Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Thái Học Quần Thể Của Các Loài Khỉ Cercopithecinae Gray 1821 Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Pù Huống Tỉnh Nghệ An
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
NGUYỄN HỮU TRƢỜNG
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI HỌC QUẦN THỂ
CỦA CÁC LOÀI KHỈ (Cercopithecinae Gray, 1821) TẠI
KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ HUỐNG,
TỈNH NGHỆ AN
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
MÃ NGÀNH: 8620211
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN ĐẮC MẠNH
Hà Nội, 2020
i
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đƣợc
chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 27 tháng 04 năm 2020
Ngƣời cam đoan
Nguyễn Hữu Trƣờng
ii
LỜI CẢM ƠN
Để đánh giá tổng kết khóa học, tôi đã thực hiện luận văn tốt nghiệp với
đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh thái học quần thể của các loài Khỉ
(Cercopithecinae Gray, 1821) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, tỉnh
Nghệ An”. Luận văn này là một trong các sản phẩm của đề tài cấp Nhà nƣớc
“Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm đề xuất các giải pháp bảo tồn
tại chỗ, chuyển chỗ một số loài nguy cấp, quý, hiếm, đặc hữu ở Việt Nam ứng
phó biến đổi khí hậu”.
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn, ngoài sự cố gắng nỗ
lực của bản thân, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn trực tiếp từ Tiến sĩ Nguyễn
Đắc Mạnh. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên
Pù Huống đã cho phép sử dụng một phần dữ liệu của dự án “Nghiên cứu hiện
trạng phân bố và bảo tồn các loài Khỉ tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống”
để phục vụ cho viết luận văn. Cảm ơn Ủy ban nhân dân xã Châu Cƣờng, xã
Bình Chuẩn và xã Nga My đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình
thu thập số liệu ngoài thực địa.
Mặc dù đã hết sức cố gắng, song vì điều kiện nghiên cứu cũng nhƣ
năng lực bản thân, nên kết quả không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế.
Tôi rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của thầy cô và đồng nghiệp để
luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 27 tháng 04 năm 2020
Học viên
Nguyễn Hữu Trƣờng
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ii
MỤC LỤC .....................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................. v
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................. vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 3
1.1. Tổng quan về thú họ phụ Khỉ ............................................................... 3
1.1.1. Khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides) ...................................................... 4
1.1.2. Khỉ mốc (Macaca assamensis) ....................................................... 6
1.1.3. Khỉ vàng (Macaca mulatta) ............................................................ 7
1.1.4. Khỉ đuôi lợn (Macaca leonina) ....................................................... 9
1.1.5. Khỉ đuôi dài (Macaca fascicularis) .............................................. 10
1.2. Lƣợc sử nghiên cứu thú họ phụ Khỉ ở Việt Nam ................................ 11
1.3. Lƣợc sử nghiên cứu thú họ phụ Khỉ tại KBTTN Pù Huống................ 16
Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN
PÙ HUỐNG................................................................................................ 19
2.1. Đặc điểm địa hình .............................................................................. 20
2.2. Đặc điểm khí hậu thủy văn................................................................. 21
2.3. Đặc điểm thảm thực vật rừng ............................................................. 22
2.4. Đặc điểm kinh tế xã hội...................................................................... 23
Chƣơng 3. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU26
3.1. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................... 26
3.1.1. Mục tiêu tổng quát ....................................................................... 26
3.1.2. Các mục tiêu cụ thể...................................................................... 26
3.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................... 26
iv
3.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu....................................................... 26
3.3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................... 26
3.3.2. Phạm vi nghiên cứu...................................................................... 28
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................... 42
3.4.1. Các phương pháp điều tra thu thập số liệu................................... 42
3.4.2. Các phương pháp thống kê xử lý số liệu....................................... 44
Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 49
4.1. Tình trạng quần thể của từng loài Khỉ tại KBTTN Pù Huống............. 49
4.2. Lựa chọn sinh cảnh sống và cạnh tranh giữa loài của các loài Khỉ tại
Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống............................................................ 57
4.2.1. Đặc điểm sinh cảnh ưa thích của các loài Khỉ tại Khu bảo tồn thiên
nhiên Pù Huống ..................................................................................... 57
4.2.2. Đánh giá mức độ cạnh tranh sinh cảnh sống giữa các loài Khỉ tại
Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống ........................................................ 59
4.3. Định hƣớng giải pháp quản lý để bảo tồn các loài Khỉ tại Khu bảo tồn
thiên nhiên Pù Huống................................................................................ 63
4.3.1. Công tác quy hoạch phân khu ưu tiên bảo tồn Khỉ ....................... 63
4.3.2. Công tác quản lý các quần thể Khỉ và sinh cảnh sống của chúng . 64
4.3.3. Công tác nghiên cứu tiếp theo để bảo tồn các loài Khỉ................. 65
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ.............................................. 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 69
PHỤ LỤC
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Danh lục thú họ phụ Khỉ ở Việt Nam ............................................. 3
Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu khí hậu ở KBTTN Pù Huống ............................... 22
Bảng 2.2. Dân số và thành phần dân tộc các xã vùng đệm KBTTN Pù Huống....24
Bảng 2.3. Dân số và thành phần dân tộc các thôn vùng lõi KBTTN Pù Huống . 25
Bảng 3.1. Đặc điểm khác biệt giữa Khỉ vàng - Khỉ mốc Khỉ cộc - Khỉ đuôi lợn27
Bảng 3.2. Đặc điểm các tuyến của đợt khảo sát 1 (xuất phát từ bản Khì, xã
Châu Cƣờng) ................................................................................................ 30
Bảng 3.3. Đặc điểm các tuyến của đợt khảo sát 2 (xuất phát từ bản Siềng, xã
Bình Chuẩn)................................................................................................. 32
Bảng 3.4. Đặc điểm các tuyến của đợt khảo sát 3 (từ bản Cƣớm, xã Diên Lãm
đến bản Na Kho, xã Nga My) ....................................................................... 34
Bảng 3.5. Đặc điểm các tuyến đợt khảo sát 4 (từ bản Na Ngân, xã Nga My
đến bản Tạ, xã Quang Phong)....................................................................... 37
Bảng 4.1. Tình trạng phân bố của các loài Khỉ trong KBTTN Pù Huống ..... 49
Bảng 4.2. Mật độ tƣơng đối của các loài Khỉ trong KBTTN Pù Huống........ 51
Bảng 4.3. Mật độ tuyệt đối của các loài Khỉ tại KBTTN Pù Huống .............. 55
Bảng 4.4. Ƣớc tính kích thƣớc quần thể và số đàn của các loài Khỉ trong
KBTTN Pù Huống ....................................................................................... 56
Bảng 4.5. Xác định kiểu tập tính lựa chọn sinh cảnh sống của các loài Khỉ tại
KBTTN Pù Huống ....................................................................................... 57
Bảng 4.6. Độ rộng ổ sinh thái không gian và hệ số cạnh tranh giữa các loài
Khỉ tại KBTTN Pù Huống............................................................................ 59
Bảng 4.7. Độ trùng lặp ổ sinh thái không gian giữa các loài Khỉ tại KBTTN
Pù Huống............................................................................................... 61
vi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Hình thái loài Khỉ mặt đỏ (con cái trƣởng thành) ............................ 4
Hình 1.2. Hình thái loài Khỉ mốc.................................................................... 6
Hình 1.3. Hình thái loài Khỉ vàng ................................................................... 7
Hình 1.4. Hình thái loài Khỉ đuôi lợn ............................................................. 9
Hình 1.5. Hình thái loài Khỉ đuôi dài............................................................ 10
Hình 2.1. Vị trí KBTTN Pù Huống trong tỉnh Nghệ An ............................... 19
Hình 2.2. Địa hình, địa mạo KBTTN Pù Huống........................................... 21
Hình 3.1. Sơ đồ các tuyến điều tra Khỉ và các mối đe dọa tại KBTTN Pù Huống41
Hình 4.1. Sơ đồ các điểm ghi nhận Khỉ tại KBTTN Pù Huống..................... 54
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Các loài thú Linh trƣởng đƣợc coi là nhóm sinh vật chỉ thị cho chất
lƣợng của hệ sinh thái rừng. Mỗi khi các loài linh trƣởng; đặc biệt là các loài
Khỉ vắng mặt ở một khu rừng nào đó thì có nghĩa là chất lƣợng rừng ở đó đã
bị suy giảm, không còn đủ khả năng cung cấp đủ thức ăn và nơi ở cho chúng.
Trong chuỗi và lƣới thức ăn, các loài Khỉ vừa là những sinh vật tiêu thụ vừa là
những mắt xích thức ăn quan trọng. Với vai trò là những sinh vật tiêu thụ, các
loài Khỉ đều thích ăn quả, do đó đã mang rải các hạt, quả cây khắp trong vùng
rừng chúng sống, từ đó góp phần mở rộng vùng phân bố tự nhiên của các loài
cây. Các loài Khỉ cũng ăn nhiều côn trùng và động vật gây hại cho sản xuất
nông lâm nghiệp. Với vai trò là những vật làm thức ăn, lƣới thức ăn sẽ nghèo
đi khi thiếu vắng các loài Khỉ. Nhiều loài động vật ăn thịt có sự phụ thuộc
tƣơng đối lớn đối với con mồi là các loài Khỉ nhƣ: Báo hoa mai, Báo gấm,
Chồn mác và nhiều loài chim ăn thịt ngày khác. Do đó, thực hiện bảo tồn các
loài Khỉ và sinh cảnh sống của chúng sẽ đồng nghĩa với bảo vệ đƣợc nhiều
loài động thực vật khác có liên quan, từ đó làm tăng tính đa dạng sinh học
của rừng.
Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Pù Huống đƣợc thành lập nhằm bảo
tồn các hệ sinh thái và các loài động thực vật đặc trƣng cho vùng Bắc Trung
Bộ Việt Nam. Do có tầm quan trọng trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học
thú Linh trƣởng, KBTTN Pù Huống đƣợc xem là “khu vực nhạy cảm - ƣu
tiên” bảo tồn các loài thú Linh trƣởng. Hầu hết các đợt điều tra nghiên cứu
liên quan đến thú Linh trƣởng tại KBTTN Pù Huống mới dừng lại ở việc
thống kê thành phần loài (Kemp và Dilger, 1996; Chi cục kiểm lâm Nghệ An,
2002; Danida, 2003). Khảo sát năm 2010 của Viện sinh thái rừng & môi
trƣờng có hƣớng đến việc đánh giá tình trạng quần thể từng loài Khỉ và dự
đoán vùng phân bố thích hợp của các loài Khỉ trong KBTTN Pù Huống (Dự
2
án Quỹ bảo tồn rừng đặc dụng Việt Nam, 2010). Tuy nhiên, thông tin về tình
trạng quần thể các loài Khỉ còn khá sơ lƣợc, đồng thời chƣa thu thập đủ bộ dữ
liệu về đặc điểm sinh thái học quần thể làm cơ sở khoa học vững chắc cho
xây dựng kế hoạch bảo tồn loài.
Bởi vậy, tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh thái học
quần thể của các loài Khỉ (Cercopithecinae Gray, 1821) tại Khu bảo tồn
thiên nhiên Pù Huống, tỉnh Nghệ An”, với mong muốn cập nhật và chi tiết
hóa thông tin về tình trạng quần thể, xác định đặc điểm sinh cảnh ƣa thích của
các loài Khỉ và mức độ canh tranh không gian sống giữa loài tại đây, từ đó
cung cấp cơ sở khoa học cho công tác quản lý để bảo tồn các loài Khỉ tại
KBTTN Pù Huống.