Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nồng độ một số Cytokin ở bệnh nhân viêm loét đại trực tràng chảy máu
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
NGÔ THÚY HÀ
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG,
CẬN LÂM SÀNG VÀ NỒNG ĐỘ MỘT SỐ CYTOKIN
Ở BỆNH NHÂN VIÊM LOÉT
ĐẠI TRỰC TRÀNG CHẢY MÁU
Chuyên ngành : Nội Tiêu hóa
Mã số : 62720143
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Nguyễn Thị Vân Hồng
2. PGS.TS. Nguyễn Trọng Hiếu
THÁI NGUYÊN, NĂM - 2020
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
LỜI CẢM ƠN
Để có được những kết quả như ngày hôm nay, tôi xin trân trọng cảm ơn
Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, các Phòng, Bộ môn và các thầy
giáo, cô giáo, cán bộ Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên đã
trang bị cho tôi kiến thức, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
học tập, nghiên cứu và hoàn thành.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn
chân thành tới PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hồng - Nguyên Phó khoa Tiêu hóa –
Bệnh viện Bạch Mai; PGS.TS Nguyễn Trọng Hiếu - Phó Bộ môn Nội Trường
Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên, là những người thầy đã cung cấp cho
tôi những kiến thức lâm sàng, phương pháp luận quý báu, dành nhiều thời
gian hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và định hướng cho tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu và hoàn thành.
Xin trân trọng cảm ơn ban giám đốc bệnh viện Bạch Mai, phòng
nghiên cứu khoa học, khoa Tiêu hóa, khoa sinh hóa, khoa huyết học, khoa
khám bệnh, khoa thăm dò chức năng, trung tâm giải phẫu bệnh và cùng tập
thể cán bộ công chức bệnh viện Bạch Mai đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong
quá trình học tập, thu thập số liệu nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Xin chân thành cảm ơn ban giám đốc học viện quân y, bộ môn miễn
dịch học viện quân y đặc biệt tiến sĩ Đỗ Khắc Đại đã nhiệt tình sát cánh tạo
mọi điều kiện thuận lợi phân tích xét nghiệm cytokin cho công trình nghiên
cứu của tôi.
Trong quá trình nghiên cứu hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự
động viên, chia sẻ, giúp đỡ của gia đình, anh em, bạn bè, đồng nghiệp, những
người thân. Tôi xin phép được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc.
Xin trân trọng cảm ơn.
Ngô Thuý Hà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực và chưa
từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Ngô Thúy Hà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
Phần viết tắt Phần viết đầy đủ
AST Aspartate Transaminase
ALT Alanin Amino Transferase
CRP C-reactive protein
Protein phản ứng C
CS Cộng sự
CyA Cyclosporine
ĐƯMD Đáp ứng miễn dịch
Hb Hemoglobin
HCT Hematocrid
HIV Human Immunodeficiency Virus
IBD Inflammatory bowel disease
Bệnh lý viêm ruột
IFX Infliximab
IL Interleukin
INF Interferon
LDH Lactate dehydrogenase
TAC Tacrolimus
TGF Transforming growth factor
Yếu tố phát triển chuyển dạng
Th Tế bào T hỗ trợ
TNF-α Tumor necrosis factor alpha
Yếu tố hoại tử u alpha
VLĐTTCM Viêm loét đại trực tràng chảy máu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương 1: TỔNG QUAN............................................................................... 3
1.1. Đại cương và dịch tễ học bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu ....... 3
1.1.1. Đại cương........................................................................................ 3
1.1.2. Dịch tễ học ...................................................................................... 3
1.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng viêm loét đại trực tràng chảy máu..... 7
1.2.1. Đặc điểm lâm sàng.......................................................................... 7
1.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng ................................................................... 9
1.2.3. Tiến triển và biến chứng ............................................................... 16
1.2.4. Phân độ bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu.......................... 17
1.3. Cơ chế bệnh sinh bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu.................. 22
1.3.1. Nguyên lý phản ứng phát hiện cytokin bằng phản ứng miễn dịch
huỳnh quang.................................................................................. 31
1.4. Điều trị bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu ................................. 32
1.4.1. Tại Việt Nam................................................................................. 32
1.4.2. Trên thế giới.................................................................................. 32
1.5. Các nghiên cứu cytokin ở bệnh viêm loét đại tràng chảy máu trên
thế giới và Việt Nam........................................................................... 34
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............. 37
2.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 37
2.1.1. Nhóm bệnh.................................................................................... 37
2.1.2. Nhóm chứng.................................................................................. 38
2.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 39
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu....................................................................... 39
2.2.2. Cách chọn mẫu.............................................................................. 39
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
2.2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu................................................................. 40
2.3. Các bước tiến hành............................................................................... 44
2.3.1. Chọn bệnh nhân............................................................................. 44
2.3.2. Khám lâm sàng.............................................................................. 44
2.3.3. Xét nghiệm một số chỉ số sinh hóa, huyết học và miễn dịch........ 46
2.3.4. Kỹ thuật nội soi ............................................................................. 50
2.3.5. Kỹ thuật sinh thiết làm mô bệnh học: ........................................... 52
2.4. Các tiêu chuẩn dùng trong nghiên cứu................................................. 52
2.5. Xử lý và phân tích số liệu .................................................................... 55
2.6. Đạo đức nghiên cứu ............................................................................. 56
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................ 58
3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nồng độ TNF-α, IL1β, IL-6,
IL-8, IL-10 ở bệnh nhân viêm loét đại trực tràng chảy máu. ............. 58
3.1.1. Đặc điểm lâm sàng........................................................................ 58
3.1.2. Đặc điểm cận lâm sàng ................................................................. 61
3.1.3. Nồng độ TNF-α, IL1β, IL-6, IL-8, IL-10...................................... 69
3.2. Mối liên quan giữa nồng độ cytokin với đặc điểm lâm sàng, cận
lâm sàng và mức độ nặng ở bệnh nhân viêm loét đại trực tràng
chảy máu. ............................................................................................ 71
3.2.1. Mối liên quan với đặc điểm lâm sàng........................................... 71
3.2.2. Mối liên quan với đặc điểm cận lâm sàng .................................... 72
Chương 4: BÀN LUẬN................................................................................. 79
4.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nồng độ TNF-α, IL-1β, IL-6,
IL-8, IL-10 ở bệnh nhân viêm loét đại trực tràng chảy máu. ............. 79
4.1.1. Đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân viêm loét đại trực tràng chảy máu... 79
4.1.2. Đặc điểm cận lâm sàng ở bệnh nhân viêm loét đại trực tràng
chảy máu ....................................................................................... 81
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
4.1.3. Nồng độ TNF-α, IL-1β, IL-6, IL-8, IL-10 của nhóm bệnh nhân
viêm loét đại trực tràng chảy máu ................................................ 92
4.2. Liên quan giữa nồng độ một số cytokin với một số biểu hiện lâm sàng
và cận lâm sàng ở bệnh nhân viêm loét đại trực tràng chảy máu .......... 97
4.2.1. Bàn luận về mối liên quan với đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân
viêm loét đại trực tràng chảy máu ................................................ 97
4.2.2. Bàn luận về mối liên quan với đặc điểm cận lâm sàng ở bệnh nhân
viêm loét đại trực tràng chảy máu .............................................. 100
KẾT LUẬN.................................................................................................. 106
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ
CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tỷ lệ mắc bệnh của các nghiên cứu ở châu Âu ........................... 4
Bảng 1.2. Tỷ lệ mắc bệnh VLĐTTCM ở các quốc gia châu Á ................... 5
Bảng 1.3. Tỷ lệ giới tính và độ tuổi mắc bệnh ở một số nghiên cứu ............ 6
Bảng 1.4. Tỷ lệ tuổi và giới mắc bệnh qua một số nghiên cứu..................... 7
Bảng 1.5. Biểu hiện triệu chứng lâm sàng qua một số nghiên cứu............... 7
Bảng 1.6. Đánh giá mức độ bệnh thông qua một số nghiên cứu .................. 8
Bảng 1.7. Kết quả một số xét nghiệm thường sử dụng trong bệnh
VLĐTTCM thông qua một số nghiên cứu ................................. 10
Bảng 1.8. Kết quả điện di protein huyết thanh ở bệnh IBD ....................... 11
Bảng 1.9. Tỷ lệ tổn thương đại tràng thông qua một số nghiên cứu........... 13
Bảng 1.10. Phân loại mức độ bệnh theo Langan RC ................................... 18
Bảng 1.11. Phân loại mức độ bệnh của Surtheland....................................... 18
Bảng 1.12. Hệ thống chấm điểm Mayo đánh giá hoạt động bệnh VLĐTTCM . 19
Bảng 1.13. Bảng phân loại giai đoạn tổn thương của Baron ........................ 20
Bảng 1.14. Phân loại phạm vi tổn thương đại trực tràng .............................. 20
Bảng 1.15. Phân loại mức độ hoạt động của viêm trên mô bệnh học theo
Geboes K và CS.......................................................................... 21
Bảng 1.16. Đặc điểm phân biệt bệnh VLĐTTCM và Crohn trên nội soi
và mô bệnh học ........................................................................... 22
Bảng 2.1. Các mức thành phần protein khi điện di..................................... 42
Bảng 2.2. Các mức globulin miễn dịch....................................................... 43
Bảng 2.3. Phân loại giai đoạn hoạt động bệnh VLĐTTCM trên nội soi
của Baron .................................................................................... 52
Bảng 2.4. Tiêu chuẩn phân loại phạm vi tổn thương đại trực tràng theo
phân loại của Montreal - trích dẫn từ tài liệu ............................ 53
Bảng 2.5. Tiêu chuẩn đánh giá phân loại mức độ bệnh VLĐTTCM theo
Surtheland .................................................................................. 53
Bảng 2.6. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh VLĐTTCM trên mô bệnh học theo
Nottingham năm 2000 ............................................................... 54
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Bảng 2.7. Phân loại mức độ hoạt động của viêm trên mô bệnh học theo
Geboes K và CS.......................................................................... 54
Bảng 3.1. Tính chất phân ............................................................................ 59
Bảng 3.2. Triệu chứng lâm sàng bệnh VLĐTTCM .................................... 60
Bảng 3.3. Đặc điểm số lượng hồng cầu và bạch cầu chung........................ 61
Bảng 3.4. Đặc điểm các yếu tố viêm........................................................... 62
Bảng 3.5. Đặc điểm kali và albumin ........................................................... 63
Bảng 3.6. Đặc điểm các globulin miễn dịch ............................................... 65
Bảng 3.7. Phân loại vị trí tổn thương đại trực tràng theo Montreal và hình
ảnh tổn thương trên nội soi. ........................................................ 66
Bảng 3.8. Phân loại giai đoạn hoạt động VLĐTTCM trên nội soi theo Baron .. 66
Bảng 3.9. Phân loại mức độ bệnh theo Surtheland ..................................... 67
Bảng 3.10. Đặc điểm mô bệnh học theo Nottingham ................................... 67
Bảng 3.11. Độ hoạt động của viêm trên mô bệnh học theo Geboes và CS .. 68
Bảng 3.12. Nồng độ một số cytokin ở nhóm nghiên cứu và nhóm chứng ... 69
Bảng 3.13. Mức độ sút cân tương ứng với vị trí tổn thương đại trực tràng.. 69
Bảng 3.14. Nồng độ CRP, máu lắng tương ứng với các mức độ bệnh theo
Surtheland ................................................................................... 70
Bảng 3.15. Nồng độ huyết sắc tố tương ứng với các mức độ bệnh theo
Surtheland ................................................................................... 70
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa nồng độ cytokin với triệu chứng lâm sàng.. 71
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa nồng độ cytokin với đặc điểm nội soi ......... 72
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa nồng độ cytokin với các yếu tố viêm.......... 73
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa nồng độ cytokin với giai đoạn tổn thương
trên nội soi................................................................................... 74
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa nồng độ cytokin với mức độ thiếu máu ...... 74
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa nồng độ cytokin theo các mức độ bệnh theo
Surtheland ................................................................................... 76
Bảng 4.1. So sánh kết quả mô bệnh học của nghiên cứu với kết quả
nghiên cứu của một số tác giả..................................................... 88
Bảng 4.2. Nồng độ TNF-α ở bệnh nhân VLĐTTCM của các tác giả......... 93
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới................................................... 58
Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo tuổi................................................... 58
Biểu đồ 3.3. Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh .......................... 59
Biểu đồ 3.4. Mức độ sút cân và sốt ở bệnh nhân VLĐTTCM.................... 60
Biểu đồ 3.5. Số lần đại tiện trong ngày ....................................................... 61
Biểu đồ 3.6. Đặc điểm điện di protein huyết thanh..................................... 64
Biểu đồ 3.7. Đánh giá mức độ thiếu máu - dựa vào nồng độ Huyết sắc tố 65
Biểu đồ 3.8. Mối tương quan giữa nồng độ IL-6 với số lượng hồng cầu ... 75
Biểu đồ 3.9. Mối tương quan giữa nồng độ IL-6 với số lượng hồng cầu ... 77
Biểu đồ 3.10. Mối tương quan tuyến tính giữa nồng độ các cytokin với nhau
ở bệnh nhân VLĐTTCM ........................................................ 78
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ sản xuất một số cytokin ................................................... 23
Hình 1.2. Sơ đồ sản xuất cytokin trong bệnh VLĐTTCM ......................... 30
Hình 2.1. Máy điện di protein Hydrasys 2 scan của Sebia......................... 47
Hình 2.2. Bộ kit xét nghiệm 10 cytokin của Mỹ ........................................ 50
Hình 2.3. Hệ thống máy Luminex Fluaroanalyzer ..................................... 50
Hình 2.4. Máy nội soi Fujnon - XL4450 .................................................... 51
1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm loét đại trực tràng chảy máu (VLĐTTCM) còn gọi là viêm loét đại
tràng (Ulcerative Colitis: UC) là tình trạng tổn thương ở đại tràng trong bệnh
cảnh chung của viêm ruột. Bệnh có tính chất tự miễn, nguyên nhân bệnh sinh
cho đến nay vẫn chưa được sáng tỏ và chưa có phương pháp điều trị hoàn
toàn đặc hiệu. Bệnh thường gặp ở châu Âu và Bắc Mỹ, cứ 100.000 dân thì có
tới 100 người mắc bệnh và 20 người mới mắc bệnh hàng năm [82]. Thời gian
gần đây đang có xu hướng tăng ở châu Á. Bệnh gây loét và chảy máu đại trực
tràng, tổn thương lan tỏa lớp niêm mạc và dưới niêm mạc. Diễn biến bệnh
phức tạp, hay tái phát, khó điều trị và để lại nhiều biến chứng nặng như chảy
máu nhiều, thủng đại tràng…. có thể dẫn đến tử vong.
Các bằng chứng cho thấy các phản ứng miễn dịch toàn thân và tại chỗ
liên quan đến sự tiến triển của bệnh. Người ta cho rằng các phản ứng miễn
dịch bất thường chống lại các vi sinh vật trong ruột ở những người nhạy cảm
về mặt di truyền. Các phản ứng miễn dịch trong ruột đóng một vai trò quan
trọng trong sinh bệnh học có liên quan đến các phân tử cytokin và tế bào T
helper (Th1, Th2), các tập hợp con khác của tế bào T (Th17 và các tế bào T
điều hòa), có khả năng liên quan đến sự tiến triển của bệnh [110].
Một số công trình nghiên cứu về bệnh VLĐTTCM đã cho thấy vai trò
của các phản ứng miễn dịch rất quan trọng trong bệnh sinh của bệnh, liên
quan đến các cytokin và tế bào T helper và các tập hợp khác của tế bào T…
Kết quả của các nghiên cứu cho thấy có tăng nồng độ một số cytokin tiền
viêm trong huyết thanh, tăng phản ứng của các tế bào bạch cầu, tế bào nội mô
mạch máu và một số cytokin như TNF-α, IL-6 và IL-8 có liên quan tới mức độ
bệnh. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến hoại tử và nhiễm trùng trong bệnh
VLĐTTCM thể nặng [17], [102]. Trên cơ sở những hiểu biết đó, người ta đưa ra
2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
các hướng điều trị thông qua các thử nghiệm lâm sàng sử dụng các thuốc sinh
học dựa trên cơ chế tác động của các cytokin tiền viêm và ức chế bạch cầu hạt
bài tiết một số yếu tố gây viêm và gây phá hủy tổ chức, ức chế bạch cầu bám
dính, ức chế các phân tử tham gia vào các phản ứng miễn dịch bước đầu thấy có
khả quan [89], [103], [105], [58], [77].
Như vậy, việc nghiên cứu vai trò của cytokin trong bệnh VLĐTTCM
đang là một xu hướng nghiên cứu của y học hiện nay và rất cần thiết và đây
có thể là cơ hội bước đầu cho nghiên cứu vai trò tác nhân gây viêm trong quá
trình tiến triển bệnh và vai trò của các chất ức chế miễn dịch trong điều trị
VLĐTTCM thông qua sự tác động của cytokin.
Trên thế giới, đã có một số công trình nghiên cứu về cytokin cho thấy có
sự thay đổi và liên quan đến mức độ bệnh. Nồng độ cytokin phụ thuộc nhiều
yếu tố trong đó mức độ bệnh rất quan trọng, nó gợi ý cho việc áp dụng các
phương pháp điều trị ức chế các yếu tố miễn dịch nhằm đạt hiệu quả cao trong
điều trị tại các bệnh viện lớn có điều kiện với mục đích giảm các biến chứng
và tỷ lệ tử vong do bệnh gây ra. Vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số cytokin ở
bệnh nhân viêm loét đại trực tràng chảy máu” với hai mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nồng độ TNF-α, IL-1β, IL-6,
IL-8, IL-10 huyết thanh ở bệnh nhân viêm loét đại trực tràng chảy máu.
2. Phân tích mối liên quan giữa nồng độ TNF-α, IL-1β, IL-6, IL-8, IL-10
huyết thanh với đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mức độ nặng ở bệnh
nhân viêm loét đại trực tràng chảy máu.
3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Đại cương và dịch tễ học bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu
1.1.1. Đại cương
Viêm loét đại trực tràng chảy máu là một bệnh mạn tính được đặc trưng
bởi tình trạng viêm lan tỏa niêm mạc đại tràng và luôn liên quan đến trực
tràng (tức là viêm trực tràng) và nó có thể viêm mở rộng đến đại tràng sigma,
đại tràng xuống (tức viêm đại tràng bên trái) hoặc viêm toàn bộ đại tràng (tức
viêm đại tràng nặng) [33]. Hiện nay, chẩn đoán VLĐTTCM được dựa trên sự
kết hợp lâm sàng, nội soi và mô bệnh học [84].
Bệnh VLĐTTCM có thể ở giai đoạn ổn định hoặc giai đoạn hoạt
động. Các triệu chứng bệnh đi từ mức độ nhẹ, trung bình và đến nặng. Các
triệu chứng thường nghèo nàn và không điển hình ở mức độ nhẹ. Ngược
lại, ở mức độ nặng thì các dấu hiệu lâm sàng biểu hiện rõ. Nói chung mức
độ nặng của triệu chứng phản ánh mức độ lan rộng của tổn thương và
cường độ viêm hay các biểu hiện lâm sàng nặng thường gắn liền với tổn
thương viêm đại tràng nặng [15].
1.1.2. Dịch tễ học
* Trên Thế giới
Tỷ lệ mắc bệnh VLĐTTCM tăng theo thời gian, khác nhau tuỳ từng
vùng địa lý và thay đổi theo chủng tộc người. Người da trắng có tỷ lệ mắc
nhiều hơn người da mầu. Người Do Thái có tỷ lệ mắc bệnh gấp 3 tới 6 lần so
với các chủng tộc khác. Bệnh phổ biến nhất ở châu Âu với mới mắc là từ 1,5-
20,3 người /100.000 dân. Tại Bắc Mỹ, số người mới mắc hàng năm
(Incidence rate) là từ 2,2-14,3 người /100.000 dân và số người đã mắc bệnh
VLĐTTCM trong cộng đồng (Prevalence rate) là từ 37-246 người/100.000
dân. Tại châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Singapore, Bắc
Ấn độ, và Mỹ La Tinh trước đây tỷ lệ mắc bệnh thấp nhưng gần đây cũng
tăng lên nhiều. Tỷ lệ bệnh VLĐTTCM tại Hong Kong tăng gấp sáu lần trong
hai thập kỷ qua [61].