Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu đặc điểm nông - sinh học và khả năng tạo cây tứ bội của một số dòng giống cam quýt tại Thái Nguyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------
NGUYỄN THỊ HOÈ
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG - SINH HỌC
VÀ KHẢ NĂNG TẠO CÂY TỨ BỘI CỦA MỘT SỐ
DÒNG GIỐNG CAM QUÝT TẠI THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số: 60.62.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGÔ XUÂN BÌNH
THÁI NGUYÊN - 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Hòe
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Ngô Xuân Bình là
người hướng dẫn tận tình cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo khoa Công nghệ sinh học,
khoa Nông học, khoa Sau đại học và các thầy cô giáo đã tham gia giảng dạy
chương trình cao học - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị em công nhân, sinh viên tại trang
trại xã Tức Tranh - huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên nơi tôi tiến hành
nghiên cứu đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể gia đình, bố, mẹ, anh chị em, chồng,
con trai và bạn bè đồng nghiệp đã động viên hỗ trợ tôi trong quá trình học tập
và hoàn thành luận văn này.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu trên.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2010
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Hòe
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ...........................................................................................0
1. Đặt vấn đề ..................................................................................................1
2. Mục đích của đề tài ....................................................................................3
3. Yêu cầu của đề tài ......................................................................................3
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ........................................................................4
1.2. Nguồn gốc của cam quýt, lịch sử nghề trồng cam quýt, tình hình sản
xuất và các vùng trồng cam quýt chủ yếu trên thế giới. ........................6
1.2.1. Nguồn gốc của cam quýt và lịch sử trồng cam quýt trên thế giới. .........6
1.2.2. Tình hình xản xuất và các vùng trồng cam quýt chủ yếu trên thế giới. ..........8
1.3. Tình hình sản xuất, nghiên cứu và các vùng trồng cam quýt ở Việt Nam ......15
1.3.1. Tình hình sản xuất ..............................................................................15
1.3.2. Các vùng trồng cam quýt chủ yếu ở Việt Nam ....................................22
1.3.3. Những khó khăn trong việc trồng cam quýt ở nước ta ........................27
1.3.4. Chiến lược nghiên cứu tạo giống không hạt ở cây cam quýt ...............28
1.3.5. Những kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước về cam quýt liên
quan đến đề tài ...................................................................................31
1.3.5.1. Nghiên cứu về giống ........................................................................31
1.3.5.2. Những nghiên cứu về sinh trưởng và ra hoa của cam quýt ...............40
1.3.5.3. Nghiên cứu về tính trạng và tính thích ứng của cam quýt ................42
1.3.5.4. Nghiên cứu về ảnh hưởng của quá trình thụ phấn đến năng suất,
chất lượng quả cam quýt ....................................................................44
1.3.5.5. Hiện tượng đa phôi ở cam quýt và ứng dụng ...................................45
1.4. Một số hiểu biết cơ bản về cây cam quýt ..............................................47
1.4.1. Các loài trong họ cam quýt ................................................................47
1.4.2. Yêu cầu sinh thái của cam quýt ...........................................................50
1
1.4.3. Sâu bệnh hại trên cam quýt .................................................................52
CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ..................................................................................55
2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................55
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ..........................................................55
2.3. Nội dung nghiên cứu .............................................................................55
2.4. Chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu .....................................................56
2.4.1. Nội dung 1 ..........................................................................................56
2.4.2. Nội dung 2 ..........................................................................................57
2.4.3. Nội dung 3 ..........................................................................................57
2.4.4. Nội dung Nghiên cứu tình hình sâu bệnh hại của các dòng - giống
cam quýt ............................................................................................58
2.4.5. Nội dung 5 ............................................................................................59
2.5. Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu sau khi tổng hợp được xử lý bằng
phần mềm IRISTART 4.0, Excel, trên máy vi tính. ............................60
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...........................................61
3.1. Kết quả nghiên cứu mộtsố đặc điểmhình thái của các dòng giống camquýt ...61
3.1.1. Đặc điểm thân và dạng tán ..................................................................61
3.1.2. Đặc điểm hình thái bộ lá .....................................................................63
3.1.3. Đặc điểm hình thái hoa. ......................................................................66
3.2. Kết quả nghiên cứu đặc điểmsinh trưởng lộc của các dòng giống camquýt ......67
3.2.1.Thời gian ra lộc ...................................................................................67
3.2.2. Đặc điểm sinh trưởng lộc xuân ...........................................................69
3.2.3. Đặc điểm sinh trưởng của lộc hè .........................................................71
3.2.4. Đặc điểm sinh trưởng của lộc thu .......................................................72
3.2.5. Đặc điểm sinh trưởng lộc đông ...........................................................74
3.2.6. Nhận xét rút ra từ phần 4.2 (đặc điểm sinh trưởng của các đợt lộc) ............75
2
3.3. Độ nảy mầm của hạt phấn và khả năng bảo quản hạt phấn sử dụng cho
lai tạo. ................................................................................................76
3.4. Một số sâu bệnh hại chính trên các dòng giống cam quýt nghiên cứu ..78
3.4.1. Một số đối tượng bệnh hại chính .........................................................78
3.4.2. Một số đối tượng bệnh hại chính. ........................................................79
3.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ, thời gian xử lý Colchicine đến
khả năng tạo thể tứ bội từ mầm hạt cây cam quýt. ..............................81
3.5.1. Ảnh hưởng của thời gian và nồng độ Colchicine đến khả năng nảy
mầm của hạt sau xử lý Colchicine ......................................................81
3.5.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ và thời gian xử lý
Colchicine đến khả năng tạo thể đa bội ở mầm hạt cam quýt ..............84
CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................89
4.1. Kết luận .................................................................................................89
4.2. Đề nghị ..................................................................................................90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................91
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
FAO : Food and Agricultural Organization of the Unitet National
CC : Chiều cao
CD : Chiều dài
cm : Centimet
CT : Công thức
DT : Diện tích
§C : Đối chứng
§K : Đường kính
§VT : Đơn vị tính
kg : Kilogam
KL : Khối lượng
TB : Trung bình
TG : Thời gian
STT : Số thứ tự
0
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Diện tích trồng cam quýt trên thế giới và ở các châu lục- 2008 ..... 9
Bảng 1.2: Sản lượng một số cây ăn quả chính của thế giới và các châu lục
2008 - 2009................................................................................. 10
Bảng 1.3: Sản lượng cam quýt năm 2008 - 2009 ở một số vùng trên thế giới... 11
Bảng 1.4: Diện tích, năng suất và sản lượng Bưởi, Cam ở một số nước ....... 12
Bảng 1.5: Diện tích, năng suất, sản lượng của một số cây ăn quả của nước ta. ..... 17
Bảng 1.6: Kết quả điều tra các giống cam quýt ở Việt Nam ........................ 19
Bảng 1.7: Mộtsố giống camquýt nhập nội vào Việt Namtrong 5 nămtrở lại đây... 21
Bảng 1.8a: Các loài cam quýt thực sự có ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất.......... 48
Bảng 1.8b: Tên gọi của các nhóm con lai (hybrids)............................... 48
Bảng 3.1: Đặc điểm thân cành của các giống bưởi nghiên cứu ................... 61
Bảng 3.2: Đặc điểm thân cành của các dòng giống cam nghiên cứu .......... 63
Bảng 3.3: Đặc điểm hình thái bộ lá của các giống bưởi nghiên cứu............ 64
Bảng 3.4: Đặc điểm hình thái bộ lá của các dòng giống cam....................... 65
Bảng 3.5: Đặc điểm hoa của các dòng giống cam quýt nghiên cứu ............. 66
Bảng 3.6: Thời gian ra lộc của các dòng giống cam quýt............................. 68
Bảng 3.7: Đặc điểm sinh trưởng của lộc xuân ............................................. 70
Bảng 3.8: Đặc điểm sinh trưởng của lộc xuân ............................................. 70
Bảng 3.9: Đặc điểm sinh trưởng của lộc hè ................................................. 71
Bảng 3.10: Đặc điểm sinh trưởng của lộc hè ............................................... 72
Bảng 3.11: Đặc điểm sinh trưởng của đợt lộc thu........................................ 73
Bảng 3.12: Đặc điểm sinh trưởng của đợt lộc thu........................................ 73
Bảng 3.13: Đặc điểm sinh trưởng của lộc đông ........................................... 74
Bảng 3.14: Đặc điểm sinh trưởng của đợt lộc đông ..................................... 75
Bảng 3.15: Kết quả độ nảy mầm của hạt phấn qua thời gian bảo quản ........ 76
1
Bảng 3.16: Mộtsố loạisâu hại chính trên các dòng giống camquýt nghiên cứu .....78
Bảng 3.17: Một số loại bệnh hại chính trên các dòng bưởi ...........................79
Bảng 3.18: Ảnh hưởng của thời gian và nồng độ Colchicine đến khả năng
nảy mầm của hạt sau xử lý ở dòng bưởi TN4 ..............................81
Bảng 3.19: Ảnh hưởng của thời gian và nồng độ Colchicine đến khả năng
nảy mầm của hạt sau xử lý ở dòng bưởi TN9. .............................83
Bảng 3.20: Ảnh hưởng của thời gian và nồng độ Colchicine đến khả năng
đa bội của cây sau xử lý ở dòng bưởi TN4. .................................85
Bảng 3.21: Ảnh hưởng của thời gian và nồng độ Colchicine đến khả năng
đa bội của cây sau xử lý ở dòng bưởi TN9 ..................................87
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Cây ăn quả chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống của mỗi con người
cũng như trong nền kinh tế quốc dân của mỗi nước. Việt Nam, trải qua hàng
ngàn năm lịch sử, nghề trồng cây ăn quả đã trở thành một bộ phận quan trọng
không thể thiếu đối với nền nông nghiệp của cả nước nói chung và của mỗi
vùng miền nói riêng. Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa ẩm đã tạo
nên sự đa dạng về sinh thái, rất thuận lợi cho việc phát triển nghề trồng cây ăn
quả. Trong những năm qua nghề trồng cây ăn quả ở nước ta đã có vai trò quan
trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, cũng như trong quá trình chuyển dịch cơ
cấu cây trồng và góp phần vào việc xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm
cho hàng vạn người lao động từ nông thôn đến thành thị.
Các loài cây cam quýt (cam, chanh, bưởi...) là những loài cây có giá trị dinh
dưỡng và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nhiều loài cam quýt đang được trồng
trên thế giới cho quả với các vị đặc trưng như: chua, vị ngọt và chua nhẹ, ngọt
và rất ngọt đáp ứng được nhu cầu thị hiếu rất khác nhau của người tiêu dùng ở
mọi độ tuổi, sản phẩm quả dùng làm thức ăn bồi bổ sức khoẻ, cho ăn kiêng,
làm vị thuốc chữa bệnh, nước giải khát, làm mứt,... Tuỳ từng loại, quả cam
quýt có các thành phần dinh dưỡng khác nhau, hàm lượng đường tổng số vào
khoảng 6 đến hơn 10% (trừ các loại quả chua như chanh...), đạm từ 0,6 - 0,9%,
chất béo khoảng 0,1 - 0,2%, vitamin C khoảng 50- 100 mg / 100g quả tươi,
axit hữu cơ 0,4 - 0,6% [26]. Ngoài ra cam quýt còn có nhiều loại vitamin khác
như B1, E... nhiều loại khoáng như Ca, Fe, Zn... và khoảng 15 loại axit amin
tự do khác nhau.
Hiện nay, với sự phát triển của kinh tế đất nước, nhu cầu tiêu dùng về
sản phẩm quả nói chung, về quả cam quýt trong đó có bưởi ngày càng cao,
2
giá một quả bưởi đặc sản như bưởi Da Xanh có thể lên tới 50 ngàn đồng/quả,
bưởi Năm Roi có thể đạt đến 10 ngàn đến 20 ngàn đồng/quả. Ở Việt Nam, đã hình
thành nhiều vùng chuyên canh sản xuất bưởi như vùng bưởi Diễn (Hà Nội), bưởi
Phúc Trạch (Hà Tĩnh), bưởi Đoan Hùng (Phú Thọ),…
Tuy nhiên, sản phẩm cam quýt nói chung, bưởi nói riêng còn ít và chưa
đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng về số lượng và chất lượng. Hầu hết các
giống cây ăn quả có múi ở nước ta là các giống nhiều hạt, tiêu chuẩn chất
lượng thấp. Tính trạng có hạt làm giảm giá trị thương mại của công nghiệp quả
có múi. Do vậy tạo giống cam quýt không hạt là mục tiêu quan trọng của công
tác giống. Một chiến lược tạo giống không hạt quan trọng là tạo ra và tuyển
chọn các giống tam bội thể từ các phép lai giữa các giống tứ bội thể với các
giống nhị bội. Nhưng tạo giống tam bội không hạt có chất lượng cao gặp nhiều
khó khăn do thiếu nguồn gen tứ bội thể làm vật liệu lai tạo.
Thái Nguyên là một tỉnh thuộc vùng trung du miền núi phía Bắc, được
coi là tỉnh rất có tiềm năng để phát triển nhiều loại cây ăn quả. Điều kiện khí
hậu khá phù hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của nhiều loại cây ăn quả có
nguồn gốc nhiệt đới và á nhiệt đới nói chung và cam, quýt nói riêng.Việc trồng
thử nghiệm và phát triển cây bưởi và cây cam ở vùng sinh thái Thái Nguyên
góp phần giải quyết nhu cầu về sản phẩm quả cam quýt. Thời gian gần đây,
nhiều dòng giống cam quýt mới được tạo ra và được trồng thử nghiệm nhằm
đánh giá khả năng sinh trưởng và năng suất. Trang trại huyện Phú LươngThái Nguyên đã thu thập và lưu trữ một tập đoàn phong phú các giống bưởi
nổi tiếng trong nước và nhập nội như: Phúc Trạch, Năm Roi, Diễn, Da Xanh,
Đoan Hùng, ST, dòng giống mới như: cam TN1, Cam V2. Nhưng hầu hết các
giống này chưa được nghiên cứu, đánh giá kỹ ở điều kiện sinh thái của tỉnh
Thái Nguyên.Việc nghiên cứu, đánh giá về một số đặc điểm nông sinh học
của tập đoàn dòng giống bưởi nói trên, cùng với việc nghiên cứu tạo nguồn
3
vật liệu lai tạo để chọn tạo giống cho quả không hạt ở cây cam quýt là hết sức
cần thiết.
Xuất phát từ những cơ sở và nhu cầu thực tế hiện nay chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu đặc điểm nông - sinh học và khả năng
tạo cây tứ bội của một số dòng giống cam quýt tại Thái Nguyên".
2. Mục đích của đề tài
- Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số dòng cam quýt và
một số giống bưởi đặc sản Việt Nam như: Năm Roi, Diễn, Phúc Trạch, Da
Xanh, Đoan Hùng và giống bưởi nhập nội ST ở điều kiện sinh thái vùng
Thái Nguyên.
- Nghiên cứu khả năng tạo cây tứ bội ở cam, quýt tạo nguồn vật liệu
cho chọn tạo giống cam quýt không hạt, phục vụ mục tiêu quan trọng của công
tác giống hiện nay.
3. Yêu cầu của đề tài
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái của các dòng - giống cam quýt.
- Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của các dòng - giống cam quýt.
- Nghiên cứu về độ nảy mầm của hạt phấn và khả năng bảo quản hạt
phấn sử dụng cho lai tạo của các dòng giống cam quýt.
- Nghiên cứu tình hình sâu bệnh hại của các dòng - giống cam quýt.
-Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ, thời gian xử lý Colchicine đến
khả năng tạo thể tứ bội từ mầm hạt cây cam quýt.
4
CHƢƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Cam quýt được xếp vào loại cây ăn quả lâu năm, quá trình sinh trưởng,
ra hoa kết quả chịu ảnh hưởng nhiều của các yếu tố nội tại (di truyền) và các
yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ, ánh sáng, đất đai,… biểu hiện qua sinh
trưởng, ra hoa, kết quả, năng suất và phẩm chất quả.
Do có tính thích ứng rộng với điều kiện sinh thái, mà qua quá trình di
thực (bằng con đường nhân giống vô tính) nhiều giống vẫn duy trì được một
số đặc điểm tốt của cây mẹ nơi nguyên sản. Ngoài ra còn có thể thể hiện một
số đặc điểm tốt hơn.
Do các giống địa phương ngày càng bị thoái hóa, giảm sút nghiêm trọng
về năng suất và chất lượng quả. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hậu quả trên,
song tập chung chủ yếu do một số nguyên nhân chính sau đây: sâu bệnh
nhiều, lũ lụt ở vùng đồng bằng, xói mòn rửa trôi ở vùng đất dốc, ngoài ra:
việc tuyển chọn những bộ giống chưa được quan tâm, việc áp dụng kỹ thuật
còn rất ít do hạn chế về trình độ.
Theo phương pháp nghiên cứu sinh học cây cam quýt của Đại học tổng
hợp Kyushu Nhật Bản kết hợp với qui phạm khảo nghiệm giống cam quýt của
Bộ NN và PTNT (10TCN-2007) để theo dõi, đánh giá các giống một cách có
hệ thống và đảm bảo tính khoa học cao.
Nước ta nằm ở trung tâm phát sinh và vùng phân bố của nhiều giống cây
cam quýt với những điều kiện thời tiết khí hậu thích hợp với phát triển cây ăn
quả ở quy mô lớn. Tiêu thụ quả cam quýt bình quân đầu người ở nước ta còn
rất thấp, do vậy thị trường và diện tích trồng cây cam quýt còn phải gia tăng
mạnh. Sản xuất quả cam quýt vẫn đang tiếp tục tăng do thu nhập của người
5
dân tăng nhanh. Ngoài ra, người tiêu dùng còn có xu hướng tăng sử dụng quả
cam quýt do giá trị dinh dưỡng cao và tiện lợi. Quả cam quýt xếp thứ nhất
trong số các loại cây ăn quả về giá trị thương mại quốc tế. Trong 20 năm cuối
thế kỷ 20, thị trường quả cam quýt tăng nhanh. Ở Việt Nam, cây cam quýt có
tầm quan trọng và ý nghĩa kinh tế. Diện tích trồng cây cam quýt tăng nhanh.
Việc nghiên cứu tạo giống không hạt ở cây cam quýt vẫn là động lực thúc đẩy
các nhà khoa học nghiên cứu và tạo ra nhiều giống chất lượng cao và có tiềm
năng xuất khẩu.Tuy nhiên hầu hết các giống cây ăn cam quýt ở nước ta là các
giống nhiều hạt, Nhiều giống cây cam quýt thương mại quan trọng dùng ăn
quả tươi là giống có hạt, nhất là các giống lai như Tangerine, Tanger và
Tangelos. Tính trạng có hạt làm giảm giá trị thương mại của công nghiệp quả
cam quýt. Hầu hết cây cam quýt ở nước ta là các giống có hạt, tiêu chuẩn chất
lượng thấp. Các giống được trồng phổ biến ở nước ta như cam Xã Đoài, Sông
Con, Vân Du, cam Sành, bưởi Phúc Trạch.... là các giống nhiều hạt. Một số
giống đặc sản chất lượng cao, có tiềm năng xuất khẩu như bưởi Năm Roi,
bưởi Đoan Hùng nhưng bản chất của tính trạng không hạt của giống này chưa
được nghiên cứu... Do vậy nghiên cứu tạo giống cam quýt không hạt và đặc
điểm di truyền tính trạng không hạt ở cây cam quýt là mục tiêu quan trọng
của công tác giống [1]. Một trong các chiến lược tạo giống tam bội thể quan
trọng nhất là lai giữa giống nhị bội (2n) với các dòng tứ bội thể (4n). Tuy vậy,
chiến lược này có hạn chế cơ bản là sự thiếu hụt nguồn gen tứ bội dùng trong
lai tạo. Một phương pháp tạo dòng tứ bội thể ở cây cam quýt ưu việt, dễ làm
và hiệu quả nhanh trong quá trình tạo giống là phương pháp tạo các dòng tứ
bội thể bằng xử lý Colchicine mắt ghép trên cành của cây đã ra hoa (in vitro),
phương pháp này tạo ra dòng tứ bội có khả năng ra hoa rất sớm, rút ngắn
được thời gian tạo giống tam bội. Ngoài ra còn các phương pháp khác
như:Tạo các dòng tứ bội thể bằng xử lý Colchicine hạt, tạo dòng tứ bội thể