Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Đặc Điểm Tạo Hình Đồ Mộc Truyền Thống Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành khóa luận này, cho phép tôi gửi lời cảm ơn chân
thành tới tất cả các thầy, cô trong khoa Chế biên lâm sản, và đặc biệt là cô
giáo hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Vĩnh Khánh đã tận tình giúp đỡ động viên
tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Chúng tôi cũng xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc và sự giúp đỡ của các cơ
sở sản xuất tại làng nghề mộc truyền thống La xuyên – Nam định, Vạn điểm –
Hà nội, Đồng kỵ - Bắc ninh và toàn thể các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi
trong quá trình thực hiện khóa luận.
Qua đây, tôi cũng xin chân thành biết ơn sâu sắc tới toàn thể gia đình
đã tạo mọi điều kiện về vật chất cũng như tinh thần giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu hoành thành khóa luận này.
Hà nội, ngày 01 tháng 06 năm 2012
Sinh viên
Nguyễn Mạnh Tuân
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................... 1
Chương I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ............................................................ 2
1.1. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 2
1.1.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................. 2
2.1.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................ 2
2.2. Đối tượng, phạm vi và địa điểm nghiên cứu.............................................. 2
3.3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 3
Chương II TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 4
2.1. Nghiên cứu đồ mộc truyền thống ở Phương Tây[1] [2]
................................ 4
2.2. Nghiên cứu đồ mộc truyền thống ở Trung quốc
[3] [4] [6]
.............................. 5
2.3. Nghiên cứu đồ mộc truyền thống ở Việt Nam........................................... 6
Chương III CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU ............................................... 8
3.1. Lịch sử phát triền nghề mộc ở Việt Nam[5] [6] [8] [9] [10] [11]
........................... 8
3.2. Khái niệm sản phẩm mộc truyền thống
[5,6]
.............................................. 11
3.2.1. Sản phẩm mộc truyền thống trên thế giới............................................. 11
3.2.2. Sản phẩm mộc truyền thống Việt nam.................................................. 12
3.3. Khái niệm tạo hình sản phẩm
[12] [13] [14]
.................................................... 12
3.4. Một số yếu tố tạo hình sản phẩm mộc ..................................................... 12
Chương IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................... 18
4.1. Thực trạng phát triển của sản phẩm mộc truyền thống, và các làng nghề
mộc truyền thống Việt Nam............................................................................ 18
4.1.1. Thực trạng phát triển của sản phẩm mộc truyền thống Việt Nam........ 18
4.1.2. Thực trạng phát triển của một số làng nghề truyền thống .................... 20
4.2. Nghiên cứu phong cách tạo hình trên sản phẩm mộc truyền thống Việt
Nam[17,18 ]
......................................................................................................... 24
4.2.1. Các sản phẩm ghế truyền thống ............................................................ 24
4.2.3. Các sản phẩm bàn truyền thống ............................................................ 35
4.2.4. Sản phẩm tủ........................................................................................... 40
4.5.5. Sản phẩm sập......................................................................................... 45
4.5.6. Sản phẩm khác ...................................................................................... 49
Chương V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................... 54
5.1. Kết luận .................................................................................................... 54
5.2. Kiến nghị.................................................................................................. 55
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, cùng với sự phát triền của nền kinh tế và khoa học kỹ thuật, đời
sống và nhu cầu của con người ngày càng được nâng cao vì thế đời sống cũng
như quan niệm tiêu dùng được chuyển hóa sang một giai đoạn lịch sử mới,
dần dần chuyển từ chú trọng tiêu dùng vật chất sang tiêu dùng văn hóa tinh
thần. Toàn thế giới xuất hiện xu thế vật chất và văn hóa nghệ thuật phát triển
hòa hợp cùng với nhau tạo thành một thể thống nhất.
Từ ngàn xưa đồ mộc được sinh ra để phục vụ cuộc sống sinh hoạt của con
người, và cho đến ngày nay đồ mộc luôn là người bạn thân thiết và không thể
thiếu trong cuộc sống sinh hoạt xã hội loài người. Sự phát triển của đồ mộc
tương đồng với sự phát triển của xã hội, nó phản ảnh phương thức sinh hoạt,
trình độ văn minh cũng như đặc điểm văn hóa lịch sử qua các thời kỳ. Ngược
lại nó cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những yếu tố này.
Đồ mộc truyền thống Việt nam đã có lich sử từ lâu đời trải từ thế kỷ thứ 11
cho đến nay, thấm đượm văn hóa lịch sử, phong tục tập quán của người dân
Việt nam. Hoa văn trang sức trên đồ mộc truyền thống mang giá trị văn hóa to
lớn, nó mang ý nghĩa sâu sắc, phản ánh quan niệm tư tưởng, hy vọng cuộc
sống tốt đẹp của con người cũng như xu hướng thẩm mỹ của xã hội đương
đại. Hình thức trang sức trên sản phẩm mộc truyền thống rất phong phú, công
nghệ trang trí tinh xảo, thần thái sinh động. Đặc biệt đồ mộc truyền thống
Việt nam mang phong cách rất riêng biệt, kết cấu hợp lý, tạo hình độc đáo,
chủ yếu dựa trên sự tạo hình phong phú của đường và mặt. Hoa văn trang sức
kết hợp với kết cấu và tạo hình làm cho giá trị nghệ thuật của đồ mộc truyền
thống Việt nam đạt đến giá trị cao trên thế giới.
Tuy nhiên do tác động của nhiều yếu tố như vật chất, văn hóa, xã hội, quan
niệm tư tưởng của Việt nam đang có nhiều sự thay đổi, do đó giá trị đồ mộc
truyền thống Việt nam nói chung và đặc điểm tạo hình trên sản phẩm nói
riêng đang dần mất đi giá trị vốn có của nó. Để bảo tồn giá trị nghệ thuật, giá
trị văn hóa đó của đồ mộc truyền thống Việt nam tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Nghiên cứu đặc điểm tạo hình đồ mộc truyền thống Việt Nam”
2
Chương I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Mục tiêu nghiên cứu
1.1.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu được đặc điểm tạo hình của đồ mộc truyền thống Việt nam
trên cơ sở đó bảo tồn giá trị văn hóa, nghệ thuật của đồ mộc gỗ truyền thống
Việt nam.
1.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Sưu tầm được mẫu sản phẩm mộc truyền thống chủ yếu
- Phân loại được nhóm sản phẩm chủ yếu đó
- Khái quát được đặc điểm tạo hình của từng chủng loại sản phẩm đó.
1.2. Đối tượng, phạm vi và địa điểm nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Sản phẩm mộc truyền thống Việt nam, tập
chung nghiên cứu sản phẩm mộc thế kỷ 19 – 20
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu đặc điểm tạo hình của đồ mộc
truyền thống Việt nam.
- Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu đặc điểm tạo hình sản phẩm mộc tại
các làng nghề truyền thống Việt nam (Đồng kỵ - Bắc ninh, La xuyên – Nam định,
Vạn điểm – Hà nội).
1.3. Nội dung nghiên cứu:
- Tìm hiểu tình hình phát triển chung của sản phẩm mộc truyền thống
Việt nam
- Nghiên cứu thu thập và phân loại mẫu những sản phẩm mộc truyền
thống cổ
- Nghiên cứu phân tích đặc điểm tạo hình của sản phẩm mộc truyền
thống.
3
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế: Nội dung tìm hiểu tình hình
phát triển mộc truyền thống và thu thập mẫu sản phẩm được sử dụng phương
pháp này.
- Phương pháp chuyên gia: Sử dụng để đánh giá thẩm định tuổi của sản phẩm
- Phương pháp quy nạp phân tích: Sử dụng để khái quát được đặc điểm
tạo hình của mỗi loại sản phẩm.
- Phương pháp ế thừa (nghiên cứu tài liệu : Để so sánh phân tích khái
quát đặc điểm tạo hình của sản phẩm.