Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

nghiên cứu đặc điểm lâm sàng  hình ảnh tổn thương trên phim CT scan trong chẩn đoán  điều trị bệnh
MIỄN PHÍ
Số trang
44
Kích thước
256.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1243

nghiên cứu đặc điểm lâm sàng hình ảnh tổn thương trên phim CT scan trong chẩn đoán điều trị bệnh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẶT VẤN ĐỀ

Viêm xoang là một quá trình viêm nhiễm liên quan đến niêm mạc của

một hoặc nhiều xoang [38]. Viêm xoang là một bệnh rất phổ biến trong

chuyên khoa Tai Mũi Họng ở Việt Nam và trên thế giới.

Theo thống kê của Viện Tai Mũi Họng Trung Ương thì tỷ lệ viêm xoang

ở người Việt Nam là 2-5% [1], [2], rất phổ biến trong nhân dân mà lứa tuổi

thường gặp nhất là khoảng 20 - 40 tuổi [34]. Theo báo cáo tại Hội Nghị

chuyên gia tổ chức tại Strasbourg (Pháp) năm 1999 cho biết, mỗi năm có ít

nhất 1 trong 7 người bị một đợt viêm mũi xoang do vi khuẩn như là nhiễm

trùng tự phát hoặc thứ phát sau đợt cảm lạnh [9].

Do cấu tạo phức tạp của các xoang trong khối xương mặt, do các xoang

chỉ được dẫn lưu qua các khe và ống rất hẹp vào hốc mũi, vì vậy viêm xoang

cấp kéo dài hoặc tái đi tái lại nhiều lần thì khả năng tiến triển thành mạn tính

rất cao.

Ngoài ra, mũi xoang còn tiếp giáp với nhiều dây thần kinh và mạch máu

nên viêm mũi xoang có thể gây nên nhiều biến chứng ở mắt, tai, họng, thanh

khí phế quản, viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu, suy nhược cơ thể… [2].

Viêm mũi xoang còn chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới, yếu tố tại

chỗ (vẹo vách ngăn, polype, cuốn mũi quá phát…), của những yếu tố gây dị

ứng khác nhau (bụi nhà, nấm mốc, hơi nhiệt, hơi ẩm, lông thú, hóa chất…)

[38]. Điều này lý giải tại sao viêm mũi xoang lại rất đa dạng về mặt bệnh lý.

Bệnh ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt của nhân dân,

ảnh hưởng đến hiệu quả và năng suất lao động của cá nhân người bệnh và của

toàn xã hội.

Ở Huế, khí hậu luôn luôn thay đổi, nắng mưa thất thường nên bệnh lý

viêm xoang rất hay gặp [8]. Bệnh nhân đến khám với các triệu chứng của

1

viêm mũi xoang chiếm tỷ lệ cao trong số bệnh nhân đến khám và điều trị tại

Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế cũng như Bệnh Viện Trung Ương

Huế.

Để chẩn đoán viêm xoang, ngoài việc khám lâm sàng, phim CT scan

mũi xoang tỏ ra có hiệu quả mà trong điều kiện hiện nay nhiều bệnh nhân đã

được chỉ định chụp khá rộng rãi. Bên cạnh đó, với sự phát triển của khoa học

kỹ thuật, phẫu thuật nội soi chức năng xoang (FESS: Functional Endoscopic

Sinus Surgery) ra đời đã mở ra một hướng điều trị mới cho bệnh lý viêm mũi

xoang đặc biệt là viêm mũi xoang mạn tính [15], [38], [40]. CT scan đã trở

thành chỉ định bắt buộc, không thể thiếu được đối với phẫu thuật nội soi chức

năng xoang do nó cho phép cải thiện tầm nhìn tốt về giải phẫu mũi xoang, cho

phép đánh giá chính xác bệnh lý mũi xoang [30], [40].

Tìm hiểu các đặc điểm lâm sàng của các thể viêm xoang và hình ảnh tổn

thương trên phim CT scan nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị

viêm xoang luôn là một việc làm cần thiết. Do đó, chúng tôi tiến hành đề tài:

“Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng & hình ảnh tổn thương trên phim CT

scan trong chẩn đoán & điều trị bệnh viêm xoang ”

Mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi bao gồm:

1. Nghiên cứu các đặc điểm lâm sàng và hình ảnh tổn thương trên

phim CT scan trong chẩn đoán bệnh viêm xoang.

2. Nghiên cứu các đặc điểm lâm sàng và hình ảnh tổn thương trên

phim CT scan trong chỉ định phương pháp điều trị viêm xoang.

2

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VIÊM

MŨI XOANG

Vấn đề chẩn đoán và các phương pháp điều trị viêm mũi xoang đã được

nghiên cứu từ thế kỷ XVII, XVIII. Tuy nhiên những hiểu biết về bệnh lý

cũng như phương pháp điều trị còn nhiều hạn chế.

Năm 1886 Karl Kronstantin Heinrich Ziem đã chỉ rõ nguồn gốc của

viêm xoang là từ mũi. Ngày nay, nhiều nghiên cứu mới cho thấy gọi viêm

mũi xoang chính xác hơn viêm xoang vì niêm mạc mũi và niêm mạc xoang

liên tục với nhau, cùng chịu ảnh hưởng của tác nhân gây bệnh, trên thực tế

hiếm trường hợp viêm xoang mà không có viêm mũi [38].

Theo Boies L.R. (1964) đã nhận xét tỷ lệ viêm xoang gặp nhiều nhất ở

xoang sàng, tiếp theo là xoang hàm, xoang bướm và xoang trán ít gặp hơn.

Võ Tấn (1989) đã khẳng định rằng với các viêm xoang cấp tính nên điều

trị bằng nội khoa là chính, trong khi đó với viêm xoang mạn tính điều trị bằng

thuốc đóng vai trò thứ yếu [33].

Theo Nguyễn Duy Xuyên (2006), khi lựa chọn kháng sinh trong điều trị

viêm mũi xoang, thầy thuốc nên xem xét mức độ nặng nhẹ, tốc độ tiến triển

của bệnh và kháng sinh đã dùng [39]. Tuy nhiên, xu hướng hiện thời trong

điều trị viêm mũi xoang là điều trị bằng thuốc, bằng phẫu thuật và điều trị dị

ứng. Ba phương pháp này thường được bổ sung và phối hợp với nhau [38].

Năm 1898, với sự phát minh ra tia X thì việc chẩn đoán bệnh lý viêm

mũi xoang có thêm một bước tiến bộ quan trọng. Năm 1903-1906, Killian,

Coakley và E. Caldwell đã chụp X quang để chẩn đoán bệnh viêm mũi xoang.

3

Ngày nay, nhiều thành tựu mới trong lĩnh vực chẩn đoán và điều trị viêm

mũi xoang đã được áp dụng như: nội soi chẩn đoán mũi xoang, CT scan

xoang, phẫu thuật nội soi chức năng mũi xoang (FESS - Functional

Endoscopic Sinus Surgery)…càng ngày càng đem lại hiệu quả cao trong chẩn

đoán và điều trị bệnh lý viêm mũi xoang [27], [15], [38].

1.2. SƠ LƯỢC VỀ GIẢI PHẪU MŨI XOANG

1.2.1. Giải phẫu về mũi

Mũi là phần đầu của đường hô hấp, ở trung tâm của mặt gồm tháp mũi

và hố mũi [1], [2], [33].

1.2.1.1. Tháp mũi: gồm có phần cứng và phần mềm [29]

+ Phần cứng gồm có xương (hai xương chính mũi hình chữ nhật, nằm

ở hai bên rễ mũi và hình thành vòm hố mũi) và sụn (sụn tam giác, sụn cánh

mũi, sụn tứ giác của vách ngăn giúp cho mũi không bị bẹp xuống).

+ Phần mềm gồm có da, tổ chức liên kết và một số cơ nhỏ là các cơ

bám da có tác dụng nở hoặc co cửa mũi.

1.2.1.2. Hố mũi

Là hai ống dẹt song song với nhau ở giữa mặt và ngăn cách bởi vách

ngăn. Nóc của hố mũi gồm xương chính mũi, mảnh thủng xương sàng và thân

xương bướm; sàn gồm mỏm ngang xương khẩu cái, mỏm khẩu xương hàm

trên; thành ngoài gồm mặt trong xương hàm trên, mảnh đứng xương khẩu cái,

cánh trong chân bướm, phía trên có xương lệ và khối xương sàng [6], [13].

Trên vách xương phức tạp đó có ba cuốn mũi nằm song song từ trước ra

sau: cuốn trên, giữa và dưới. Trong xương cuốn giữa có thể chứa một tế bào

khí lớn gọi là concha bullosa, sự hiện diện của nó có thể làm tắc nghẽn phức

hợp lỗ - ngách dẫn đến bệnh lý mũi xoang [38].

4

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!
nghiên cứu đặc điểm lâm sàng hình ảnh tổn thương trên phim CT scan trong chẩn đoán điều trị bệnh | Siêu Thị PDF