Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Học Làm Cơ Sở Quản Lý Và Đề Xuất Một Số Giải Pháp Phát Triển Loài Ươi Scaphium Macropodum Miq Beumée Ex K Heyne Tại Khu Vực Phía Nam Vườn Quốc Gia Cát Tiên Tỉnh Đồng Nai
PREMIUM
Số trang
190
Kích thước
4.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1219

Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Học Làm Cơ Sở Quản Lý Và Đề Xuất Một Số Giải Pháp Phát Triển Loài Ươi Scaphium Macropodum Miq Beumée Ex K Heyne Tại Khu Vực Phía Nam Vườn Quốc Gia Cát Tiên Tỉnh Đồng Nai

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN VĂN MINH

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC LÀM CƠ SỞ

QUẢN LÝ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT

TRIỂN LOÀI ƯƠI (Scaphium macropodum (Miq.) Beumée

ex K.Heyne) TẠI KHU VỰC PHÍA NAM

VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN, TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SỸ LÂM HỌC

Đồng Nai, 2017

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN VĂN MINH

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC LÀM CƠ SỞ

QUẢN LÝ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT

TRIỂN LOÀI ƯƠI (Scaphium macropodum (Miq.) Beumée

ex K.Heyne) TẠI KHU VỰC PHÍA NAM

VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN, TỈNH ĐỒNG NAI

CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC

MÃ SỐ: 60 62 02 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ LÂM HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. BÙI THẾ ĐỒI

Đồng Nai, 2017

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.Các số liệu, kết quả

nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ

công trình nghiên cứu nào khác.

Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm

ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Minh

ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bản luận văn này tác giả đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình

của nhiều cá nhân và các cơ quan.

Trước hết, tác giả xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới thầy giáo

PGS.TS.Bùi Thế Đồi - người hướng dẫn trực tiếp đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và có

rất nhiều đóng góp trong nghiên cứu để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.

Tác giả bày tỏ lòng cảm ơn tới Thầy Nguyễn Văn Huy nguyên trưởng bộ môn

thực vật rừng Trường Đại học Lâm nghiệp, người đã giúp tôi trong quá trình định danh

tên cây rừng tại hiện trường.

Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn tới Ban Giám đốc Phân hiệu - Trường Đại học

Lâm nghiệp, các Thầy, Cô giáo và Khoa Khoa học - Công nghệ đã giúp đỡ và tạo điều

kiện cho tôi được tham gia học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa học.

Tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo, cán bộ kỹ

thuật, cán bộ Kiểm lâm địa bàn Vườn Quốc gia Cát Tiên trong việc cung cấp số liệu và

thông tin liên quan đến đề tài, bố trí điều tra thực địa. Đề tài còn có sự động viên,

đóng góp của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.

Do thời gian thực hiện đề tài có hạn nên luận văn chắc chắn không tránh khỏi

những thiếu sót. Tôi kính mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy

giáo, cô giáo và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Đồng Nai, tháng 04 năm 2017

Nguyễn Văn Minh

iii

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN............................................................................................................ ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................v

DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... vi

DANH MỤC CÁC HÌNH...................................................................................... vii

ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1

Chƣơng 1....................................................................................................................3

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................................................3

1.1. Nghiên cứu về đặc điểm lâm học.........................................................................3

1.1.1. Trên thế giới......................................................................................................3

1.1.2. Ở Việt Nam .......................................................................................................6

1.2. Một vài nét về loài Ươi (Scaphium macropodum (Miq.) Beumée ex K.Heyne).7

1.3. Nghiên cứu đặc điểm lâm học loài Ươi ...............................................................7

1.3.1. Trên thế giới......................................................................................................7

1.3.2. Ở Việt Nam .....................................................................................................10

1.4. Thảo luận vấn đề ................................................................................................14

Chƣơng 2..................................................................................................................16

MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................16

2.1. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................16

2.2. Đối tượng và giới hạn của đề tài ........................................................................16

2.2.1. Đối tượng của đề tài........................................................................................16

2.2.2. Giới hạn đề tài.................................................................................................16

2.3. Nội dung nghiên cứu..........................................................................................16

2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm phân bố loài Ươi ..........................................................16

2.3.2. Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng nơi có loài Ươi phân bố .........................17

2.3.3. Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên nơi có loài Ươi phân bố ....................17

2.3.4. Đề xuất một số biện pháp quản lý và định hướng phát triển loài Ươi tại VQG

Cát Tiên.....................................................................................................................17

2.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................17

iv

2.4.2. Phương pháp kế thừa.......................................................................................18

2.4.3. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp.................................................................19

2.4.4. Phương pháp nội nghiệp .................................................................................22

Chƣơng 3..................................................................................................................26

ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU..............................................26

3.1.Điều kiện tự nhiên...............................................................................................26

3.1.1. Vị trí, ranh giới................................................................................................26

3.1.2. Địa hình...........................................................................................................26

3.1.3. Địa chất - thổ nhưỡng......................................................................................27

3.1.4. Khí hậu ............................................................................................................28

3.1.5. Thủy văn..........................................................................................................28

3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội...................................................................................29

Chƣơng 4..................................................................................................................35

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................................35

4.1. Đặc điểm phân bố loài Ươi ................................................................................35

4.2. Đặc điểm cấu trúc rừng nơi có loài Ươi phân bố...............................................52

4.3. Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên nơi có loài Ươi phân bố .......................59

4.3.1. Tổ thành tái sinh và phân bố tầng cây tái sinh tại KVNC...............................59

4.3.3. Đặc điểm tái sinh loài Ươi ..............................................................................65

4.4. Đề xuất một số biện pháp quản lý và định hướng phát triển loài Ươi tại VQG

Cát Tiên.....................................................................................................................70

Chƣơng 5..................................................................................................................72

KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ...............................................................72

5.1. Kết luận ..............................................................................................................72

5.2. Tồn tại ................................................................................................................75

5.3. Kiến nghị............................................................................................................75

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................76

v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa

1 VQG Vườn Quốc gia

2 KVNC Khu vực nghiên cứu

3 Cm Centimét

4 TNHH Trách nhiệm hữu hạn

5 GPS Máy định vị

6 DT Đường kính tán (m)

7 D1.3 Đường kính ở vị trí 1,3m (cm)

8 ĐDSH Đa dạng sinh học

9 ĐT Đông – Tây

10 Hvn Chiều cao vút ngọn (m)

11 Hdc Chiều cao dưới cành (m)

12 0C Nhiệt độ

13 M Mét

14 NB Nam – Bắc

15 ODB Ô dạng bản

16 OTC Ô tiêu chuẩn

17 TB Trung bình

18 PTNT Phát triển nông thôn

19 QĐ Quyết định

20 QXTVR Quần xã thực vật rừng

21 SĐVN Sách đỏ Việt Nam

22 VU Sẽ nguy cấp

23 UB Ủy ban

24 UBND Uỷ ban nhân dân

vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng Tên bảng Trang

3.1 Dân số, dân tộc của các xã sống ven VQG Cát Tiên 29

3.2 Thu nhập và tỷ lệ đói nghèo tại VQG Cát Tiên 30

4.1 Phân bố loài Ươi theo đai độ cao tại KVNC 35

4.2 Phân bố loài Ươi theo kiểu rừng (trạng thái rừng) 39

4.3 Tính đa dạng thành phần loài cây đi kèm với loài Ươi tại KVNC 42,43

4.4 Mức độ thường gặp loài mọc kèm với Ươi tại KVNC 45,46

4.5 Thành phần loài ưu thế đi kèm cùng với Ươi 48

4.6 Một số tính chất lý hóa học của đất tại KVNC 49

4.7 Tổ thành tầng cây cao theo số cây (N) và chỉ số IV% 53

4.8 Mật độ và độ tàn che của quần xã nơi có loài Ươi phân bố 58

4.9 Công thức tổ thành tầng cây tái sinh 60

4.10 Phân bố cây tái sinh trên mặt đất 61

4.11 Phân bố theo cấp chiều cao, chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh 62

4.12 Tỷ lệ cây tái sinh triển vọng và nguồn gốc cây tái sinh 65

4.13 Đặc điểm tái sinh loài Ươi tại KVNC 66

4.14 Phân bố theo cấp chiều cao, chất lượng cây tái sinh của loài Ươi 67

4.15 Tổng hợp đặc điểm tầng cây bụi, thảm tươi 69

vii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình Tên hình Trang

2.1 Sơ đồ khái quát quá trình nghiên cứu 18

2.2 Sơ đồ bố trí ODB trong OTC 21

4.1 Bản đồ phân bố loài Ươi theo đai độ cao KVNC 38

4.2 Bản đồ phân bố loài Ươi theo trạng thái rừng KVNC 41

4.3 Trắc đồ dọc, ngang quần xã thực vật tại OTC3 55

4.4 Trắc đồ dọc, ngang quần xã thực vật tại OTC3 55

4.5 Trắc đồ dọc, ngang quần xã thực vật tại OTC3 56

4.6 Đồ thị phân bố số cây tái sinh theo cấp chất lượng tại OTC1 62

4.7 Đồ thị phân bố số cây tái sinh theo cấp chất lượng tại OTC2 63

4.8 Đồ thị phân bố số cây tái sinh theo cấp chất tại OTC3 63

4.9 Biểu đồ tỷ lệ cây tái sinh triển vọng 65

4.10 Đồ thị phân bố số cây tái sinh theo cấp chất lượng của loài Ươi 67

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Loài Ươi có tên khoa học là Scaphium macropodum (Miq.) Beumée ex

K.Heyne, thuộc họ Trôm (Sterculiaceae), là cây gỗ lớn, thân thẳng, cao từ 20-

25m, nhánh non có lông hoe, đường kính 50-100 cm, lá mọc tập trung ở đỉnh

cành, lá có phiến xẻ từ 3-5 thùy ở cành non, hình bầu dục ở cành trưởng thành,

cuống lá dài từ 10-30 cm. Quả nang, mặt ngoài màu đỏ, mặt trong màu bạc. Ươi

có phân bố tự nhiên khá rộng, trải dài trên các tỉnh như: Thừa Thiên - Huế,

Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận, Khánh Hoà, Tây

Ninh, Đồng Nai, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Nông, Lâm Đồng, Kiên Giang. Chúng

mọc rất rải rác trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa ẩm, ở độ cao không

quá 1000 m so với mực nước biển, trên đất dày, màu mỡ và ẩm và phân bố chủ

yếu tập trung ở tỉnh Lâm Đồng.

Ươi là loài cây cho quả có giá trị dược liệu và giá trị kinh tế cao, nên bị

người dân khai thác cạn kiệt. Lúc đầu trái Ươi được người dân sinh sống gần

rừng vào lấy quả rụng về phục vụ cho nhu cầu cá nhân, càng về sau nhu cầu tăng

cao, trái ươi được buôn bán đi các nơi khác phục vụ nhu cầu giải khát, chữa

bệnh, được một số nhà buôn ở Chợ Lớn xuất khẩu sang Hồng Kông, Đài Loan…

Hiện nay, giá thị trường khoảng 400 đến 500 ngàn đồng/kg quả Ươi khô. Mỗi

cây ươi có trung bình khoảng từ 50-100 kg trái. Có nhiều cách thu hoạch loại trái

này nhưng chủ yếu là bằng cách lượm, gần đây việc thu hái không đơn thuần là

đi lượm trái ươi nữa mà người dân thu cả các trái già còn trên cây hoặc những

trái còn xanh bằng cách trèo lên, thậm chí đốn hạ cây để thu hái.

Tại VQG Cát Tiên, loài Ươi phân bố tại một số khu vực và thường mọc

thành quần thụ khá tập trung ở phía Bắc, phía Tây của Vườn. Đặc biệt loài này

mọc tập trung ở phía Nam của Vườn trên các vùng có độ cao tương đối từ 200

đến 1000m. Hiện nay tình trạng khai thác trái Ươi mất kiểm soát của người dân

địa phương bằng phương thức khai thác tận diệt (chặt cây lấy trái) dẫn đến suy

2

giảm đáng kể về số lượng và phạm vi phân bố của loài và đang có nguy cơ bị đe

dọa cao. Việc triển khai nghiên cứu bảo tồn chúng là rất cần thiết.

Xuất phát từ yêu cầu thực tế đặt ra, tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc

điểm lâm học làm cơ sở quản lý và đề xuất một số giải pháp phát triển loài

Ươi (Scaphium macropodum (Miq.) Beumée ex K.Heyne) tại khu vực phía

Nam Vườn Quốc gia Cát Tiên”.

3

Chƣơng 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Nghiên cứu về đặc điểm lâm học

1.1.1. Trên thế giới

Thuật ngữ sinh thái học "Ecology" bắt nguồn từ tiếng Hy-Lạp: Oikos,

nghĩa là nhà hoặc là nơi sinh sống; Logos, nghĩa là môn học. Lịch sử ra đời

môn sinh thái học được kể từ đầu thế kỷ 20, nhưng nguồn gốc của môn học

này đã có từ rất lâu.

Thế kỷ 19 được xem là thời kỳ các nhà khoa học sinh vật tích lũy

những dẫn liệu về tự nhiên. Tuy vậy, các nhà khoa học thời đó cũng chỉ dừng

lại ở việc mô tả lịch sử tự nhiên của các sinh vật, phương thức sống của sinh

vật, nơi sinh sống và nguồn thức ăn của sinh vật, phản ứng của sinh vật trước

sự thay đổi của môi trường. Với những cách thức nghiên cứu và mô tả như

thế, có thể xem đây là giai đoạn phát triển của sinh thái cá thể.Mặc dù vậy

những nghiên cứu này cũng hết sức quan trọng đối với thực tiễn.Vào khoảng

giữa những năm 1920, sinh thái cá thể đã phát triển cao hơn thành sinh thái

học quần thể và sinh thái học quần xã.

Năm 1935, A.Tensley đã trình bày khái niệm đầu tiên về hệ sinh thái.

Năm 1957, C. Vili đã dùng khái niệm hệ sinh thái để chỉ "Một đơn vị tự nhiên

bao gồm tập hợp các yếu tố sống và không sống, do kết quả tương tác của các

yếu tố ấy tạo nên một hệ thống ổn định, tại đây có chu trình vật chất giữa

thành phần sống và không sống". Theo Odum (1978) [18], sinh thái học là

môn khoa học nghiên cứu cấu trúc và chức năng của tự nhiên. Krebs (1978)

định nghĩa sinh thái học là khoa học về những sự tương tác ấn định sự phân

bố và mật độ của các sinh vật.

Sinh thái rừng nghiên cứu rừng như là một quần xã sinh vật, nghiên cứu

mối quan hệ qua lại giữa các loài cây rừng với các sinh vật khác hình thành

nên quần xã và nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa các sinh vật với môi

4

trường tự nhiên của chúng (Stephen H.spurr và Bunrton V. Barnes, 1973).

Sinh thái rừng là một bộ phận của sinh thái học, là một môn sinh thái học ứng

dụng. Các kết quả của nghiên cứu sinh thái rừng đem lại nhiều ý nghĩa khác

nhau:

- Xây dựng cơ sở khoa học lâm sinh: Đó là khoa học về gây trồng và

nuôi dưỡng rừng. Trồng rừng, nuôi dưỡng rừng, khai thác và nâng cao năng

suất rừng.

- Phân loại các thảm thực vật rừng, lập bản đồ thảm thực vật rừng, bản

đồ lập địa.

- Phân vùng sản xuất Lâm nghiệp, xác định cơ cấu cây trồng hợp lý.

- Xây dựng phương thức kinh doanh rừng ổn định, lâu dài.

- Kết quả nghiên cứu sinh thái rừng là cơ sở khoa học để trợ giúp cho

việc xác định chiến lược diệt trừ sâu bệnh và những loài gây hại khác.

- Xây dựng các giải pháp bảo vệ và bảo tồn những loài cây, con quý

hiếm.

- Xây dựng hệ thống các biện pháp tổng hợp để bảo vệ rừng và môi

trường, phòng chống ô nhiễm môi trường.

Trong lâm nghiệp, nhiều tác giả đã đi sâu nghiên cứu về sinh thái rừng

làm cơ sở đề xuất biện pháp tác động hợp lý và xây dựng thành các hệ thống

kỹ thuật lâm sinh. Một số công trình tiêu biểu như: Rừng mưa nhiệt đới Baur

(1962) [1]. Trên cơ sở nghiên cứu sinh thái rừng mưa, Geoge N. Baur đã

tổng kết các biện pháp lâm sinh tác động vào rừng và phân loại các biện

pháp theo mục đích nhằm đem lại rừng căn bản đều tuổi, không đều tuổi, các

phương pháp xử lý cải thiện.

Baur G.N (1962) [1] đã nghiên cứu các vấn đề về cơ sở sinh thái học nói

chung và cơ sở sinh thái học trong kinh doanh rừng mưa nói riêng. Trong đó đi

sâu nghiên cứu các nhân tố về cấu trúc rừng, các kiểu xử lý về mặt lâm sinh áp

dụng cho rừng mưa tự nhiên.

5

Catinot (1965) [2] đã nghiên cứu cấu trúc hình thái rừng thông qua việc

biểu diễn các phẫu đồ rừng, nghiên cứu các nhân tố cấu trúc sinh thái thông qua

việc mô tả phân loại theo các khái niệm sống, tầng phiến…

Hiện tượng thành tầng là một trong những đặc trưng cơ bản về cấu trúc

hình thái của quần thể thực vật và là cơ sở để tạo nên cấu trúc tầng thứ. Phương

pháp vẽ biểu đồ mặt cắt đứng của rừng do David và P.W Risa (1933-1934) đề

sướng và sử dụng lần đầu tiên ở Guyan, đến nay phương pháp đó vẫn được sử

dụng, nhưng nhược điểm là chỉ minh họa được cách sắp xếp theo hướng thẳng

đứng trong một diện tích có hạn. Cusen (1951) đã khắc phục bằng cách vẽ một

số dải kề nhau và đưa lại một hình tượng về không gian 3 chiều.

Richards P. W (1968) [22] đã đi sâu nghiên cứu cấu trúc rừng mưa đới về

mặt hình thái.Theo tác giả, đặc điểm nổi bật của rừng mưa nhiệt đới tuyệt đại bộ

phận thực vật đều thuộc cây thân gỗ và thường có nhiều tầng. Ông đã nhận định:

“Rừng mưa thực sự là một quần lạc hoàn chỉnh và cầu kỳ nhất về mặt cấu tạo và

cũng phong phú nhất về mặt loài cây”

Việc nghiên cứu định lượng cấu trúc rừng được nhiều tác giả nghiên cứu

có kết quả, và đã đưa ra hàng loạt các phẫu đồ mô tả cấu trúc hình thái rừng

mưa. Các tác giả sử dụng các loại hàm khác nhau như: hàm Weibull, Meyer,

Hyperbol, Poisson,…

Trên thế giới khi nghiên về tái sinh rừng các nhà khoa học tìm hiểu về

“hiệu quả tái sinh rừng”. Họ đã cho rằng hiệu quả tái sinh rừng được xác định

bởi mật độ, tổ thành loài cây, cấu trúc tuổi, chất lượng cây con, đặc điểm phân

bố. Mặt khác sự tương đồng hay khác biệt về tổ thành lớp cây tái sinh với tầng

cây gỗ lớn được đề cập khi nghiên cứu (Mibbreuad, 1930; Aubreville, 1938,

Richards, 1933; 1939; Beard, 1946; Lebrun và Gilbert, 1954; Joné, 1955-1956;

Schultz, 1960; Baur, 1976 - 1979; Rollet, 1969) (dẫn theo Nguyễn Văn Thêm,

1992) [24]. Tuy nhiên, trong nghiên cứu họ chỉ tập trung nghiên cứu các loài cây

có ý nghĩa về mặt thực tiễn ở trong tổ thành cây tái sinh. Đối với rừng mưa nhiệt

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!