Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu đặc điểm phân bố và thành phần các chủng vi nấm gây bệnh trên cây hồ tiêu (piper nigrum l.) tại huyện tiên phước, tỉnh quảng nam.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
NGUYỄN THỊ NGUYÊN
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ VÀ
THÀNH PHẦN CÁC CHỦNG VI NẤM GÂY
BỆNH TRÊN CÂY HỒ TIÊU (PIPER NIGRUM L.)
TẠI HUYỆN TIÊN PHƢỚC, TỈNH QUẢNG NAM
Chuyên ngành : Sinh thái học
Mã số: 60.42.60
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Đà Nẵng - Năm 2013
Công trình đƣợc hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. ĐỖ THU HÀ
Phản biện 1: TS. ĐẶNG ĐỨC LONG
Phản biện 2: TS. VŨ THỊ BÍCH HẬU
Luận văn đƣợc bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp
Thạc sĩ khoa học họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 04 tháng
01 năm 2014.
* Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thƣ viện trƣờng Đại học Sƣ phạm, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hồ tiêu (Piper nigrum L.) là cây công nghiệp có giá trị kinh tế
cao đứng đầu về sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam [12].
Tại tỉnh Quảng Nam, cây hồ tiêu của huyện Tiên Phƣớc là một
trong những loại cây trồng đặc sản của tỉnh và đƣợc xem là “cây xóa
nghèo” cho bà con nông dân địa phƣơng. Tuy nhiên, tình hình nấm
bệnh hại cây hồ tiêu ở huyện Tiên Phƣớc, tỉnh Quảng Nam hiện đang
diễn biến rất phức tạp.
Vì vậy, việc xác định thành phần, quy luật phát sinh, phát triển
của các loại nấm bệnh phát hiện thời điểm xuất hiện và gây hại sẽ
giúp cho công tác phòng bệnh và dự tính thời vụ ƣơm trồng có hiệu
quả là một trong những vấn đề có ý nghĩa thực tiễn cao hiện nay,
chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm phân bố
và thành phần các chủng vi nấm gây bệnh trên cây hồ tiêu (Piper
nigrum L.) tại huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thành phần và sự phân bố của một số chủng vi nấm
gây bệnh chính trên cây hồ tiêu trong điều kiện sinh thái tại huyện Tiên
Phƣớc, tỉnh Quảng Nam làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất các biện
pháp phòng trừ vi nấm gây bệnh một cách hợp lý tại địa phƣơng.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các chủng vi nấm gây bệnh đƣợc phân lập từ đất và các mẫu
rễ, thân, lá, quả hồ tiêu tại một số xã của huyện Tiên Phƣớc, tỉnh
Quảng Nam.
2
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Thu thập mẫu bệnh từ lá, thân, rễ, quả hồ tiêu và mẫu đất
đƣợc lấy tại một số xã tập trung: Tiên Châu, Tiên Lộc, Tiên Phong
thuộc huyện Tiên Phƣớc, tỉnh Quảng Nam;
- Nghiên cứu thành phần các chủng vi nấm gây bệnh chính
trên cây hồ tiêu tại một số xã thuộc huyện Tiên Phƣớc, tỉnh Quảng
Nam: thực hiện từ tháng 11/2012 – 9/2013.
- Nghiên cứu động thái phân bố các chủng vi nấm gây bệnh
hại cây hồ tiêu theo thành phần cơ giới đất, phƣơng thức canh tác:
thực hiện từ tháng 11/2012 – 9/2013;
- Nghiên cứu quy luật phân bố của các chủng vi nấm gây bệnh
hại cây hồ tiêu theo thời gian: từ tháng 11/ 2012 – 9/2013.
- Nghiên cứu lây bệnh nhân tạo để xác định các chủng nấm
gây bệnh chết nhanh và chết chậm trên cây hồ tiêu;
- Nghiên cứu đặc điểm sinh học của chủng vi nấm gây bệnh
chết nhanh trên cây hồ tiêu;
- Thử nghiệm khả năng đối kháng của nấm Trichoderma với
các chủng vi nấm gây bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp thu mẫu bệnh cây và mẫu đất
- Phƣơng pháp phân lập mẫu bệnh cây
- Phƣơng pháp xác định số lƣợng tế bào vi sinh vật
- Phƣơng pháp phân loại sơ bộ các chủng vi nấm gây bệnh
- Phƣơng pháp lây bệnh nhân tạo
- Phƣơng pháp nghiên cứu thử nghiệm khả năng đối kháng
nấm bệnh bằng nấm Trichoderma
3
- Phƣơng pháp nghiên cứu thử nghiệm hiệu quả phòng trừ
bệnh chết nhanh bằng chế phẩm nấm Trichoderma đối kháng.
5. cấu trúc luận văn
Luận văn bao gồm các phần chính sau: phần mở đầu, kết luận
kiến nghị và các chƣơng nhƣ sau :
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN
4
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. 1. SƠ LƢỢC ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÂY HỒ TIÊU
1.1.1. Nguồn gốc và phân loại
a. Nguồn gốc cây hồ tiêu [9],[20]
Cây hồ tiêu có nguồn gốc từ vùng Tây Ghats, Ấn Độ. Ở Tiên
Phƣớc, hồ tiêu đƣợc trồng từ rất lâu và phát triển mạnh nhất vào
khoảng năm 1985 – 1987.
b. Phân loại [20]
Cây hồ tiêu có tên khoa học là Piper nigrum L. là một chi lớn
có hơn 1000 loài hầu hết là cây dƣợc liệu thân thảo, thân leo hoặc
thân bụi mọc bám vào các cây khác.
1.1.2. Điều kiện sinh thái cây hồ tiêu [20],[30]
Hồ tiêu có thể trồng trên đất có thành phần cơ giới từ nhẹ đến
trung bình, giàu dinh dƣỡng, độ pH: 5,5 – 6,5, nhiệt độ thích hợp từ
25 – 300C, độ ẩm trung bình 75 – 90, độ cao dƣới 800m.
1.1.3. Đặc điểm sinh học và tình hình sản xuất hồ tiêu Tiên
Phƣớc [27]
a. Đặc điểm sinh học cây hồ tiêu Tiên Phước
Hồ tiêu là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao của Tiên Phƣớc.
Hồ tiêu Tiên Phƣớc có hai loại: tiêu sẻ lá nhỏ, thơm ngon; tiêu bộp lá
to, hạt to nhƣng ít thơm hơn. Thích hợp trên đất trồng cao, thoáng
b. Sơ lược tình hình sản xuất hồ tiêu của huyện Tiên Phước
Cây hồ tiêu phát triển mạnh vào những năm 1980 – 2000.
Theo thống kê, cho đến nay mỗi năm huyện Tiên Phƣớc sản xuất gần
40 tấn hồ tiêu hạt.
5
1.2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH MỘT SỐ VI NẤM CHÍNH
GÂY HẠI TRÊN CÂY HỒ TIÊU
Sâu bệnh gây hại trên cây hồ tiêu ở Việt Nam đƣợc ghi nhận
từ những năm đầu thế kỷ 20. Theo Cục Bảo vệ Thực vật (2007) [7],
trên cây hồ tiêu có 17 loại bệnh gây hại, trong đó phổ biến các bệnh:
chết nhanh, chết chậm.
1.2.1. Bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu
Bệnh chết nhanh đƣợc ghi nhận đầu tiên ở Kampong Pempen
tại Lampung (Sumatera Island), Indonesia năm 1885.
Tại Việt Nam, các kết quả nghiên cứu tác nhân gây bệnh héo
chết nhanh cây hồ tiêu tại: Tân Lâm, Quảng Trị của Nguyễn Ngọc
Châu (1995) là do nấm Phytophthora palmivora var. Piperis; tại
Long Khánh, Đồng Nai của Nguyễn Vĩnh Trƣờng và ctv., (2002)
[25] là do nấm Phytophthora capsici; tại Tây Nguyên của Trần Kim
Loang và ctv., (2006) [13] là do nấm P. capsici và P. palmivora.
1.2.2. Bệnh chết chậm trên cây hồ tiêu
Bệnh chết chậm (bệnh thối gốc rễ cây hồ tiêu hay bệnh héo
vàng thông thƣờng) đƣợc nghiên cứu đầu tiên trên đảo Bangka,
Thái Lan và ở Ấn Độ do các loài thuộc chi Fusarium gây ra.
Ở Việt Nam, bệnh chết chậm là một trong những bệnh quan
trọng, phổ biến là do các dạng loài F. oxysporum gây ra (Burgess et
al., 2008) [36].
1.3. PHÒNG TRỪ DỊCH HẠI BẰNG BIỆN PHÁP SINH HỌC
Trichoderma sp. là một loại vi nấm hoại sinh có khả năng ký
sinh và đối kháng trên nhiều loại nấm bệnh cây trồng. Nhờ vậy,
nhiều loài Trichoderma sp. đã đƣợc nghiên cứu nhƣ là một tác nhân
6
phòng trừ sinh học và đã đƣợc thƣơng mại hóa thành thuốc trừ bệnh
sinh học, phân sinh học.
Tại Việt Nam, (Trần Kim Loang và ctv., 2007) [15] đã chọn
lọc đƣợc 5 chủng nấm Trichoderma sp. từ rễ và đất trồng tiêu tại Tây
Nguyên có khả năng đối kháng cao với nấm Phytophthora sp. gây
hại trên cây hồ tiêu tại đây.
1.4. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA HUYỆN TIÊN PHƢỚC [27]
1.4.1. Vị trí địa lý và địa hình
Huyện Tiên Phƣớc nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Quảng Nam
bị chia cắt bởi nhiều đồi, núi, sông, suối.
1.4.2. Đất đai
Xét về tính chất: đất từ chua đến rất chua có độ pH phổ biến
từ 4,5 - 5,5 và độ mùn từ trung bình đến khá, giàu lân.
1.4.3. Khí hậu, thuỷ văn
Tiên Phƣớc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa,
nhiệt độ trung bình là 250C, lƣợng mƣa trung bình năm khoảng 2.200
- 2.600mm.
7
CHƢƠNG 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Các chủng vi nấm gây bệnh đƣợc phân lập từ đất và các mẫu
rễ, thân, lá, quả hồ tiêu tại một số xã của huyện Tiên Phƣớc, tỉnh
Quảng Nam
2.2. ĐỊA ĐIỂM, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu
- Một số xã (Tiên Châu, Tiên Lộc, Tiên Phong) trồng hồ tiêu
tập trung tại huyện Tiên Phƣớc, tỉnh Quảng Nam.
- Phòng thí nghiệm Công nghệ vi sinh, Trƣờng Cao đẳng
Lƣơng thực - Thực phẩm, Đà Nẵng.
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Phƣơng pháp thu mẫu ngoài thực địa
a. Phương pháp thu mẫu bệnh cây
Chúng tôi thu mẫu theo quy trình lấy mẫu rau, quả tại ruộng
sản xuất của FAO (2002) [39].
b. Phương pháp thu mẫu đất [6]
Mẫu đất đƣợc lấy xa đƣờng đi, lấy ở tầng canh tác bề mặt từ 5
- 20cm ở các vị trí khác nhau (4 - 5 vị trí) trong một vùng 100m2
.
2.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
a. Phương pháp phân lập mẫu bệnh cây [6], [16], [34]
- Phân lập từ thân, lá, rễ trên môi trƣờng WA
- Phân lập nấm bệnh cây từ đất trên môi trƣờng WA
b. Phương pháp xác định số lượng tế bào vi sinh vật [5]
Tính số lƣợng tế bào vi sinh vật trong 1g cơ chất theo công
thức:
8
W
n A Df N
(2.1)
Trong đó:
N: tổng số CFU/g mẫu
A: số lƣợng khuẩn lạc trung bình trên 1 hộp petri ở từng độ
pha loãng
n: số giọt dung dịch trung bình trong 1ml dịch pha loãng
Df: Độ pha loãng
W: Trọng lƣợng khô của 1g mẫu
c. Phương pháp phân loại sơ bộ các chủng nấm mốc gây
bệnh
Sử dụng các khóa phân loại của Keith Seifert (1996), S. B.
Marthu Olga Kongsdal (2000) [6]; khóa phân loại nấm mốc của Bùi
Xuân Đồng (1984) [8] và hệ thống phân loại nấm bệnh hại cây trồng
của Vũ Triệu Mân (2007) [11], [17].
d. Phương pháp lây bệnh nhân tạo xác định chủng nấm
gây bệnh
Sử dụng phƣơng pháp lây bệnh nhân tạo theo Lester W.
Burgess, Timothy E. Knight, Len Tesoriero và Phan Thúy Hiền
(2009) [6].
e. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của nấm
Phytophthora gây bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu [6]
- Nghiên cứu ảnh hƣởng của môi trƣờng dinh dƣỡng: PDA,
CMA, V8 –Juice, WA đến sự sinh trƣởng của nấm Phytophthora
- Nghiên cứu ảnh hƣởng của nhiệt độ ở các ngƣỡng nhiệt độ
thí nghiệm là 15, 20, 25, 30, 35, 400C.
- Nghiên cứu ảnh hƣởng pH môi trƣờng ở các ngƣỡng pH thí
nghiệm là 3, 4, 5, 6, 7.
9
f. Phương pháp nghiên cứu thành phần cơ giới và độ ẩm
đất
- Xác định thành phần cơ giới đất [14]
Tính kết quả theo công thức:
% Sét =
V m
S K
.
1000. .100.
(2.2)
Trong đó: S: Khối lƣợng sét trong mẫu (g)
V: Thể tích huyền phù hút (ml)
M: khối lƣợng mẫu đất (g)
K: hệ số khô kiệt
- Xác định độ ẩm đất [14]
Độ ẩm đất tính theo công thức
A (%) =
2 3
1 2
P P
P P
x 100 (2.3)
Trong đó:
P1: Khối lƣợng hộp thủy tinh có đất trƣớc khi sấy (g)
P2: Khối lƣợng hộp thủy tinh có đất sau khi sấy (g)
P3: Khối lƣợng hộp thủy tinh không có đất (g)
g. Phương pháp nghiên cứu thử nghiệm khả năng ức chế
nấm bệnh bằng nấm đối kháng Trichoderma
- Phân lập các chủng nấm Trichoderma trên môi trƣờng PDA
- Đánh giá mức độ đối kháng của nấm Trichoderma theo
phƣơng pháp Nguyễn Thị Thuần et al., (1996); Trần Kim Loang et
al., (2009) nhƣ sau:
H (%) =
dB
dB d
x 100 (2.4)
Trong đó:
H: Hiệu quả ức chế
10
d: đƣờng kính khuẩn lạc nấm bệnh sau khi đạt hiệu quả đối
kháng ở mức tối đa
dB: đƣờng kính khuẩn lạc nấm bệnh ban đầu
Ghi nhận kết quả đối kháng theo quy ƣớc:
+ Mức 4+: Hiệu quả ức chế >90%
+ Mức 3+: Hiệu quả ức chế 80 - 90%
+ Mức 2+: Hiệu quả ức chế 60 – 80%
+ Mức 1+: Hiệu quả ức chế từ 40 – 60%
- : ngoài các trƣờng hợp trên
h. Phương pháp nghiên cứu thử nghiệm hiệu quả phòng trừ
bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu bằng chế phẩm đối kháng nấm
Trichoderma
Sử dụng chủng nấm Trichoderma đối kháng ở nghiên cứu trên
để nuôi cấy tạo chế phẩm dạng bột. Thí nghiệm với 4 công thức nhƣ
sau:
- CT1: Xử lý MT hạt thóc không có chế phẩm Trichoderma
- CT2: Xử lý có chế phẩm đối kháng Trichoderma
- CT3: Xử lý dịch bào tử nấm bệnh + MT hạt thóc
- CT4: Xử lý dịch bào tử nấm bệnh + chế phẩm Trichoderma
đồng thời
2.2.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu
Số liệu thực nghiệm đƣợc tính giá trị trung bình và phân tích
ANOVA (Duncan’
test, p < 0,05) bằng chƣơng trình SAS 6.01.
11
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN
3.1. THÀNH PHẦN VI NẤM GÂY BỆNH TRÊN CÂY HỒ
TIÊU TẠI MỘT SỐ XÃ CỦA HUYỆN TIÊN PHƢỚC –
QUẢNG NAM
Sau khi tiến hành phân lập các chủng nấm bệnh từ 80 mẫu lấy
từ đất, rễ, thân, lá và quả tại 3 xã trồng hồ tiêu tập trung ở huyện
Tiên Phƣớc, tỉnh Quảng Nam, trên môi trƣờng WA đặc trƣng cho
nấm mốc gây bệnh đã thu đƣợc 42 chủng nấm bệnh, thuộc 7 chi
nấm, kết quả đƣợc trình bày ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Thành phần và tỉ lệ vi nấm gây bệnh trên cây hồ tiêu ở
một số xã của huyện Tiên Phước - Quảng Nam
ST
T
Chi nấm mốc Triệu chứng
bệnh
TS
chủng
Tỉ lệ (%)
1 Phytophthora Thối rễ, thân 12 28,6
2 Fusarium
Thối thân
Vàng lá
15 35,7
3 Penicillium
Đốm mốc lá
Mốc quả 04 9,5
4 Phythium
Thối rễ
Thối thân 03 7,1