Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu đặc điểm lâm sinh một số mô hình làm giàu rừng tại trạm thực hành thực nghiệm trường Cao đẳng Nông lâm Đông Bắc
PREMIUM
Số trang
110
Kích thước
6.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1964

Nghiên cứu đặc điểm lâm sinh một số mô hình làm giàu rừng tại trạm thực hành thực nghiệm trường Cao đẳng Nông lâm Đông Bắc

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN NGỌC LONG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SINH

MỘT SỐ MÔ HÌNH LÀM GIÀU RỪNG TẠI TRẠM THỰC

HÀNH THỰC NGHIỆM TRƢỜNG CAO ĐẲNG NÔNG LÂM

ĐÔNG BẮC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2012

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN NGỌC LONG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SINH

MỘT SỐ MÔ HÌNH LÀM GIÀU RỪNG TẠI TRẠM THỰC

HÀNH THỰC NGHIỆM TRƢỜNG CAO ĐẲNG NÔNG LÂM

ĐÔNG BẮC

Chuyên ngành: LÂM HỌC

Mã số: 60.62.0201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐẶNG KIM VUI

THÁI NGUYÊN - 2012

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai

công bố trong bất cứ công trình nào khác.

Tác giả

Nguyễn Ngọc Long

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Đặng Kim Vui người

thầy đã tận tình chu đáo và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu

và hoàn thành luận văn.

Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa sau Đại học, Khoa Lâm

Nghiệp Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận

lợi cho em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.

Cùng với sự biết ơn sâu sắc em xin chân thành cảm ơn Ban Giám

hiệu, Trạm thực hành thực nghiệm, Khoa Khoa học cơ bản Trường Cao

Đẳng Nông Lâm Đông Bắc - Phường Minh Thành Thị xã Quảng Yên và

bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ và động viên em trong quá trình học tập

và nghiên cứu của mình.

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2012

Tác giả

Nguyễn Ngọc long

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

MỘT SỐ KÍ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Do

Hvn

N/ha

D1.3

Hdc

Dt

ÔTC

ÔDB

CTTT

TT

STT

KTLS

TTHTN

Đường kính gốc (cm)

Chiều cao vút ngọn (m)

Số lượng cây/1ha

Đường kính thân cây ở vị trí 1,3m

(cm)

Chiều cao dưới cành (m)

Đường kính tán cây (m)

Ô tiêu chuẩn

Ô dạng bản

Công thức tổ thành

Thứ tự

Số thứ tự

Kỹ thuật lâm sinh

Trạm thực hành thực nghiệm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

MỤC LỤC

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦU……………………………………………

Chƣơng I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU………………

1.1. Trên thế giới………………………………………………………

1.2. Những nghiên cứu trong nước……………………………………

Chƣơng II. MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………………………..

2.1. Mục tiêu nghiên cứu………………………………………………

2.1.1. Mục tiêu chung………………………………………………….

2.1.2. Mục tiêu cụ thể………………………………………………….

2.2. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………….

2.3. Nội dung nghiên cứu……………………………………………..

2.3.1. Phân tích, đánh giá kết quả các hoạt động phục hồi rừng tự

nhiên nghèo kiệt khu rừng thực hành thực nghiệm trường Cao đẳng

Nông Lâm Đông Bắc………………………………………………….

2.3.2. Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sinh rừng làm giàu, khu thực

hành thực nghiệm của trường Cao Đẳng Nông Lâm Đông Bắc………

2.3.3. Những ý kiến đánh giá chung…………………………………..

2.4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………

2.4.1. Quan điểm và phương pháp luận……………………………….

2.4.2. Phương pháp cụ thể…………………………………………….

Chƣơng III. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ - XÃ HỘI KHU

VỰC NGHIÊN CỨU…………………………………………………

3.1. Điều kiện tự nhiên………………………………………………..

3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội………………………………………..

Chƣơng IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN……

Trang

01

02

10

11

11

11

11

11

12

12

12

12

12

12

17

18

18

21

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4.1. Các hoạt động phục hồi rừng tự nhiên nghèo kiệt……………….

4.1.1. Những nét chính về làm giàu rừng khu thực hành thực nghiệm

trường Cao Đẳng Nông Lâm Đông Bắc……………………………….

4.1.2. Đánh giá thực trạng các mô hình làm giàu rừng năm 2012 khu

thực hành thực nghiệm trường Cao Đẳng Nông Lâm Đông Bắc……...

4.1.2.1. Mô hình làm giàu theo rạch…………………………………..

4.1.2.2. Mô hình làm giàu theo đám…………………………………..

4.2. Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sinh rừng làm giàu, khu thực

hành thực nghiệm của trường Cao Đẳng Nông Lâm Đông Bắc………

4.2.1. Quy luật tương quan D - H rừng tự nhiên làm giàu khu thực

hành thực nghiệm trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc……………

4.2.2. Quy luật phân bố cây theo cỡ kính…………………………….

4.2.3. Cấu trúc tổ thành tầng cây cao rừng làm giàu………………….

4.2.4. Cấu trúc tổ thành tầng tái sinh ở rừng làm giàu………………..

4.2.4.1. Mật độ tái sinh………………………………………………..

4.2.4.2. Chất lượng tái sinh……………………………………………

4.2.4.3. Quy luật phân bố tái sinh theo cấp chiều cao…………………

4.2.4.4. Đánh giá triển vọng tái sinh………………………………….

4.2.4.5. Công thức tổ thành và chỉ số ưu thế tầng tái sinh……………

4.2.4.6. Tính đa dạng loài……………………………………………..

4.2.4.7. Phân bố cây tái sinh trên mặt đất…………………………….

4.2.5. Các chỉ tiêu thuyết minh đặc điểm lâm sinh rừng làm giàu bằng

các loài cây bản địa khu thực hành thực nghiệm trường Cao đẳng

Nông Lâm đông Bắc. …………………………………………………

4.3. Những ý kiến đánh giá chung…………………………………….

Chƣơng V. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ…………….

5.1. Kết luận……………………………………………………………

21

22

24

32

49

49

52

55

58

58

59

60

63

63

64

65

67

68

70

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

5.2. Tồn tại……………………………………………………………..

5.3. Kiến nghị………………………………………………………….

TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………

Phụ bảng 01 – phụ bảng 19……………………………………………

72

76

77

80 - 101

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

LỜI NÓI ĐẦU

Với sự hiểu biết của mình, tôi nhận thấy rằng trong nhiều năm vừa qua

ngành Lâm nghiệp Việt Nam đã có những chiến lược cụ thể nhằm bảo vệ và

phát triển tài nguyên rừng. Bằng nhiều nỗ lực của toàn ngành và sự giúp đỡ

của các tổ chức Quốc tế, Nhà nước đã quan tâm đầu tư khá lớn tiền của để

trồng rừng, phục hồi rừng tự nhiên và quản lý bảo vệ tài nguyên rừng thông

qua các Chương trình mục tiêu quốc gia như Chương trình 327, Dự án Trồng

mới 5 triệu ha rừng và nhiều Chương trình, Dự án khác trên phạm vi cả nước.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng để nâng cao độ che phủ của rừng, diện tích

trồng rừng được mở rộng, song chất lượng và năng suất của rừng vẫn chưa

được cải thiện nhiều để đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước trong công

cuộc Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa đất nước cũng như phát triển nông

thôn mới.

Về mặt lý luận và thực tế, ai cũng biết rằng rừng tự nhiên đóng vai trò

hết sức quan trọng. Tuy vậy trong một thời gian khá dài tốc độ khai thác lợi

dụng rừng quá mạnh cộng với nạn phá rừng và sử dụng rừng sai mục đích đã

làm cho rừng tự nhiên giảm sút nghiêm trọng cả về số lượng và chất lượng.

Vì vậy, hiện nay toàn ngành nói chung đã và đang quan tâm nhiều đến

việc nghiên cứu và chọn lựa nhóm cây bản địa ưu thế để trồng rừng và làm

giàu rừng tự nhiên.

Từ những hiểu biết và suy nghĩ như vậy, bản thân chọn đề tài:

“ Nghiên cứu đặc điểm lâm sinh một số mô hình làm giàu rừng tại

Trạm thực hành thực nghiệm trường Cao Đẳng Nông Lâm Đông Bắc”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng I

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Trên thế giới:

Nghiên cứu phục hồi rừng tự nhiên bằng giải pháp làm giàu rừng đã

được nhiều tác giả trên thế giới quan tâm từ rất sớm. Từ những năm 1932 tại

Cốt-đi voa, theo đề xuất của giáo sư Aubreville, người ta đã thí nghiệm làm

giàu rừng trên quy mô 13.000ha bằng cách trồng cây theo rạch. Ngay thời

gian này, các nhà khoa học đã nhận thức rằng mở rạch trồng cây phải tạo ra

điều kiện tốt nhất để cây trồng trên rạch nhận được ánh sáng trực tiếp từ mặt

trời, phần còn lại được che chở trong hoàn cảnh ẩm mát của rừng. Không nên

phá bỏ toàn bộ rừng để xây dựng mới hoàn toàn vì việc làm này tốn kém, chỉ

cần tuyển chọn vài trăm cây trồng bổ sung sẽ tạo ra một trữ lượng gỗ tập

trung theo mục đích kinh tế.

Ở Đông Dương, theo tác giả P.Maurand, vào những năm 1920 người ta

đã thực hiện giải pháp làm giàu rừng bằng việc trồng dặm hoặc gieo hạt thẳng

các loài cây giá trị kinh tế. Song kết quả không theo mong muốn vì tỷ lệ cây

sống thấp lại phải cạnh tranh với dây leo cây bụi. (tài liệu tham khảo của

Nguyễn sơn Tùng về làm giàu rừng trên tạp chí lâm nghiệp số 7 năm 1987)

H.C.Dawkins một chuyên gia lâm nghiệp nhiệt đới đã tổng kết phương

pháp và xây dựng một bảng tiêu chuẩn kỹ thuật làm giàu rừng. Bảng tiêu

chuẩn kỹ thuật này đã được FAO chấp nhận và ấn hành trên nhiều sách kỹ

thuật lâm nghiệp nhiệt đới.

Nghiên cứu về đối tượng làm giàu rừng, tác giả J.Wyatt-Smit (1995) cho

rằng làm giàu rừng là trồng bổ sung những loài cây có giá trị kinh tế vào

những nơi thiếu hụt những cây có giá trị kinh tế ở rừng sau khai thác đã phục

hồi lớp cây che phủ thứ sinh.

Appanah, S. và Weiland, G (1993) trong cuốn sách “Planting quality

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

timber trees in Peninsular Malaysia-a review” đã tổng quan những kinh

nghiêm trồng rừng gỗ lớn ở bán đảo Malaysia, tiến trình lịch sử và cuộc tranh

luận lớn về quản lý rừng tự nhiên và rừng trồng, bao gồm cả những sai lầm về

cơn sốt cây nhập nội mọc nhanh; các tác giả đã thảo luận về các nguyên tắc sử

dụng các loài cây tiềm năng cho trồng rừng; trong cuốn sách này, hơn 40 loài

cây đã được hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng lấy gỗ. Mayhew, J.E. và Newton,

AQ.C. (1998) trong cuốn sách “The silviculture of Mahogany” đã trình bày

các tiến bộ KTLS trong kinh doanh cây gỗ thương mại nỗi tiếng được gọi là

Mahogany (Swietenia macrophylla). Những khó khăn trong việc trồng rừng

gỗ lớn mọc nhanh, đặc biệt đối với cây bản địa đã được các tác giả nêu lên từ

rất sớm. Trong đó những khó khăn chủ yếu thường là: việc lựa chọn loài cây

thích hợp cho vùng lập địa, vấn đề cung cấp và bảo quản hạt giống, vấn đề

cây con đem trồng (đa số cây trồng nhiệt đới không sống được bằng stump

(trong khi đó một trong những nguyên nhân thành công của việc trồng Teak

chính là khả năng trồng stump của loài này); KTLS đặc biệt là kỹ thuật tạo

môi trường và điều khiển ánh sáng.

Năng suất sinh khối của rừng phụ thuộc vào mật độ lâm phần, tức là số

cây cá thể sinh trưởng trên một đơn vị diện tích. Mật độ tối ưu là sô cây trên

đơn vị diện tích sản xuất được lượng sinh khối cao nhất, chính là khi mà mỗi

cây cá thể có một không gian sinh trưởng hợp lý nhất để khai thác tối đa các

điều kiện lập địa (ánh sáng, dinh dưỡng, nước,...). Nếu mật độ quá cao, một số

cây cá thể sẽ thiếu không gian sinh trưởng, chúng phải cạnh tranh với các cây

xung quanh và làm giảm sinh trưởng dẫn đến năng suất sinh khối của lâm

phần cũng giảm theo. Ngược lại, nếu mật độ quá thấp, các cây cá thể sinh

trưởng cao nhưng do số lượng cây trong lâm phần thấp nên năng suất sinh

khối trên đơn vị diện tích giảm. Do đó, xác định mật độ tối ưu cho rừng trồng

là nhiệm vụ quan trọng của người trồng rừng. Nhiều tác giả đã xác định mật

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!