Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học chủ yếu của loài ruồi đục quả phương đôngđông Bactrocera dorsalis Hendel hại cây ăn quả và biện pháp phòng chống theo hướng tổng hợp ở Mộc Châu, Sơn La
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
---------
NGUYỄN THỊ THANH HIỀN
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC CHỦ YẾU
CỦA LOÀI RUỒI ĐỤC QUẢ PHƯƠNG ĐÔNG Bactrocera dorsalis
Hendel HẠI CÂY ĂN QUẢ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
THEO HƯỚNG TỔNG HỢP Ở MỘC CHÂU, SƠN LA
Chuyên ngành : Bảo vệ thực vật
Mã số : 62.62.01.12
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. Lê Đức Khánh
2. GS. TS. Phạm Văn Lầm
HÀ NỘI, NĂM 2014
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu kết quả nghiên cứu khoa học đã nêu trong luận án là trung thực và chưa
được ai công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào khác.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả
Nguyễn Thị Thanh Hiền
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản luận án này, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ về mọi
mặt của các cấp Lãnh đạo, các tập thể và cá nhân.
Trước hết tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng
tới TS. Lê Đức Khánh và GS.TS. Phạm Văn Lầm, những người thầy đã tận
tình chỉ bảo, hướng dẫn về chuyên môn cũng như phương pháp luận trong
suốt quá trình thực hiện đề tài và luôn chia sẻ, động viên để tôi hoàn thành
luận án này.
Luận án được thực hiện tại Bộ môn Côn trùng, Viện Bảo vệ thực vật và
một số tỉnh ở miền Bắc, Việt Nam. Tôi đã nhận được sự giúp đỡ của Ban
Lãnh đạo Viện Bảo vệ thực vật; Tập thể cán bộ Bộ môn Côn trùng. Tôi xin
chân thành cảm ơn những sự giúp đỡ quí báu đã dành cho tôi.
Tôi xin gửi lời cảm ơn TS. Cardoso Pereira Rui Manuel đã tạo điều
kiện để tôi tham gia học tập về ruồi đục quả tại Trường Đại học Griffith,
(Australia) và Thái lan. Trong quá trình học tập tôi cũng nhận được sự giúp
đỡ về chuyên môn của các chuyên gia nghiên cứu Ruồi đục quả từ Cơ quan
năng lượng nguyên tử quốc tế.
Chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp trong nhóm Nghiên cứu Ruồi
đục quả, bộ môn Côn trùng đã luôn chia sẻ kinh nghiệm quý báu trong nghiên
cứu và giúp đỡ tôi trên mọi phương diện.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Lãnh đạo Viện Khoa học Nông nghiệp Việt
Nam, Ban Đào tạo Sau đại học cùng tập thể cán bộ và quý thầy cô đã giúp
đỡ trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến chồng, con, cha mẹ, anh chị em và
toàn thể bạn bè, đồng nghiệp đã luôn hết lòng động viên tinh thần trong suốt
thời gian học tập và hoàn thành luận án.
Xin chân thành cảm ơn!
Nguyễn Thị Thanh Hiền
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan .......................................................................................... i
Lời cảm ơn.............................................................................................. ii
Mục lục ................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt...................................................................... v
Danh mục các bảng ................................................................................ vi
Danh mục các hình...............................................................................viii
MỞ ĐẦU .................................................................................................iii
Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........... 6
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài.................................................................. 6
1.2. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước về ruồi đục quả ....................... 7
1.2.1. Thành phần loài, sự phân bố và ý nghĩa kinh tế của ruồi đục quả ... 7
1.2.2. Nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học của ruồi đục quả .................... 9
1.2.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh thái học của ruồi đục quả ..................... 12
1.2.4. Biện pháp phòng chống ruồi đục quả ............................................ 18
1.3. Tình hình nghiên cứu ở trong nước ................................................ 28
1.3.1. Thành phần loài, phân bố và ý nghĩa kinh tế của ruồi đục quả ...... 28
1.3.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của ruồi đục quả ...................... 29
1.3.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh thái học của ruồi đục quả ..................... 32
1.3.4. Biện pháp phòng chống ruồi đục quả ........................................... 34
1.4. Những vấn đề quan tâm .................................................................. 35
Chương 2. VẬTLIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
2.1. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................... 36
2.1.1. Các địa điểm nghiên cứu ............................................................... 36
2.1.2. Vài nét về địa điểm nghiên cứu đồng ruộng ................................... 36
2.2. Thời gian nghiên cứu ...................................................................... 37
2.3. Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu ....................................................... 37
2.3.1. Vật liệu nghiên cứu ........................................................................ 37
2.3.2. Dụng cụ nghiên cứu ....................................................................... 37
2.4. Nội dung nghiên cứu ....................................................................... 38
2.5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................ 38
2.5.1. Phương pháp nghiên cứu thành phần loài, tác hại của ruồi đục quả ... 38
iv
2.5.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh vật học ............................ 40
2.5.3. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh thái học ........................... 47
2.5.4. Phương pháp nghiên cứu biện pháp phòng chống diện rộng ruồi đục
quả Phương Đông hại quả đào mèo theo hướng tổng hợp ....................... 51
2.5.5. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................. 52
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................. 53
3.1. Thành phần loài và tác hại của ruồi đục quả ở một số tỉnh miền Bắc . 53
3.1.1. Thành phần loài và phân bố của ruồi đục quả ............................... 53
3.1.2. Thành phần loài ruồi đục quả theo cây ký chủ ............................... 57
3.1.3. Ruồi đục quả và cây ký chủ của chúng ở Mộc Châu, Sơn La ......... 59
3.1.4. Tác hại của ruồi đục quả ............................................................... 61
3.2. Đặc điểm sinh vật học của ruồi đục quả Phương Đông B. dorsalis 65
3.2.1. Tập tính sinh sống của ruồi đục quả Phương Đông ....................... 65
3.2.2. Thời gian phát triển các pha phát dục và vòng đời ........................ 66
3.2.3. Sinh sản của ruồi đục quả Phương Đông........................................ 68
3.2.4. Nhiệt độ khởi điểm phát dục, số lứa của ruồi đục quả Phương Đông ... 73
3.2.5. Bảng sống của ruồi đục quả Phương Đông B. dorsalis .................. 74
3.2.6. Ký chủ của loài ruồi đục quả B. dorsalis ....................................... 79
3.3. Đặc điểm sinh thái học của ruồi đục quả Phương Đông ................ 81
3.3.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến các pha phát dục ............................... 81
3.3.2. Ảnh hưởng của thức ăn nuôi sâu non ............................................ 83
3.3.3. Sự phát sinh và yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của ruồi đục quả
Phương Đông B. dorsalis ở vùng Mộc Châu (Sơn La) ............................. 94
3.4. Biện pháp quản lý ruồi đục quả B. dorsalis theo hướng tổng hợp tại
Mộc Châu, Sơn La .............................................................................. 108
3.4.1. Xác định thời điểm phòng trừ ...................................................... 109
3.4.2. Biện pháp quản lý ruồi đục quả Phương Đông B. dorsalis theo
hướng tổng hợp trên diện rộng tại Mộc Châu (Sơn La) ......................... 111
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................. 118
CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu, chữ viết tắt Diễn giải
BVTV Bảo vệ thực vật
bẫy CuE bẫy Cue eugenol
DT Thời gian tăng đôi số lượng cá thể trong quần thể
nnk Những người khác
NXB Nhà xuất bản
bẫy ME bẫy Methyl eugenol
K Tổng tích ôn hữu hiệu
FTD Số lượng ruồi bắt trong một ngày của một bẫy
PVC Nhựa tổng hợp
Q Tổng tích ôn năm của khu vực Sơn La
r Tỷ lệ gia tăng tự nhiên
RH Ẩm độ tương đối của không khí (%)
Ro Hệ số nhân của một thế hệ
Số TT Số thứ tự
T Thời gian một thế hệ tính theo đời con
Tc Thời gian một thế hệ tính theo mẹ
tc Nhiệt độ khởi điểm phát dục
t
o
C Nhiệt độ không khí (độ C)
Y Số lứa lý thuyết trong năm của ruồi B.dorsalis
λ Giới hạn tăng tự nhiên
< Nhỏ hơn
> Lớn hơn
♀ Con cái
♂ Con đực
CAQ Cây ăn quả
UBND Ủy ban nhân dân
Ø Đường kính
ISPM 8 Hiệp ước số 8 về Tiêu chuẩn quốc tế xác định vùng
dịch hại
ISPM 35 Hiệp ước số 35 về Tiêu chuẩn tiếp cận hệ thống
dịch hại ruồi đục quả
PPRI Viện Bảo vệ thực vật
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
bảng
Tên bảng Số trang
3.1. Thành phần loài và phân bố của ruồi đục quả ở một số
tỉnh phía Bắc Việt Nam (2009 - 2011) 53
3.2. Thành phần loài ruồi đục quả theo cây trồng tại 4 tỉnh
thành phía Bắc Việt Nam (2009-2011) 58
3.3. Mức độ gây hại của ruồi đục quả thuộc họ Tephritidae tại
Mộc Châu, Sơn La (2010 - 2012) 63
3.4. Thời gian phát dục các pha của ruồi đục quả Phương
Đông B. dorsalis (Viện Bảo vệ thực vật, 2012-2013) 67
3.5. Tỷ lệ giới tính ruồi đục quả Phương Đông nuôi trong
buồng sinh thái (Viện Bảo vệ thực vật, 2013) 70
3.6. Tỷ lệ trưởng thành cái ruồi đục quả Phương Đông đẻ
trứng (Viện Bảo vệ thực vật, 2012) 70
3.7. Thời gian đẻ trứng và sức đẻ trứng của trưởng thành ruồi
đục quả Phương Đông B. dorsalis (Viện Bảo vệ thực vật,
2012-2013) 72
3.8. Tổng tích ôn hữu hiệu và số lứa lý thuyết ruồi đục quả Phương
Đông B. dorsalistại Mộc Châu (Sơn La, 2010-2012) 74
3.9. Bảng sống của ruồi đục quả Phương Đông B. dorsalis
(Viện Bảo vệ thực vật, 2012-2013) 75
3.10. Một số chỉ tiêu sinh học liên quan tới bảng sống của ruồi
đục quả Phương Đông B. dorsalis (Viện Bảo vệ thực vật,
2012-2013) 78
3.11. Phổ cây ký chủ của ruồi đục quả Phương Đông B. dorsalis
tại Mộc Châu, Sơn La (2010 -2012) 79
vii
3.12. Thời gian phát dục các pha và vòng đời của ruồi đục quả
Phương Đông nuôi bằng thức ăn khác nhau (Viện Bảo vệ
thực vật, 2012-2013) 84
3.13. Ảnh hưởng của thức ăn khác nhau đến tỷ lệ trưởng thành
cái đẻ trứng ở ruồi đục quả Phương Đông (Viện Bảo vệ
thực vật, 2012-2013) 89
3.14. Ảnh hưởng của thức ăn nuôi sâu non đến sức đẻ trứng của
trưởng thành cái ruồi đục quả Phương Đông(Viện Bảo vệ
thực vật, 2012- 2013) 90
3.15. Khối lượng nhộng ruồi đục quả Phương Đông khi nuôi
sâu non bằng các loại thức ăn khác nhau (Viện Bảo vệ
thực vật, 2012- 2013) 91
3.16. Tỷ lệ hoàn thành phát triển các pha của ruồi đục quả
Phương Đông B. dorsalis khi nuôi sâu non bằng các thức
ăn khác nhau (Viện Bảo vệ thực vật, 2012- 2013) 93
3.17. Ẩm độ và nhiệt độ không khí ở một số thời gian trong
năm và thời điểm trưởng thành ruồi đục quả Phương Đông
vào bẫy (Mộc Châu, Sơn La) 98
3.18. Tình hình xuất hiện thiên địch của ruồi đục quả Phương Đông 107
3.19. Tỷ lệ quả đào mèo bị ruồi đục quả gây hại theo cấp độ chín
với màu vỏ khác nhau (Mộc Châu, Sơn La, 2007- 2011) 109
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
STT
hình
Tên hình Số trang
3.1. Vết châm đẻ trứng quan sát ngoài vỏ quả và bên trong
ruột một số loại quả (Viện Bảo vệ thực vật, 2009-2013) 62
3.2. Tỷ lệ ruồi có trứng thành thục du nhập vườn quả đào
trong 3 năm tại xã Lóng Luông, Mộc Châu, Sơn La 66
3.3. Ống đẻ trứng của con cái loài ruồi B. dorsalis 68
3.4. Buồng trứng con cái loài B. Dorsalis 69
3.5. Tinh hoàn con đực ruồi đục quả Phương Đông B. dorsalis 69
3.6. Số lượng trứng thu được tại các thời điểm thu trong ngày
(Viện Bảo vệ thực vật, 2012) 71
3.7. Nhịp điệu đẻ trứng của trưởng thành cái ruồi đục quả Phương
Đông B. dorsalis (Viện Bảo vệ thực vật, 2012-2013) 73
3.8. Tỷ lệ sống (lx) và sức sinh sản (mx) của ruồi đục quả
B. dorsalis (Viện Bảo vệ thực vật, 2012-2013) 77
3.9. Thời gian phát dục pha trứng của ruồi đục quả Phương
Đông B. dorsalis ở nhiệt độ khác nhau (Viện Bảo vệ thực
vật, 2013) 82
3.10. Thời gian phát dục pha sâu non và nhộng của ruồi đục quả
Phương Đông B. dorsalis ở nhiệt độ khác nhau (Viện Bảo
vệ thực vật, 2013) 82
3.11. Thời gian trước đẻ trứng và vòng đời của ruồi đục quả
Phương Đông B. dorsalis ở nhiệt độ nuôi khác nhau (Viện
Bảo vệ thực vật, 2013) 83
3.12. Tổng thời gian phát dục từ trứng đến trưởng thành của
ruồi đục quả Phương Đông B. dorsalis (Viện Bảo vệ thực
vật, 2012-2013 ) 87
ix
3.13. Ảnh hưởng của thức ăn nuôi sâu non đến tỷ lệ giới tính ở
trưởng thành loài ruồi đục quả Phương Đông (Viện Bảo
vệ thực vật, 2013) 88
3.14. Thức ăn nuôi sâu non và tuổi thọ của trưởng thành ruồi
đục quả Phương Đông B. dorsalis (Viện Bảo vệ thực vật,
2012-2013) 91
3.15. Biến động số lượng trưởng thành ruồi đục quả Phương
Đông B. dorsalis vào bẫy dẫn dụ tại Mộc Châu, (Sơn La)
năm 2010, 2011, 2012 95
3.16. Mùa chín của các loại quả là thức ăn của pha sâu non và
diễn biến số lượng trưởng thành ruồi đục quả Phương
Đông B. dorsalis vào bẫy dẫn dụ tại Mộc Châu (Sơn La) 100
3.17. Số lượng trưởng thành ruồi đục quả Phương Đông B.
dorsalis vũ hoá từ một quả của các loại quả khác nhau
(Mộc Châu, Sơn La, 2012) 101
3.18. Diễn biến số lượng trưởng thành ruồi đục quả thu được
trong bẫy dẫn dụ tại xã Lóng Luông và tiểu khu Cờ Đỏ
(Mộc Châu, 2010 - 2012) 103
3.19. Diễn biến số lượng trung bình trong ba năm của trưởng
thành ruồi đục quả Phương Đông B. dorsalis vào bẫy dẫn
dụ tại xã Lóng Luông (Mộc Châu, 2010 - 2012) 104
3.20. Diễn biến số lượng trung bình của trưởng thành ruồi đục
quả Phương Đông B. dorsalis vào bẫy tại tiểu khu Cờ Đỏ
(Mộc Châu, 2010 - 2012) 105
3.21. Số lượng trung bình trưởng thành ruồi đục quả Phương
Đông B. dorsalis vào dẫn dụ tại các địa điểm nghiên cứu
(Mộc Châu, 2010 - 2012) 106
3.22. Diễn biến số lượng ruồi trưởng thành vào bẫy dẫn dụ và tỷ
lệ quả đào mèo bị hại (Mộc Châu, 2010 - 2012) 110
3.23. Trưởng thành ruồi đục quả vào bẫy dẫn dụ ở thí nghiệm 112
x
năm 2010 (Mộc Châu, Sơn La, 2010)
3.24. Trưởng thành ruồi đục quả vào bẫy dẫn dụ ở thí nghiệm
năm 2011(Mộc Châu, Sơn La, 2011) 112
3.25. Trưởng thành ruồi đục quả vào bẫy dẫn dụ ở thí nghiệm
năm 2012 (Mộc Châu, Sơn La, 2012) 113
3.26. Tỷ lệ quả đào mèo bị hại trong các công thức thí nghiệm
năm 2010 (Mộc Châu, Sơn La, 2010) 114
3.27. Tỷ lệ quả đào mèo bị hại tại các công thức thí nghiệm năm
2011 (Mộc Châu, Sơn La, 2011) 115
3.28. Tỷ lệ quả đào mèo bị hại tại các công thức thí nghiệm năm
2012 (Mộc Châu, Sơn La, 2012) 115
3.29. Tỷ lệ số lượng ruồi trưởng thành đã vào bẫy dẫn dụ ở các
công thức thí nghiệm trong ba năm (Mộc Châu, Sơn La,
2010-2012) 116
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây ăn quả chiếm vị trí quan trọng trong đa dạng hoá sản phẩm nông
nghiệp. Với điều kiện khí hậu đa dạng, nước ta có điều kiện phát triển nhiều
chủng loại cây ăn quả. Nhiều loại quả trở thành thương hiệu cho các vùng
miền như vải thiều Lục Ngạn, cam sành Hà Giang, ổi Thanh Hà, đào Mộc
Châu, mận Tam hoa Sơn La,... Đến nay đã có những sản phẩm quả tươi của
nước ta vươn được ra thị trường quốc tế như thanh long Bình thuận, Bưởi
Năm roi. Hàng năm việc xuất khẩu những loại quả này mang về nguồn ngoại
tệ không nhỏ cho đất nước. Tuy nhiên, để có sản phẩm quả tươi đủ sức cạnh
tranh trên thị trường thế giới, bên cạnh việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật thâm
canh để nâng cao năng suất và sản lượng, người sản xuất phải đối mặt với
những yêu cầu cao về chất lượng và sự an toàn của sản phẩm quả tươi. Để đạt
được những yêu cầu này đòi hỏi người sản xuất phải thực hiện tốt các giải
pháp quản lý dịch hại theo hướng tổng hợp.
Cây trồng nói chung và cây ăn quả nói riêng ở Việt Nam bị rất nhiều
loài sâu hại tấn công. Chẳng hạn, đến năm 2013, trên các loại cây ăn quả có
múi ở nước ta đã ghi nhận được 265 loài chân đốt là sâu hại; trên cây nhãn,
cây xoài tương ứng có 129 và 123 loài sâu hại,… (Phạm Văn Lầm, 2013)
[23]. Trong đó, các loài ruồi đục quả thuộc họ Tephritidae là một trong các
nhóm sâu hại rất phổ biến, quan trọng và nguy hiểm trên nhiều loại cây trồng.
Tác hại của ruồi đục quả kéo dài từ trước khi thu hoạch quả cho đến thời điểm
tới tay người tiêu dùng.
Ruồi đục quả có khả năng dễ thích nghi với nhiều vùng sinh thái
khác nhau. Nhiệt độ phù hợp cho sinh trưởng, phát triển của ruồi đục quả
nằm trong phạm vi 20 - 28○
C. Ruồi đục quả thuộc họ Tephritidae có phổ
cây ký chủ rộng, có thời gian vòng đời không dài, trưởng thành cái có sức
2
sinh sản cao. Do vậy, chỉ trong thời gian ngắn chúng có thể thiết lập quần
thể với mật độ cao và gây ra những tổn thất kinh tế khá nặng. Ruồi đục quả
thuộc họ Tephritidae rất dễ lan truyền theo các loại quả tươi từ vùng này đến
vùng khác. Khi ngẫu nhiên xâm nhập vào một vùng lãnh thổ nào đó, ruồi
đục quả dễ dàng thiết lập quần thể mới, nhanh chóng trở thành đối tượng
dịch hại nghiêm trọng cho vùng mới xâm nhập. Đây là lý do mà nhiều nước
đưa các loài ruồi đục quả vào danh sách những loại côn trùng cần kiểm soát
và là đối tượng kiểm dịch thực vật quan trọng của nhiều nước (Đào Thị
Ngọc Hiền và nnk., 2011) [13].
Để các loại quả có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu về kiểm dịch thực
vật và tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm phục vụ xuất khẩu, nghề trồng
cây ăn quả ở nhiều nước quốc gia đã phải kiểm soát rất chặt chẽ đối với nhóm
ruồi đục quả ngay trên đồng ruộng bằng những biện pháp phòng trừ khác
nhau phù hợp với điều kiện từng nước và từng loại cây ăn quả (như bao quả,
bẫy bắt ruồi trưởng thành đực, phun thuốc BVTV, phun bả protein, thả ruồi
triệt sản, vệ sinh đồng ruộng, loại bỏ cây ký chủ, v.v…).
Ở nước ta, ruồi đục quả thuộc họ Tephritidae gây hại trên hầu hết
các loại cây ăn quả, gây tổn thất lớn cho người sản xuất. Một số loại quả
có lợi thế trong xuất khẩu của Việt Nam như bưởi, vú sữa, xoài, thanh
long cũng đều bị ruồi đục quả gây hại (Lê Đức Khánh và nnk., 2004;
Phạm Văn Lầm, 2013) [18] [23].
Huyện Mộc Châu (tỉnh Sơn La) thuộc khu vực miền núi phía Bắc của
Việt Nam, nơi đây có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ không khí có trị
số trung bình năm đạt khoảng 18,5°
C; lượng mưa trung bình/năm là 1560
mm và độ ẩm không khí trung bình 85%. Mộc Châu có mùa đông lạnh khô
với nhiệt độ có thể xuống 2- 4°
C. Khu vực này thích hợp cho phát triển
trồng những cây ăn quả ôn đới đặc sản như mận, hồng, đào. Đây là một lợi
3
thế so sánh mà nhiều tỉnh khác trong cả nước không có được. Cây đào mèo
tại Mộc Châu là một trong những cây đặc sản, là cây bản sắc văn hóa của
người dân tộc ít người H’Mông. Đào mèo là cây trồng xoá đói giảm nghèo,
đã góp phần giảm thiểu nguy cơ tái trồng cây thuốc phiện ở vùng Mộc
Châu. Tuy nhiên, khi phát triển cây đào mèo thành cây trồng hàng hóa thì
quả đào Mèo bị ruồi đục quả gây hại ngày càng gia tăng. Hàng năm, tỷ lệ
quả đào mèo bị ruồi đục quả gây hại khá cao, nếu không áp dụng biện pháp
phòng trừ thì tỷ lệ này có thể đạt 70 - 100% vào thời kỳ thu hoạch rộ (Lê
Đức Khánh và nnk., 2004) [18].
Thực tế, ruồi đục quả gây ra thiệt hại kinh tế rất lớn cho tất cả các loại
cây ăn quả, rau ăn quả trồng tập trung ở nước ta. Nhưng cho đến nay, ở nước
ta chưa có nhiều công trình nghiên cứu về ruồi đục quả họ Tephritidae. Một
số nghiên cứu đã được tiến hành chủ yếu phục vụ cho kiểm dịch thực vật và
xử lý một số loại quả tươi để xuất khẩu (Nguyễn Hữu Đạt, 2003, 2007;
Nguyễn Hữu Đạt và Bùi Công Hiển, 2004) [3][5][4]. Ngoài ra, còn có một số
nghiên cứu đã thực hiện trong khuôn khổ dự án hợp tác nghiên cứu với các tổ
chức nước ngoài (FAO, ACIAR,…) chủ yếu tập trung phát hiện thành phần
loài ruồi và ký chủ của chúng ở nước ta. Những nghiên cứu ruồi đục quả họ
Tephritidae nói chung và loài ruồi đục quả Phương Đông Bactrocera dorsalis
nói riêng liên quan đến giai đoạn trước thu hoạch còn khá hạn chế. Đặc biệt,
những nghiên cứu này hầu như chưa được thực hiện ở vùng núi phía Bắc trên
các cây ăn quả ôn đới như mận, đào.
Xuất phát từ những vấn đề trình bày ở trên, nghiên cứu sinh đã lựa
chọn đề tài cho luận án là: “Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học
chủ yếu của loài ruồi đục quả Phương Đông Bactrocera dorsalis (Hendel)
hại cây ăn quả và biện pháp phòng chống theo hướng tổng hợp ở Mộc
Châu, Sơn La”.
4
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích
Trên cơ sở đi sâu nghiên cứu xác định đặc điểm sinh vật học, sinh thái
học của ruồi đục quả Phương Đông làm cơ sở đề xuất, áp dụng các biện pháp
phòng chống loài côn trùng hại này theo hướng tổng hợp đạt hiệu quả cao,
bền vững đối với cây đào mèo ở vùng Mộc Châu (Sơn La) nói riêng và các
cây ăn quả khác trong phạm vi cả nước nói chung.
2.2. Yêu cầu
- Xác định thành phần loài ruồi đục quả họ Tephritidae và tác hại của
loài ruồi đục quả Phương Đông;
- Xác định được các đặc điểm cơ bản về hình thái và sinh vật học của
ruồi đục quả Phương Đông B. dorsalis (Hendel);
- Xác định được tình hình phát sinh và các yếu tố ảnh hưởng đến biến
động số lượng của quần thể ruồi đục quả Phương Đông B. dorsalis tại huyện
Mộc Châu, Sơn La;
- Đề xuất và áp dụng một số biện pháp phòng chống ruồi đục quả
Phương Đông B. dorsalis ở vùng trồng cây ăn quả ôn đới theo hướng tổng
hợp và thân thiện với môi trường.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Đề tài luận án đã cung cấp các dẫn liệu khoa học về thành phần loài
ruồi đục quả, cây ký chủ của chúng ở vùng nghiên cứu, các đặc điểm sinh vật
học, ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng phát triển, tác động của một số yếu
tố đến sự phát sinh, phát triển của loài ruồi đục quả Phương Đông Bactrocera
dorsalis và hiệu quả của biện pháp phòng chống giai đoạn trước thu hoạch đối
với loài côn trùng hại này ở điều kiện huyện Mộc Châu (Sơn La).