Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Vật Học Của Các Loài Côn Trùng Thuộc Bộ Cánh Cứng Coleoptera Trong Rừng Luồng Dendrocalamus Barbatus Hsueh Et D Z Li 1988 Tại Huyện Quan Hóa Tỉnh Thanh Hóa
PREMIUM
Số trang
59
Kích thước
7.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1002

Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Vật Học Của Các Loài Côn Trùng Thuộc Bộ Cánh Cứng Coleoptera Trong Rừng Luồng Dendrocalamus Barbatus Hsueh Et D Z Li 1988 Tại Huyện Quan Hóa Tỉnh Thanh Hóa

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

LỜI NÓI ĐẦU

Để hoàn thành chương trình đào tạo và đánh giá kết quả học tập của sinh

viên sau bốn năm học tập và nghiên cứu, tôi được khoa Quản lý tài nguyên rừng

& Môi trường và Bộ môn Bảo vệ thực vật rừng phân công thực hiện đề tài:

“Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của các loài côn trùng thuộc bộ

Cánh cứng (Coleoptera) trong rừng Luồng (Dendrocalamus barbatus

Hsueh et D.z. Li,1988) tại huyện Quan Hóa tỉnh Thanh Hóa ”

Sau hơn 2 tháng thực tập, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được

sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo trong bộ môn, đặc biệ+là sự giúp đỡ

của thầy giáo Nguyễn Thế Nhã, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong đợt thực

tập này cùng toàn thể các cán bộ trong Dự Án “LDP Thanh Hóa”, cùng với các

đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi hoành thành trong đợt thực tập này.

Tuy nhiên, do thời gian và năng lực bản thân còn nhiều hạn chế, lại chưa

được làm quen với công tác nghiên cứu khoa học nên đề tài này không thể tránh

khỏi những thiếu sót và tồn tại. Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo chân thành

của các thầy cô giáo và sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp.

Nhân đây cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô

giáo, các cán bộ trong Dự Án “LDP Thanh Hóa”, bạn bè và người thân đã giúp

đỡ tôi hoàn thành đề tài này.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2009

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Khắc Quyền

2

ĐẶT VẤN ĐỀ

Cây Luồng (Dendrocalamus barbatus Hsueh et D.z. Li,1988) là loài cây

thuộc họ phụ Tre trúc (Bambusoideae) cây Luồng dễ trồng, sinh trưởng nhanh,

sớm được khai thác, dễ chế biến. Cũng như nhiều loài cây khác thuộc họ phụ

Tre trúc, Luồng được con người sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, từ vật

dụng đơn giản sử dụng trong gia đình và trong nông nghiệp như: thúng mủng,

giần sàng, nong nia...; các đồ thủ công mỹ nghệ, tới các vật liệu xây dựng nhà

cửa của người dân. Là nguyên vật liệu để sản xuất ván nhân tạo, nguyên liệu để

sản xuất giấy, chiếu, mành để xuất khẩu. Luồng được trồng làm cây cảnh, cây

trang trí trong các công viên, công sở và làm nhiều nhạc cụ độc đáo... Luồng còn

góp phần bảo vệ rừng bền vững bởi chúng có những đặc điểm tốt trong phòng

hộ, bảo vệ đất, nước, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ công trình thuỷ lợi,

thuỷ điện, chắn sóng, bảo vệ đê điều, làng mạc... Bên cạnh việc sử dụng đoạn

thân thành thục, Luồng còn cho măng ăn ngon. Măng Luồng vừa là nguồn thực

phẩm, vừa là nguồn thu nhập thường xuyên của người dân miền núi, được chế

biến đóng hộp bán trong các siêu thị, hay sử dụng làm măng khô để bảo quản

được lâu dài và vận chuyển dễ, đáp ứng nhu cầu sử dụng trong các dịp lễ tết ở

nước ta.

Các loài cây thuộc phân họ Tre trúc nói chung trong đó có cây Luồng là

nguồn lâm sản ngoài gỗ có nhu cầu lớn trên thị trường và có triển vọng phát

triển mạnh ở Việt Nam. Do vậy, trong thời gian gần đây, việc trồng Luồng để

đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu đang trở thành phong trào mạnh

mẽ góp phần xóa đói giảm nghèo và tăng đáng kể giá trị và lợi ích của đất trồng

rừng.

Diện tích rừng Luồng ở nước ta tăng lên kéo theo đó là tình hình sâu bệnh

hại cũng có chiều hướng ngày càng tăng. Nhiều khu rừng Luồng bị thoái hóa và

bị dịch sâu bệnh hại, điển hình dịch Vòi voi hại măng, họ Vòi voi (Curculionidae)

thuộc bộ Cánh cứng (Coleoptera); Châu chấu hại tre trúc thuộc họ Châu chấu

(Acrididae); Bọ xít hại măng thuộc bộ Cánh nửa cứng (Hemiptera); Sâu hại

3

măng thuộc họ Ngài đêm (Noctuidae). Sâu hại măng thuộc bộ Hai cánh

(Diptera); Rệp hại măng thuộc bộ Cánh đều. Bên cạnh đó các bệnh: Chổi sể,

khuy Luồng, sọc tím trên cây Luồng... đã làm ảnh hưởng không ít đến chất

lượng sản phẩm cây Luồng. Vì vậy, cần phải nghiên cứu để chọn ra những loài

cây có năng suất chất lượng cao phù hợp với nhu cầu sản xuất, nâng cao được

năng suất, chất lượng của nguyên liệu. Đồng thời, cần tiến hành nghiên cứu về

sâu bệnh hại để đưa ra các biện pháp phòng trừ chúng, đặc biệt là sâu hại măng

vì chúng không những ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng và chất lượng măng -

một loại sản phẩm quan trọng mà còn ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng, phát triển

của cây và qua đó ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng các loại sản phẩm

khác ngoài măng. Khi mức độ sâu hại măng lớn dễ gây thất thu cho người dân

nên ảnh hưởng xấu tới chiến lược phát triển cây lâm sản ngoài gỗ của Nước ta.

Thanh Hoá là một trong những tỉnh có diện tích trồng Luồng lớn (chiếm

hơn một nửa diện tích rừng trồng cả tỉnh) và được coi là “quê hương” của giống

cây đa tác dụng này, ước tính hiện nay có đến gần một nửa trong số 4 triệu dân

Thanh Hoá sinh sống hoặc có các hoạt động kinh doanh liên quan đến cây

Luồng và các sản phẩm của nó. Bởi vậy, cây Luồng Thanh Hoá cũng đã là đề tài

nghiên cứu khoa học của nhiều nhà nghiên cứu trong nước (Viện Khoa học Lâm

nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp) và ngoài nước (trong đó có các học giả

Nhật Bản, Đài Loan và Cu Ba...). Rừng Luồng tập trung tại các huyện miền núi,

tại những vùng đất Bazan ven sông suối, có độ ẩm cao, mùn nhiều, trong đó

Quan Hóa là một huyện thuộc tỉnh Thanh Hoá có diện tích trồng rừng luồng lớn

Để góp phần vào quá trình nghiên cứu phát triển loài cây đa tác dụng này

và các loài sâu hại Luồng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đặc điểm

sinh vật học của các loài côn trùng thuộc bộ Cánh cứng (Coleoptera) trong

rừng Luồng (Dendrocalamus barbatus Hsueh et D.z. Li,1988) tại huyện

Quan Hóa tỉnh Thanh Hóa” Nhằm có thông tin về loài sâu hại thuộc bộ Cánh

cứng có trong rừng Luồng tại khu vực nghiên cứu.

4

Chƣơng I

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC LOÀI CÔN TRÙNG BỘ CÁNH

CỨNG (Coleoptera) VÀ SÂU HẠI TRE LUỒNG TRÊN THẾ GIỚI

Sự đa dạng về thành phần loài trên trái đất luôn là vấn đề quan tâm của

nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu vì cho đến nay chúng ta chưa có được danh

sách hoàn chỉnh các loài động, thực vật có trên hành tinh của chúng ta. Lớp

phong phú nhất trong giới động vật, trong số hơn 1200000 loài động vật con

người biết đến thì có đến hơn nữa là các loài côn trùng, chúng phân bố hầu hết

khắp mọi nơi trên thế giới.

Năm 1931 ở pháp đã có cuốn “Côn trùng và sự phá hoại của nó” của

E.Seguy đề cập đến một số loài sâu hại Thông trong đó có nói đến một số loài

Mọt hại thông (Myelphylus minipelda L)

Năm 1956 N.N. Khram xop và N.N. Padi đã cho ra đời tác phẩm “ Sâu

đục thân cây rừng và phương pháp phòng trừ”

Năm 1961 ở Liên xô xuất hiện cuốn giáo trình “ Côn trùng rừng” đã giới

thiệu nhiều loài sâu hại thân, cành, lá trong đó có đề cập đến các loài sâu hại

thuộc bộ cánh cứng như các loài mọt và các loài bọ hung…

Cùng năm 1961 Liên xô xuất bản cuốn “ Côn trùng học” đã giới thiệu

nhiều loài côn trùng trong đó có nhiều loài cánh cứng là sâu hại thân, cành như

các loài Vòi voi, Bọ hung…

Theo nghiên cứu của Xu Tianshen (1984) có tới hơn 380 loài sâu hại tre,

trong đó 10% số loài là có ý nghĩa kinh tế. Tuỳ theo loài sâu hại mà mức độ gây

hại của chúng ở những vùng và thời gian khác nhau là khác nhau

Những thông báo ban đầu về côn trùng Cánh cứng ở Đông dương đã

được xuất bản vào cuối thế kỷ XVIII với các công trình của các nhà bách khoa

toàn thư như: Linnei, Fabricius, Ltreil…và tiếp sau đó là một loạt các nhà

nghiên cứu khác như: Lacordaire (1848), Boheman (1855), Sufrian (1858),

Allard (1888) Baly (1889), Achard (1910, 1930)… đã có nhiều nghiên cứu đả

5

động tới khu hệ côn trùng Cánh cứng trong đó có cả ở Việt Nam nhưng chưa

hoàn chỉnh.

Trong tài liệu “Chăm sóc rừng tre trúc” Zhou Fangchum (1999) đã mô tả

nhiều loại sâu, bệnh hại tre trúc, trong đó có nhiều loại sâu hại măng thuộc họ

Vòi voi (Curculionidae) thuộc bộ Cánh cứng (Coleoptera), họ Ngài đêm

(Noctuidae) và thuộc bộ Hai cánh (Diptera)...

Trong tài liệu ”Sâu hại tre trúc ở Châu Á”, I.V. Wang Haojie, R.V.Varma,

Xu Tiansen cho biết Châu Á có hơn 800 loài côn trùng liên quan đến tre trúc và

đã mô tả nhiều loài sâu hại, trong đó mô tả đặc điểm hình thái, sinh thái và các

biện pháp phòng trừ được 345 loài sâu hại.

1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC LOÀI CÔN TRÙNG CÁNH CỨNG

(Coleoptera) VÀ SÂU HẠI TRE LUỒNG TRONG NƢỚC

Theo phân loại của Chu Nghiêu trong 33 bộ côn trùng thì có 9 bộ có liên

quan ảnh hưởng tới lâm nghiệp như: bộ Cánh bằng (Isoptera) bộ Cánh vẫy

(Lepidoptera) bộ Cánh thẳng (Orthoptera) bộ Bọ ngựa (Mantodea) bộ Cánh

không đều (Hemiptera) bộ Cánh cứng (Coleoptera) bộ Hai cánh (Diptera) bộ

Cánh màng (Hymenoptera) Trong đó bộ Cánh cứng là một trong những bộ có số

lượng phong phú nhất.

Từ những năm 1960 trở lại đây đã bắt đầu có nhiều đè tài nghiên cứu về

côn trùng do các nhà khoa học trong và ngoài nước thực hiện tại việt nam.

Năm 1961 đã có đề tài nghiên cứu kỹ một số nhóm côn trùng cánh cứng

tại Tam đảo tỉnh Vỉnh phúc như côn trùng Cánh cứng ăn lá (Chrysomelidea) do

các nhà khoa học người Việt nam và người Nga thực hiện.

Năm 1967 cuốn giáo trình “ Côn trùng lâm nghiệp” đầu tiên ra đời do tác

giả Phạm ngọc Anh viết, và trong đó có đề cập đến các loài cánh cứng.

Năm 1973 cuốn “Sâu hại rừng” do Đặng Vũ Cẩn có đề cập đến các loài

Cánh cứng gồm các loài sâu hại chính liên quan đến lâm nghiệp.

Năm 1989 xuất bản giáo trình “Côn trùng rừng” của Trần Công Loanh

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!