Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
102
Kích thước
2.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1358

Nghiên cứu đặc điểm thiếu máu và một số yếu tố liên quan ở trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

NGÔ THỊ KIM ANH

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THIẾU MÁU VÀ MỘT SỐ

YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở TRẺ SƠ SINH TẠI

BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Nhi khoa

Mã số: NT 62 72 16 55

LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS KHỔNG THỊ NGỌC MAI

THÁI NGUYÊN - 2019

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Ngô Thị Kim Anh xin cam đoan:

1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn

của TS Khổng Thị Ngọc Mai.

2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được

công bố tại Việt Nam.

3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là trung thực và khách quan,

đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu.

Thái Nguyên, tháng 12 năm 2019

Người viết cam đoan

Ngô Thị Kim Anh

ii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng

dẫn, đóng góp, giúp đỡ và động viên của tất cả thầy cô, bạn bè đồng nghiệp và

gia đình.

Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới người thầy là

TS Khổng Thị Ngọc Mai đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, dìu dắt tôi trên con

đường nghiên cứu khoa học.

Tôi xin trân trọng cảm ơn: Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, các thầy cô

Bộ môn Nhi - Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên.

Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc và Tập thể cán bộ nhân

viên Trung tâm Nhi khoa – Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên đã tạo điều kiện

giúp đỡ tôi trong suốt quá trình triển khai đề tài, học tập và nghiên cứu.

Tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô trong hội đồng khoa học đã

tạo điều kiện, đóng góp những ý kiến qúy báu cho luận văn và động viên tôi

trong suốt quá trình học tập.

Tôi cũng chân thành cảm ơn các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp, gia đình

và người thân đã giúp đỡ, động viên tôi cả về tinh thần và vật chất trong quá

trình học tập và nghiên cứu.

Thái Nguyên, tháng 12 năm 2019

Học viên

Ngô Thị Kim Anh

iii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Tiếng anh Tiếng việt

BA Bệnh án

CI Confidence Interval Khoảng tin cậy (KTC)

CLS Cận lâm sàng

CNLS Cân nặng lúc sinh

EPO Erythropoietin

G6PD Glucose-6-phosphatase dehydrogenase

Hb Hemoglobin Huyết sắc tố

KCC Kinh cuối cùng

MCH Mean Corpuscular Hemoglobin Lượng huyết sắc tố trung bình

MCHC

Mean Corpuscular Hemoglobin

Concentration

Nồng độ trung bình huyết sắc tố

trong một thể tích máu

MCV Mean corpuscular volume Thể tích trung bình hồng cầu

NC Nghiên cứu

NTSS Nhiễm trùng sơ sinh

NTHSS Nhiễm trùng huyết sơ sinh

RBC Red Blood Cell Hồng cầu (HC)

RDW Red Cell Distribution Width Độ phân bố kích thước hồng cầu

RBN Rau bong non

RTĐ Rau tiền đạo

SHH Suy hô hấp

SVTT So với tuổi thai

THA Tăng huyết áp

TMSS Thiếu máu sơ sinh

TSG Tiền sản giật

UNICEF

United Nations International

Children's Emergency Fund

Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc

VDBL Vàng da bệnh lý

WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới

iv

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

MỤC LỤC

Lời cam đoan...................................................................................................... i

Lời cảm ơn ....................................................................................................... ii

Danh mục chữ viết tắt ......................................................................................iii

Mục lục............................................................................................................. iv

Danh mục bảng................................................................................................. vi

Danh mục hình, biểu đồ .................................................................................viii

ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................... 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN............................................................................. 3

1.1. Sinh lý máu và tạo máu.............................................................................. 3

1.2. Định nghĩa và phân loại thiếu máu ............................................................ 7

1.3. Thiếu máu thời kỳ sơ sinh.......................................................................... 8

1.4. Thực trạng thiếu máu sơ sinh................................................................... 12

1.5. Một số yếu tố liên quan đến thiếu máu ở trẻ sơ sinh ............................... 15

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............. 22

2.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 22

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu............................................................ 22

2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 22

2.4. Biến số và cách định nghĩa các biến số nghiên cứu................................. 23

2.5. Chỉ số nghiên cứu..................................................................................... 31

2.6. Phương pháp thu thập số liệu................................................................... 32

2.7. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu................................................... 33

2.8. Khống chế sai số ...................................................................................... 34

2.9. Đạo đức nghiên cứu ................................................................................. 34

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................... 36

3.1. Tỷ lệ và đặc điểm thiếu máu sơ sinh giai đoạn sớm................................ 36

3.2. Một số yếu tố liên quan đến thiếu máu ở trẻ sơ sinh ............................... 43

v

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN.............................................................................. 53

4.1. Tỷ lệ và đặc điểm thiếu máu sơ sinh........................................................ 53

4.3. Một số yếu tố liên quan đến thiếu máu ở trẻ sơ sinh ............................... 60

KẾT LUẬN..................................................................................................... 72

KHUYẾN NGHỊ............................................................................................. 73

TÀI LIỆU THAM

KHẢO

.............................................................................................................................

DANH MỤC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN

VĂN

.............................................................................................................................

PHỤ

LỤC

.............................................................................................................................

vi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Chỉ số huyết học – sinh hóa trẻ sơ sinh ......................................... 25

Bảng 2.2. Chỉ số Apgar .................................................................................. 26

Bảng 2.3. Chỉ số Silverman............................................................................. 26

Bảng 3.1. Tỷ lệ thiếu máu sơ sinh giai đoạn sớm theo giới tính .................... 36

Bảng 3.2. Tỷ lệ thiếu máu sơ sinh giai đoạn sớm theo tuổi thai..................... 37

Bảng 3.3. Tỷ lệ thiếu máu sơ sinh giai đoạn sớm theo CNLS........................ 37

Bảng 3.4. Tỷ lệ TMSS giai đoạn sớm theo kích thước so với tuổi thai.......... 38

Bảng 3.5. Triệu chứng lâm sàng thiếu máu sơ sinh ....................................... 38

Bảng 3.6. Đặc điểm huyết học sơ sinh thiếu máu........................................... 40

Bảng 3.7. Đặc điểm sinh hóa sơ sinh thiếu máu............................................. 40

Bảng 3.8. Đặc điểm huyết học - sinh hóa sơ sinh thiếu máu.......................... 41

Bảng 3.9. Tương quan giữa RBC, Hb và Protein TP, sắt huyết thanh .......... 42

Bảng 3.10. Liên quan giữa dân tộc và tuổi của mẹ với TMSS....................... 43

Bảng 3.11. Liên quan giữa địa dư và nghề nghiệp mẹ với TMSS.................. 44

Bảng 3.12. Liên quan giữa nhân trắc học của mẹ với TMSS......................... 45

Bảng 3.13. Liên quan giữa số con và số lần mang thai của mẹ với TMSS.... 45

Bảng 3.14. Liên quan giữa khoảng cách giữa hai lần sinh với TMSS ........... 46

Bảng 3.15. Liên quan giữa mẹ bổ sung sắt trong thai kỳ và TMSS ............... 46

Bảng 3.16. Liên quan giữa mẹ hút thuốc lá/lào thụ động và TMSS............... 47

Bảng 3.17. Liên quan giữa bệnh lý mẹ và TMSS........................................... 47

Bảng 3.18. Liên quan giữa mẹ bị thiếu máu và TMSS................................... 48

Bảng 3.19. Liên quan giữa cách sinh và TMSS.............................................. 48

Bảng 3.20. Liên quan giữa quá trình chuyển dạ và TMSS............................. 49

vii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Bảng 3.21. Liên quan giữa số thai và TMSS .................................................. 49

Bảng 3.22. Liên quan giữa rau thai và TMSS................................................. 50

Bảng 3.23. Liên quan giữa ngạt, suy hô hấp và TMSS .................................. 50

Bảng 3.24. Liên quan giữa một số bệnh lý sơ sinh và TMSS......................... 51

Bảng 3.25. Liên quan giữa nhiễm trùng sơ sinh và TMSS............................. 52

viii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ

Hình 1.1 Vị trí tạo máu và sinh tổng hợp mạch globin thời kỳ bào thai và sau

sinh ................................................................................................................... 6

Hình 1.2. Ước tính toàn cầu về tỷ lệ TM ở trẻ dưới 59 tháng ........................ 13

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ thiếu máu sơ sinh giai đoạn sớm....................................... 36

Biểu đồ 3.2. TMSS giai đoạn sớm trong một số bệnh lý................................ 39

Biểu đồ 3.3. Truyền máu ở sơ sinh bệnh lý có thiếu máu .............................. 39

Biểu đồ 3.4. Biểu đồ phân tán RBC và Pro TP, Hb và sắt huyết thanh.......... 42

1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

ĐẶT VẤN ĐỀ

Thiếu máu là tình trạng giảm nồng độ Hemoglobin (Hb) dưới giới hạn

bình thường của người khỏe mạnh ở cùng độ tuổi, giới tính, chủng tộc trong

cùng điều kiện môi trường sống [88].

Trong một tuyên bố chung, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi

đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) nhấn mạnh “Thiếu máu là vấn đề sức khỏe

cộng đồng để lại hậu quả to lớn đối với sức khỏe con người. Ước tính về tỷ lệ

cho thấy, thiếu máu một trong những tình trạng phổ biến nhất ở trẻ dưới 5 tuổi”

[89]. Báo cáo của WHO (2015), toàn cầu có 273,2 triệu trẻ em thiếu máu chiếm

42,6%. Việt Nam nằm trong nhóm các nước có tỷ lệ thiếu máu trẻ dưới 5 tuổi

từ 20 đến 39,9% [88].

Thiếu máu sơ sinh là một rối loạn huyết học khá thường gặp. Một số

nghiên cứu trên thế giới cho biết tỉ lệ thiếu máu sơ sinh giai đoạn sớm tại Bệnh

viện Cocody (Bờ Biển Ngà) là 17,5% (Folquet Amorissani M) [33], Sunmin

Lee và cộng sự (Hoa Kỳ) cho thấy có 21% trẻ sơ sinh thiếu máu [59]. Tại Việt

Nam, nghiên cứu của Nguyễn Thị Huyền Trang khoa Nhi Trường Đại học Y

Dược Huế cho biết 17,9% sơ sinh bệnh lý có thiếu máu [29], Đặng Văn Chức

(2015) khoa Sơ sinh Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng cho thấy tỉ lệ thiếu máu ở trẻ

sơ sinh bệnh lý là 6,8% [9].

Trong giai đoạn sơ sinh, triệu chứng thiếu máu thường bị lu mờ bởi một

số hiện tượng sinh lý và bệnh lý như vàng da, đỏ da, tình trạng ngạt, suy hô

hấp, viêm phổi, viêm da hoặc các dị tật bẩm sinh…. Bên cạnh đó, sự biến đổi

về mặt huyết động ở thời kì sơ sinh là rất lớn. Ở trẻ bình thường, Hb ở trẻ 1

ngày tuổi là 190 ± 22 g/l đến 6 ngày tuổi giảm còn 174 ± 22 g/l [19], [39].

Thiếu máu làm trẻ sơ sinh biếng ăn, quấy khóc, chậm phục hồi bệnh đang mắc

phải, chậm tăng cân và dễ mắc bệnh, đặc biệt là các bệnh nhiễm khuẩn. Mặt

khác, thiếu máu làm chậm sự tăng trưởng của trẻ nếu không được điều trị và

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!