Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Đặc Điểm Phân Bố Loài Nghiến Burretiodendron Hsienmu W Y Chun F C How Tại Xã Long Đống Huyện Bắc Sơn Tỉnh Lạng Sơn
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI MỞ ĐẦU
Mỗi sinh viên chúng ta đều nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc thực
tập tốt nghiệp, đây cũng là giai đoạn kết thúc sau bốn năm học tập và nghiên cứu
tại trƣờng. Việc thực tập tốt nghiệp nhằm củng cố và hệ thống hóa lại cơ bản
kiến thức đã học trên giảng đƣờng từ đó áp dụng đúng đắn và sáng tạo vào thực
tiễn đời sống, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn để sau này ra trƣờng có thể
đáp ứng đƣợc nhu cầu xã hội, hoàn thành tốt mọi công việc đƣợc giao.
Đƣợc sự nhất trí của trƣờng Đại Học Lâm Nghiệp Việt Nam, Khoa Quản lý
tài nguyên rừng và môi trƣờng, bộ môn Thực vật rừng tôi đã tiến hành thực hiện đề
tài tốt nghiệp: “Nghiên cứu đặc điểm phân bố loài Nghiến (Burretiodendron
hsienmu W.Y.Chun & F.C.How) tại xã Long Đống, huyện Bắc Sơn, tỉnh
Lạng Sơn”.
Để có đƣợc kết quả cuối cùng với nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ quan
tâm của Nhà trƣờng, Cơ quan chức năng địa phƣơng khu vực nghiên cứu, bạn bè
gia đình. Qua đây tôi xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu Nhà trƣờng, các thầy
cô giáo khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trƣờng đã truyền đạt cho tôi những
kiến thức quý báu trong thời gian học tập và rèn luyện tại trƣờng. Đặc biệt tôi
xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo ThS. Phạm Thanh Hà đã hƣớng
dẫn, chỉ bảo tận tình để hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này.
Xin gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo, phòng chuyên môn nông lâm nghiệp,
cán bộ và một số hộ nông dân xã Long Đống, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn tạo
mọi điều kiện giúp đỡ cho tôi trong việc thu thập số liệu ngoại nghiệp trong suốt
quá trình thực hiện đề tài.
Đồng thời tôi gửi lời cảm ơn trung tâm thông tin, thƣ viện trƣờng Đại học Lâm
nghiệp đã cung cấp cho tôi những tài liệu cần thiết liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Trong suốt quá trình thực hiện, mặc dù bản thân đã cố gắng hết sức
nhƣng do còn nhiều hạn chế nhất định về mặt thời gian, kinh nghiệm, trình độ
bản thân nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vậy rất mong nhận
đƣợc những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn để bài khóa luận
đƣợc hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2017
Sinh viên thực hiện
Hoàng Quang Luận
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
MỤC LỤC
DANH CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC BẢN ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH
TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU........................................... 3
1.1. Trên thế giới ................................................................................................... 3
1.1.1. Nghiên cứu về đặc điểm sinh thái học ........................................................ 3
1.1.2. Nghiên cứu về phân bố cây rừng ................................................................ 4
1.1.3. Nghiên cứu về loài Nghiến trên thế giới..................................................... 5
1.2. Ở Việt Nam .................................................................................................... 6
1.2.1. Nghiên cứu về cấu trúc và phân bố cây rừng.............................................. 6
1.2.2. Nghiên cứu về loài Nghiến ở Việt Nam...................................................... 8
1.3. Giới thiệu chung về loài Nghiến .................................................................... 9
1.4. Nhận xét chung............................................................................................. 12
Chƣơng 2. MỤC TIÊU- ĐỐI TƢỢNG- NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU..................................................................................................... 13
2.1. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................... 13
2.2. Đối đƣợng nghiên cứu.................................................................................. 13
2.3. Nội dung nghiên cứu.................................................................................... 13
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.............................................................................. 13
2.4.1. Công tác chuẩn bị...................................................................................... 13
2.4.2. Phƣơng pháp chung................................................................................... 14
2.4.3. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể................................................................ 14
Chƣơng 3.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN
CỨU .................................................................................................................... 26
3.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 26
3.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................ 26
3.1.2. Địa hình địa mạo ....................................................................................... 26
3.1.3. Địa chất đất đai.......................................................................................... 27
3.1.4. Khí hậu, thủy văn ...................................................................................... 27
3.1.5. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên............................................................. 28
3.2. Kinh tế- xã hội.............................................................................................. 29
3.2.1. Kinh tế ....................................................................................................... 29
3.2.2. Văn hóa xã hội........................................................................................... 31
3.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội xã Long Đống........ 34
Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 35
4.1. Một số đặc điểm phân bố theo không gian của loài Nghiến tại xã Long Đống.....35
4.1.1. Vị trí phân bố............................................................................................. 35
4.1.2. Đặc điểm cấu trúc rừng nơi có loài Nghiến phân bố tại xã Long Đống... 37
4.2. Các yếu tố tác động ảnh hƣởng đến loài Nghiến tại xã Long Đống............ 53
4.2.1. Tác động tích cực ...................................................................................... 53
4.2.2. Tác động tiêu cực......................................................................................... 53
4.3. Đề xuất một số hƣớng giải pháp phục vụ công tác phảo tồn loài Nghiến tại
xã Long Đống...................................................................................................... 57
4.3.1. Giải pháp kỹ thuật ..................................................................................... 57
4.3.2. Giải pháp về cơ chế chính sách và cộng đồng xã hội. .............................. 58
KẾT LUẬN- TỒN TẠI- KIẾN NGHỊ................................................................ 60
1. Kết luận ........................................................................................................... 60
2. Tồn tại.............................................................................................................. 61
3. Kiến nghị......................................................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu
viết tắt Viết đầy đủ
CTTT Công thức tổ thành loài cây
Dbh (D1.3) Đƣờng kính thân cây tại vị trí 1,3 mét
Dt Đƣờng kính tán cây
ft Tần số phân bố thực nghiệm
ha Hecta
Hvn Chiều cao vút ngọn
IVI Chỉ số giá trị quan trọng (Importance Value Index- IVI)
LK Loài khác: các loài cây không tham gia vào công thức tổ thành
Max Giá trị lớn nhất
Min Giá trị nhỏ nhất
ODB Ô dạng bản
OTC Ô tiêu chuẩn
RBA (%) Diện tích tiết diện thân tƣơng đối tại vị trí 1,3m
RD (%) Mật độ tƣơng đối
RF (%) Tần suất tƣơng đối
TT Thứ tự
DANH MỤC BẢN ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH
Bản đồ 4.1. Bản đồ thể hiện vị trí phân bố của loài Nghiến tại khu vực nghiên cứu ...35
Biểu đồ 4.1. Biểu đồ thể hiện mật độ loài Nghiến phân bố theo các đai cao tại
khu vực nghiên cứu ............................................................................................. 36
Biểu đồ 4.2.Phân bố thực nghiệm N/D1.3 của OTC01-Trạng thái rừng IIIA2 ........ 45
Biểu đồ 4.3.Phân bố thực nghiệm N/D1.3 của OTC02-Trạng thái rừng IIIA2 ........ 46
Biểu đồ 4.4.Phân bố thực nghiệm N/D1.3 của OTC03-Trạng thái rừng IIIA2 ........ 46
Biểu đồ 4.5.Phân bố thực nghiệm N/D1.3 của OTC04-Trạng thái rừng IIA ........... 46
Biểu đồ 4.6.Phân bố thực nghiệm N/D1.3 của OTC05-Trạng thái rừng IIA ........... 46
Biểu đồ 4.7. Phân bố thực nghiệm N/Hvn của OTC 01-Trạng thái rừng IIIA2 ..... 47
Biểu đồ 4.8. Phân bố thực nghiệm N/Hvn của OTC 02-Trạng thái rừng IIIA2 ..... 47
Biểu đồ 4.9. Phân bố thực nghiệm N/Hvn của OTC 03-Trạng thái rừng IIIA2 ..... 48
Biểu đồ 4.10. Phân bố thực nghiệm N/Hvn của OTC 04-Trạng thái rừng IIA ...... 48
Biểu đồ 4.11. Phân bố thực nghiệm N/Hvn của OTC 05-Trạng thái rừng IIA ...... 48
Hình 2.1. Hình dạng ô tiêu chuẩn điều tra.............................................................. 16
Hình 2.2. Cách lập OTC và bố trí ô dạng bản (ODB) ........................................ 16
Hình 2.3. Góc phƣơng vị α° và khoảng cánh tâm ô đến cây................................... 17
Hình 4.1. Mạng hình phân bố tầng cây cao của các OTC điển hình theo mặt
phẳng ngang ........................................................................................................ 40
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MÔI TRƢỜNG
-----------------------
TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
1. Tên đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm phân bố loài Nghiến (Burretiodendron
hsienmu W.Y.Chun & F.C.How) tại xã Long Đống, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng
Sơn”.
2. Giáo viên hƣớng dẫn: ThS. Phạm Thanh Hà
3. Sinh viên thực hiện: Hoàng Quang Luận
Mã sinh viên: 1353020910
Lớp: K58A-QLTNR
4. Mục tiêu nghiên cứu:
Xác định đƣợc một số đặc điểm về phân bố, cấu trúc rừng, các yếu tố tác
động đến loài loài Nghiến (Burretiodendron hsienmu W.Y.Chun & F.C.How), trên
cơ sở các tác động đề xuất một số hƣớng giải pháp nhằm mục đích bảo tồn loài
cây này tại khu vực nghiên cứu.
5. Nội dung nghiên cứu
* Nghiên cứu một số đặc điểm phân bố theo không gian của loài Nghiến
tại xã Long Đống bao gồm:
- Xác định vị trí phân bố của loài Nghiến tại khu vực nghiên cứu;
- Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng nơi có loài Nghiến phân bố tại xã
Long Đống.
* Đánh giá các yếu tố tác động ảnh hƣởng đến loài Nghiến tại khu nghiên cứu.
* Đề xuất một số hƣớng giải pháp phục vụ công tác bảo tồn loài Nghiến
tại xã Long Đống.
6. Kết quả đạt đƣợc:
Tại khu vực nghiên cứu, Nghiến phân bố ở trạng thái rừng IIIA2, IIA tại
các thôn Rạ Lá, thôn Minh Quang và Bản Đăng ở độ cao 400-700m so với mực
nƣớc biển, phân bố nhiều nhất ở đai cao 500-600m, với mật độ cây Nghiến
trƣởng thành trung bình lần lƣợt theo các trạng thái rừng gồm IIIA2, IIA lần
lƣợt là 120 và 80 cây/ha; xu hƣớng phân bố tập trung thành các quần thể nhỏ.
Địa hình nơi có loài Nghiến phân bố tại xã Long Đống khá phức tạp, bị chia cắt
mạnh bởi các dải núi đá vôi, độ dốc dao động từ 29-41°. Phân bố ở các hƣớng
phơi Đông-Nam, Tây- Nam, Đông-Bắc và Tây- Bắc.
Cấu trúc phân bố của loài Nghiến tại khu vực nghiên cứu có dạng phân bố
không gian lan truyền (tỉ lệ A/F > 0.05), điều kiện sống khá ổn định. Chỉ số quan
trọng IVI của Nghiến bằng 49,79% có mức độ ƣu thế cao nhất so với các loài còn
lại trong quần xã nghiên cứu. Các loài có khả năng chờm tán, tƣơng đồng về hoàn
cảnh sống cùng loài Nghiến gồm: Mạy tèo, Trai Lý, Lòng Mang, Lòng mang cụt;
Nghiến phân bố ở tất cả các góc lệch Bắc.
Tầng cây cao nơi có loài Nghiến phân bố không có sự khác biệt rõ rệt về
thành phân loài cây ở các trạng thái rừng, mà chỉ khác nhau về hệ số tổ thành;
tổng số loài tham gia vào CTTT là 26 loài. Trong các loài ƣu thế có nhiều loài
cây gỗ quý hiếm có giá trị cao nhƣ: Nghiến, Trai Lý, Lát hoa, Re hƣơng, Đinh.
Lâm phần rừng có luật phân bố N/D1.3 tuân theo quy luật phân bố giảm, quy
luật phân bố N/Hvn có đỉnh xu hƣớng lệch trái. Mức độ đa dạng tầng cây cao
thấp, số lƣợng cá thể phân bố ở mỗi loài là không đồng đều.
Lớp cây tái sinh chủ yếu gồm các loài: Nghiến, Lòng Mang cụt, Bứa,
Côm tầng, Mạy tèo, Tèo noong. Mật độ tá sinh trung bình của Nghiến trong khu
vực 1063 cây/ha, mật độ tầng tái sinh rừng đạt 6813 cây/ ha.
Tầng cây bụi thảm tƣơi chiều cao trung bình 0,54m, độ che phủ trung bình
44,5%. Gồm các loài: Lấu, Dƣơng xỉ, Ngũ gia bì, Lau lách, Tắc kè đá...
Các tác động chính gây suy giảm số lƣợng và phạm vi phân bố loài
Nghiến tại khu vực nghiên cứu bào gồm: do hoàn cảnh đời sống của nhân dân;
hoạt động khai thác gỗ phục vụ nhu cầu sử dụng, trao đổi thƣơng mại và sấy khô
cây công nghiệp thuốc lá; chăn thả gia súc tự do.
Trên cơ sở các tác động đề tài đề xuất một số hƣớng giải pháp phù hợp đóng
góp vào công tác bảo tồn loài Nghiến tại khu vực nghiên cứu gồm giải pháp kỹ
thuật, giải pháp về xã hội, phòng cháy chữa cháy và các chính sách của Nhà nƣớc.
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tài nguyên rừng là nguồn tài nguyên quý giá của quốc gia. Rừng không
chỉ cung cấp lâm sản mà còn bảo vệ môi trƣờng sống, mang lại cho con ngƣời
bầu khí quyển trong lành. Những giá trị của rừng mang lại cho con ngƣời không
thể phủ nhận đƣợc đó là: cơ sở để phát triển kinh tế- xã hội, thực hiện chức năng
sinh thái vô cùng quan trọng trong việc tham gia vào quá trình điều hòa khí hậu,
đảm bảo chu trình vận chuyển và các yếu tố cơ bản trên hành tinh, duy trì tính
ổn định và tính màu mỡ của đất, làm giảm nhẹ sức phá hoại của thiên tai, bảo vệ
nguồn nƣớc mặt, nƣớc ngầm, đảm bảo đến mức tối đa về ô nhiễm không khí và
nƣớc; ngoài ra nhân dân ta từ xa xƣa đã biết sử dụng hàng ngàn loài cây làm
lƣơng thực, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, thuốc chữa bệnh, nguyên nhiên liệu,
cây cảnh và nhiều mục đích khác.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nƣớc ta cùng với nhân dân đã có
hàng loạt các biện pháp bảo vệ rừng và tài nguyên rừng. Song song với việc ban
hành các văn bản pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng chúng ta đã áp dụng
hàng loại các biện pháp nhƣ khoanh nuôi bảo vệ, thành lập các khu bảo tồn,
vƣờn quốc gia nhằm quản lý rừng và tài nguyên rừng chặt chẽ hơn, sử dụng tài
nguyên hợp lý, nhân giống cây, gây trồng rừng. Tuy nhiên mức độ đa dạng sinh
học thực vật vẫn đang dần suy giảm nên việc nghiên cứu phục vụ cho công tác
bảo tồn các loài thực vật quý hiếm đang rất đƣợc quan tâm.
Khu vực xã Long Đống, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn là vùng núi đá
vôi, có địa hình hiểm trở, độ dốc cao, độ cao so với mực nƣớc biển lớn. Các đặc
điểm khí hậu đó khá thích hợp với sinh trƣởng, phát triển của thực vật quý hiếm
nhƣ Hoàng đàn, Trai Lý, Lát hoa, Đinh...đặc biệt là loài Nghiến, trong khu vực
vẫn còn xuất hiện ngoài tự nhiên, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân nhƣ áp lực
gia tăng dân số, khai thác lạm dụng, du canh du cƣ, chuyển đổi mục đích sử
dụng đất làm cho số lƣợng bịsuy giảm trầm trọng, đang đứng trƣớc nguy cơ cạn kiệt.
Nghiến thuộc họ Đay (Tiliaceae) phân bố tự nhiên ở các vùng núi đá vôi,
là loài cây quý hiếm có giá trị lớn cả về kinh tế và sinh thái, là loài cây cho gỗ
2
quý, gỗ thuộc nhóm II bền và nặng. Trong Sách đỏ Việt Nam 2007 phần thực
vật Nghiến đƣợc xếp vào nhóm nguy cấp (EN). Nghị định số 32/2006/NĐ-CP về
quản lý động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp quý hiếm đã đƣa loài Nghiến
nằm trong nhóm IIA để hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thƣơng mại [5].
Vì vậy việc nghiên cứu hiện trạng phân bố và một số đặc điểm lâm là điều cần thiết.
Xuất phát từ những thực tiễn đó và tính đến thời gian thực hiện đề tài này,
chƣa có một công trình nghiên cứu nào về loài Nghiến tại xã Long Đống, cùng
với việc nhằm củng cố kiến thức chuyên môn, áp dụng và bổ sung các kiến thức
vào thực tế và đóng góp phần nhỏ vào việc xây dựng cơ sở khoa học, phục vụ
cho công tác bảo tồn và phát triển loài Nghiến tại khu vực nghiên cứu, tôi thực
hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm phân bố loài Nghiến (Burretiodendron
hsienmu W.Y.Chun & F.C.How) tại xã Long Đống, huyện Bắc Sơn, tỉnh
Lạng Sơn”.
Khóa luận tập trung nghiên cứu một số nội dung chính nhƣ: đặc điểm
phân bố loài Nghiến theo không gian, đặc điểm cấu trúc rừng nơi có loài Nghiến
phân bố, các nhân tố tác động từ đó đề ra một số hƣớng giải pháp bảo tồn phù
hợp tại khu vực nghiên cứu.