Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Đặc Điểm Tiếng Kêu Và Phân Bố Của Loài Vượn Siki Nomascus Siki Delacour 1951 Tại Khu Đề Xuất Bảo Tồn Khe Nước Trong Quảng Bình
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
i
LỜI CẢM ƠN
Để đánh giá kết quả học tập và rèn luyện sau 4 năm học tập tại trƣờng và
tiếp cận với công tác nghiên cứu, đƣợc sự đồng ý của Trƣờng Đại học Lâm
Nghiệp, khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trƣờng, Bộ môn Động vật rừng,
PGS.TS. Vũ Tiến Thịnh và ThS. Trần Văn Dũng, tôi thực hiện đề tài tốt nghiệp
“Nghiên cứu đặc điểm tiếng kêu và phân bố của loài Vượn siki Nomascus siki
(Delacour, 1951) tại khu đề xuất bảo tồn Khe Nước Trong, Quảng Bình”.
Khóa luận đƣợc thực hiện từ ngày 15/01/2018 đến ngày 07/05/2018.
Đến nay, sau thời gian 4 tháng thực hiện nghiên cứu, bằng sự nỗ lực của
bản thân cũng nhƣ sự giúp đỡ nhiệt tình của giáo viên hƣớng dẫn đến nay khóa
luận đã hoàn tất và đạt đƣợc những mục tiêu cơ bản đề ra.
Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo của trƣờng Đại
học Lâm Nghiệp đã dìu dắt chúng tôi trong suốt 4 năm qua để tôi có đƣợc kết
quả nhƣ ngày hôm nay. Đặc biệt nhân dịp này, cho tôi đƣợc bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc đến PGS.TS Vũ Tiến Thịnh và Th.S Trần Văn Dũng, ngƣời đã tận tình
chỉ bảo, hƣớng dẫn trực tiếp cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, phân tích
và tổng hợp số liệu để hoàn thành khóa luận.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhƣng do thời gian và trình độ có hạn nên đề
tài không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong nhận đƣợc sự chỉ
bảo, góp ý và bổ sung của thầy cô giáo để khóa luận đƣợc hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xuân Mai, ngày 07 tháng 05 năm 2018
Sinh viên thực hiện
Hoàng Thị Tố Nhƣ
ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................i
DANH LỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................iv
DANH MỤC BẢNG......................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH ẢNH ...............................................................................vi
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................. 3
1.1 Trên thế giới ................................................................................................ 3
1.2 Ở Việt Nam ............................................................................................... 11
1.3 Vƣợn siki tại khu đề xuất bảo tồn Khe Nƣớc Trong................................. 14
CHƢƠNG 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU16
2.1. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 16
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu và địa điểm nghiên cứu........................................ 16
2.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................ 16
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 16
2.4.1. Phƣơng pháp kế thừa tài liệu................................................................. 16
2.4.2 Phƣơng pháp điều tra ngoại nghiệp........................................................ 17
2.4.3.Phƣơng pháp xử lí số liệu nội nghiệp .................................................... 19
CHƢƠNG 3 KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI
CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU................................................................... 22
3.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................... 22
3.1.1. Vị trí địa lí ............................................................................................. 22
3.1.2. Địa chất, địa hình .................................................................................. 23
3.1.3. Thổ nhƣỡng ........................................................................................... 23
3.1.4. Khí hậu thủy văn ................................................................................... 24
3.1.5. Tài nguyên động thực vật rừng ............................................................. 25
Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 28
4.1. Đặc điểm tiếng kêu của loài Vƣợn siki .................................................... 28
4.1.1. Tiếng kêu của cá thể Vƣợn siki đực...................................................... 28
iii
4.1.2. Tiếng kêu của cá thể Vƣợn siki cái....................................................... 29
4.1.3. Độ dài tiếng kêu của loài Vƣợn siki tại khu đề xuất BTTN Khe Nƣớc
Trong ............................................................................................................... 31
4.2 Thời gian loài Vƣợn siki thƣờng phát ra tiếng kêu trong ngày............... 31
4.3 Đặc điểm phân bố của loài Vƣợn siki (Nomascus siki) tại khu đề xuất BTTN
Khe Nƣớc Trong.............................................................................................. 33
4.4 Đề xuất một số biện pháp quản lý, bảo tồn loài Vƣợn siki tại khu đề xuất
BTTN Khe Nƣớc Trong.................................................................................. 34
KÊT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ ............................................................ 37
1. Kết luận ....................................................................................................... 37
2. Tồn tại.......................................................................................................... 37
3. Kiến nghị..................................................................................................... 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO
iv
DANH LỤC TỪ VIẾT TẮT
BTTN Bảo tồn thiên nhiên
ĐDSH Đa dạng sinh học
IB
Thuộc nhóm nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích
thƣơng mại trong nghị định 32 của chính phủ năm 2006
IUCN Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế
KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên
NĐCP Nghị định chính phủ
RPH rừng phòng hộ
SĐ IUCN Sách đỏ Thế giới của Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế
VQG Vƣờn quốc gia
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1 Các thông số loại tiếng kêu của Vƣợn siki đực ............................... 29
Bảng 4.2 Các thông số về tấn số tiếng kêu của Vƣợn siki cái....................... 30
Bảng 4.3 Các thông số về thời gian phát ra tiếng kêu của Vƣợn siki............. 31
vi
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Sự khác biệt về âm học của các loài Vƣợn mào ................................... 8
Hình 1.2 Phân bố của các loài Vƣợn thuộc giống Nomascus............................... 9
Hình 1.3 Vƣợn siki Nomascus siki...................................................................... 10
Hình 1.3: Các khu vực ghi nhận sự tồn tại của Vƣợn siki ở VN........................ 13
Hình 2.1: Sơ đồ bố trí các máy ghi âm trong quá trình điều tra thực địa ........... 18
Hình 2.2: Bản đồ vị trí đặt máy ghi âm............................................................... 19
Hình 2. 3. Giao diện phần mềm Raven phiên bản 1.5.0 ..................................... 20
Hình 2.4 Phổ âm thanh của các loài Vƣợn mào.................................................. 20
Hình 3. 1. Bản đồ khu đề xuất Bảo tồn thiên nhiên Khe Nƣớc Trong .............. 22
Hình 4.1 Phổ âm thanh tiếng kêu của cá thể Vƣợn siki đực (dạng 1) ................ 28
Hình 4.2 Phổ âm thanh tiếng kêu của cá thể Vƣợn siki đực (dạng 2) ................ 29
Hình 4.3 Phổ âm thanh tiếng kêu của cá thể Vƣợn siki cái ................................ 30
Hình 4.4 Biểu đồ thể hiện tần suất phát ra tiếng kêu trong ngày........................ 32
Hình 4.5 Bản đồ các khu vực ghi nhận đƣợc Vƣợn siki..................................... 33
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Phân bố khắp Việt Nam, vƣợn đƣợc xem là họ hàng gần nhất của loài
ngƣời và cũng là một chỉ số để chúng ta cân nhắc cách chung sống trong sự đa
dạng đáng kể của hệ động, thực vật mà trong đó Việt Nam là một địa điểm nổi
tiếng về điều này. Việt Nam là một đất nƣớc đã và đang có sự chuyển đổi chóng
mặt để phát triển kinh tế do đó các loài vƣợn hiện nay đang phải trải qua một
cuộc khủng hoảng. Trong vài thập kỷ qua, hiện tƣợng săn bắn và mất môi
trƣờng sống đã làm vƣợn suy giảm nghiêm trọng trên khắp đất nƣớc. Ở những
nơi tốt nhất, các quần thể Vƣợn còn lại cũng tồn tại với mật độ thấp hơn đáng kể
so với mật độ tự nhiên, còn tại những nơi tồi tệ nhất chúng đang phải đối mặt
với sự tuyệt chủng cục bộ. Khi có sự săn bắt bằng súng tại một khu vực nào đó,
vƣợn thƣờng là những loài biến mất đầu tiên mặc dù chúng không hẳn là các
mục tiêu chính, tuy nhiên chúng là một phần trong những sản phẩm săn bắn khi
các thợ săn có cơ hội chặt các cây là nơi cƣ trú của các loài hoang dã mà họ có
thể thấy đƣợc (Rawson và cộng sự., 2011). Tốc độ sinh sản chậm ở vƣợn đồng
nghĩa với việc các quần thể suy giảm nhanh chóng kể cả khi áp lực săn bắn thấp,
nghĩa là các quần thể nếu có thể phục hồi thì cũng chậm chạp. Bởi vậy những gì
đang xảy ra với vƣợn lại rất quan trọng đối với sự dồi dào của đa dạng sinh vật
tại Việt Nam và ngày càng trở nên quan trọng hơn khi mà môi trƣờng tự nhiên
đang phải chịu thêm nhiều áp lực từ các sức ép về phát triển.
Hiện nay, tại Việt Nam, các nhà khoa học đã ghi nhận đƣợc sáu loài Vƣợn
mào Nomascus. Sự đa dạng về vƣợn cho thấy sự đa dạng về sinh vật của nói
chung của Việt Nam. Tuy nhiên, các quần thể vƣợn ở Việt Nam đang suy giảm
và đó cũng là xu hƣớng của các quần thể động vật hoang dã nói chung (Rawson
và cộng sự., 2011).
Theo Rawson (2011), khu phân bố của Vƣợn siki (Nomascus siki), bị cho
là đã hạn hẹp hơn rất nhiều. Và không có đủ dữ liệu để đánh giá một cách định
lƣợng xu hƣớng của Vƣợn siki tuy nhiên tất cả chỉ số đều cho thấy rằng săn bắn
2
đang là nguy cơ chủ yếu của sự suy giảm liên tục về số lƣợng của loài này ở
Việt Nam.
Cho tới nay, giới hạn phân bố về phía Bắc của Vƣợn siki chƣa đƣợc biết rõ,
có thể nằm ở gần Khu đề xuất bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Khe Nét, tỉnh
Quảng Bình và KBTTN Kẻ Gỗ, tỉnh Hà Tĩnh; về phía Nam đến sông Thạch
Hãn, tỉnh Quảng Trị (Rawson và cộng sự., 2011). Loài này đƣợc xếp ở mức
Nguy cấp (EN) trong Sách Đỏ Việt Nam năm 2007 và thuộc nhóm IB của Nghị
định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Khu đề xuất bảo tồn thiên nhiên Khe Nƣớc Trong nằm ở miền Trung Việt
Nam chứa một khu hệ động vật đa dạng, phong phú. Khu đề xuất bảo tồn thiên
nhiên (BTTN) Khe Nƣớc Trong nằm ở huyện Lệ Thủy, phía Tây Nam tỉnh
Quảng Bình, giáp với biên giới Việt Nam - Lào và KBTTN Bắc Hƣớng Hóa,
tỉnh Quảng Trị. Khu vực này có diện tích 19.188 ha, bao gồm chủ yếu là rừng
nhiệt đới thƣờng xanh nằm trong vùng sinh thái đất thấp miền Trung rộng lớn
(khoảng 500.000 ha) kéo dài dọc biên giới Việt - Lào từ huyện Minh Hóa nối
liền với các huyện Bố Trạch, Quảng Ninh và Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình sang
huyện Hƣớng Hóa tỉnh Quảng Trị. Đây là khu vực có diện tích rừng tự nhiên
trên đất thấp liên tục lớn nhất ở Việt Nam. Đặc biệt hơn, Khu đề xuất BTTN
Khe Nƣớc Trong còn bảo tồn đƣợc một diện tích lớn kiểu rừng nhiệt đới ẩm
thƣờng xanh nguyên sinh trên vùng đất thấp.
Sự hiện diện của Vƣợn siki trong khu vực đã đƣợc ghi nhận trong nhiều
năm gần đây. Để hiểu rõ hơn về tập tính, đặc điểm tiếng kêu, vùng phân bố của
các quần thể Nomascus siki nói chung ở Việt Nam và đặc biệt ở khu đề xuất bảo
tồn Khe Nƣớc Trong tại Quảng Bình từ đó cung cấp những dẫn liệu khoa học
góp phần vào việc bảo tồn loài linh trƣởng quý giá này, tôi đã tiến hành thực
hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm tiếng kêu và phân bố của loài Vượn siki
Nomascus siki (Delacour, 1951) tại khu đề xuất bảo tồn Khe Nước Trong,
Quảng Bình”
3
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Phân loại
1.1.1. Phân loại học thú linh trưởng Việt Nam
Cũng giống nhƣ hệ thống phân loại Linh trƣởng trên thế giới, phân loại linh
trƣởng ở Việt Nam có nhiều thay đổi theo thời gian và khác nhau giữa các tác
giả (bảng 1.1)
Bảng 1.1 Tổng kết phân loại thú Linh trƣởng ở Việt Nam theo thời
gian
Năm Họ Số loài và phân loài Nguồn thông tin
2001 3 24 Groves (2001)
2002 3 25 Phạm Nhật (2002)
2003 3 24 Roos (2004)
2004 3 24 Groves (2004)
Mặc dù có sự khác nhau về quan điểm, các tác giả đều cơ bản thống nhất
rằng Linh trƣởng Việt Nam có 3 họ chính: họ Cu li (Loridae), họ khỉ
(Cercopithecidae) và họ Vƣợn (Hylobatidae); số loài và phân loài dao động từ
24 đến 25.
Trong hệ thống phân loại của Roos (2004) và Groves (2004) đã xếp một số
phân loài trƣớc đây thành các loài riêng biệt và đƣa ra hệ thống phân mới cho
Linh trƣởng Việt Nam. Đây là hệ thống phân loại phản ánh đầy đủ phân loại học
của thú Linh trƣởng Việt Nam và đƣợc các nhà khoa học đang sử dụng rộng rãi
(bảng 1.2)