Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu đặc điểm phân bố của các chủng nấm gây hại công trình kiến trúc ở một số lăng tẩm, đại nội tại huế và khu phố cổ hội an – quảng nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
NGUYỄN THỊ TUYẾT NHUNG
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA CÁC
CHỦNG NẤM GÂY HẠI CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC Ở
MỘT SỐ LĂNG TẨM, ĐẠI NỘI TẠI HUẾ VÀ KHU PHỐ
CỔ HỘI AN, QUẢNG NAM
Chuyên ngành: SINH THÁI HỌC
Mã số: 60.42.60
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Đà Nẵng - Năm 2014
Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐỖ THU HÀ
Phản biện 1: TS. Vũ Thị Bích Hậu
Phản biện 2: TS. Đặng Đức Long
Luận văn đã được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận văn
tốt nghiệp thạc sĩ khoa học tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 04
tháng 01 năm 2014
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT ĐỀ TÀI
Di sản, di tích là những giá trị văn hóa lịch sử cần được bảo
tồn và giữ gìn. Tuy nhiên, hiện nay, các công trình kiến trúc này đang
đối mặt với sự xuống cấp nhanh chóng do nhiều loài sinh vật xâm hại.
Quần thể kiến trúc lăng tẩm, Đại Nội ở Cố đô Huế và khu phố
cổ Hội An - Quảng Nam là hai trong mười di tích lịch sử nổi tiếng
được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Mỗi di sản đều
có đặc điểm kiến trúc và vị trí địa lý ở các vùng khí hậu khác nhau.
Sinh vật gây hại di sản, di tích rất đa dạng và phong phú.
[14]. Trong đó, nấm là nhóm sinh vật gây hại phổ biến nhất. Khi điều
kiện môi trường thuận lợi, nấm mốc sẽ sinh trưởng và phát triển
mạnh, thường bám trên bề mặt di tích. Hệ sợi của nấm có khả năng
tiết ra một số axit hữu cơ (axit oxalic, axit citrics) làm bào mòn và
thay đổi cấu trúc, màu sắc của vật liệu [42].
Không giống như nấm mốc, nấm mục thuộc nhóm nấm đảm
(Basidiomycetes). Quả thể nấm có khả năng đâm sâu phá hủy màng
tế bào gỗ, để hấp thụ chất dinh dưỡng [35]. Tuy nhiên, biện pháp
phòng trừ nấm gây hại tại các di tích vẫn chưa có sự liên kết chặt
chẽ, giám sát thường xuyên và hiệu quả. Vì vậy, cần xây dựng một
hệ thống các biện pháp quản lý di sản dựa trên quan điểm tiếp cận
sinh thái học là rất cần thiết.
Xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết từ thực tiễn và mong
muốn góp phần hạn chế tác động gây hại của nấm đến công trình
kiến trúc di sản, chúng tôi tiến hành chọn đề tài: “Nghiên cứu đặc
điểm phân bố của các chủng nấm gây hại công trình kiến trúc ở
một số lăng tẩm, Đại Nội tại Huế và khu phố cổ Hội An – Quảng
Nam”.
2
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Xác định được thành phần, đặc điểm phân bố và động thái của
các chủng nấm gây hại trên các công trình kiến trúc ở một số lăng
tẩm, Đại Nội tại Huế và khu phố cổ Hội An – Quảng Nam là cơ sở
khoa học cho việc đề xuất các biện pháp sinh học phòng trừ nấm có
hiệu quả cao.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các loài nấm lớn hoại sinh gây mục (gọi là nấm mục) được
phân tích từ các mẫu nấm lấy trên cơ chất gỗ ở một số địa điểm
thuộc 2 lăng tẩm (Minh Mạng, Tự Đức), Đại Nội tại Huế và khu phố
cổ Hội An – Quảng Nam.
- Các chủng nấm mốc phân lập từ các mẫu nấm mốc lấy trên
cơ chất gỗ tại một số địa điểm thuộc một số lăng tẩm tại Huế và khu
phố cổ Hội An – Quảng Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian có hạn nên chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu
trong phạm vi như sau:
- Lấy mẫu nấm mục, nấm mốc nghiên cứu tại 6 địa điểm thiệt
hại nặng về cơ chất gỗ: Lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức và Điện Thái
Hòa thuộc Đại Nội - Huế và 3 địa điểm đình Cẩm Phô, Chùa Cầu,
nhà cổ Tân Ký ở khu phố cổ Hội An – Quảng Nam.
- Xác định thành phần nấm mục gây hại các công trình kiến
trúc gỗ ở lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức, Điện Thái Hòa thuộc Đại
Nội tại Huế và khu phố cổ Hội An – Quảng Nam.
- Xác định thành phần nấm mốc gây hại trên các công trình
kiến trúc gỗ ở 02 lăng Minh Mạng, Tự Đức tại Huế và khu phố cổ
Hội An – Quảng Nam.
3
- Nghiên cứu đặc điểm xuất hiện của các loài nấm mục gây hại
công trình kiến trúc ở lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức, Điện Thái Hòa
thuộc Đại Nội tại Huế và khu phố cổ Hội An – Quảng Nam theo vị
trí cơ chất gỗ và theo thời gian (tháng).
- Nghiên cứu đặc điểm phân bố và động thái phát triển của các
chủng nấm mốc gây hại trên các công trình kiến trúc gỗ ở lăng Minh
Mạng, lăng Tự Đức tại Huế và khu phố cổ Hội An – Quảng Nam
theo vị trí cơ chất gỗ và theo thời gian (tháng), từ tháng 06/2012 –
04/2013.
- Nghiên cứu đặc điểm sinh học của một số chủng nấm gây
hại chính phổ biến trên các công trình kiến trúc gỗ ở một số lăng
tẩm, Điện Thái Hòa thuộc Đại Nội tại Huế và khu phố cổ Hội An
– Quảng Nam.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp khảo sát thực địa
- Phương pháp thu mẫu nấm ngoài thực địa
- Phương pháp phân lập nấm mốc, nấm mục
- Phương pháp xác định số lượng tế bào vi sinh vật
- Phương pháp phân loại, định danh các chủng nấm
- Phương pháp đánh giá mức độ gây hại của nấm
- Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học của một số
chủng nấm
- Phương pháp xử lý số liệu
5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Luận văn gồm các phần chính: mở đầu, các chương, kết luận
và kiến nghị.
4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. GIỚI THIỆU VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, ĐẶC ĐIỂM
KIẾN TRÚC LĂNG TẨM, ĐẠI NỘI TẠI HUẾ VÀ KHU PHỐ
CỔ HỘI AN QUẢNG NAM
1.1.1. Lịch sử hình thành và đặc điểm kiến trúc ở một số
lăng tẩm, Đại Nội tại Huế
1.1.2. Lịch sử hình thành và đặc điểm kiến trúc của khu
phố cổ Hội An – Quảng Nam
1.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ NẤM PHÁ HOẠI GỖ
1.2.1. Sự phân bố của nấm phá hoại gỗ
1.2.2. Đặc điểm hình thái và cấu tạo của nấm phá hoại gỗ
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của nấm
gây hại gỗ
1.2.4. Sự phá hoại gỗ của nấm
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NẤM GÂY HẠI CÁC CÔNG
TRÌNH KIẾN TRÚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.3.1. Những nghiên cứu trên thế giới
1.3.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam
1.4. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đặc điểm tự nhiên ở thành phố Huế
1.4.2. Đặc điểm tự nhiên ở khu phố cổ Hội An -
Quảng Nam
5
CHƯƠNG 2
ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Các loài nấm lớn hoại sinh gây mục (gọi là nấm mục) được
phân tích từ các mẫu nấm lấy trên cơ chất gỗ ở một số địa điểm
thuộc 2 lăng tẩm Minh Mạng, Tự Đức, Đại Nội tại Huế và khu phố
cổ Hội An – Quảng Nam.
- Các chủng nấm mốc phân lập từ các mẫu nấm mốc lấy trên
cơ chất gỗ ở 2 lăng Minh Mạng, Tự Đức tại Huế và khu phố cổ Hội
An – Quảng Nam.
2.2. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Lấy mẫu nấm (nấm mục, nấm mốc) trên các cơ chất là gỗ tại 3
địa điểm tại Huế: Lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức, Điện Thái Hòa
thuộc Đại Nội - Huế và 3 địa điểm tại khu phố cổ Hội An – Quảng
Nam: đình Cẩm Phô, Chùa Cầu và nhà cổ Tân Ký. Mỗi địa điểm lấy
3 mẫu trên các vị trí cơ chất gỗ.
Tiến hành nghiên cứu ở phòng thí nghiệm hóa sinh – vi sinh,
khoa Sinh – Môi trường, trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà
Nẵng. Phòng thí nghiệm thực vật, khoa Sinh, trường Đại học Khoa
học Huế. Phòng vi sinh – hóa sinh, Trung tâm Môi trường thành
phố Đà Nẵng.
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Phương pháp khảo sát thực tế
2.3.2. Phương pháp thu mẫu ngoài thực địa
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
6
a. Phương pháp phân lập nấm mốc
- Phân lập các mẫu dựa trên phương pháp phân lập của
Egorov [12].
b. Phương pháp phân lập nấm mục
Phân lập mẫu nấm mục dựa vào phương pháp phân lập của
Nguyễn Lân Dũng.
c. Phương pháp giữ giống và bảo quản mẫu vật
d. Phương pháp xác định số lượng tế bào vi sinh vật
e. Phương pháp phân loại các chủng nấm
* Đối với nấm mốc [24]
- Sử dụng khóa phân loại của Bùi Xuân Đồng (1984) [11],
Robert A. Samson (1984) [48] và Katsuhiko Ando (2002) [37].
* Đối với nấm mục [2]
Các đặc điểm hình thái ngoài và cấu trúc hiển vi đã được
phân tích được sử dụng trong quá trình định loại nấm, định loại các
taxon từ bậc phân loại ngành, lớp, bộ, họ, chi, loài. Dùng các khóa
phân loại của L. Ryvarden (1993) [46] [47], Rolf Singer (1986) [51]
và Trịnh Tam Kiệt (1981) [15].
f. Nghiên cứu đặc điểm sinh lý, sinh hóa của một số
chủng nấm gây hại chính phổ biến
* Xác định nhiệt độ tối ưu
* Xác định pH tối ưu
* Xác định khả năng sinh enzim xenlulaza ngoại bào
7
2.3.4. Phương pháp xác định mức độ gây hại của nấm
Tiêu chí để đánh giá mức độ gây hại của nấm mục và nấm
mốc phá hoại công trình kiến trúc căn cứ vào:
- Khả năng phá hoại của các chủng nấm đối với mỗi di tích.
- Đặc điểm sinh học hình thái của loài bắt gặp.
- Sự gây hại của nấm, tác động đến mĩ quan di tích.
Bảng 2.1. Tiêu chí đánh giá mức độ gây hại của nấm đến
công trình kiến trúc
STT Mức độ gây hại Chỉ tiêu đánh giá (%) Quy ước
1 Gây hại rất nhẹ Mức độgây hại từ 10 – 20% +
2 Gây hại nhẹ Mức độ gây hại >20 – 40% ++
3 Gây hại vừa Mức độ gây hại >40 – 60% +++
4 Gây hại nặng Mức độ gây hại >60 – 80% ++++
5 Gây hại nghiêm trọng Mức độ gây hại > 80% +++++
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu
8
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN
3.1. THÀNH PHẦN NẤM GÂY HẠI CÔNG TRÌNH KIẾN
TRÚC Ở MỘT SỐ LĂNG TẨM, ĐẠI NỘI TẠI HUẾ VÀ KHU
PHỐ CỔ HỘI AN – QUẢNG NAM
3.1.1. Thành phần loài nấm mục gây hại công trình kiến
trúc gỗ ở một số lăng tẩm, Đại Nội tại Huế và khu phố cổ Hội An
– Quảng Nam
* Tại lăng tẩm và Đại Nội – Huế
Bảng 3.1. Cấu trúc thành phần bộ, họ, chi, loài nấm mục gây hại
công trình kiến trúc gỗ ở một số lăng tẩm, Đại Nội tại Huế
Chi Loài
TT Bộ Họ Số
lượng
Tỷ
lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ
lệ
(%)
1 Hymenochaetales Hymenochaetaceae 2 33,3 4 57,1
2 Poriales Coriolaceae 4 66,7 3 42,9
Tổng 02 02 06 100 07 100
Từ kết quả nghiên cứu bảng 3.1 và 3.2 tại 3 vùng sinh thái
khác nhau lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức và Điện Thái Hòa ở Huế
đã xác định được 7 loài nấm mục gây hại thuộc 5 chi, 2 họ và 2 bộ.
Trong đó:
Bộ Hymenochaetales có 1 họ Hymenochaetaceace, 2 chi
chiếm 33,3% và 4 loài chiếm 57,1%. Chi Phellinus có 3 loài
Phellinus conchatus, Phellinus ostrycolor và Phellinus sp. Chi
Phylloporia chỉ có 1 loài Phylloporia ribis. Trong đó, có 2 loài
Phellinus conchatus và Phylloporia ribis xuất hiện phổ biến ở tất cả
các địa điểm nghiên cứu.
Bộ Poriales có 1 họ Coriolaceae, 3 chi chiếm 66,7% và 3 loài
chiếm 42,9%. Chi Coriolopsis có 1 loài Coriolopsis sp., chi
Gloeophyllum có 1 loài Gloeophyllum trabeum, chi Perenniporia có
9
1 loài Perenniporia medulla-panis. Trong đó chỉ có 1 loài
Perenniporia medulla-panis xuất hiện phổ biến ở các địa điểm
nghiên cứu.
* Tại khu phố cổ Hội An - QN
Bảng 3.3. Cấu trúc thành phần bộ, họ, chi, loài nấm mục gây hại
công trình kiến trúc gỗ ở một số địa điểm tại khu phố cổ Hội An –QN
Qua kết quả bảng 3.3 và 3.4 cho thấy tại 3 địa điểm nghiên
cứu: đình Cẩm Phô, Chùa Cầu, nhà cổ Tân Ký thuộc khu phố cổ Hội
An xuất hiện 5 loài nấm thuộc 5 chi, 3 họ và 3 bộ gây hại công trình
kiến trúc gỗ, gồm có:
Bộ Hymenochaetales có 1 họ Hymenochaetaceae, 1 chi
Phylloporia có 1 loài Phylloporia ribis chiếm 20%. Đây là loài xuất
hiện phổ biến phân bố hầu hết tại 3 khu vực nghiên cứu.
Bộ Poriales có 1 họ Coriolaceae, 3 chi và 3 loài chiếm 60%.
Trong đó, chi Hirschioporus có 1 loài Hirschioporus anomalus, chi
Perenniporia có 1 loài Perenniporia medulla-panis và chi
Nigidoporus có 1 loài Nigidoporus sp.. Trong 3 loài này có 1 loài
Perenniporia medulla-panis phân bố rộng, xuất hiện ở các địa điểm
nghiên cứu. Các loài còn lại Hirschioporus anomalus và Nigidoporus
sp. thường ít xuất hiện.
Chi Loài
TT Bộ Họ
Số
lượng
Tỷ
lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ
lệ
(%)
1 Hymenochaetales Hymenochaetaceae 1 20 1 20
2 Poriales Coriolaceae 3 60 3 60
3 Stemonitales Stemonitidaceae 1 20 1 20
Tổng 03 03 5 100 5 100
10
Bộ Stemonitales có 1 họ Stemonitidaceae, 1 chi Stemonitis
và 1 loài Stemonitis axifera chiếm 20%. Loài này ít xuất hiện, chỉ
phát triển ở một số vị trí trong không gian di tích tại nhà cổ Tân Ký
và đình Cẩm Phô do bởi khả năng phá hủy gỗ của loài yếu đồng thời
sự phát tán của bào tử nấm chậm [2].
3.1.2. Thành phần nấm mốc gây hại công trình kiến trúc
ở một số lăng tẩm tại Huế và khu phố cổ Hội An – Quảng Nam
* Tại lăng tẩm ở Huế
Bảng 3.5. Thành phần nấm mốc gây hại công trình kiến
trúc gỗ ở lăng tẩm tại Huế
TT Chi nấm mốc
Chủng nấm
mốc
Địa điểm
phân bố
Tổng
số
chủng
LT1 ‡LT5 Lăng Minh
Mạng 1 Aspergillus
LT6‡LT11 Lăng Tự Đức
11
LT12 ‡LT14
LT19, LT20 Lăng Tự Đức
2 Penicillium
LT15‡LT18 Lăng Minh
Mạng
09
3 Fusarium LT21‡ LT24 Lăng Minh
Mạng
04
LT25 ‡LT28 Lăng Tự Đức
4 Curvularia LT29, LT30 Lăng Minh
Mạng
06
5 Aureobasidium LT31, LT32 Lăng Tự Đức 02
LT33 ‡LT35 Lăng Minh
6 Trichoderma Mạng
LT36‡LT39 L. Tự Đức
07
7 Tetracoscosporium LT40‡LT44 Lăng Minh
Mạng
05
LT46‡LT48 Lăng Minh
Mạng 8 Botrytis
LT45, LT49, LT50 Lăng Tự Đức
06
Qua kết quả bảng 3.5 cho thấy tại hai địa điểm nghiên cứu:
lăng Minh Mạng và lăng Tự Đức ở Huế xuất hiện 50 chủng nấm mốc
11
thuộc 8 chi gây hại vật liệu gỗ. Trong đó, có 10 chủng thuộc 4 chi
xuất hiện phổ biến và gây hại: chi Aspergillus có 3 chủng (LT1, LT7,
LT8), chi Penicillium có 3 chủng (LT12, LT15, LT18), chi
Curvularia có 2 chủng (LT27, LT29) và chi Trichoderma có 2 chủng
(LT34, LT39) xuất hiện phổ biến và gây hại ở tất cả địa điểm nghiên
cứu. Bốn chi còn lại Fusarium, Aureobasidium, Tetracoscosporium,
Botrytis ít xuất hiện và phân bố rải rác ở một số vị trí trên cơ chất gỗ
trong lăng Minh Mạng và Tự Đức
* Tại khu phố cổ Hội An – Quảng Nam
Bảng 3.6. Thành phần nấm mốc gây hại công trình kiến trúc gỗ ở
một số địa điểm tại khu phố cổ Hội An - Quảng Nam
TT Chi nấm mốc Chủng nấm mốc
Địa điểm
phân bố
Tổng
số
chủng
HA1‡ HA7 Đình Cẩm Phô
1 Aspergillus HA8‡ HA11 Chùa cầu
HA12 ‡ HA14 Nhà cổ Tân Ký
14
HA15‡HA17 Đình Cẩm Phô 2 Penicillium HA18‡ HA20 Chùa cầu
06
HA21‡HA24 Chùa cầu
3 Fusarium HA25‡HA28 Đình Cẩm Phô
HA29, HA30 Nhà cổ Tân Ký
10
4 Curvularia
HA31‡HA35,
HA38 Chùa cầu 05
5 Botrytis HA36, HA37 Đình Cẩm Phô 03
HA39‡ HA41 Chùa cầu
6 Aureobasidium HA42‡ HA47 Đình Cẩm Phô
HA48, HA49 Nhà cổ Tân Ký
11
HA50, HA51 Đình Cẩm Phô 7 Cladosporium HA52‡ HA54 Chùa cầu
05
Qua kết quả ở bảng 3.6 cho thấy tại 3 địa điểm nghiên cứu:
đình Cẩm Phô, chùa cầu và nhà cổ Tân Ký thuộc khu phố cổ Hội An
xuất hiện 54 chủng nấm mốc thuộc 7 chi, gây hại công trình kiến trúc
gỗ. Trong đó, có 03 chi xuất hiện phổ biến và gây hại đó là: chi
Aspergillus có 3 chủng (HA4, HA11, HA12), chi Fusarium có 2
12
chủng (HA22, HA28) và chi Aureobasidium có 2 chủng (HA39,
HA45) có mặt ở hầu hết các khu vực khảo sát.
3.2. ĐẶC ĐIỂM XUẤT HIỆN CỦA CÁC LOÀI NẤM MỤC
GÂY HẠI CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC Ở MỘT SỐ LĂNG
TẨM, ĐẠI NỘI TẠI HUẾ VÀ KHU PHỐ CỔ HỘI AN –
QUẢNG NAM
3.2.1. Đặc điểm xuất hiện của các loài nấm mục gây hại
công trình kiến trúc ở một số lăng tẩm, Đại Nội tại Huế và khu
phố cổ Hội An theo vị trí cơ chất gỗ
* Tại lăng tẩm, Đại Nội – Huế
Bảng 3.7. Đặc điểm xuất hiện của các loài nấm mục gây hại
gỗ ở lăng tẩm, Đại Nội tại Huế (tháng 11/2012)
Địa điểm
thu mẫu Tên loài nấm
mục
Vị trí
xuất
hiện
Độ ẩm
không
khí (%)
Nhiệt
độ
không
khí
(
0C)
Mức độ
gây hại
(%)
Trần
nhà 87,7 20,2 ++++
Tường
gỗ
86,5 20,3 +++
Perenniporia
medulla-panis
Mái
hiên
87,4 20,4 +++
Minh
Lâu
Phellinus sp.
Chân
cột
87,0 20,0 ++
Phylloporia
ribis
Trần
nhà 87,6 20,1 +++
Trần
nhà 87,6 20,1 +++++
Lăng
Minh
Mạng
Tây
Phối
Điện
Perenniporia
medulla-panis Tường
gỗ
86,4 20,4 +++
Phellinus
conchatus
Trần
nhà
Lăng 89,7 19,5 +++++
Tự
Đức
Xung
Khiêm
Tạ Phylloporia
ribis
Trần
nhà
89,7 19,5 ++++