Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Đặc Điểm Tiếng Kêu Và Phân Bố Của Loài Trĩ Sao Rheinardia Ocellata Tại Khu Bttn Ngọc Linh Quảng Nam
PREMIUM
Số trang
72
Kích thước
2.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
868

Nghiên Cứu Đặc Điểm Tiếng Kêu Và Phân Bố Của Loài Trĩ Sao Rheinardia Ocellata Tại Khu Bttn Ngọc Linh Quảng Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

i

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian ba tháng qua, với sự nỗ lực của bản thân , cùng với sự giúp

đỡ nhiệt tình của quý thầy cô Khoa Quản lý tài nguyên rừng & Môi trƣờng –

Trƣờng Đại học Lâm Nghiệp, Bộ môn Động vật rừng và bạn bè đã giúp tôi hoàn

thành báo cáo khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm tiếng kêu

và phân bố của loài Trĩ Sao (Rheinardia ocellata) tại khu BTTN Ngọc Linh

(Quảng Nam)”. Khóa luận đƣợc thực hiện từ ngày 12/2/2018 đến ngày

11/5/2018.

Lời đầu tiên tôi xin đƣợc bày tỏ biết ơn sâu sắc đến hai thầy giáo PGS. TS.

Vũ Tiến Thịnh và ThS. Trần Văn Dũng đã giành nhiều tâm huyết, tận tình

truyền đạt kinh nghiệm, kiến thức, trực tiếp hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình

nghiên cứu, phân tích, tổng hợp số liệu để hoàn thành đề tài và đạt đƣợc những

mục tiêu cơ bản đã đề ra.

Tôi cũng xin đƣợc gửi chân thành tới các quý thầy cô trong bộ môn động

vật rừng cũng nhƣ toàn thể các thầy cô trong Khoa Quản Lí Tài Nguyên Rừng

và Môi Trƣờng, Trƣờng Đại Học Lâm Nghiệp. Những ngƣời đã trực tiếp giảng

dạy và giúp đỡ tôi trong suốt 4 năm học tập tại trƣờng. Tôi xin cảm ơn bạn bè,

những bạn sinh viên đã ở bên động viên, hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện đề

tài.

Tuy đã có nhiều cố gắng nhƣng do thời gian có hạn, năng lực bản thân còn

hạn chế nên khó tránh khỏi những thiếu sót trong việc hoàn thành bài khóa luận

tốt nghiệp. Tôi rất mong nhận đƣợc sự quan tâm, góp ý, bổ sung của các thầy cô

trong khoa để bài khóa luận của tôi đƣợc hoàn thiện hơn. Tôi xin kính chúc các

thầy cô dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của

mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau.

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày 11 tháng 5 năm 2018

Sinh viên

Nguyễn Thị Hạnh

ii

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... I

TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP.............................................................. V

ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1

CHƢƠNG I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................... 3

1.1. Nghiên cứu về âm thanh của các loài động thực vật ....................................... 3

1.2. Loài Trĩ Sao (rheinardia ocellata)................................................................... 4

1.2.1. Hệ thống phân loại ........................................................................................ 4

1.2.2. Đắc điểm hình thái của loài trĩ sao................................................................ 5

1.2.3 Đặc điểm sinh thái của loài trĩ sao ................................................................. 7

1.2.4 Phân bố của loài trĩ sao .................................................................................. 7

1.2.5 Tình trạng bảo tồn .......................................................................................... 9

1.3. Phần mềm phân tích dữ liệu âm thanh raven ................................................... 9

CHƢƠNG II MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.... 10

2.1. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................... 10

2.1.1. Mục tiêu chung.............................................................................................. 10

2.1.2. Mục tiêu cụ thể.............................................................................................. 10

2.2. Đối tƣợng và địa điểm nghiên cứu................................................................... 10

2.3. Nội dung nghiên cứu........................................................................................ 10

2.3.1. Nội dung 1..................................................................................................... 10

2.3.2. Nội dung 2..................................................................................................... 10

2.3.3. Nội dung 3..................................................................................................... 10

2.3.4.Nội dung 4...................................................................................................... 10

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................. 10

2.4.1.Phƣơng pháp kế thừa tài liệu.......................................................................... 10

2.4.2.Phƣơng pháp điều tra ngoại nghiệp................................................................ 11

2.4.3. Xử lý số liệu .................................................................................................. 13

CHƢƠNG III ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA KHU VỰC

NGHIÊN CỨU........................................................................................................ 17

3.1. Vị trí địa lý ....................................................................................................... 17

3.2. Khí hậU ............................................................................................................ 17

3.3. Địa hình-thủy văn............................................................................................. 18

3.4. Đa dạng sinh học .............................................................................................. 19

iii

3.4.1. Thảm thực vật rừng ....................................................................................... 19

3.4.2. Khu hệ thực vật ............................................................................................. 21

3.4.3. Khu hệ thú ..................................................................................................... 21

3.4.4. Khu hệ chim .................................................................................................. 21

3.4.5. Khu hệ bò sát, ếch nhái ................................................................................. 22

3.4.6. Khu hệ bƣớm................................................................................................. 22

3.5. Thổ nhƣỡng ...................................................................................................... 22

3.5.1. Nhóm đất mùn vàng nhạt núi cao trên đá phiến sét, biến chất ..................... 22

3.5.2. Nhóm đất feralit mùn nâu đỏ trên đá phiến sét và biến chất ........................ 22

3.5.3. Nhóm đất feralit đỏ vàng trên đá phiến sét và biến chất............................... 23

3.5.4. Đất dốc tụ ...................................................................................................... 23

3.5.5. Đất mặt nƣớc sông suối................................................................................. 23

3.6. Giá trị khác ....................................................................................................... 23

3.7. Khái quát đặc điểm dân sinh và kinh tế - xã hội.............................................. 23

3.7.1. Dân số và dân tộc .......................................................................................... 23

3.7.2. Cơ cấu ngành nghề........................................................................................ 24

3.7.3. Đời sống của ngƣời dân ................................................................................ 24

3.7.4. Giáo dục ........................................................................................................ 24

3.7.5. Y tế ................................................................................................................ 25

3.8. Tác động của con ngƣời đến kbttn ngọc linh (quảng nam) ............................. 25

CHƢƠNG IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................. 26

4.1. Đặc điểm tiếng kêu của loài trĩ sao (rheinardia ocellata)............................... 26

4.1.1. Tiếng kêu dạng ngắn của loài trĩ sao tại kbttn ngọc linh (quảng nam)......... 26

4.1.2. Tiếng kêu dạng dài của loài trĩ sao tại kbttn ngọc linh (quảng nam)......... 28

4.2. Tập tính tiếng kêu của loài trĩ sao tại kbttn ngọc linh (quảng nam) ................ 30

4.3. Đặc điểm phân bố của loài trĩ sao tại kbt ngọc linh (quảng nam) ................... 31

4.4. Giải pháp bảo tồn loài trĩ sao tại kbttn ngọc linh (quảng nam) ....................... 34

KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ ................................................................ 36

Kết Luận.................................................................................................................. 36

Tồn Tại .................................................................................................................... 37

Kiến Nghị ................................................................................................................ 37

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

KBT Khu bảo tồn

KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên

EBA Vùng chim đặc hữu

IUCN Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế

EN Nguy cấp có nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên

DDSH Đa dạng sinh học

ĐVHD Động vật hoang dã

v

DANH MỤC HÌNH, BẢNG VÀ BIỂU

Bảng 2.1. Các thông số của vị trí đặt máy .......................................................... 13

Bảng 2.2. Các thông số tiếng kêu của trĩ sao ...................................................... 15

Bảng 4.2. Tần số tiếng kêu của loài trĩ sao dạng ngắn........................................ 27

Bảng 4.4. Tần số tiếng kêu của loài trĩ sao dạng dài .......................................... 29

Bảng 4.5. Thời gian và số tiếng kêu liên tiếp của loài trĩ sao dạng dài .............. 30

Bảng 4.6. Số tiếng kêu của loài trĩ sao thu đƣợc từ các máy ghi âm.................. 31

Biểu đồ 4.1. Tần suất kêu trung bình của loài trĩ sao theo thời gian trong ngày 30

Hình 1.1. Trĩ sao phân loài rheinardia ocellata nigrescens (nguồn:

www.vituyenuong.com)........................................................................................ 4

Hình 1.2. Trĩ sao phân loài rheinardia ocellata ocellata (nguồn:klaus rudloff).. 5

Hình 1.3. Cá thể trĩ sao cái (nguồn: phùng mỹ trung) .......................................... 6

Hình 1.4. Cá thể trĩ sao đực (nguồn: http://www.diendancacanh.com)................ 6

Hình 1.5. Phân bố của loài trĩ sao tại việt nam (nguồn: birdlife international

2001)...................................................................................................................... 8

Hình 2.1. Vị trí đặt máy ghi âm tại kbttn ngọc linh (quảng nam)....................... 12

Hình 2.2. Giao diện phần mềm raven phiên bản 1.5.0........................................ 14

(nguồn: raven pro) .............................................................................................. 14

Hình 2.3. Hình ảnh phổ âm thanh mẫu của loài trĩ sao....................................... 15

Hình 2.4. Hình ảnh phổ âm thanh của loài trĩ sao đã đƣợc nghiên cứu trƣớc đó16

(nguồn: frank lambert)........................................................................................ 16

Hình 4.1. Ảnh phổ âm thanh dạng ngắn của loài trĩ sao ở trà tập....................... 26

Hình 4.2. Ảnh phổ âm thanh dạng ngắn của loài trĩ sao ở trà leng..................... 27

Hình 4.3. Ảnh phổ âm thanh của loài trĩ sao dạng dài ở trà leng ....................... 28

Hình 4.4. Ảnh phổ âm thanh của loài trĩ sao dạng dài ở trà tập ......................... 29

Hình 4.5. Sơ đồ vị trí của các đàn trĩ sao tại kbttn ngọc linh (quảng nam) ........ 33

vi

TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Tên khóa luận: “Nghiên cứu đặc điểm tiếng kêu và phân bố của loài Trĩ

Sao (Rheinardia ocellata) tại khu BTTN Ngọc Linh (Quảng Nam)”

Ngƣời thực hiện: Nguyễn Thị Hạnh

Giảng viên hƣớng dẫn: Vũ Tiến Thịnh và Trần Văn Dũng

1. Mục tiêu nghiên cứu

1.1. Mục tiêu chung

Bổ sung dữ liệu về các loài động vật hoang dã ở Việt Nam.

1.2. Mục tiêu cụ thể

Xác định đặc điểm tiếng kêu và phân bố của loài Trĩ sao tại KBTTN Ngọc

Linh (Quảng Nam)

2. Đối tƣợng nghiên cứu

Loài Trĩ sao (Rheinardia ocellata)

3. Địa điểm nghiên cứu

Khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh (Quảng Nam)

4. Nội dung nghiên cứu

Xác định và mô tả các dạng tiếng kêu của loài Trĩ sao

Xác định tập tính tiếng kêu của loài Trĩ sao

Nghiên cứu đặc điểm phân bố của chúng tại KBTTN Ngọc Linh (Quảng

Nam)

Đề xuất các giải pháp bảo tồn loài

5. Kết quả nghiên cứu.

5.1. Đặc điểm tiếng kêu của loài trĩ sao.

5.1.1. Tiếng kêu của Trĩ sao dạng ngắn.

Tiếng kêu dạng ngắn với tần số kêu trung bình từ 805.15 Hz đến 1392.06

Hz, tần số nhỏ nhất là 677 Hz và tần số lớn nhất là 1628 Hz. Thời gian kêu trung

bình là 1.235s với thời gian nhỏ nhất là 0.6s và lớn nhất là 1.7s. Số tiếng kêu

liên tiếp trung bình là 1.01 tiếng, khi Trĩ sao phát ra tiếng kêu ở dạng ngắn thì

trong một lần kêu đa số chúng phát ra một tiếng kêu.

vii

5.1.2. Tiếng kêu của Trĩ sao dạng dài.

Tiếng kêu dạng dài có các tiếng kêu liên tiếp đƣợc lặp lại từ 2 đến 7 tiếng

trong một lần kêu trong một lần kêu Trĩ sao có thể kêu từ 1,3s đến 8,4s liên tiếp.

ở dạng dài, Trĩ sao có tiếng kêu trung bình từ 855,06 Hz đến 1208,34 Hz, với tần

số nhỏ nhất là 623 Hz và lớn nhất là 1609 Hz, ứng với độ lệch chuẩn tính đƣợc

là 102,36 và 169,02. Thời gian của một tiếng kêu trung bình là 1,52s với thời

gian nhỏ nhất là 0,11s, lớn nhất là 1,64s. Số tiếng kêu liên tiếp của loài Trĩ sao ở

dạng dài nhiều gấp 4 số tiếng kêu ở dạng ngắn.

5.2. Tập tính của loài Trĩ Sao.

Trĩ sao thƣờng kêu nhiều vào sáng sớm trong khoảng thời gian từ 5-8h,

theo số liệu thu đƣợc từ 5-8h có khoảng hơn 170 tiếng kêu, trƣa chiều giảm dần.

Thời gian hoạt động chủ yếu của Trĩ sao là vào ban ngày và cụ thể là vào buổi

sáng. Khoảng thời gian đó cũng là thời gian Trĩ sao có năng lƣợng truyền tải tín

hiệu lớn nhất.

Khoảng 6h có tần số lớn nhất chiếm tới 29,55%, tiếp theo là đến khoảng 7h

chiếm 24,66%, 8h chiếm 11,04% và 5h chiếm 10,390%, các thời gian khác

trong ngày khá là ít hầu nhƣ là rất nhỏ.

5.3. Đặc điểm phân bố Trĩ Sao tại KBTTN Ngọc Linh (Quảng Nam)

Số hiệu máy SM304814 tại Thôn 4, Trà Tập, Nam Trà My, Quảng Nam ghi

đƣợc số tiếng kêu nhiều nhất là 187 tiếng ở độ cao 922m, tiếp theo là số hiệu

máy SM304785 tại Trà Tập, Nam Trà My, Quảng Nam thu đƣợc 145 tiếng ở độ

cao 871m, số hiệu máy SM305194 tại Thôn 4, Trà Tập thu đƣợc 112 tiếng ở độ

cao 690m. Những ngày thu đƣợc nhiều tiếng kêu đều là những ngày có sƣơng

mù, những ngày trời quang Trĩ sao xuất hiện rất ít hầu nhƣ là không xuất hiện.

Trĩ sao tại KBTTN Ngọc Linh (Quang Nam) phân bố chủ yếu tại Trà Tập, Nam

Trà My, Quảng Nam

5.4. giải pháp bảo tồn Trĩ Sao

Bảo vệ sinh cảnh sống của khu hệ chim

Tăng cƣờng nghiên cứu và chuyển giao công nghệ bảo tồn

Hoàn thiện các chính sách và quản lý dữ liệu để bảo vệ các loài chim nguy

cấp

Tăng cƣờng nguồn lực, năng lực cho công tác quản lý và thực thi pháp luật

để bảo tồn hiệu quả tại chỗ và chuyển chỗ các loài chim nguy cấp

Nâng cao nhận thức cộng đồng

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!