hòa đã cung cấp
nhiều thông tin bổ ích, thiết thực và các chuyên gia đã tham vấn, đóng góp ý
kiến cho đề tài luận văn.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đối với sự giúp đỡ, động viên, khích lệ
của các thầy cô giáo, gia đình, đồng nghiệp và học sinh đã luôn dõi theo và
bên cạnh tác giả trong suốt thời gian qua.
Xin trân trọng cảm ơn!
Bình Định, ngày 18 tháng 10 năm 2021
Tác giả luận văn
Bùi Anh Diễm
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 2
3. Nội dung nghiên cứu.................................................................................. 2
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 3
5. Cấu trúc luận văn ....................................................................................... 3
6. Đóng góp của luận văn .............................................................................. 4
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM
TỰ NHIÊN PHỤC VỤ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở
NHÀ TRƢỜNG PHỔ THÔNG ..................................................................... 5
1.1. Một số khái niệm liên quan..................................................................... 5
1.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên................................... 5
1.1.2. Cao nguyên và Sơn nguyên .............................................................. 6
1.1.3. Đặc điểm tự nhiên và nghiên cứu đặc điểm tự nhiên ....................... 6
1.1.4. Hoạt động trải nghiệm ...................................................................... 7
1.2. Định hƣớng dạy học và dạy học trải nghiệm........................................ 13
1.2.1. Định hƣớng đổi mới dạy học .......................................................... 13
1.2.2. Đặc điểm chung chƣơng trình sách giáo khoa Địa lí lớp 12 và cơ
hội, điều kiện dạy học trải nghiệm Địa lí lớp 12 ...................................... 14
1.3. Nghiên cứu đặc điểm tự nhiên phục vụ hoạt động trải nghiệm............ 16
1.3.1. Trên thế giới.................................................................................... 16
1.3.2. Ở Việt Nam..................................................................................... 18
1.3.3. Tại địa bàn huyện Sơn Hòa - tỉnh Phú Yên.................................... 23
1.4. Quan điểm nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu ............................ 24
1.4.1. Quan điểm nghiên cứu.................................................................... 24
1.4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................ 27
1.4.3. Tiếp cận nghiên cứu của đề tài luận văn......................................... 30
CHƢƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ GIÁ TRỊ VỀ TỰ NHIÊN
CỦA CAO NGUYÊN VÂN HÒA, HUYỆN SƠN HÕA CHO HOẠT
ĐỘNG TRẢI NGHIỆM ĐỊA LÍ.................................................................. 32
2.1. Khái quát huyện Sơn Hòa và cao nguyên Vân Hòa ............................. 32
2.1.1. Vị trí địa lí huyện Sơn Hòa............................................................. 32
2.1.2. Cao nguyên Vân Hòa, huyện Sơn Hòa ........................................... 33
2.1.3. Sơ lƣợc lịch sử thành lập huyện Sơn Hòa ...................................... 34
2.1.4. Tình hình kinh tế - xã hội................................................................ 37
2.2. Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên huyện Sơn Hòa và cao
nguyên Vân Hòa........................................................................................... 40
2.2.1. Địa chất - Địa hình.......................................................................... 40
2.2.2. Khí hậu - Thủy văn ......................................................................... 45
2.2.3. Thỗ nhƣỡng - sinh vật..................................................................... 54
2.2.4. Tài nguyên khoáng sản ................................................................... 58
2.2.5. Tài nguyên du lịch .......................................................................... 59
2.3. Giá trị của cao nguyên Vân Hòa đối với hoạt động trải nghiệm Địa lí 60
2.3.1. Giá trị đặc điểm địa chất - địa hình................................................. 60
2.3.2. Giá trị đặc điểm địa hình - khí hậu ................................................. 61
2.3.3. Giá trị đặc điểm sinh vật - tài nguyên du lịch................................. 62
2.4. Định hƣớng khai thác giá trị tự nhiên cao nguyên Vân Hòa phục vụ
DHTN Địa lí................................................................................................. 63
2.4.1. Khai thác giá trị khoa học và giáo dục ........................................... 63
2.4.2. Khai thác giá trị kinh tế, văn hóa và thẩm mĩ................................. 64
2.4.3. Khai thác giá trị giáo dục môi trƣờng............................................. 66
CHƢƠNG 3: THIẾT KẾ, TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
ĐỊA LÍ LỚP 12 VÀ ĐỊNH HƢỚNG GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH DẠY
HỌC TRẢI NGHIỆM Ở TRƢỜNG THPT ............................................... 69
3.1. Khảo sát tình hình dạy học trải nghiệm Địa lí ở tỉnh Phú Yên............. 69
3.1.1. Về vai trò, ý nghĩa của DHTN........................................................ 69
3.1.2. Về hình thức tổ chức DHTN........................................................... 71
3.1.3. Về kinh nghiệm tổ chức DHTN...................................................... 72
3.1.4. Về ý kiến đề xuất nhằm tổ chức DHTN đạt hiệu quả..................... 73
3.2. Thiết kế hoạt động dạy học trải nghiệm Địa lí lớp 12 .......................... 73
3.2.1. Nguyên tắc, yêu cầu và quy trình thiết kế, tổ chức HĐTN ............ 73
3.2.2. Thiết kế các mẫu hoạt động trải nghiệm Địa lí 12 - THPT............ 76
3.3. Thực nghiệm sƣ phạm........................................................................... 90
3.3.1. Mục đích thực nghiệm.................................................................... 90
3.3.3. Nguyên tắc thực nghiệm................................................................. 91
3.3.4. Nội dung thực nghiệm .................................................................... 92
3.3.5. Tổ chức thực nghiệm ...................................................................... 92
3.2.6. Kết quả ............................................................................................ 93
3.4. Một số định hƣớng đẩy mạnh các hoạt động trải nghiệm Địa lí cho học
sinh trung học phổ thông.............................................................................. 95
3.4.1. Định hƣớng khai thác nội dung kiến thức địa lí tự nhiên địa phƣơng
................................................................................................................... 95
3.4.2. Định hƣớng về xây dựng cơ chế thực hiện DHTN, phối hợp tổ
chức, bồi dƣỡng nhận thức cho HS về DHTN.......................................... 96
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................... 100
1. Kết quả đạt đƣợc và hạn chế của đề tài.................................................. 100
1.1. Kết quả đạt đƣợc của đề tài.............................................................. 100
1.2. Một số hạn chế của đề tài................................................................. 100
2. Kiến nghị................................................................................................ 101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
BVMT Bảo vệ môi trƣờng
DHTN Dạy học trải nghiệm
DTTN Diện tích tự nhiên
ĐKTN Điều kiện tự nhiên
ĐC Đối chứng
GDPT Giáo dục phổ thông
GDĐT Giáo dục và đào tạo
GV Giáo viên
HST Hệ sinh thái
HĐNK Hoạt động ngoại khóa
HĐTN Hoạt động trải nghiệm
HS Học sinh
KT-XH Kinh tế - xã hội
MTTN Môi trƣờng tự nhiên
SGK Sách giáo khoa
TNTN Tài nguyên thiên nhiên
TN Thực nghiệm
THPT Trung học phổ thông
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu Tên bảng Trang
Bảng
3.1
Tình hình khảo sát giáo viên và học sinh tại các trƣờng
THPT trên địa bàn tỉnh Phú Yên 69
Bảng
3.2
Mức độ nhận thức của giáo viên về vai trò của hoạt động
trải nghiệm và việc tổ chức dạy học hoạt động trải
nghiệm ở các trƣờng THPT
70
Bảng
3.3
Nhận thức của học sinh về vai trò dạy học trải nghiệm và
dạy học trải nghiệm Địa lí ở trƣờng THPT 71
Bảng
3.4
Một số hình thức giáo viên lựa chọn trong dạy học trải
nghiệm và dạy học trải nghiệm Địa lí 72
Bảng
3.5
Kết quả tổ chức hoạt động ngoại khóa Địa lí Rung
Chuông Vàng 92
Bảng
3.6
Kế hoạch tổ chức thực nghiệm dạy học trải nghiệm ở
Trƣờng THPT Nguyễn Thị Minh Khai 92
Bảng
3.7
Mức độ thích thú của học sinh đối với các hoạt động trải
nghiệm trong tiết học 94
DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu Tên hình Trang
Hình 1.1 Sơ đồ các tuyến, điểm thực địa 29
Hình 1.2 Sơ đồ tiếp cận hệ thống của vấn đề nghiên cứu 30
Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Sơn Hòa 36
Hình 2.2 Cơ cấu các ngành kinh tế huyện Sơn Hòa năm 2015
và năm 2020 38
Hình 2.3 Bản đồ phân tầng độ cao huyện Sơn Hòa 45
Hình 2.4 Biểu đồ nhiệt độ và lƣợng mƣa tại trạm Sơn Hòa 47
Hình 2.5 Bản đồ thủy văn huyện Sơn Hòa 53
Hình 3.1
Bản đồ định hƣớng khai thác đặc điểm tự nhiên cao
nguyên Vân Hòa, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên phục
vụ tổ chức HĐTN cho HS - THPT
96
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đổi mới dạy học về chƣơng trình và sách giáo khoa (SGK) phổ thông
với phƣơng châm “lấy hoạt động học làm trung tâm” và “phát triển năng lực,
phẩm chất ngƣời học” thông qua các hoạt động trải nghiệm (HĐTN) sáng tạo
là một trong những nội dung quan trọng, chủ yếu của chủ trƣơng và định
hƣớng phát triển giáo dục của Đảng, Nhà nƣớc ta hiện nay.
Trƣớc yêu cầu thực hiện xu hƣớng dạy học hiện đại nhằm nâng cao
chất lƣợng đào tạo, đáp ứng hội nhập giáo dục thế giới, là một giáo viên (GV)
Địa lí đang công tác giảng dạy tại địa bàn tỉnh Phú Yên, đồng thời đang theo
học chƣơng trình cao học, chuyên ngành Địa lí tự nhiên của Trƣờng Đại học
Quy Nhơn, bản thân nhận thấy cần phải ứng dụng những kiến thức, kỹ năng
đƣợc tiếp nhận và học tập trong quá trình đƣợc đào tạo vào công tác giảng
dạy, nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn - nghiệp vụ. Qua đó còn có thể
đóng góp vào thực tiễn giáo dục theo yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục - đào tạo (GDĐT) của quê hƣơng Phú Yên.
Định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) tỉnh Phú Yên đến
năm 2020, tầm nhìn đến 2030 rất chú trọng đến phát triển KT - XH miền núi
Sơn Hòa - một trong ba huyện miền núi của tỉnh Phú Yên, là cửa ngỏ phía tây
của tỉnh, nơi cƣ trú của nhiều dân tộc ít ngƣời. Huyện có lợi thế lớn về điều
kiện tự nhiên (ĐKTN), trong đó có cao nguyên Vân Hòa với nhiều nét riêng
biệt và độc đáo, không chỉ thuận lợi cho phát triển nông - lâm nghiệp và du
lịch mà rất có giá trị và ý nghĩa về trải nghiệm và tổ chức HĐTN cho học sinh
(HS). Tuy nhiên, đến nay lợi thế này vẫn còn ở dạng tiềm năng, chƣa đƣợc
phát huy đúng mức, trong khi đó giáo dục Địa lí Địa phƣơng thời gian qua
chƣa chú ý đến khía cạnh này. Do đó, phát triển KT - XH huyện Sơn Hòa
thông qua các hoạt động giáo dục đang là vấn đề cần đƣợc chú trọng nhằm
2
một mặt góp phần phát huy lợi thế và tiềm năng của vùng, mặt khác đóng góp
cho công cuộc phát triển giáo dục của cả nƣớc nói chung và các địa phƣơng
nói riêng.
Do vậy, lựa chọn “Nghiên cứu đặc điểm tự nhiên cao nguyên Vân
Hòa, tỉnh Phú Yên phục vụ hoạt động trải nghiệm Địa lí cho học sinh
THPT” của tác giả luận văn là sự lựa chọn hợp lí, vừa có tính thời sự và cấp
thiết, vừa có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định đƣợc cơ sở khoa học về giá trị của đặc điểm tự nhiên cao
nguyên Vân Hòa, huyện Sơn Hòa phục vụ tổ chức HĐTN Địa lí cho học sinh
(HS) trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
- Đề xuất đƣợc một số giải pháp khai thác đặc điểm tự nhiên của cao
nguyên Vân Hòa, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên phục vụ các HĐTN Địa lí
cho HS - THPT đạt hiệu quả.
3. Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan và hệ thống hóa tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Xác định cơ sở lí luận và hƣớng tiếp cận nghiên cứu của đề tài.
- Phân tích các giá trị của đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
(TNTN) của cao nguyên Vân Hòa, huyện Sơn Hòa phục vụ HĐTN.
- Thiết kế, xây dựng chƣơng trình, giáo án (kế hoạch bài dạy) và một số
HĐTN môn Địa lí cho HS - THPT phù hợp với điều kiện giáo dục cũng nhƣ
đặc điểm HS tỉnh Phú Yên.
- Tổ chức dạy học trải nghiệm (DHTN) bằng hình thức ngoại khóa và
dạy học trực tuyến theo chƣơng trình, kế hoạch và giáo án đã xây dựng, thiết kế.
- Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh HĐTN Địa lí cho HS - THPT trên
địa bàn tỉnh Phú Yên.
3
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm tự nhiên của cao nguyên Vân Hòa, tỉnh Phú Yên.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu cao nguyên Vân Hòa, nhƣng chỉ tập trung
chủ yếu vào 3 xã: Sơn Xuân, Sơn Long, Sơn Định của huyện Sơn Hòa, tỉnh
Phú Yên.
- Về thời gian:
+ Thời gian nghiên cứu: Đề tài đƣợc thực hiện từ tháng 10/2020 -
10/2021.
+ Thời gian tổ chức DHTN: Từ tháng 3/2021 - 9/2021.
- Về nội dung:
+ Đề tài tập trung nghiên cứu các giá trị của đặc điểm tự nhiên phục vụ
cho HĐTN Địa lí lớp 12, không nghiên cứu tổng hợp ĐKTN theo hƣớng
chuyên sâu của Cảnh quan học hoặc chuyên sâu về lí luận dạy học.
+ Đề tài tổ chức DHTN và thực nghiệm (TN) sƣ phạm DHTN bằng
hình thức trực tuyến giáo án mẫu tại trƣờng THPT Nguyễn Thị Minh Khai
của huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và phụ lục, đề tài bao gồm 95
trang, đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở lí luận của việc nghiên cứu đặc điểm tự nhiên phục vụ
tổ chức hoạt động trải nghiệm ở nhà trƣờng phổ thông.
Chƣơng 2. Đặc điểm tự nhiên và giá trị về tự nhiên của cao nguyên Vân
Hòa, huyện Sơn Hòa cho hoạt động trải nghiệm Địa lí.
Chƣơng 3. Thiết kế, tổ chức hoạt động trải nghiệm Địa lí lớp 12 và
định hƣớng giải pháp đẩy mạnh hoạt động trải nghiệm Địa lí ở trƣờng THPT.
4
6. Đóng góp của luận văn
- Về lí luận: Tổng quan, hệ thống hóa góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí
luận nghiên cứu ĐKTN, TNTT phục vụ các HĐTN Địa lí cho HS - THPT.
- Về thực tiễn:
+ Xác thực giá trị các điều kiện, đặc điểm tự nhiên, TNTN của cao
nguyên Vân Hòa, huyện Sơn Hòa cho dạy học Địa lí Địa phƣơng, góp phần
phát triển giáo dục và phát triển KT - XH nói chung của tỉnh Phú Yên.
+ Cung cấp 01 mẫu giáo án và 02 kế hoạch HĐTN về giá trị ĐKTN,
TNTN của cao nguyên Vân Hòa huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên. Từ đó, có thể
hỗ trợ, giúp cho GV Địa lí THPT sử dụng, vận dụng thực hiện đổi mới quá
trình dạy học, góp phần nâng cao phẩm chất, năng lực ngƣời học đáp ứng
mục tiêu nâng cao chất lƣợng dạy học môn Địa lí.
+ Giúp HS yêu thích và học tập tốt môn Địa lí trong nhà trƣờng THPT.
5
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN PHỤC VỤ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
TRẢI NGHIỆM Ở NHÀ TRƢỜNG PHỔ THÔNG
1.1. Một số khái niệm liên quan
1.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
1.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên là nhân tố của môi trƣờng tự nhiên (MTTN), không
sử dụng trực tiếp làm nguồn năng lƣợng để tạo ra lƣơng thực, thực phẩm, các
nguyên liệu cho công nghiệp nhƣng nếu không có sự tham gia của chúng thì
không thể tiến hành sản xuất đƣợc, thí dụ nhƣ vị trí địa lí, địa hình, nhiệt độ,
nguồn nƣớc, độ ẩm,…[34].
Theo Sổ tay Thuật ngữ Địa lí [6]: Điều kiện tự nhiên là khả năng của
các thành phần trong MTTN có ảnh hưởng đến cuộc sống và các ảnh hưởng
của con người trên một lãnh thổ (ví dụ: vị trí địa lí, địa hình, tài nguyên thiên
nhiên, khí hậu, các nguồn nước, các nguồn động, thực vật,…). ĐKTN là một
nguồn lực quan trọng trong việc phát triển quốc gia. Tuy nhiên đối với từng
quốc gia, nó có những thuận lợi và khó khăn không hoàn toàn giống nhau.
1.1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên
Theo Sổ tay Thuật ngữ Địa lí [6]: Tài nguyên thiên nhiên là toàn bộ
những giá trị vật chất của thiên nhiên, cần thiết cho sự tồn tại và hoạt động
kinh tế của xã hội loài người như: khoáng sản, đất đai, động thực vật,… và
các ĐKTN như: khí hậu, ánh sáng, không khí, nguồn nước,… Danh mục các
loại TNTN cũng thường được mở rộng, tùy thuộc vào những tiến bộ của xã
hội, vào trình độ khoa học - kĩ thuật của con người.
Theo Nguyễn Minh Tuệ (2004) [37]: Tài nguyên thiên nhiên là các
thành phần của tự nhiên (các vật thể và các nguồn lực tự nhiên) mà ở trình độ
nhất định của sự phát triển lực lượng sản xuất chúng được sử dụng hoặc có
6
thể sử dụng làm phương tiện sản xuât (đối tượng lao động và tư liệu lao
động) và làm đối tượng tiêu dùng.
1.1.2. Cao nguyên và Sơn nguyên
1.1.2.1. Cao nguyên
Cao nguyên thuộc địa hình miền núi, có bề mặt tƣơng đối bằng phẳng
hoặc gợn sóng, đôi khi có đồi. Độ cao từ 500m trở lên. Cao nguyên có sƣờn
dốc, nhiều vách đứng. Về nguồn gốc, cao nguyên có thể hình thành do tác
động bóc mòn, san bằng lâu dài các loại địa hình hoặc do bị một lớp đá phun
trào dày nhƣ đá bazan phủ lên trên mặt [6].
1.1.2.1. Sơn nguyên
Sơn nguyên là khu vực núi rộng lớn, trong đó có cả các dãy núi xen
lẫn với cao nguyên [6].
Theo Wikipedia [59]: Sơn nguyên là một phần diện tích rộng lớn của
bề mặt Trái Đất ở độ cao lớn (trên 1.000 m). Đó là sự kết hợp của các bình
nguyên, cao nguyên, dãy núi và khối núi, đôi khi xen kẽ với các vùng lòng
chảo bằng phẳng và rộng nằm trên các thềm không phân chia.
1.1.3. Đặc điểm tự nhiên và nghiên cứu đặc điểm tự nhiên
1.1.3.1. Đặc điểm tự nhiên
Đặc điểm tự nhiên là đặc điểm nổi bật, đặc trƣng của các yếu tố (hay
thành phần) của tự nhiên (đƣợc hiểu là của ĐKTN cả về TNTN) có thể đem
lại thuận lợi hoặc không thuận lợi cho việc khai thác chúng nhằm thoả mãn
nhu cầu phát triển của xã hội loài ngƣời. Cụ thể là đặc điểm của các yếu tố
hay thành phần: Địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhƣỡng, sinh vật,…
Với mỗi vùng, lãnh thổ đều có đầy đủ các ĐKTN và một số TNTN,
song tùy từng nơi mà đặc điểm, giá trị và khả năng khai thác của chúng sẽ
khác nhau. Sự thuận lợi và khó khăn của ĐKTN và TNTN có ảnh hƣởng rất
lớn đến sự phát triển KT - XH của ngƣời dân tại vùng, lãnh thổ đó [37].