Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Đặc Điểm Rừng Ngập Mặn Tại Huyện Tiên Yên Tỉnh Quảng Ninh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
VŨ XUÂN QUÝ
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM RỪNG NGẬP MẶN
TẠI HUYỆN TIÊN YÊN, TỈNH QUẢNG NINH
NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
MÃ SỐ: 8620211
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
NGƢT. PGS. TS. TRẦN NGỌC HẢI
Hà Nội, 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi thực hiện dƣới sự
hƣớng dẫn của: NGƢT. TS Trần Ngọc Hải với đề tài nghiên cứu trong luận văn
“Nghiên cứu đặc điểm rừng ngập mặn tại huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh”.
Đây là đề tài nghiên cứu không giống với các đề tài, luận văn nào trƣớc
đây, do đó không có sự sao chép của bất kì đề tài, luận văn nào. Nội dung của
luận văn đƣợc thể hiện theo đúng quy định, các nguồn tài liệu, tƣ liệu nghiên
cứu và sử dụng trong luận văn đều đƣợc trích dẫn nguồn.
Nếu xảy ra vấn đề gì với nội dung luận văn này, tôi xin chịu hoàn toàn
trách nhiệm theo quy định./.
Hà nội, ngày …. tháng 5 năm 2019
Tác giả
Vũ Xuân Quý
ii
LỜI CẢM ƠN
Ðể hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận
đuợc rất nhiều sự hƣớng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo, các cơ
quan, cá nhân. Trƣớc hết với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ
lòng cảm ơn chân thành tới: NGƢT.PGS.TS. Trần Ngọc Hải, đã trực tiếp
hƣớng dẫn tôi rất tận tình, chỉ bảo cho tôi những ý tƣởng, kiến thức và kinh
nghiệm quý báu trong nghiên cứu khoa học, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã nhận đƣợc sự chỉ bảo, đóng góp ý
của các thầy cô, các nhà khoa học trong Khoa Quản lý tài nguyên rừng và bạn
bè, đồng nghiệp.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trƣờng, Phòng Ðào
tạo Ðại học và Sau đại học, Ban Lãnh đạo Khoa Quản lý tài nguyên rừng,
Trƣờng Ðại học Lâm nghiệp, cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa, trong
Trƣờng đã dạy cho tôi những kiến thức, kỹ năng quan trọng. Cảm ơn sự giúp
đỡ tạo điều kiện của UBND các xã có RNM, Hạt kiểm lâm huyện Tiên Yên,
UBND huyện Tiên Yên, Chi cục kiểm lâm tỉnh Quảng Ninh đã cung cấp, chia
sẻ nhiều tài liệu và thông tin bổ ích.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đối với sự
giúp đỡ, động viên của gia đình, ngƣời thân và bạn bè trong quá trình học tập,
nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Hà nội, ngày …. tháng 5 năm 2019
Tác giả
Vũ Xuân Quý
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii
MỤC LỤC........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH..............................................................................viii
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chƣơng 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ RỪNG NGẬP MẶN 3
1.1. Trên thế giới........................................................................................... 3
1.1.1. Nghiên cứu thực trạng, đặc điểm phân bố của rừng ngập mặn..... 3
1.1.2. Nghiên cứu về đặc điểm thành phần loài, cấu trúc của rừng ngập
mặn............................................................................................................ 5
1.1.3. Nghiên cứu tác động ảnh hưởng đến diện tích và chất lượng RNM6
1.2. Ở Việt Nam ............................................................................................ 8
1.2.1. Nghiên cứu thực trạng, đặc điểm phân bố của rừng ngập mặn..... 8
1.2.2. Nghiên cứu về đặc điểm thành phần loài, cấu trúc của rừng
ngập mặn ....................................................................................... 11
1.2.3. Nghiên cứu tác động ảnh hưởng đến diện tích và chất lượng RNM13
1.3. Một số kết quả nghiên cứu RNM tại huyện Tiên Yên......................... 15
1.4. Đánh giá, nhận xét................................................................................ 16
Chƣơng 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................... 19
2.1. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................. 17
2.2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ........................................................... 17
2.3. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu................................................. 17
2.3.1. Nội dung nghiên cứu..................................................................... 17
iv
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu.............................................................. 18
Chƣơng 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KT - XH HUYỆN TIÊN YÊN ...... 27
3.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................ 27
3.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................... 27
3.1.2. Địa chất, địa hình.......................................................................... 27
3.1.3. Khí hậu và thủy - hải văn.............................................................. 29
3.1.4. Thổ nhưỡng ................................................................................... 33
3.2. Kinh tế - xã hội huyện Tiên Yên.......................................................... 34
3.2.1. Kinh tế ........................................................................................... 34
3.2.2. Xã hội ............................................................................................ 35
3.3. Đánh giá, nhận xét về điều kiện tự nhiên, KT-XH ảnh hƣởng tới phân
bố, diện tích, chất lƣợng và công tác quản lý rừng ngập mặn tại khu vực
nghiên cứu................................................................................................... 36
Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................ 38
4.1. Thực trạng RNM tại huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh..................... 38
4.1.1. Diện tích và phân bố RNM theo đơn vị hành chính...................... 38
4.1.2. Diện tích và phân bố RNM theo mục đích sử dụng rừng ............. 39
4.1.3. Diện tích và phân bố RNM theo chủ quản lý................................ 40
4.2. Đặc điểm thành phần loài, cấu trúc quần xã thực vật của RNM ......... 43
4.2.1. Đặc điểm thành phần loài, cấu trúc quần xã thực vật của rừng
ngập mặn tự nhiên................................................................................... 43
4.2.2. Đặc điểm thành phần loài, cấu trúc quần xã thực vật trong thảm
thực vật nhân tác..................................................................................... 45
4.2.3. Thành phần loài cây trong quần xã thực vật RNM tại Tiên Yên .. 46
4.3. Đặc điểm cấu trúc của quần xã thực vật rừng ngập mặn ..................... 47
4.3.1. Đặc điểm cấu trúc của quần xã thực vật rừng tự nhiên ngập mặn47
4.3.2. Đặc điểm rừng trồng ngập mặn.................................................... 62
4.4. Những tác động ảnh hƣởng đến diện tích và chất lƣợng RNM........... 70
v
4.4.1. Biến động về diện tích RNM theo các mốc thời gian.................... 70
4.4.2. Nguyên nhân gây suy giảm diện tích và chất lượng RNM............ 74
4.5. Thực trạng quản lý RNM và đề xuất giải pháp quản lý RNM theo
hƣớng bền vững.................................................................................... 77
4.5.1.Thực trạng quản lý RNM ............................................................... 77
4.5.2. Đề xuất giải pháp quản lý RNM theo hướng bền vững ................ 78
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 83
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Nghĩa của từ viết tắt
1 BĐKH Biến đổi khí hậu
2 CQ Cảnh quan
3 ĐDSH Đa dạng sinh học
4 ĐNN Đất ngập nƣớc
5 HST Hệ sinh thái
6 KT-XH Kinh tế - xã hội
7 NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
8 NTTS Nuôi trồng thủy sản
9 RNM Rừng ngập mặn
10 TN&MT Tài nguyên và môi trƣờng
11 UBND Ủy ban nhân dân
12 VQG Vƣờn quốc gia
13 KBT Khu bảo tồn
14 BQL Ban quản lý
15 OTC Ô tiêu chuẩn
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Phân bố diện tích RNM trên Thế giới .............................................. 3
Bảng 1.2. Biến động diện tích RNM thế giới từ 1980 đến 2005 [28] .............. 4
Bảng 1.3. Phân bố diện tích rừng ngập mặn ở Việt Nam ................................. 9
Bảng 1.4. Biến động diện tích RNM ở Việt Nam giai đoạn 1943 - 2000 ........ 9
Bảng 3.1. Nhiệt độ, độ ẩm và lƣợng mƣa trung bình các tháng năm 2017 .... 29
Bảng 4.1. Diện tích RNM huyện Tiên Yên phân theo đơn vị hành chính...... 38
Bảng 4.2. Diện tích RNM huyện Tiên Yên phân theo mục đích sử dụng rừng40
Bảng 4.3. Diện tích RNM huyện Tiên Yên phân theo chủ thể quản lý .......... 41
Bảng 4.4. Thành phần loài cây trong RNM tại Tiên Yên............................... 46
Bảng 4.5. Các đặc trƣng của rừng tự nhiên ngập mặn.................................... 47
Bảng 4.6. Mô phỏng phân bố N/Do theo 3 phân bố khảo sát......................... 50
Bảng 4.7. Tổng hợp mô hình phân bố N/Do đƣợc chọn của RNM tự nhiên.. 51
Bảng 4.8. Mô phỏng phân bố N/Hvn theo 3 hàm phân bố khảo sát............... 53
Bảng 4.9. Tổng hợp mô hình phân bố N/Hvn đƣợc chọn của RNM tự nhiên 54
Bảng 4.10. Kết quả khảo sát tƣơng quan của 10 OTC rừng ngập mặn tự nhiên56
Bảng 4.11. Tổ thành thực vật các ô tiêu chuẩn điều tra.................................. 58
Bảng 4.12. Đặc điểm chất lƣợng cây rừng của rừng ngập mặn tự nhiên........ 59
Bảng 4.13. Đặc điểm cây tái sinh.................................................................... 61
Bảng 4.14. Một số chỉ tiêu tăng trƣởng của rừng trồng ngập mặn ................. 62
Bảng 4.15. Mô hình quy luật phân bố N/Do đƣợc chọn của rừng trồng ngập
mặn .................................................................................................................. 64
Bảng 4.16. Mô hình phân bố N/Hvn đƣợc chọn của rừng trồng ngập mặn.... 65
Bảng 4.17. Kết quả khảo sát tƣơng quan của 5 OTC rừng trồng ngập mặn... 67
Bảng 4.18. Đặc điểm chất lƣợng cây rừng của rừng trồng ngập mặn ............ 69
Bảng 4.19. Biến động diện tích rừng ngập mặn khu vực nghiên cứu............. 70
Bảng 4.20. Nguy cơ ngập với tỉnh Quảng Ninh theo các kịch bản nƣớc biển
dâng ................................................................................................................. 76
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Hiện trạng Diện tích RNM huyện Tiên Yên……………………...42
Hình 4.2. Phân bố lý thực nghiệm N/Do của khu vực nghiên cứu ...................52
Hình 4.3. Phân bố lý thực nghiệm N/Hvn của khu vực nghiên cứu.................55
Hình 4.4. Đồ thị tƣơng quan Hvn/Do của khu vực nghiên cứu.........................57
Hình 4.5. Phân bố thực nghiệm N/Do của rừng trồng ngập mặn năm 2014...64
Hình 4.6. Phân bố thực nghiệm N/Do của rừng trồng ngập mặn năm 2010 ...65
Hình 4.7. Phân bố thực nghiệm N/Hvn của rừng trồng ngập mặn năm 2014 .66
Hình 4.8. Phân bố thực nghiệm N/Hvn của rừng trồng ngập mặn năm 2010.66
Hình 4.9. Đồ thị tƣơng quan Hvn/Do của rừng trồng ngập mặn năm 2014 ....68
Hình 4.10. Đồ thị tƣơng quan Hvn/Do của rừng trồng ngập mặn ....................69
năm 2010..................................................................................................................69
Hình 4.11. Diện tích rừng ngập mặn biến động giai đoạn 2015 – 2018 ..........73
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng ngập mặn (RNM) đóng vai trò rất quan trọng việc giảm thiểu tác
hại của sóng, bão lụt; điều hòa khí hậu, tích tụ các bon; ngăn ngừa xói mòn và
mở rộng diện tích đất bồi; hạn chế xâm nhập mặn; phân hủy chất thải, giảm
thiểu ô nhiễm môi trƣờng cửa sông, ven biển; duy trì tính đa dạng sinh học và
nguồn dinh dƣỡng giàu có đảm bảo cho sự phát triển của các loài sinh vật
ngay trong RNM; duy trì nguồn lợi thủy sản tiềm tàng và là nơi nuôi dƣỡng
các nguồn hải sản. Tổng diện tích RNM trên thế giới ƣớc tính khoảng 15,7
triệu ha, các nƣớc Đông Nam Á chiếm tới 30% tổng diện tích RNM toàn cầu
(FAO, 2010) [29]
Tại Việt Nam, RNM đƣợc xem là loại tài nguyên có giá trị cao, cung cấp
nhiều dịch vụ hệ sinh thái quan trọng nhƣ lƣu trữ các bon, cung cấp gỗ củi,
môi trƣờng sống cho nhiều loài sinh vật biển, giúp duy trì ổn định bờ biển và
kiểm soát xói lở bờ biển... Tuy vậy diện tích RNM bị suy giảm mạnh theo
thời gian từ 408.500 ha (1943) xuống 290.000 ha (1962), 252.000 ha (1982),
155.290 ha (2000). Sau 60 năm, từ năm 1943 đến 2003, RNM của Việt Nam
đã giảm 4/5 diện tích. Phong trào nuôi tôm, các dự án phát triển các khu công
nghiệp và đô thị ven biển là một trong các nguyên nhân chính gây suy giảm
diện tích RNM, nhất là từ năm 1985 đến nay (IUCN, 2012) [33].
Huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh trƣớc đây có tổng diện tích khoảng
6.000 ha RNM, hệ sinh thái RNM ở Tiên Yên đƣợc coi là điển hình của khu
vực phía bắc Việt Nam. RNM tự nhiên tại địa phƣơng trƣớc đây có chất
lƣợng rừng tốt, rất phong phú về số lƣợng loài cây và là nơi cƣ trú của các
loài thủy sinh có giá trị kinh tế cao. Các khu RNM đã đem lại nguồn lợi
phong phú và là nguồn tạo sinh kế tốt cho ngƣời dân địa phƣơng. Tuy nhiên,
từ năm 1992 nuôi trồng thủy sản đƣợc xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của
huyện, nhiều diện tích RNM đã đƣợc cho thuê hoặc cấp cho các hộ dân trong
2
xã và các doanh nghiệp để tạo nên những ô, đầm nuôi trồng thủy sản. Cùng
với việc phá rừng đắp đầm, nhân dân trên địa bàn còn khai thác cây làm củi,
đẽo vỏ cây để nhuộm lƣới chài... đã làm diện tích RNM suy giảm rất nhanh cả
về diện tích (50% - 60%) và chất lƣợng. Sau một thời gian sản xuất kinh
doanh, do hiệu quả kinh tế thấp nên nhiều diện tích ô, đầm nuôi trồng thủy
sản đã bị bỏ hoang (khoảng 1.000ha).
Do phƣơng thức quản lý và sử dụng chƣa thật hiệu quả, RNM đang chịu
nhiều sức ép và những tác động tiêu cực. Ở nhiều nơi trong huyện, RNM tự
nhiên đã và đang bị suy giảm cả về số lƣợng và chất lƣợng, trong khi diện tích
rừng trồng ngập mặn tăng không nhiều. Vì vậy công tác quản lý, bảo vệ và
mở rộng diện tích RNM tại các khu vực ven biển là nhu cầu cấp thiết và có
nhiều ý nghĩa trong chắn sóng, lấn biển, duy trì các dịch vụ hệ sinh thái, bảo
vệ khu vực ven biển khỏi các tai biến thiên nhiên, nhất là trong bối cảnh biến
đổi khí hậu và đặc biệt là nƣớc biển dâng sẽ có những tác động tiêu cực, theo
dự báo là rất mạnh tới Việt Nam. Mục tiêu cuối cùng của công tác này là bảo
tồn và phát triển bền vững tài nguyên, bảo vệ các giá trị môi trƣờng, đồng thời
đáp ứng đƣợc nguyện vọng và nhu cầu của con ngƣời đối với nguồn lợi mà
RNM đem lại, hƣớng tới phát triển bền vững.
Nhận thức đƣợc vai trò, ý nghĩa và đặc điểm sinh thái của RNM tại khu
vực nghiên cứu, từ đó làm cơ sở khoa học để triển khai công tác quản lý, bảo
vệ, phục hồi và nâng cao chất lƣợng RNM tự nhiên, mở rộng diện tích rừng
trồng ngập mặn. Đặc biệt lợi dụng vào khả năng tái sinh tự nhiên của RNM có
hiệu quả, bên cạnh việc đầu tƣ cho trồng rừng mới và tái trồng RNM, đồng
thời đáp ứng mục tiêu thích ứng với BĐKH và phát triển rừng bền vững. Xuất
phát từ thực tiễn trên, học viên chọn hƣớng nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ
của mình là “Nghiên cứu đặc điểm rừng ngập mặn tại huyện Tiên Yên, tỉnh
Quảng Ninh”.
3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ RỪNG NGẬP MẶN
1.1. Trên thế giới
Từ lâu các ngành khoa học đã quan tâm nghiên cứu về đất ngập mặn cũng
nhƣ RNM trên nhiều lĩnh vực vì những giá trị to lớn về sinh học, sinh thái và
kinh tế xã hội của vùng ven biển. Một số lĩnh vực đã đƣợc nghiên cứu nhƣ:
1.1.1. Nghiên cứu thực trạng, đặc điểm phân bố của rừng ngập mặn
Nghiên cứu của Saenger. P, (2002) [37] RNM phân bố chủ yếu ở vùng
xích đạo và vùng nhiệt đới của hai bán cầu (giữa vĩ độ 23oN và 23o
S), thƣờng
ở bờ biển liên tục, chuỗi đảo chạy dài liên tục và dòng hải lƣu ấm đem theo
mầm cây từ các vùng RNM phong phú đến khu vực lạnh hơn. Rừng ngập mặn
trên thế giới có phân bố ở 124 quốc gia và các vùng miền. Rừng ngập mặn
chiếm khoảng 1% diện tích rừng trên bề mặt thế giới và xuất hiện ở khoảng
75% bờ biển nhiệt đới trên toàn thế giới.
Nghiên cứu của FAO (2007) [28], thì tổng diện tích RNM của các vùng
trên thế giới là 15.231 nghìn ha. Vùng có nhiều RNM nhất là Châu Á chiếm
38,5% diện tích RNM của thế giới, vùng có ít nhất là Châu Đại Dƣơng chiếm
12,9 %. Chi tiết xem Bảng bên dƣới:
Bảng 1.1. Phân bố diện tích RNM trên Thế giới năm 2005
STT Vùng phân bố Diện tích (nghìn ha) Tỷ lệ (%)
1 Châu Á 5.858 38,5
2 Châu Phi 3.160 20,7
3 Bắc và Trung Mỹ 2.263 14,9
4 Châu Đại Dƣơng 1.972 12,9
5 Nam Mỹ 1.978 13,0
Tổng 15.231 100
(Nguồn FAO, 2007, Diện tích rừng ngập mặn trên thế giới)