Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và Cận lâm sàng của bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống điều trị tại khoa Da liễu Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Phạm Công Chính Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 15 - 20
15
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG
CỦA BỆNH NHÂN LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA DA LIỄU
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
Phạm Công Chính
Trường Đại học Y- Dược - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Mục tiêu: tìm hiểu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống.
Đối tượng: 35 bệnh nhân bị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống được điều trị tại khoa Da liễu Bênh viện Đa
khoa Trung ương Thái Nguyên.
Phương pháp: mô tả cắt ngang.
Kết quả: bệnh gặp chủ yếu ở nữ (91,42%), tập trung chủ yếu ở độ tuổi 26 - 45 (77,14%). Biểu
hiện lâm sàng tổn thương ban đỏ hình cánh bướm (94,28%), rụng tóc (85,00%), đau khớp (91,42%),
sốt (82,85%); tổn thương niêm mạc: 25,71%, mệt mỏi kéo dài: 94,28%. Bệnh nhân viêm cầu thận
57,14%, thận hư 5,71%, viêm gan 17,15%. Số bệnh nhân có hồng cầu giảm: 31,42%; Hgb giảm:
48,58%, bạch cầu giảm 34,30% và tiểu cầu giảm: 17,15%.
Từ khoá: Lupus ban đỏ hệ thống, lâm sàng, cận lâm sàng, điều trị, da liễu
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống (SLE: Systemic
Lupus Erythematosus) là bệnh viêm da mạn
tính đứng đầu trong nhóm các bệnh chất tạo
keo. Đây là bệnh tự miễn dịch nghiêm trọng,
xảy ra do rối loạn hệ thống miễn dịch dẫn đến
tình trạng hệ miễn dịch mất đi khả năng phân
biệt giữa những dị vật xâm nhập từ bên ngoài
với nhưng tế bào và mô của cơ thể. Hệ thống
miễn dịch trực tiếp tạo ra kháng thể tấn công
tế bào, mô của cơ thể gây viêm và hủy hoại
mô gây nguy hiểm cho bệnh nhân [5], [10].
Tỷ lệ bệnh Lupus ban đỏ hệ thống khác nhau
giũa các nước, dân tộc, giới tính. Tại Mỹ và
các nước Bắc Âu, tỷ lệ bệnh khoảng 0,04 -
0,05%. Những người châu Phi vùng Caribe tỷ
lệ bệnh này lên tới gần 0,16%. Hàng năm,
bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới khoảng
7,6/100.000 phụ nữ. Tần xuất nữ/nam khoảng
từ 8/1 đến 13/1. Bệnh xuất hiện nhiều nhất ở
phụ nữ đã có con, khi có thai, sinh đẻ, tiền
mãn kinh thì bệnh tiến triển nặng hơn. Lứa
tuổi mắc bệnh thường là 15-50 tuổi [6]
Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống không chỉ gây
tổn thương ngoài da mà không ít các trường
*
hợp bệnh nhân có tổn thương phủ tạng kèm
theo như: gan, thận, tim, phổi, khớp , thần
kinh...bệnh có biểu hiện lâm sàng càng nhiều
thì chẩn đoán càng dễ nhưng tiên lượng càng
nặng. Ngược lại khi bệnh có triệu chứng đơn
điệu hay giả triệu chứng, chẩn đoán nghi ngờ
và có thể nhầm lẫn với một số bệnh lý
khác. Quá trình tiến triển của bệnh khó đoán
trước, có giai đoạn bùng phát xen lẫn giai
đoạn phục hồi, ổn định hoặc có khi tổn
thương phủ tạng không tương xứng với tổn
thương ngoài da.
Chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm mục tiêu:
“ Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng và cận lâm
sàng của bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống
điều trị tại khoa Da Liễu Bệnh viện Đa khoa
Trung ương Thái Nguyên.”
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: gồm 35 bệnh nhân bị
bệnh Lupus ban đỏ hệ thống được điều trị tại
khoa Da liễu Bênh viện Đa khoa Trung ương
Thái Nguyên.
- Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân: Dựa vào
tiêu chuẩn chẩn đoán Lupus ban đỏ của Hội
khớp học Hoa Kỳ năm 1997 [1]
1. Ban đỏ hình cánh bướm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn