Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số giống cam không hạt và ảnh hưởng của phân bón lá, chất điều hòa sinh trưởng đối với cam sành Hàm Yên
PREMIUM
Số trang
121
Kích thước
2.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1001

Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số giống cam không hạt và ảnh hưởng của phân bón lá, chất điều hòa sinh trưởng đối với cam sành Hàm Yên

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN THỊ VÂN ANH

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN

CỦA MỘT SỐ GIỐNG CAM KHÔNG HẠT VÀ

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN LÁ, CHẤT ĐIỀU HÒA

SINH TRƯỞNG ĐỐI VỚI CAM SÀNH HÀM YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

THÁI NGUYÊN - 2017

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN THỊ VÂN ANH

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN

CỦA MỘT SỐ GIỐNG CAM KHÔNG HẠT VÀ

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN LÁ, CHẤT ĐIỀU HÒA

SINH TRƯỞNG ĐỐI VỚI CAM SÀNH HÀM YÊN

Ngành: Khoa học cây trồng

Mã số: 60.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. ĐÀO THANH VÂN

THÁI NGUYÊN - 2017

i

LỜI CAM ĐOAN

- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung

thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.

- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được

cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Tuyên Quang, ngày 09 tháng 10 năm 2017

Tác giả luận văn

Trần Thị Vân Anh

ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được sự

giúp đỡ nhiệt tình của cơ quan, các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp, gia đình .

Trước tiên tôi xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Đào Thanh Vân

người đã tận tình hướng dẫn và đóng góp những ý kiến quý báu trong quá trình thực

hiện và hoàn thành luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Nông học và Phòng đào tạo

- Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi trong quá trình

học tập và thực hiện đề tài.

Tôi xin chân thành cảm ơn tới tất cả các đồng nghiệp, bạn bè và người thân đã

luôn động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này.

Tác giả luận văn

Trần Thị Vân Anh

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii

MỤC LỤC.................................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... vi

DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... vii

MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài ..............................................................................2

3. Yêu cầu của đề tài ...................................................................................................2

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................2

4.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................2

4.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................................2

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 3

1.1.Cơ sở khoa học và lý luận của đề tài.....................................................................3

1.1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và đặc

tính không hạt của cam quýt ...................................................................................... 3

1.1.2. Cơ sở khoa học của việc sử dụng phân bón lá ................................................. 3

1.1.3. Cơ sở khoa học của việc sử dụng chất điều hòa sinh trưởng........................... 4

1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang .........4

1.3. Nguồn gốc cam quýt và phân loại........................................................................5

1.4 Những nghiên cứu về cây cam..............................................................................6

1.4.1 Những yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây ăn

quả có múi ...................................................................................................................6

1.4.2. Nhu cầu dinh dưỡng của cây cam quýt............................................................9

1.4.3. Những nghiên cứu chọn tạo cam quýt không hạt ...........................................11

1.5. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam quýt ............................................................12

1.5.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam quýt trên thế giới.....................................12

1.5.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam quýt tại Việt Nam ...................................12

1.5.3.Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam quýt tại Hàm Yên.....................................15

iv

1.6.1. Thu thập, đánh giá và khai thác nguồn gen cây có múi..................................16

1.6.2. Những nghiên cứu cải tiến, nâng cao năng suất, chất lượng giống cam quýt 18

1.6.3. Nghiên cứu về phân bón qua lá và sử dụng chất điều hòa sinh trưởng cho cây

cam ............................................................................................................................23

1.7. Tình hình nghiên cứu cây ăn quả có múi ở Việt Nam .......................................26

1.7.1. Thu thập, bảo tồn, đánh giá và sử dụng nguồn gen cây ăn quả có múi ..........26

1.7.2. Những nghiên cứu cải tiến, nâng cao năng suất, chất lượng ..........................28

1.8. Tình hình nghiên cứu cây ăn quả có múi tại Hàm Yên......................................29

1.9. Xuất xứ, đặc điểm một số giống cam quýt không hạt........................................30

1.9.1 Cam Sành không hạt LĐ6............................................................................... 30

1.9.2. Cam Mật........................................................................................................ 31

1.9.3. Cam V2 .......................................................................................................... 32

1.9.4. Cam Sành ...................................................................................................... 32

1.10. Kết luận rút ra từ tổng quan ............................................................................ 33

Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................... 34

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................34

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu: Các nghiên cứu tiến hành đối với một số giống cam

không hạt và trên giống cam Sành Hàm Yên............................................................34

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu:........................................................................................34

2.2. Nội dung nghiên cứu..........................................................................................35

2.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm...........................................................................35

2.4 Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi .......................................................................36

2.5 Phương pháp xử lý số liệu...................................................................................39

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 40

3.1. Tình hình sinh trưởng phát triển của các giống cam không hạt.........................40

3.1.1. Đặc điểm hình thái thân lá cành các giống cam không hạt.............................40

3.1.2 Tình hình sinh trưởng, phát triển của các giống cam không hạt tại huyện Hàm

Yên, tỉnh Tuyên Quang .............................................................................................44

3.1.3. Tình hình sâu bệnh hại của các giống cam tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên

Quang ....................................................................................................................... 48

v

3.1.4. Tình hình năng suất và chất lượng của của một số giống cam không hạt tại

Hàm Yên, Tuyên Quang .......................................................................................... 50

3.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng và phân bón lá đến số

hạt/quả và chất lượng cam Sành tại Hàm Yên, Tuyên Quang ..................................53

3.2.1. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng và phân bón lá đến thời gian ra hoa,

tỷ lệ đậu hoa và quả của cam Sành ...........................................................................53

3.2.2 Ảnh hưởng của phân bón lá và chất điều hòa sinh trưởng đối với năng suất cây

cam Sành tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang................................................... 55

3.2.3. Ảnh hưởng của phân bón lá và chất điều hòa sinh trưởng đối với các chỉ tiêu

về quả của cây cam Sành tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.......................... 56

3.2.4. Ảnh hưởng của phân bón lá và chất điều hòa sinh trưởng đối với tình hình sâu

bệnh hại cây cam Sành tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang ............................. 59

3.2.5. Ảnh hưởng của phân bón lá và chất điều hòa sinh trưởng đối với hiệu quả

kinh tế trong sản xuất cây cam Sành tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang ........ 62

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.................................................................................... 63

1.Kết luận ..................................................................................................................63

2. Đề nghị ................................................................................................................. 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 64

PHỤ LỤC

vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CC : Chiều cao

CMKH : Cam Mật không hạt

cs : cộng sự

CT : Công thức

CV(%) : Hệ số biến động

ĐC : Đối chứng

Đk : Đường kính

FAO : Tổ chức nông lương thế giới

KTST : Kích thích sinh trưởng

LSD0,05 : Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa

Nxb : Nhà xuất bản

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Tình hình sản xuất cam quýt trên thế giới năm 2014 ...............................13

Bảng 1.2. Tình hình sản xuất cam quýt ở Việt Nam.................................................14

Bảng 1.3. Tình hình sản xuất cam quýt ở các vùng năm 2014 .................................15

Bảng 1.4. Tình hình sản xuất 1 số xã trồng cam tại huyện Hàm Yên, Tuyên Quang

năm 2016 ...............................................................................................16

Bảng 3.1: Đặc điểm hình thái cây của các giống cam không hạt .............................40

Bảng 3.2. Đặc điểm phân cành của các giống cam không hạt..................................42

Bảng 3.3: Đặc điểm hình thái lá của các giống cam không hạt ................................43

Bảng 3.4. Tình hình sinh trưởng lộc Xuân của các giống cam (ngày) .....................44

Bảng 3.5. Tình hình sinh trưởng lộc Hè của các giống cam (ngày) .........................45

Bảng 3.6 Tình hình sinh trưởng lộc Thu của các giống cam (ngày).........................45

Bảng 3.7. Tình hình sinh trưởng lộc Đông của các giống cam (ngày) .....................46

Bảng 3.8. Tỷ lệ đậu quả của các giống cam..............................................................47

Bảng 3.10. Tình hình sâu hại của các giống cam không hạt tại huyện Hàm Yên, tỉnh

Tuyên Quang .........................................................................................49

Bảng 3.11. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất các giống cam .................50

Bảng 3.12. Một số chỉ tiêu về quả của các giống cam..............................................52

Bảng 3.13. Một số chỉ tiêu về chất lượng quả của các giống ...................................52

Bảng 3.14. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng và phân bón lá đến thời gian

ra hoa .....................................................................................................53

Bảng 3.15. Ảnh hưởng của chất điều hoà sinh trưởng và phân bón lá đến tỷ lệ đậu

quả cam Sành huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang ..............................54

Bảng 3.16. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng và phân bón lá đến các yếu tố

cấu thành năng suất và năng suất của cam Sành ...................................55

Bảng 3.17. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng và phân bón lá đến động thái

tăng trưởng kích thước quả cam Sành tại huyện Hàm Yên năm 2016..56

Bảng 3.18 Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng và phân bón là đến một số chỉ

tiêu về quả cam Sành tại huyện Hàm Yên.............................................57

viii

Bảng 3.19. Ảnh hưởng của chất điều hoà sinh trưởng và phân bón lá đến chất lượng

của cam Sành Hàm Yên ........................................................................59

Bảng 3.20. Tình hình sâu hại của các giống cam Sành Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang ....60

Bảng 3.21. Tình hình bệnh hại của các giống cam Sành Hàm Yên, tỉnh Tuyên

Quang ....................................................................................................61

Bảng 3.22: Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng và phân bón qua lá đến hiệu

quả kinh tế trong sản xuất cam..............................................................62

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Cây cam Sành (Quýt Kinh) (Citrus nobilis Lour) có nguồn gốc ở vùng nhiệt

đới nóng ẩm, ưa khí hậu ẩm nhưng cũng có thể chịu rét, vùng có thể trồng được cây

cam Sành từ 35 vĩ độ bắc đến 40 vĩ độ Nam. Nhiệt độ cây có thể sinh trưởng được

là 12 – 39 OC, nhiệt độ thích hợp là 23 – 29 OC, cây ngừng sinh trưởng khi có nhiệt

độ nhỏ hơn 10 OC và lớn hơn 40 OC, cây bị hại khi nhiệt độ -5

OC và nhiệt độ lớn

hơn 40 OC các giống thích nghi với điều kiện nhiệt độ thấp thường có chất lượng,

mã quả tốt hơn các giống chịu nhiệt độ cao.

Việt Nam cây cam là một trong những loại cây ăn quả mang lại giá trị kinh

tế cao trên thị trường và được nhiều người tiêu dùng trong nước cũng như trên thế

giới rất ưa chuộng bởi nó có mã quả đẹp, hương vị thơm ngon có giá trị dinh dưỡng

cao, bảo quản được lâu trong quá trình sử dụng. Hiện nay có rất nhiều giống cam

ngon và nổi tiếng như: cam Sành Yên Bái, cam Sành Bắc Quang (Hà giang), cam

Sành Hàm Yên (Tuyên Quang).. các giống cam này cho năng suất cao, chất lượng

tốt, vỏ dày dễ vận chuyển đặc biệt được sử dụng nhiều trong dịp tết.

Huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang), nổi tiếng có vùng cam Sành rộng lớn,

thương hiệu cam Sành Hàm Yên chính thức xuất hiện và được công bố rộng rãi từ

cuối 2007. Năm 2013 Cam Sành Hàm Yên được bình chọn trong Top 10 Thương

hiệu - Nhãn hiệu nổi tiếng và tới năm 2014 huyện Hàm Yên đã tổ chức được hội

chợ cam đầu tiên để đưa thương hiệu cam Sành Hàm Yên giới thiệu ra thị trường

rộng lớn. Cây cam hiện đang chiếm vị trí quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo,

tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Tuy nhiên quá trình phát triển vùng cam Sành của huyện Hàm Yên, tỉnh

Tuyên Quang trong những năm gần đây có nhiều diễn biến cần quan tâm, đó là: diện

tích cam tăng, giống đưa vào trồng còn hạn chế chủ yếu là giống cam Sành địa

phương, chất lượng cây giống còn thấp, giống bị thoái hoá, cây không cho thu hoạch,

nhất là các vườn trồng bằng cành chiết trên đất trồng cam chu kỳ 2; đặc biệt chất

lượng sản phẩm chính là cam Sành còn nhiều hạn chế như: vị quả chua, quả hạt

2

nhiều, giá bán sản phẩm thấp dẫn đến hiệu quả sản xuất không cao, vì thế cần thiết phải

phải bổ sung vào cơ cấu các giống cam mới đặc biệt là các giống cam không hạt để sản

phẩm quả cam không chỉ nội tiêu mà còn xuất khẩu, đồng thời áp dụng các biện pháp kĩ

thuật để nâng cao năng suất và chất lượng quả cam Sành của huyện Hàm Yên.

Xuất phát từ các lý do trên, chúng tôi đề xuất đề tài Nghiên cứu đặc điểm

sinh trưởng, phát triển của một số giống cam không hạt và ảnh hưởng của phân

bón lá, chất điều hòa sinh trưởng đối với cam Sành Hàm Yên

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài

Đánh giá được đặc điểm hình thái và tình hình sinh trưởng, phát triển của

một số giống cam không hạt và ảnh hưởng phân bón lá, chất điều hòa sinh trưởng

đối với cam Sành Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

3. Yêu cầu của đề tài

- Nghiên cứu đặc điểm hình thái và đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một

số giống cam không hạt tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

- Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá và chất điều hòa sinh trưởng đối

với cam Sành tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

4.1. Ý nghĩa khoa học

- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học về đặc

điểm sinh trưởng, phát triển của một số giống cam không hạt và thử nghiệm một số

loại phân bón lá, chất điều hòa sinh trưởng đối với cam Sành Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần bổ sung thêm những tài liệu

khoa học phục vụ cho công tác giảng dạy cũng như nghiên cứu trên cây cam ở nước

ta. Là cơ sở khuyến cáo các biện pháp kỹ thuật hiệu quả áp dụng trong thực tế sản

xuất cho người dân.

4.2. Ý nghĩa thực tiễn

- Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học giúp cho công tác xây dựng định

hướng, quy hoạch, quản lý, chỉ đạo sản xuất quýt đạt hiệu quả hơn trong điều kiện

đặc thù của địa phương cũng như các vùng có điều kiện tương tự.

- Kết quả nghiên cứu giống mới và các biện pháp kỹ thuật được áp dụng trong

sản xuất cam ở Hàm Yên sẽ góp phần nâng cao năng suất chất lượng và hiệu quả

kinh tế cao cho người sản xuất, từ đó nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!