Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Đặc Điểm Phân Bố Và Tình Hình Gây Trồng Cây Cóc Hành Azadirachta Excelsa Jack Jacobs Ở Tỉnh Ninh Thuận
PREMIUM
Số trang
76
Kích thước
1.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1350

Nghiên Cứu Đặc Điểm Phân Bố Và Tình Hình Gây Trồng Cây Cóc Hành Azadirachta Excelsa Jack Jacobs Ở Tỉnh Ninh Thuận

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

VŨ NGỌC HÀ

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ VÀ TÌNH HÌNH GÂY

TRỒNG CÂY CÓC HÀNH (Azadirachta excelsa (Jack) Jacobs)

Ở TỈNH NINH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Hà Nội, 2012

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

VŨ NGỌC HÀ

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ VÀ TÌNH HÌNH GÂY

TRỒNG CÂY CÓC HÀNH (Azadirachta excelsa (Jack) Jacobs)

Ở TỈNH NINH THUẬN

CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC

MÃ SỐ: 60.62.60

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. HÀ THỊ MỪNG

Hà Nội, 2012

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ninh Thuận là một trong hai tỉnh điển hình về khô hạn trong cả nước.

Trong nhiều năm qua, tài nguyên rừng ở dây đã bị tàn phá nặng nề, đa dạng

sinh học trở nên nghèo nàn, nhiều loài cây gỗ đã bị tuyệt chủng, độ che phủ

rừng bị giảm mạnh. Việc trồng lại rừng trong hoàn cảnh khí hậu khắc nghiệt,

khô hạn mặc dù rất khó khăn nhưng có ý nghĩa lớn, tạo ra độ che phủ nhằm

chống sa mạc hóa và nâng cao đời sống dân cư trong vùng..

Cóc hành (Azadirachta excelsa (Jack) Jacobs) được biết đến là một loài

cây đặc biệt trong kiểu rừng lá rộng rụng lá của tỉnh Ninh Thuận. Đó là loài

cây đâm chồi nảy lộc và có tán lá xanh đậm vào mùa khô, trong khi các loài

khác luôn rụng lá vào mùa này. Đây là một loại cây đa mục đích, có giá trị

kinh tế cao, với đặc tính ưa sáng, chu kỳ kinh doanh tương đối ngắn so với

loài cây bản địa khác, dễ gây trồng trên đất nghèo và nơi có khí hậu khô hạn.

Cóc hành được đánh giá là một trong những loài cây chủ lực phục vụ cho

công tác trồng rừng ở vùng khô hạn tỉnh Ninh Thuận [1], [2], [8].

Sản phẩm cung cấp từ cây Cóc hành là hạt, lá, vỏ để sản xuất các sản

phẩm phục vụ cho công nghiệp, y học và đời sống. Gỗ cây Cóc hành có trọng

lượng nhẹ đến trung bình, tâm gỗ có màu hơi đỏ nâu và phân ranh giới rõ rệt.

Trọng lượng gỗ là 550 - 780 kg/m3 ở độ ẩm 15%, do vậy gỗ cây Cóc hành

thường được sử dụng trong xây dựng, làm vách ngăn, phân vùng, sản xuất

ván sàn, ván ép, đóng gói hàng hóa, đóng tàu, làm hộp xì gà, sản xuất đàn

Piano và chất đốt [28], [36], [37].

Tập đoàn KANA Nhật Bản và viện bảo vệ thực vật đã đã xác nhận hàm

lượng hoạt chất azadirachtin trong hạt Cóc hành tương đương với hạt của cây

Neem (Azadirachta indica), trong lá và vỏ của cây Cóc hành còn lớn hơn cây

Neem trồng tại Ninh Thuận. Do vậy, cây Cóc hành đã và đang được ứng dụng

2

để sản xuất ra một số sản phẩm như xà bông tắm diệt trùng, thuốc trị bệnh đau

bụng và tận dụng bã để làm phân hóa học.

Với những giá trị về kinh tế và đặc điểm sinh học như vậy, cho thấy

tiềm năng của cây Cóc hành trong công tác trồng rừng là rất lớn, đáp ứng

được yêu cầu về chống sa mạc hóa và mang lại hiệu quả kinh tế cho người

dân.

Tại Ninh Thuận, cây Cóc hành đã được trồng ở hầu hết các địa bàn

trong tỉnh và bước đầu tỏ ra có triển vọng. Tuy nhiên, những nghiên cứu về

cây Cóc hành còn rất ít. Đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm phân bố và tình hình

gây trồng cây Cóc hành ở tỉnh Ninh Thuận” được đề xuất nhằm xác định

vùng phân bố tự nhiên đồng thời tổng kết và đánh giá các biện pháp kỹ thuật,

tình hình sinh trưởng cây Cóc hành ở một số địa điểm trồng loài cây này góp

phần làm cơ sở đề xuất cho phát triển mở rộng.

3

Chương 1

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Giới thiệu chung về cây Cóc hành

Cây Cóc hành có tên Latinh là Azadirachta excelsa (Jack) Jacobs,

thuộc họ Xoan (Meliaceae), thuộc chi Azadirachta. Cóc hành còn được gọi là

cây Neem Việt Nam, Xoan rừng, Xoan chịu hạn Ninh Thuận.

Tên tiếng Anh: cây Maranggo, cây Neem Philippine;

Tên Indonesia: Kayu bawang, Sentang;

Tên Malaysia: Ranggu, giống như thằn lằn Bawang;

Tên Thái Lan: sa-dao-thiam;

Tên thương mại: Sentang. [ 37]

Cóc hành là loài cây gỗ lớn, ở điều kiện thích hợp có thể cao hơn 50m

và đường kính thân tới 125cm. Thân dài, trơn nhẵn, đôi chỗ có rãnh, khi sinh

trưởng vỏ nứt ra và bong từng mảng dài, màu nâu hồng hay nâu xám, chuyển

sang màu nâu nhạt hoặc vàng xám khi cây già, bên trong vỏ cây màu đỏ cam.

Tán lá có hình tròn, xòe rộng cân đối. Các lá mọc so le nhau, lá kép lông chim

lẻ, không có lá chét, cành lá dài 60 - 90cm, có 7 - 11 cặp lá. Lá không cân đối,

có hình mũi giáo hay hình elip, dài 12,5cm và rộng 3,5cm, mép lá nguyên,

màu xanh bóng. Hoa tự chùy ở nách lá, nhỏ, có hình sao, màu trắng hơi xanh,

mùi thơm hơi ngọt và đắng, hoa có năm cánh, cánh hoa dài 5 - 6,5mm, rộng

từ 1,2 – 2,5mm, nhụy hoa dài 4mm, bầu nhụy có 3 lá noãn, mỗi lá noãn có 2

ngăn và một đầu nhụy. Quả hạch dài 24 - 32mm, có nhiều thịt, nhựa màu

trắng. Quả non có màu xanh, khi chín chuyển sang màu vàng. Hạt dài 20 -

25mm, rộng 10-20mm, khi cắt hay nghiền nát có mùi tỏi, mỗi kilogam quả có

khoảng 500 hạt. [1], [4], [12], [22], [36].

Cây mọc tự nhiên ở rừng nguyên sinh, thứ sinh, vùng đất ẩm thấp khu

vực Đông Nam Á - Thái Bình Dương như Penisular, Malaysia, Sumatra,

4

Borneo, Sulawesi, Philippines, Aru Islands, New Guinea, Indonesia, Thái

Lan, Việt Nam, gần đây còn tìm thấy ở các nước nhiệt đới khác như: Đài

Loan, Hawaii, Guatemala. Ở Việt Nam, Cóc hành mọc tập trung nhất và gặp

nhiều nhất ở rừng khộp thuộc các tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. [1], [4],

[12].

Cóc hành là loài cây đa tác dụng. Gỗ dùng trong xây dựng, đóng đồ

mộc. Hạt, lá, vỏ dùng làm nguyên liệu để sản xuất một số sản phẩm phục vụ

công nghiệp, y học và đời sống. Hạt Cóc hành chứa hoạt chất trừ sâu tương

đương với hạt Neem. Các hoạt chất có giá trị cao trong Cóc hành ngoài

azadirachtin còn có salanin, meliatriol, nimbin vừa có tác dụng xua đuổi vừa

ngăn cản sinh trưởng và sinh sản của côn trùng [1], [6], [12]. Ngoài ra, Cóc

hành còn có khả năng cải tạo đất, chống xói mòn, lá sử dụng làm phân bón

trong nông nghiệp, trồng làm hàng rào chắn gió hoặc đai bảo vệ, trồng ven

đường, cây bóng mát, và cho củi đốt [25], [30], [36].

Theo Thông tư số 35/TT-BNN&PTNT ngày 23/6/2010 thì Cóc hành và

Neem (Azadirachta indica) là 2 loài cây trồng lấy gỗ được đưa vào danh mục

bổ sung một số loài cây trồng rừng tại tỉnh Ninh Thuận theo nghị quyết

30a/2008/NQ-CP.

1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu trên thế giới

1.2.1. Nghiên cứu về phân bố và sinh thái

Theo Lim và cộng sự thì Cóc hành phân bố tự nhiên ở Indonesia,

Malaysia, Papua New Guinea, Philippines. Tuy nhiên theo Appannah,

Weinland (1993) và Kijkar (1995) thì Cóc hành có nguồn gốc từ Borneo, mọc

tự nhiên ở miền nam Thái Lan, bán đảo Malaysia, và đảo Palawan của

Philippines. Thời gian gần đây được đưa tới nhiều nước nhiệt đới khác gồm

Đài Loan, Guatemala và bang Hawaii (dẫn theo Somyos Kijkar) [34].

5

Cóc hành là loài thực vật vùng Đông Nam Á, thường tìm thấy ở nơi

trống của rừng già hoặc rừng thứ sinh. Ngoài ra Cóc hành còn được tìm thấy

trong rừng khộp nguyên sinh, ở độ cao 350m. Nó chủ yếu xuất hiện cùng với

các loài thuộc chi Durio (họ Bombacaceae), chi Palaquium (họ hồng xiêm

Sapotaceae), chi Calophyllum (họ măng cụt Clusiaceae) và chi Agathis (họ

bách tán Araucariaceae). Cóc hành sinh trưởng ở nơi có độ cao 0 - 350m,

lượng mưa bình quân năm là 1600 - 3000 mm, nhiệt độ trung bình tối đa là 21

- 340C, đất phù sa có kết cấu trung bình, thoát nước tốt, đất chua. Ngoài ra nó

cũng được tìm thấy phát triển trên đất sét, đất đá granit, các loại đất đá ong,

đất đá vôi [37].

Nghiên cứu của Helen Florido và Priscilla Mesa (2001) cho thấy cây

Cóc hành thích hợp với nơi có lượng mưa hàng năm 400-2000 mm/năm, nhiệt

độ trung bình 220C - 250C, độ cao 250 - 300m, đất màu mỡ, thoát nước tốt,

đất cát mùn hoặc mùn cát với độ pH từ 5,0 - 6,5 [26].

1.2.2. Nghiên cứu về gây trồng và đánh giá sinh trưởng

Tuy vấn đề về gây trồng và đánh giá sinh trưởng cây Cóc hành còn là vấn

đề mới nhưng cũng đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, đặc biệt tại Thái

Lan và Malaysia.

- Tại Malaysia:

Tại Malaysia chưa trồng trên quy mô lớn, nhưng có một số thử nghiệm

nhỏ. Tại bán đảo này, Cóc hành có thể được trồng bằng cây rễ trần hoặc cây

stump hoặc cây con có bầu. Cóc hành có thể sống sót và phát triển trong điều

kiện bị che bóng. Khoảng cách giữa các cây trồng rất quan trọng để đạt được

hình dáng thân mong muốn (Ahmad Zuhaidi, Weinland, 1995) [21].

Vị trí trồng và các chất dinh dưỡng trong đất trồng Cóc hành liên quan

đến sự sinh trưởng của cây. Cóc hành 2 tuổi có sinh trưởng tương đối tốt trên

các loại đất chua nghèo dinh dưỡng. Giai đoạn rừng non, sự phát triển của

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!