Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Đặc Điểm Tiếng Kêu Và Phân Bố Của Vượn Đen Má Vàng Phía Bắc Nomascus Annamensis Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Ngọc Linh Tỉnh Quảng Nam
PREMIUM
Số trang
84
Kích thước
2.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1925

Nghiên Cứu Đặc Điểm Tiếng Kêu Và Phân Bố Của Vượn Đen Má Vàng Phía Bắc Nomascus Annamensis Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Ngọc Linh Tỉnh Quảng Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

i

LỜI CẢM ƠN

Để đánh giá kết quả học tập và rèn luyện sau 4 năm học tập tại trường

và tiếp cận với công tác nghiên cứu, được sự đồng ý của Trường Đại học

Lâm Nghiệp, khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trường, Bộ môn Động vật

rừng, PGS.TS. Vũ Tiến Thịnh và ThS. Trần Văn Dũng, tôi thực hiện đề tài

tốt nghiệp “Nghiên cứu đặc điểm tiếng kêu và phân bố của Vƣợn đen má

vàng phía Bắc (Nomascus annamensis) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc

Linh tỉnh Quảng Nam”. Khóa luận được thực hiện từ ngày 15/1/2017 đến

ngày 11/5/2017.

Đến nay, sau thời gian 4 tháng thực hiện nghiên cứu, bằng sự nỗ lực của

bản thân cũng như sự giúp đỡ nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn đến nay

Khóa luận đã hoàn tất và đạt được những mục tiêu cơ bản đề ra.

Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo của trường

Đại học Lâm Nghiệp đã dìu dắt chúng tôi trong suốt 4 năm qua để tôi có

được kết quả như ngày hôm nay. Đặc biệt nhân dịp này, cho tôi được bày tỏ

lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Vũ Tiến Thịnh và ThS Trần Văn Dũng,

người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn trực tiếp cho tôi trong suốt quá trình

nghiên cứu, phân tích và tổng hợp số liệu để hoàn thành khóa luận. Đồng thời

tôi cũng xin cảm ơn các cán bộ, nhân viên tại khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc

Linh tỉnh Quảng Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi thực hiện khóa luận.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do thời gian và trình độ có hạn nên

đề tài không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong nhận được sự

chỉ bảo, góp ý và bổ sung của thầy cô giáo để khóa luận được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Xuân Mai, ngày 07 tháng 05 năm 2018

Sinh viên thực hiện

Dƣơng Mạnh Tùng

ii

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................i

DANH MỤC HÌNH ẢNH.............................................................................iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................ v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..............................................................vi

ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................. 1

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................. 3

1.1. Phân loại.................................................................................................... 3

1.1.1. Phân loại học thú linh trưởng Việt Nam ................................................ 3

1.1.2. Họ vượn – Hylobatidae .......................................................................... 5

1.1.3. Một số đặc điểm của giống Nomascus................................................... 5

1.1.4. Một số đặc điểm của Vượn đen má vàng phía bắc ................................ 9

1.2. Vượn đen má vàng phía bắc trên thế giới .............................................. 10

1.3. Vượn đen má vàng phía bắc tại Việt Nam.............................................. 11

1.4. Vượn đen má vàng phía bắc tại khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh...... 13

CHƢƠNG 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU ............................................................................................................... 14

2.1. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................ 14

2.2. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu.......................................................... 14

2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 14

2.4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 15

2.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu................................................................ 15

2.4.2. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp...................................................... 15

2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu nội nghiệp.................................................. 18

CHƢƠNG 3 KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ, XÃ

HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU................................................................. 22

3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 22

3.1.1. Ví trí địa lí ............................................................................................ 22

iii

3.1.2. Địa hình ................................................................................................ 23

3.1.3. Thổ nhưỡng .......................................................................................... 25

3.1.4. Khí hậu ................................................................................................. 26

3.1.5. Thủy văn............................................................................................... 28

3.1.6. Tài nguyên động thực vật rừng ............................................................ 28

3.1.7. Khái quát đặc điểm dân sinh và KTXH ............................................... 38

CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................... 44

4.1. Đặc điểm tiếng kêu của Vượn đen má vàng phía Bắc tại KBTTN Ngọc

Linh (Quảng Nam) ......................................................................................... 44

4.1.1. Tiếng kêu của cá thể Vượn đực............................................................ 44

4.1.2. Tiếng kêu của cá thể Vượn cái............................................................. 46

4.1.3. Thời gian kêu........................................................................................ 47

4.2. Thời gian Vượn đen má vàng phía bắc phát ra tiếng kêu trong ngày..... 48

4.3. Vùng phân bố của Vượn đen má vàng phía bắc (Nomascus annamensis)

tại KBTTN Ngọc Linh tỉnh Quảng Nam........................................................ 49

4.4. Đề xuất giải pháp bảo tồn Vượn đen má vàng phía bắc tại KBTTN Ngọc

Linh (Quảng Nam) ......................................................................................... 51

KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ ........................................................ 53

1. Kết luận....................................................................................................... 53

2. Tồn tại......................................................................................................... 54

3. Kiến nghị .................................................................................................... 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO

iv

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Sự khác biệt về âm học của các loài Vượn mào ............................... 7

Hình 1.2 Phân bố của các loài Vượn thuộc giống Nomascus.......................... 8

Hình 1. 3 Vượn đen má vàng phía bắc (N. annamensis) ............................... 10

Hình 1.4 Bản đồ ghi nhận sự phân bố của Nomascus annamensis ở miền

trung Việt Nam............................................................................................... 12

Hình 1.5 Phổ âm thanh tiếng hót của con đực và con cái (Nomascus

annamensis).................................................................................................... 13

Hình 2.1 Vị trí đặt máy tại KBTTN Ngọc Linh – Quảng Nam ..................... 17

Hình 2.2 Giao diện phần mềm Raven ............................................................ 18

Hình 2. 3 Phổ âm thanh của các loài Vượn mào............................................ 19

Hình 2. 4 Hình ảnh phổ âm Vượn đen má vàng phía bắc cá thể đực( Male

call) và cá thể cái (Great call) đã được nghiên cứu trước đó ......................... 20

Hình 4.1 Phổ âm thanh tiếng kêu của cá thể Vượn má vàng phía bắc cá thể

đực (xã Trà Leng)........................................................................................... 44

Hình 4.2 Phổ âm thanh tiếng kêu của cá thể Vượn má vàng phía bắc cá thể

đực (xã Trà Linh)............................................................................................ 45

Hình 4.3 Phổ âm thanh của Vượn đen má vàng phía bắc cá thể cái (xã Trà

Leng)............................................................................................................... 46

Hình 4.4 Phổ âm thanh của cá thể cái và cá thể bán trưởng thành (xã Trà

Linh) ............................................................................................................... 47

Hình 4.5 Biểu đồ thẻ hiện tần suất kêu trong ngày của Vượn đen má vàng

phía bắc........................................................................................................... 48

Hình 4.6 Khu vực phân bố của Vượn đen má vàng phía bắc (Nomascus

annamensis) tại KBTTN Ngọc Linh (Quảng Nam)....................................... 50

v

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Tổng kết phân loại thú Linh trưởng ở Việt Nam theo thời gian....... 3

Bảng 1.2 Phân loại khu hệ thú Linh trưởng Việt Nam..................................... 4

Bảng 2.1 Các thông số tiếng kêu của loài vượn đen má vàng phía Bắc ........ 19

Bảng 3.1 Phân bố đai cao khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh.................. 24

Bảng 3.2 Các yếu tố khí hậu ở một số trạm khí tượng xung quanh khu

vực Ngọc Linh.............................................................................................. 27

Bảng 3.3 Diện tích các loại đất, rừng khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh

(Quảng Nam).................................................................................................. 29

Bảng 3.4 Các loài thực vật ở Ngọc Linh có ghi trong sách đỏ .................. 32

Bảng 3.5 Tình trạng của các loài thú quý hiếm khu vực Ngọc Linh,

Quảng Nam................................................................................................... 35

Bảng 3.6 Các loài chim bị đe doạ và phân bố hẹp khu Ngọc Linh Quảng

Nam ................................................................................................................ 36

Bảng 3.7 Thống kê dân số, thành phần dân tộc........................................... 39

Bảng 3.8 Tình hình giáo dục các xã khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh

........................................................................................................................ 40

Bảng 3.9 Tình hình y tế các xã vùng đệm khu bảo tồn............................... 42

Bảng 4.1 Các thông số loại tiếng kêu của Vượn đen má vàng phía bắc cá thể

đực .................................................................................................................. 45

Bảng 4.2 Các thông số loại tiếng kêu của Vượn đen má vàng phía bắc cá thể

cái.................................................................................................................... 46

Bảng 4.3 Các thông số về thời gian phát ra tiếng kêu của Vượn đen má vàng

phía bắc........................................................................................................... 48

vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

IUCN Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế

KBT Khu bảo tồn

KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên

VQG Vườn quốc gia

VQG Vườn quốc gia

KTXH Kinh tế xã hội

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam được quốc tế công nhận là một trong những quốc gia có tính

đa dạng sinh học cao trên thế giới (Đỗ Quang Huy et al., 2009) với nhiều

kiểu rừng, đầm lấy, sông suối, rạn san hô,…tạo nên môi trường sống cho

khoảng 10% tổng số loài chim và thú hoang dã trên thế giới. Ở Việt Nam có

hơn 300 loài thú và trong đó là khu vực sinh sống của 6 loài vượn của thế

giới. Tuy nhiên trong 10 năm qua vượn ở Việt Nam suy giảm nghiêm trọng

trong tự nhiên, chỉ còn một số ít ở khu bảo tồn. Nguyên nhân do các khu rừng

ngày càng biến mất dần do sự gia tăng dân số, phá rừng bừa bãi và do tình

trạng săn bắt của con người. Ngay tại các khu bảo tồn, sinh cảnh sống của

vượn cũng bị thu hẹp dần vì hoạt động khai thác gỗ bất hợp pháp, lấn chiếm

đất nông nghiệp phát triển theo cơ sở hạ tầng phục vụ cho công trình thủy

điện. Mặt khác các con đường mới xây dựng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho

thợ săn vào rừng dễ dàng hơn. Đây chính là một trong những nguyên nhân

dẫn đến tình trạng suy giảm số lượng loài, làm cho nhiều loài đứng trước

nguy cơ tuyệt chủng hiện nay. Trong đó, chúng ta không thể không kể đến

loài Vượn đen má vàng phía bắc (Nomascus annamensis), một loài có giá trị

thẩm mỹ và giá trị đang dạng sinh học cao.

Vượn đen má vàng phía bắc (Nomascus annamensis) còn có tên khác là

Vượn đen má hung trung bộ là một loại vượn mới được xác định vị trí phân

loại vào năm 2010 (Văn Ngọc Thịnh et al.,2010) thuộc giống vượn mào

Nomascus, họ Vượn Hylobatidae. Trước đây, Vượn đen má vàng phía bắc

được xem là loài vượn đen má vàng (Nomascus gabriellae) vì chúng có nhiều

đặc điểm hình thái ngoài giống nhau và chúng còn có tiếng hót giống loài

vượn siki (Nomascus siki) (Konrad & Geissmann, 2006; Văn Ngọc Thịnh et

al., 2010). Dựa trên phân tích những khác nhau về âm học tiếng hót và gen,

năm 2010, Văn Ngọc Thịnh et al., (2010a) đã mô tả và công bố đó là loài mới

2

với tên gọi đầy đủ là Vượn đen má vàng phía bắc (Nomascus annamensis

Van Ngoc Thinh, Mootnick, Vu Ngoc Thanh, Nadler, Roos, 2010).

Vượn bị săn bắt vì mục đích thương mại như để làm vật nuôi trưng bày

trong các vườn thú, làm nguyên vật dược liệu cho y học cổ truyền trong nước

và cả xuất khẩu (Nguyễn Mạnh Hà, 2005; Văn Ngọc Thịnh et al., 2007;

Nguyễn Quang Hoa Anh et al., 2010). Rừng nơi sinh sống của vượn bị mất

và bị chia cắt do khai thác gỗ hợp pháp và bất hợp pháp hoặc chuyển đổi đất

rừng sang đất nông nghiệp hoặc để xây dựng đường xá giao thông, đập thủy

điện... Đang xảy ra trên khu vực phân bố của N. annamensis (Nguyễn Mạnh

Hà, 2005; Nguyễn Quang Hoa Anh et al., 2010). Nhưng những dẫn liệu khoa

học để đánh giá mức độ nguy cấp, đặc điểm tiếng kêu, phân bố của Vượn đen

má vàng phía bắc vẫn còn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Việc điều tra,

nghiên cứu hiện trạng và sự phân bố các quần thể N.annamensis nói chung ở

Việt Nam là điều rất cần thiết, cung cấp những dẫn liệu khoa học góp phần

vào việc bảo tồn loài linh trưởng quý giá này. Với mục đích đó, tôi đã tiến

hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm tiếng kêu và phân bố của

Vƣợn đen má vàng phía bắc (Nomascus annamensis) tại Khu bảo tồn

thiên nhiên Ngọc Linh tỉnh Quảng Nam”.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!